Ngày hôm nay, Hà Lan sẽ công bố báo cáo kết quả điều tra vụ MH17, trong khi đó, hãng Almaz-Antei của Nga cũng sẽ mô phỏng thủ phạm bắn rơi MH17.
Có khá nhiều giả thuyết về thủ phạm và loại phương tiện đã bắn rơi MH17 |
“Báo cáo về MH17 sẽ được công bố vào thứ Ba 13 tháng 10 năm 2015" - đại diện Hội đồng An ninh Hà Lan khẳng định lại thời hạn, trước thông tin về việc có thể hoãn mốc đăng tải báo cáo.
Hồi tháng 9, Hà Lan đã công bố bản báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn, trong đó xác nhận rằng chiếc phi cơ đã bị vỡ ra trong chuyến bay do "tổn thương cấu trúc, gây ra bởi tác động bên ngoài của nhiều đối tượng năng lượng cao". Tuy nhiên, nguồn gốc của các "đối tượng" này vẫn chưa được xác định.
Phía Nga đã nhiều lần bày tỏ thái độ không hài lòng với quá trình điều tra và cáo buộc Hà Lan về lỗi thiếu minh bạch.
Phó Giám đốc Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga (Rosavia) Oleg Storchevoy ngay từ tháng 9 đã có thông điệp gửi Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, nhắc nhở rằng những thông tin mà Nga chuyển giao đã không được tính đến trong quá trình điều tra.
Trong thư, ông Storchevoy lưu ý rằng, thay vì phải nghiên cứu trước tiên những thiệt hại trên thân máy bay, rồi mới đưa ra kết luận hợp lý, thì Hội đồng An ninh Hà Lan đã lập tức đặt ngay cho mình mục tiêu chứng minh rằng máy bay bị hệ thống tên lửa phòng không "Buk" bắn rơi và khẳng định nó xuất phát từ khu vực do lực lượng ly khai Donetsk kiểm soát.
Theo thông tin của báo Malaysia “The Straits Times New”, tuy nhiên đến nay vẫn chưa rõ, người ta có xem xét những khiếu nại của phía Nga hay không.
Phương Tây cáo buộc phe ly khai dùng tên lửa Buk của Nga để bắn hạ MH17 |
Ngay lập tức chính quyền Kiev và phương Tây đã lên tiếng tố cáo dân quân đã sử dụng tên lửa Buk do Nga cung cấp để bắn hạ chiếc máy bay, nhưng phía ly khai Donetsk tuyên bố rằng, họ không sở hữu các phương tiện có khả năng bắn rơi máy bay ở độ cao như vậy.
Trong khi đó, cũng có khá nhiều giả thuyết do Nga và một số báo Đức đưa ra rằng, rất có thể chiếc máy bay của Malaysia đã bị máy bay cường kích Su-25 của không quân Ukraine bắn rơi.
Ngoài ra, Hãng chế tạo tên lửa nổi tiếng của Nga Almaz-Antey cũng đưa ra giả thuyết là MH17 bị tên lửa phóng không Buk-M1 của quân đội Ukraine bắn hạ, bởi quân đội Nga đã ngừng sử dụng hệ thống này ngay từ đầu thập niên 90, còn Almaz-Antey cũng đã ngừng sản xuất loại tên lửa trên từ năm 1999.
Trong khi đó, vào năm 2005 khi Ukraine liên lạc với hãng về việc bảo dưỡng các tên lửa Buk, họ thông báo còn sở hữu tới 991 quả tên lửa loại 9M38M1. Tháng 10 năm 2014, Tổng thống Ukraine Poroshenko cũng đã đến thăm phòng đào tạo các chuyên gia điều khiển Buk, thuộc Đại học Kharkov.
Almaz-Antey sẽ trình bày kết quả thực nghiệm cũng vào ngày 13-10 |
Hãng Almaz-Antey cũng chỉ ra rằng, tên lửa được sử dụng thuộc loại 9M38M1 và nó được phóng đi từ khu vực rộng 2.5x3.5 km ở phía nam của thị trấn Zaroschenskoe - nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraine chứ không phải từ thị trấn Snezhnoe như khẳng định của Kiev.
Hãng đã đưa ra một quy trình điều tra chi tiết bao gồm cả quá trình dựng lại quỹ đạo giao nhau của máy bay và tên lửa, với phương pháp hình chiếu toán học. Đồng thời, Almaz-Antey cũng quyết định trình bày kết quả mô phỏng hệ thống Buk-M1 tấn công chiếc máy bay Boeing 777.
Dịch vụ báo chí của Tập đoàn công nghệ Rostec - cơ quan chủ quản của Almaz-Antey cũng tuyên bố “Tập đoàn sẽ trình bày các kết quả thí nghiệm tự nhiên, mô phỏng thực tế sự tiếp cận tên lửa tổ hợp Buk và máy bay chở khách vào ngày 13-10, trùng với thời điểm công bố kết quả điều tra của Hà Lan.
Hiên cả thế giới đang nín thởi chờ đợi các bản báo cáo và kết quả thực nghiệm, góp phần giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ nguyên nhân thực sự tai nạn của Boeing-777 và thủ phạm đã gây ra thảm họa này.
Toàn Thắng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét