Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

Triển Vọng Kinh Tế Hoa Kỳ Với Tổng Thống Donald Trump

Trong suốt thời gian vận động tranh cử, Tổng thống Donald Trump đã sử dụng câu phương châm “làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại” (Make America Great Again) để đánh động vào tâm lý của người Mỹ, nhất là thành phần trung lưu da trắng tương đối không có học vấn cao mà sau tám năm dưới chính quyền Obama, họ đã cảm thấy niềm tự hào bị sút giảm và tổn thương một cách nặng nề. Một số lớn đã bị mất việc hay bị buộc phải nhận những công việc với đồng lương thấp hơn xưa do công ăn việc làm đã bị đưa ra ngoại quốc vì chính sách toàn cầu hóa từ nhiều thập niên qua khiến cho các hãng xưởng Hoa Kỳ bị đưa ra nước ngoài vì tiền lương lao động thấp kém hơn quá nhiều so với Mỹ.
Chiến lược tranh cử của TT Donald Trump đã thành công phần lớn nhờ số phiếu của các cử tri vùng “Rust Belt” gồm các tiểu bang “xôi đậu” (swing states) như Pennsylvania, West Virginia, Ohio, Indiana, Michigan, Illinois, Iowa và Wisconsin. Ông đã thắng toàn bộ các tiểu bang này và chiếm được một tỉ lệ phiếu Đại Cử Tri bỏ xa ứng cử viên Hillary Clinton, mặc dù bà Hillary chiếm nhiều hơn gần ba triệu phiếu phổ thông đầu phiếu, nhưng phần lớn chỉ qui tụ ở California.
Sở dĩ có danh xưng “Rust Belt” (Vành đai rỉ sét) khác với trước đây vùng này được gọi là “Factory Belt,” hay “Steel Belt” vì ngày nay các hãng xưởng kỹ nghệ xe hơi và sắt thép đã bị bỏ hoang phế chỉ còn lại một chuỗi các bãi rác rỉ sét độc hại. https://en.wikipedia.org/wiki/Rust_Belt
Nhằm “làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại,” ông Donald Trump đã đưa ra nhiều lời hứa hẹn mà  giới truyền thông “dòng chính” (mainstream) cũng như các đối thủ của ông cho là hoang đường không thể thực hiện được, thậm chí còn kết án ông là phường “xảo trá” (fraud), “lừa đảo” (scam), “mị dân” (demagog), “khùng” (fool), “điên” (crazy), chưa kể một loạt các tính xấu khác như kỳ thị, khinh rẻ phụ nữ, loạn dâm, vô đạo đức v.v… nói tóm lại là một con ác quỷ không hơn không kém. Nếu ông trở thành Tổng Thống thì sẽ đưa Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh nguyên tử toàn cầu đầy khốc hại.
Vậy mà ông vẫn trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ qua một cuộc bầu cử gay go nhưng công bằng, các vụ vi phạm nếu có thì lại từ phía đối thủ của ông và các lần kiểm phiếu lại khiến ông lại càng nhiều phiếu hơn. http://www.latimes.com/nation/politics/trailguide/la-na-trailguide-updates-final-wisconsin-recount-tally-1481584948-htmlstory.html
Phải chăng các cử tri Mỹ đã ủng hộ Donald Trump đều ngu si cả chăng? Hay họ chỉ là một rổ những người “đáng thương”[1] (deplorables) như bà Hillary Clinton đã mô tả họ? http://www.cnn.com/2016/09/09/politics/hillary-clinton-donald-trump-basket-of-deplorables/
Chúng tôi không nghĩ như vậy. Họ là những người thật sự đã bị thiệt hại sau tám năm dưới chính quyền Obama. Tài sản họ đã bị tiêu tán, niềm tự hào của họ đã bị sứt mẻ nghiêm trọng khi thấy uy tín Hoa Kỳ bị khinh thường trên khắp thế giới, miệng họ bị “khóa mỏ” do tư tưởng “đứng đắn về chính trị” (political correctness) truyền bá bởi thông tin báo chí. Họ ghét và khó chịu trước những thái độ hay hành động vô lý của người da đen hay khủng bố Hồi giáo nhưng phải nén trong lòng, không dám nói ra vì sợ… đụng chạm làm tổn thương người khác. Donald Trump là người đã lên tiếng dùm họ.
Nói cho cùng thì mọi chuyện cũng đã xong, chúng ta đã có một Tổng thống mới và chuyện bàn giao quyền hành đã được thực hiện một cách hoàn hảo, êm thắm theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật và tôn trọng dân chủ. Đã đến lúc phải xắn tay vào việc chung và xây dựng nước Mỹ. Chúng tôi không hề phản đối các cuộc biểu tình ôn hòa “chống” Donald Trump mà còn nghĩ rằng rất cần thiết phải có những tiếng nói đối nghịch nhằm cảnh cáo chính quyền Donald Trump phải biết lắng nghe nguyện vọng của một số không nhỏ thành phần cử tri. Tuy nhiên các hành vi có tính cách bạo động như đập phá, đốt cháy tài sản của người khác cần phải được lên án mạnh mẽ. Thậm chí chuyện đốt cờ Mỹ cũng là không tốt vì lá cờ đó không hề tượng trưng cho cá nhân ông Donald Trump mà là biểu tượng chung cho Tổ Quốc của các công dân Hoa Kỳ.
Trở về với đề tài chính của bài phân tích này là liệu triển vọng của kinh tế Hoa Kỳ sẽ ra sao dưới chính quyền Donald Trump thì chúng tôi xin điểm lại một số biện pháp mà ông Donald Trump đã đề ra, khả năng thực thi ra sao và ông có giữ lời hứa hay không?
GIẢM THUẾ MÁ
Cắt thuế cho các công ty
Các công ty hoạt động tại Hoa Kỳ sẽ được giảm thuế từ 35% xuống còn 15% vì hiện nay mức thuế 35% thuộc vào hạng cao nhất thế giới khiến các công ty Hoa Kỳ đua nhau chạy ra ngoại quốc hết.
Displaying 1.png
Đây là một điều mà quả thật một số đông chúng ta không hề biết đến vì giới báo chí thiên tả thường tránh né không nhắc đến vấn đề này, không biết lý do tại sao?
Điều hiển nhiên là với một biểu thuế cao như vậy thì đời nào các công ty chịu ở lại nước Mỹ. Phương pháp thông thường nhất là họ tìm cách “hợp doanh” với một công ty ngoại quốc rồi để tiền lời “cắm” ở bên đó sau khi đã đóng thuế (thấp) với quốc gia sở tại vì nếu mang về lại Hoa Kỳ sẽ phải chịu mức thuế phụ trội. Ví dụ nếu tiền lời hoạt động sau khi đã đóng thuế tại Canada hay China (cũng khoảng 15%) mà mang lại về Mỹ thì sẽ phải chịu thêm 20% nữa. Do đó đời nào mà họ chịu mang về lại Mỹ mà phần lớn tái đầu tư luôn tại ngoại quốc khiến quốc gia sở tại lại càng lợi hơn trong khi Hoa Kỳ thì càng lúc càng mất hết công ăn việc làm.
Sau nhiều thập niên “toàn cầu hóa” hiện nay khối lượng tiền lời của các công ty Hoa Kỳ đặt tại ngoại quốc đã lên đến mức ghê gớm là hai ngàn tỷ USD! Chính quyền Donald Trump đang có kế hoạch cho phép các công ty đó được chuyển tiền về lại Hoa Kỳ mà chỉ phải đóng thêm 10% mà thôi. Một số công ty nếu đã đóng đủ 25% cho quốc gia sở tại rồi thì có thể được miễn luôn. Nếu thực hiện thành công thì ngoài tiền thuế thâu được là hàng trăm tỷ USD thì Hoa Kỳ còn có cái lợi vô cùng lớn lao là thu hút được một khối lượng đầu tư khổng lồ hàng ngàn tỷ đô la.
Điều thuận lợi là khối tiền này cũng là tiền của Mỹ mà thôi. Vấn đề chỉ đơn thuần là chính sách thuế má.  Nếu cần thiết vẫn có thể hạ thuế “đặc ân” xuống hoặc cho họ hoãn đóng thuế, đợi sinh lời thêm sau khi làm ăn tại Mỹ đóng cũng chưa muộn.
Đó là chưa kể nếu thuế công ty thấp sẽ thu hút được thêm từ các quốc gia khác nữa vì dẫu sao làm ăn tại Mỹ được luật pháp bảo vệ chặt chẽ không như môi trường làm ăn tại một số quốc gia khác phải luồn lách, thậm chí hối lộ để được việc…
Do đó chúng tôi đánh giá việc thu hút lại khối lượng tiền lời của các công ty Hoa Kỳ đặt tại ngoại quốc bằng cách hạ thấp tiền lời xuống còn 15% là khả thi và có lợi cho tất cả mọi người, tại Mỹ. Thời gian bao lâu thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhưng nếu kế hoạch được tiến hành đứng đắn thì sau một vài lần thành công, tốc độ tham gia của các công ty sẽ nhanh dần lên. Ít nhất đã có một điển hình là từ lúc chưa nhiệm chức, TT Donald Trump đã thuyết phục được hãng Carrier ngưng việc di chuyển một phân xưởng qua Mexico và giữ được hơn 1,000 công ăn việc làm cho dân Mỹ.
http://www.wsj.com/articles/carrier-corp-agrees-to-keep-about-1-000-jobs-at-indiana-plant-1480469875
http://www.marketwatch.com/story/why-the-corporate-tax-rate-in-the-us-should-be-15-2016-08-16
Nếu tính theo số vòng quay của nguồn đầu tư (velocity of money), thì số lượng tiền mang về lại Hoa Kỳ có thể sinh lời thành gấp đôi! (dĩ nhiên là trong những hoàn cảnh thuận lợi nhất). Theo các cuộc nghiên cứu thì hiện nay vòng quay đồng tiền tại Mỹ vào khoảng 1.46 (2016), có lúc cao nhất là 2.21 lần/năm (1997).
http://www.investopedia.com/terms/v/velocity.asp
Vấn đề đặt ra là tiền đầu tư mang về làm cái gì đây? Thì chính quyền Donald Trump đã có kế hoạch xây dựng lại toàn bộ hạ tầng cơ sở của Hoa Kỳ như đường xá, xa lộ, cầu cống, phi trường, hải cảng… với một qui mô khổng lồ và sử dụng hàng ngàn tỷ tiền đầu tư. Các phương án đầy tham vọng này sẽ tự lực sinh lời và hoàn trả vốn bằng cách thu lệ phí sử dụng, chẳng hạn như các “toll road” (xa lộ thu lệ phí) chúng ta thường thấy ở một số tiểu bang. Đến một lúc nào đó vốn được trả lại đầy đủ sẽ trở thành tài sản chung và sử dụng miễn phí. Tiền bảo trì sẽ do tiền thuế hay tiền đóng car license đài thọ.
Cắt thuế cho người dân
Chính sách thuế liên bang của chính quyền Donald Trump đối với cá nhân sẽ đơn giản chỉ còn 3 mức độ là:
Income Tax Brackets Under the Trump Plan*
Ordinary Rate Capital Gains Rate Single Filers Married Joint Filers
12% 0% $0 to $37,500 $0 to $75,000
25% 15% $37,500 to $112,500 $75,000 to $225,000
33% 20% $112,500+ $225,000+
*Courtesy of The Tax Foundation. Amounts are taxable income.
So sánh với biểu thuế hiện nay với 7 mức độ khác nhau:
 
Nói chung thì gìới có thu nhập cao (có thu nhập trên $405,100) và trung bình (dưới $75,000) sẽ được giảm thuế nhiều và có khả năng chính phủ sẽ kém đi một thu nhập thuế đáng kể. Tuy nhiên vấn đề chính quyền có bị mất thuế hay không vẫn còn là một cuộc tranh cãi chưa có kết luận vì theo kinh tế gia Laffer, chuyên viên kinh tế của TT Reagan vấn đề cần lưu ý là hiện trạng kinh tế đang ở phía bên nào của “đường cong Laffer” (The Laffer Curve)
laffercurve.gif
Giải thích một cách đơn giản thì:
-Nếu biểu thuế là 0 thì chính quyền không có đồng nào cả.
-Nếu đóng thuế 100% thì chẳng ai chịu làm ăn nữa vì vô ích chẳng lợi lộc gì cả. Chính quyền cũng chớt quớc, nada đô la.
-Nếu tình trạng kinh tế đang nằm ở phía tay trái của đường cong thì tăng thuế sẽ tăng thêm thu nhập cho chính quyền vì người dân còn vui vẻ chịu được.
-Nếu tình trạng kinh tế đã vượt qua đỉnh của đường cong Laffer rồi và mức thuế quá cao thì cần phải giảm thuế để đạt trở lại đỉnh cao nhất.
Đây là chính sách trọng yếu của chính quyền Ronald Reagan đã chủ trương cắt thuế mạnh nhất trong lịch sử nước Mỹ nhưng kết quả đã khiến chính quyền liên bang thu được nguồn thuế từ năm 1980 là $511 tỷ tăng gần gấp đôi là $909 tỷ vào năm 1988.
RÚT HOA KỲ RA KHỎI CÁC THƯƠNG ƯỚC QUỐC TẾ BẤT CÔNG CHO NƯỚC MỸ
Khác với các chính quyền tiền nhiệm, Dân Chủ cũng như Cộng Hòa, TT Donald Trump chủ trương đặt quyền lợi của nước Mỹ lên trên hết trên bình diện quốc tế và tập trung xây dựng lại một đất nước Hoa Kỳ hùng mạnh trước khi nghĩ đến chuyện can thiệp vào nội bộ các quốc gia khác. Hoa Kỳ sẽ không đóng vai trò “sen đầm” của thế giới nữa và các nước khác trên thế giới sẽ phải chịu trách nhiệm và giải quyết các vấn đề của chính họ trước khi nhờ vả vào Mỹ. Chẳng hạn đối với NATO, Hoa Kỳ sẽ đòi hỏi sự đóng góp nhiều hơn của các thành viên trong khối này. Đối với SEATO hay các hiệp định khác cũng vậy. Nhật Bản và Nam Triều Tiên phải gánh vác nhiều hơn vấn đề quốc phòng của chính họ.
Trên khía cạnh kinh tế, Donald trump sẽ điều đình lại các thỏa ước kinh tế như TPP, NAFTA, thậm chí WTO mà ông cho rằng đã quá bất công đối với Hoa Kỳ và làm cho cán cân thương mãi của Hoa Kỳ bị thâm thủng nặng nề. Những con số cụ thế là hiện nay hàng năm Hoa Kỳ bị thâm thủng khoảng $500 tỷ khi trao đổi thương mãi với thế giới.
https://www.thebalance.com/trade-deficit-by-county-3306264
Trích đoạn:
1.      Canada – $576.7 billion traded with a $15.5 billion deficit.
2.      China – $599.4 billion traded with a $367 billion deficit.
3.      Mexico – $532.1 billion with a $60.6 billion deficit.
4.      Japan – $193.6 billion traded with a $68.6 billion deficit.
5.      Germany – $174.8 billion traded with a $74.9 billion deficit.
Ngay trong tuần lễ đầu tiên sau khi nhậm chức, TT Donald trump đã ký sắc lệnh chính thức rút Hoa Kỳ ra khỏi các cuộc đàm phán trong khuôn khổ TPP. Mục tiêu của chính sách “cô lập” này là làm sao bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ khi buôn bán với các nước khác. Từ nay trở đi Hoa Kỳ sẽ thương thuyết với từng quốc gia một và thiết lập những thương ước riêng đối với từng quốc gia một. Điều này cũng không khác biệt với chủ trương của nước Anh khi rút ra khỏi khối liên minh Âu Châu (Brexit).
Nếu thành công thì kế hoạch này sẽ tiết kiệm được một ngân khoản khổng lồ lâu nay phải sử dụng để đài thọ và duy trì vai trò “sen đầm” của Hoa Kỳ trên bình diện quốc tế cũng như sự thiệt hại khi phải nhượng bộ về kinh tế cho các quốc gia khác nhằm đạt sự ủng hộ của họ, mà rốt cuộc cũng chẳng ích lợi gì bao nhiêu vì càng làm cho dư luận thế giới ganh ghét nếu không nói là thù ghét Hoa Kỳ hơn. Ví dụ điển hình là cuộc chiến tại Iraq đã làm cho Hoa Kỳ tiêu tốn hết hơn $2 ngàn tỷ mà kết quả rất là khiêm tốn.
http://www.reuters.com/article/us-iraq-war-anniversary-idUSBRE92D0PG20130314
PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TỰ TÚC
Một trong những điểm trọng yếu của chính sách kinh tế của TT Donald Trump là đẩy mạnh sự phát triển về năng lượng nhằm làm cho Hoa Kỳ có khả năng tự túc về năng lượng, tránh sự lệ thuộc vào dầu hỏa của Trung Đông. Theo các cuộc nghiên cứu thì với trữ lượng dầu phiến lớn tại Alberta, Canada và các tiểu bang vùng Bắc Trung Mỹ thì viễn ảnh tự túc về năng lượng của Hoa Kỳ là hiện thực, thậm chí Hoa Kỳ có thể sẽ trở thành nước xuất cảng dầu hỏa lớn nhất trên thế giới nếu hệ thống ống dẫn dầu Keystone chạy dọc theo con sông Mississipi được hoàn tất và đưa được dầu thô xuống các vùng bờ biển Vịnh Mexico.
Vấn đề than đá sạch (clean coal) nếu được phát triển mạnh mẽ cũng sẽ tạo ra một số công ăn việc làm cho các tiểu bang sản xuất than đá vùng Đông Hoa Kỳ. Ngoài ra các chính sách về năng lượng sạch (clean energy) như solar, wind energy để lại từ thời TT Obama cũng sẽ tiếp tục được khuyến khích.
Sở dĩ những kế hoạch về dầu hỏa và than đá lâu nay bị cản trở là vì sự chống đối mạnh mẽ của những tổ chức bảo vệ môi trường từng được sự ủng hộ của các chính quyền thuộc đảng Dân Chủ. Tuy nhiên gần đây vào tháng 12/2016 nhà tỷ phú Bill Gates (có khuynh hướng Dân Chủ) đã gặp gỡ TT Donald Trump và đồng ý thành lập một quỹ đầu tư $1 tỷ nhằm nghiên cứu về kỹ thuật năng lượng sạch. Sau cuộc gặp mặt, Bill Gates còn tuyên bố là Donald Trump sẽ là “cứu tinh” (savior) cho nước Mỹ và có khả năng trở thành một “JFK” vtrên phương diện sáng tạo.
http://www.geekwire.com/2016/bill-gates-meet-donald-trump-says-president-elect-can-like-jfk-innovation/
Ngay cả Al Gore, cựu Phó Tổng Thống Hoa Kỳ thuộc đảng Dân Chủ, sau khi gặp gỡ với Donald Trump cũng công nhận cuộc nói chuyện rất bổ ích và họ thành tâm làm việc trên căn bản những điểm tương đồng với nhau.
http://www.cnn.com/2016/12/05/politics/ivanka-trump-al-gore-climate-change/
Ngày 24 Tháng Giêng 2016, TT Donald Trump đã ký 2 sắc lệnh quan trọng về vấn đề năng lượng là:
-Thúc đẩy việc cho phép dự án Keystone của hãng TransCanada
-Thúc đẩy cấp giấy phép cho hãng Energy Transfer partners hoàn thành nốt đoạn dang dở của dự án Dakota Access pipeline
http://www.cnbc.com/2017/01/24/trump-to-advance-keystone-dakota-pipelines-with-executive-order-on-tuesday-nbc.html
CÁC CHÍNH SÁCH KHÁC HỖ TRỢ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Cắt giảm chi tiêu của chính quyền liên bang
TT Donald Trump chủ trương thu nhỏ bộ máy chính quyền liên bang lại với mục đích cắt giảm thâm thủng ngân sách quốc gia. Với tổng số nợ quốc gia hiện nay là gần $20 ngàn tỷ, chỉ riêng tiền lãi chi trả là ngốn đi ngân sách một khoản đáng kể hơn $400 tỷ hàng năm https://www.treasurydirect.gov/govt/reports/ir/ir_expense.htm
Đó là nhờ lãi xuất hiện nay ở mức quá thấp, chứ nếu lãi xuất tăng gấp đôi thì coi như chính quyền liên bang phải khai phá sản là cái chắc. (Cũng cần biết là chính phủ Hoa Kỳ có quyền lực tác động vào lãi xuất nhưng cũng chỉ ở mức độ nào đó mà thôi). Sau 8 năm cầm quyền của TT Obama, mức thâm thủng ngân sách hàng năm đã tăng vọt từ $161 tỷ (2007) lên đến $587 tỷ (2016)
Deficits in billions
2007 2008  2009  2010   2011   2012   2013 2014 2015 2016
$161  $458  $1,413 $1,294 $1,295 $1,087 $679 $485  $438  $587
http://www.usgovernmentdebt.us/us_deficit
Lý do nợ nần chồng chất là do những kế hoạch cứu chữa cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008 và các chương trình phúc lợi khác nhau mà phía đảng Dân Chủ đặt ra nhằm thực thi đường lối của đảng là chăm lo đời sống cho dân nghèo như Obamacare, Planned Parenthood, tăng welfare, food stamps, chương trình dinh dưỡng của Michelle Obama v.v… làm tốn kém thêm ngân sách nhà nước. Cứ mỗi lần tạo ra một chương trình mới lại phải tăng thêm nhân viên liên bang để kiểm tra và thực hiện.
Dĩ nhiên việc xóa bỏ nợ nần một sớm một chiều là vô vọng nhưng ít nhất là TT Donald Trump chủ trương không tiêu xài hoang phí nữa. Ngày thứ Hai 23 tháng Giêng 2017 vừa qua, ông đã ký sắc lệnh ngưng tất cả các cuộc thuê mướn nhân viên làm việc cho chính phủ liên bang ngoại trừ quân đội, kể cả các nhân viên mà chính quyền Obama đã thu nhận nhưng chưa chính thức nhận nhiệm sở mới.
Lập kế hoạch bãi bỏ Obamacare và tìm cách thay thế bằng một đạo luật về sức khỏe khác hợp lý hơn
Obamacare đã chứng tỏ là một sự thất bại đau đớn vì dự trù sẽ làm tiêu tốn ngân sách quốc gia một khoản là $1.207 ngàn tỷ cho đến năm 2025 mà không hiệu quả gì bao nhiêu cho người tiêu thụ do mức đóng hàng tháng quá cao nhưng tiền deductible cũng cao đến mức gần như không xài được nữa. Thay thế bằng phương pháp nào thì hiện nay chưa có kế hoạch cụ thể nhưng TT Donald Trump đã ký sắc lệnh cho tiến hành việc nghiên cứu và loại trừ một số điều khoản bất hợp lý trong đạo luật Obamacare.
Thương thuyết lại với các quốc gia lâu nay trục lợi trong vấn đề thương mãi với Hoa Kỳ như Trung Cộng, Nhật Bản, Mexico, Nam triều Tiên, v.v…
Lợi thế mà phía Hoa Kỳ nắm trong tay là ai cũng muốn bán hàng cho thị trường Mỹ, do đó TT Donald Trump chủ trương điều đình lại các hiệp thương song phương với từng nước một làm sao đi đến một sự thỏa thuận đôi bên cùng có lợi, nhất là cán cân trao đổi thương mãi phải có sự công bằng chứ không thể để tình trạng Hoa Kỳ bị thâm thủng thương mãi kéo dài mãi mãi được.
Đối tượng ông nhắm vào trước tiên là China và Mexico (xem biểu đồ ở trên)
Vũ khí Hoa Kỳ nắm trong tay là hàng rào quan thuế và ông đã chứng tỏ rằng ông có thể ấn định lãi xuất 35% cho các mặt hàng nhập từ phía Trung Cộng hay Mexico qua bán trong thị trường Mỹ. Phải chăng vì lý do đó mà nhà tỷ phú Jack Ma (AliBaBa) của Trung Cộng sau khi gặp gỡ với TT Donald Trump đã tuyên bố là sẽ đầu tư vào thị trường Mỹ để tạo ra 1 triệu công ăn việc làm mới cho Hoa Kỳ nhằm sản xuất ra hàng hóa tiêu thụ ngược về thị trường Trung Cộng, ngoài chuyện bán thẳng cho thị trường Mỹ?
Nhiều nhà phân tích hồ nghi kế hoạch này nhưng xét cho cùng, nếy thực hiện một cách nghiêm chỉnh sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía rất nhiều. Alibaba lâu nay bị mang tiếng bán đồ giả quá nhiều rồi. Nếu sản xuất tại Hoa Kỳ thì chất lượng sẽ được kiểm định kỹ lưỡng hơn, tác quyền được bảo vệ, thuế má rẻ và Trung Cộng tránh được “chiến tranh” thương mãi với Hoa Kỳ. Ngược lại thì Hoa Kỳ sẽ tạo được thêm nhiều công ăn việc làm và kinh tế được thúc đẩy thêm.
http://www.usatoday.com/story/tech/news/2017/01/09/donald-trump-meet-alibabas-jack-ma/96345262/
KẾT LUẬN
Bản thân chúng tôi là một người thuộc đảng Cộng Hòa và đã ủng hộ TT Donald Trump từ khi ông chính thức đại diện cho đảng Cộng Hòa để tranh cử với ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân Chủ. Trong suốt thời gian vận động, giống như nhiều đảng viên Cộng Hòa khác, chúng tôi đã có những lúc hết sức ngán ngẩm với “con gà” của mình do những lời tuyên bố bạt mạng không nể nang ai cả của ông.
Ngoài ra lại còn bị sự nhồi sọ của giới truyền thông báo chí gọi là “dòng chính” nhưng thực tế chỉ là nhóm “quyền lực” thiên tả mệnh danh là “phóng khoáng” (liberal) với đường lối truyền thông lệch lạc, không trung thực và có dụng ý tác động vào đường lối chính sách của các chính quyền. Chính nhóm truyền thông này đã làm chúng ta bị mất nước vào tay Cộng sản. Và đã có không ít những đảng viên Cộng Hòa kỳ cựu bị ảnh hưởng, thậm chí đến độ bỏ đảng nhảy qua phía Dân Chủ.
TT Donald Trump là người duy nhất đã dám công khai chỉ mặt và “chửi” thẳng giới truyền thông báo chí mainstream (CNN, MSNBC, ABC, NBC v.v…) là một “phường bất lương” (dishonest) và phát minh ra một phương cách truyền thông mới là sử dụng twitter để thông tin thẳng với quần chúng, vừa nhanh lại vừa có tính cách “bán chính thức,” linh động để có thể thay đổi phần nào lập trường khi cần thiết. Twitter mà. Đâu phải do phát ngôn viên chính thức của tòa Bạch Ốc loan báo đâu mà bắt lỗi?
Thái độ của chúng tôi hết sức dè dặt và đã từng có nhận định “hai chiều” như sau (viết ngày 11-8-2016):
Trích đoạn: http://svqy.org/2016/8-2016/suphasan/suphasan.html
Nếu Donald Trump thắng cử thì đất nước Hoa Kỳ sẽ đi vào một bước ngoặc quan trọng: Họa hay Phúc?
-Sẽ là Họa nếu quả đúng như giới lãnh đạo định chế Cộng Hòa nghĩ, Donald Trump chỉ là một loại con buôn chính trị bất tài, cơ hội chủ nghĩa và chỉ biết nói cho sướng cái miệng. Đến lúc hữu sự hay gặp khó khăn thì không biết làm gì cả ngoài chuyện sẵn sàng bấm nút cho hỏa tiễn nguyên tử bay tán loạn…
-Nhưng sẽ là Phúc nếu Donald Trump rốt cục nổi là một thủ lãnh kiệt xuất, đã biết sử dụng các quân bài yếu kém trong tay, tả xung hữu đột chống đỡ mọi phía bạn cũng như thù để thắng vẻ vang một cuộc tranh cử gay go, lúc nào cũng phải lội ngược giòng để đạt được mục đích. Thực hiện nổi chuyện này thì các khó khăn khác về nội địa nước Mỹ cũng như trên bình diện thế giới cũng sẽ được Donald Trump giải quyết một cách dễ dàng.
Đối với chúng tôi thì thời gian tuần lễ vừa qua hết sức quan trọng để đánh giá phần nào về con người cũng như khả năng của TT Donald Trump. Dĩ nhiên thì ai cũng mong muốn có một vị Tổng Thống vừa tài giỏi lại vừa đức độ nhưng thử hỏi một ông “thánh” như vậy, ngoại trừ thánh Gandhi của Ấn Độ, bao nhiêu lâu mới xuất hiện cho nhân loại? Nước Mỹ đã từng có TT Jimmy Carter (giải thưởng Nobel Hòa Bình 2002) nổi tiếng là một con người đức độ nhưng thành quả (legacy) của ông để lại quá nhỏ bé và chỉ đứng trụ nổi một nhiệm kỳ từ 1977 đến 1981.
Nhìn chung thì tuy chỉ một tuần lễ trôi qua từ khi TT Donald Trump nhậm chức nhưng chúng tôi tạm hài lòng về những công việc ông đã làm. Kế hoạch “làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại” có vẻ khả thi và có tính cách toàn diện, hợp lý. Những vị bộ trưởng ông đã đề cử cũng tương đối thích hợp, nhất là khi chọn Đại Tướng “Mad Dog” James Mattis làm bộ trưởng quốc phòng và Đại Tướng John F. Kelly làm bộ trưởng an ninh nội địa. Cả hai đã được hai phía Dân Chủ và Cộng Hòa bằng lòng một cách nhanh chóng.
Có một vị đàn anh bác sĩ đã góp ý như sau: “Theo psychoanalysis thì TT Donald Trump có thể bị chứng “personality disorder, obsessive/compulsive traits, megalomania, full of energy,” adrenaline dồi dào (đêm chỉ ngủ có 4 tiếng đồng hồ). Nhưng những nhân tài trên thế giới ngày xưa đều cũng mắc những chứng đó không ít thì nhiều. Chỉ cần TT Donald Trump biết chọn và dùng người tài giỏi dám làm, biết sửa sai và nhiều May Mắn! Napoleon ngày xưa từng tuyên bố: “Hãy cho tôi những vị tướng nhiều may mắn!” (Give me lucky generals).
Có một vài chuyện bên lề chúng tôi nghĩ rằng cũng nên nêu lên đây để rộng đường dư luận hơn:
-Chuyện thứ nhất là ứng cử viên Hillary Clinton đã quá chủ quan dựa vào truyền thông báo chí sai lạc, không biết vì vô tình ngu dốt hay cố ý bóp méo sự thật, đã đưa ra biết bao nhiêu con số thăm dò, lần nào cũng cho rằng bà Hillary Clinton chắc cú sẽ trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ, cho nên bà ta thậm chí đã mua sẵn pháo bông dự trù ăn mừng chiến thắng một cách huy hoàng. Đối với bà (và nhóm quần thần chung quanh) thì không bao giờ nghĩ đến chuyện “nhỡ thua thì sao?” Thử hỏi nếu bà là Tổng Thống quyền lực nhất địa cầu mà mắc bệnh chủ quan thì nước Mỹ và thế giới sẽ đi về đâu?
-Chuyện thứ hai là thái độ đối xử của TT Donald Trump đối với cựu Thống đốc Mitt Romney, một đối thủ đã từng “cạn tàu ráo máng” mắng chửi Donald Trump bằng những lời lẽ xấu xa nhất. Vậy mà sau khi gặp gỡ riêng với Donald Trump, đã thay đổi hoàn toàn 180 độ. Chính bản thân tôi cũng bất ngờ không hiểu bằng cách nào mà TT Donald Trump đã làm được một điều thu phục nhân tâm thành công y hệt như trong chuyện Xuân Thu Chiến Quốc của Trung Hoa vậy.
https://www.washingtonpost.com/news/the-fix/wp/2016/11/30/mitt-romneys-stunning-180-on-donald-trump/?utm_term=.d4632f1fa2e2
-Chuyện thứ ba là thái độ mềm dẻo của TT Donald Trump trong vấn đề cấm di dân Hồi giáo nhập cư vào nước Mỹ. Trong thời gian vận động tranh cử thì ông tuyên bố tạm thời cấm hết người Hồi giáo không được nhập cư vào Hoa Kỳ cho đến khi nào có khả năng xác minh được họ không dính líu gì đến khủng bố. Thoạt nghe qua thì có vẻ lạ kỳ nhưng đối tượng ông nhắm đến là những cử tri bấy lâu nay vẫn mang cảm giác bất ổn đối với người Hồi giáo.
Cũng cần phải nói tất cả họ không phải là những người kỳ thị nhưng trên thực tế là tuy người Hồi giáo vẫn cho họ là một đạo giáo của hòa bình (a religion of peace) nhưng thời gian gần đây, tất cả những vụ khủng bố giết người hàng loạt đều do người đạo Hồi khởi xướng. Nỗi lo lắng của cử tri là có thật và lời tuyên bố đó của Donald Trump đã lthu phục được một số phiếu không nhỏ, cả từ phía cử tri Dân Chủ nữa.
Tuy vậy nhưng sắc lệnh ông ký ngày 26/1/2017 chỉ giới hạn tạm thời hoãn nhập cư người đến từ các quốc gia có dính líu đền khủng bố như Syria, Yemen, Sudan, Somalia, Iraq, Iran và Lybia trong 90 ngày. Còn dân tỵ nạn từ Syria thì tạm hoãn vô hạn định. Như vậy là ông đã làm hài lòng tất cả mọi nguời trong nước Mỹ.
http://abcnews.go.com/Politics/president-trump-signs-executive-actions-pentagon/story?id=45096609
-Chuyện sau cùng đáng nói là hầu như tất cả mọi người, dù tài giỏi thông minh đến đâu đi chăng nữa, cũng không thể đoán trước được các nước cờ mà TT Donald Trump đã tính toán trước. Những nước cờ này hoàn toàn đầy tính chính nghĩa và không tà đạo gian xảo chút nào. Cũng có thể do bị nhồi sọ quá nhiều rồi nên không ai nghĩ ra ông Donald Trump có thể là một người tốt?
Giới truyền thông thì dĩ nhiên quá kém cỏi, ngoài trừ một vài nhân vật của hệ thống Fox News như Sean Hannity, Lou Dobbs, thẩm phán Jeanine Pirro là có khả năng nhìn ra tài năng của Donald Trump từ ngày khởi đầu ông ra tranh cử và đã ủng hộ ông triệt để cho đến lúc thành công. Bill O’Reilly, Kelly Megin cũng khá giỏi nhưng đã giữ một thái độ dè dặt hơn.
Nhóm “thủ lĩnh” của Silicon Valley như Google, Amazon, Facebook, Apple, Tesla, Alphabet, Microsoft, Intel, IBM, Cisco v.v… trong đó có một số không nhỏ lâu nay vẫn ủng hộ bà Hillary Clinton thì vô cùng sửng sốt khi nghe Donald Trump tuyên bố trong buổi gặp gỡ với họ là ông sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quyền hạn của ông để giúp họ làm ăn. Nếu có khó khăn gì, chẳng hạn về luật lệ nhiêu khê, họ có quyền gọi điện thoại thẳng với ông mà không cần qua trung gian nào cả. Lại một chuyện “thần kỳ” theo kiểu ngoại giao thời Xuân Thu Chiến Quốc nữa!
Riêng đối với cộng đồng người Việt Tỵ nạn Cộng sản trên toàn thế giới thì mang nỗi ưu tư rằng liệu chính quyền Donald Trump sẽ có thái độ như thế nào đối với Cộng sản Việt Nam và liệu ông có giúp ích gì được cho công cuộc đấu tranh dành Tự Do Dân Chủ cho Việt Nam hay không? Hiện nay chúng tôi chưa có điều kiện để kết luận nhưng có cảm giác là sẽ có thuận lợi!
Yếu tố đầu tiên là trong thời gian tranh cử ông có nhắc đến Việt Nam và cung cách làm ăn không lương thiện của Việt Cộng, chỉ muốn hưởng lợi mà không muốn bảo vệ tác quyền các sản phẩm của Mỹ. Yếu tố thứ hai là ông Donald Trump là một người tín đồ Ki-Tô giáo và chúng ta sẽ thấy ông đối xử với đám vô thần Cộng sản như thế nào. Xin để thời gian trả lời vậy.
Nói tóm lại thì chúng tôi nghĩ rằng thái độ hiện nay tốt nhất là chúng ta cứ để TT Donald Trump làm việc thử một thời gian xem sao. Nói chung thì nên hi vọng sẽ là Phúc nhưng cũng sửa soạn nếu là Họa để chúng ta có thể có những thái độ thích hợp hơn (Hope for the Best but Prepare for the Worst).
Xin cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị.
Lý Văn Quý
(viết trong chiều Giao Thừa 2017)
VIỆT THỨC GHI CHÚ:
[1] Nếu căn cứ vào các từ đồng nghĩa [synonyms] của “deplorable” như ghi dưới đây, thì lời lẽ UCV Hillary Clinton phát ngôn ngày Sep 12, 2016 To just be grossly generalistic, you can put half of Trump supporters into what I call the basket of deplorablecó  nghĩa phỉ báng một nửa só người ủng hộ UCV Trump là một xọt rác [“white trash”?] ghê tởm, đáng khinh bỉ, khốn kiếp[miserable,reprehensible,scandalous,unbearable,blameworthy,calamitous]… chứ không “đáng thương” như tác giả Lý Văn Quý chuyển ngữ. Cần đặt “dụng ý” của từ “deplorable” trong khung cảnh chính trị [political context] tranh chấp mỉa mai, ghen ghét của UCV Clinton, thì thấy rõ đó là một “cụm từ chửi rủa” không mấy “politically correct”, chứ không hề có nhã ý “thương” hại, xót xa đám người bất xứng/bẩn thỉu [dishonorable/disreputable/dirty] này [see: “white trash”]. Mong góp vài ý bổ túc. .
Synonyms for deplorable: unfortunate, shameful, disastrous, disgraceful, horrifying, intolerable,lamentable, miserable,reprehensible,scandalous,unbearable,blameworthy,calamitous,dirty,dishonorable,disreputable…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét