-
Kết quả điều tra của Ủy ban an toàn Hà Lan trùng
với kết luận của Almaz-Antey rằng, MH17 đã bị bắn hạ bởi tên lửa 9M38
thuộc hệ thống Buk-M1.
Hà Lan khôi phục mũi máy bay, xác định tên lửa 9M38
Vào
lúc 13h15 giờ Hà Lan, tức 18h15 giờ Việt Nam, Ủy ban An toàn Hà Lan
(DSB) đã công bố bản báo cáo điều tra thảm họa chiếc máy bay Boeing 777,
thuộc chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia bị rơi trên bầu trời
Donetsk-Ukraine ngày 17-7 năm ngoái.
Tại buổi lễ
công bố được tiến hành tại tại căn cứ không quân Gilze-Rijen thuộc miền
nam Hà Lan, kết luận chính thức của Hội đồng An ninh Hà Lan về nguyên
nhân vụ máy bay Boeing 777 rơi ở Donbass cho biết rằng, chiếc máy bay
của Malaysia đã bị tên lửa 9M38 bắn hạ.
Để đưa ra
được kết luận chính xác, các chuyên viên Hà Lan đã khôi phục 20 mét phần
mũi của chiếc máy bay “Boeing” để tiến hành cuộc điều tra về nguyên
nhân vụ tai nạn. Phân tích chi tiết cho thấy, loại tên lửa này có trang
bị phần đầu đạn 9N314M, bên trong chứa ngòi nổ và hai lớp mảnh sắt.
Kết
quả điều tra của DSB trùng với kết luận của các chuyên gia thuộc Tập
đoàn sản xuất tên lửa Nga PVO Almaz-Antey về việc chiếc Boeing 777 đã bị
loại tên lửa 9M38, được sử dụng trong hệ thống phòng không Buk-M1 - sản
phẩm do chính họ làm ra bắn hạ.
Tuy nhiên, dù báo
cáo điều tra Ủy ban An toàn Hà Lan khẳng định rằng, chiếc máy bay bị tên
lửa Buk bắn rơi, nhưng họ không xác định hung thủ nào gây ra vụ thảm
họa, mà giành điều đó cho các nhà điều tra của một tổ chức quốc tế khác,
có đủ thẩm quyền.
|
Hà Lan đã chính thức tuyên bố MH17 bị bắn hạ bởi tên lửa 9M38 của hệ thống Buk
|
Thay
vào đó, báo cáo chỉ phân tích những lập luận và chứng cứ về nguyên nhân
khiến máy bay rơi, vấn đề an toàn bay trong vùng xung đột và trả lời
câu hỏi tại sao nhiều gia đình Hà Lan phải chờ từ 2 cho đến 4 ngày mới
biết thân nhân của mình có mặt trên chuyến bay định mệnh.
Kết quả của Hà Lan trùng với thực nghiệm tên Buk-M1 của Almaz-Antei
Theo
nguyên lý cấu tạo và cơ chế kích hoạt đầu đạn, vụ nổ của 9M38 sẽ gây ra
hai lớp sóng xung kích, gồm các mảnh vỡ khác nhau. Làn sóng thứ nhất
bao gồm những mảnh nhỏ hơn, trong khi làn sóng thứ hai, có chứa các mảnh
vỡ kép hình chữ T, nặng hơn và có động năng lớn nhất.
Ông
Malyshevsky, cố vấn tổng công trình sư của tập đoàn khẳng định, mỗi
phiên bản tên lửa Buk đều có đầu đạn chứa những mảnh kim loại có hình
dáng đặc trưng, những mảnh vỡ tìm được có các lỗ kích thước 13x13 và
14x14mm là đặc trưng của đạn tên lửa 9M38 hoặc 9M38M1, với đầu đạn loại
9N314M hoặc 9N314M1.
Đại diện của Almaz-Antei cũng
khẳng định rằng, đó là các tên lửa thuộc hệ thống Buk-M1, phiên bản này
hiện chỉ có trong quân đội Ukraine, còn quân đội Nga đã chuyển sang sử
dụng Buk-M1-2 và Buk-M2 từ rất lâu. Liên Xô đã ngừng sản xuất 9M38 từ
năm 1986, hãng cũng ngừng sản xuất 9M38M1 từ năm 1999.
Hơn
nữa, qua nghiên cứu những mảnh vỡ của máy bay, các chuyên gia
Almaz-Antey xác định điểm nổ đầu đạn của tên lửa nằm bên trái của máy
bay, cách động cơ cánh trái máy bay 20m, điểm nổ của nó tiếp xúc với
thân máy bay, với một góc từ 72-78 độ trong mặt phẳng ngang và 20-22 độ
trong mặt phẳng đứng.
|
Mô hình phần đầu máy bay được chuyên gia Hà Lan dựng lại
|
Quá
trình dựng lại quỹ đạo giao nhau của máy bay và tên lửa, qua phương
pháp hình chiếu toán học cho kết luận chắc chắn là tên lửa được phóng từ
một khu vực rộng 2.5x3.5 km ở phía nam của thị trấn Zaroschenskoe - bản
doanh của quân đội Ukraine.
Điều này trái ngược
hoàn toàn với tuyên bố của phía Ukraine là tên lửa Buk được phe ly khai
phóng lên từ thị trấn Snezhnoe, nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng vũ
trang của nước Cộng hòa Nhân dân Donetk (DPR) tự xưng.
Sau
đó, Tập đoàn Almaz-Antei đã tiến hành 2 vụ thử nghiệm thực địa với tên
lửa thật và máy bay thật để chứng minh giả thuyết của mình rằng MH17 bị
hạ bởi hệ thống Buk-M1, từ khu vực do quân đội Ukraine kiểm soát.
Ngày
31 tháng 7, Almaz-Antei đã tiến hành thí nghiệm đầu tiên sử dụng tên
lửa dòng 9M38. Sau đó, thí nghiệm thứ hai diễn ra vào ngày 7 tháng 10.
Tên lửa được phóng từ khu vực Snezhnoe đã phá hủy một chiếc IL-28 đã bị
thải loại.
Posted in: Tin tức
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét