"Trong khi đó, ở các nước phát triển có văn hóa khởi nghiệp chỉ cần có ý tưởng họ cũng đủ dũng cảm bước ra phía trước bởi vì xung quanh đã có hệ sinh thái hỗ trợ”, CEO trẻ nhất ngành ngân hàng Phạm Duy Hiếu nói.
“Nền kinh tế nếu không có gì thay đổi thì cơ hội cho doanh nghiệp sẽ ít đi, giống như nhiều con cá bơi trong một cái hồ ít đồ ăn. Thế nhưng có con cá không tham gia vào quá trình ăn thịt nhau, mà nó tìm cách một mình một đường thông ra biển lớn. Nghĩa là có doanh nghiệp sẽ tìm đường đi mới, ra được biển lớn, mang lại sức sống cho mình”, CEO Phạm Duy Hiếu nói.
Ông Hiếu cho hay, ở Việt Nam ai cũng có ý tưởng nhưng tỷ lệ khởi nghiệp, bắt tay vào làm thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Trong khi đó, ở các nước phát triển có văn hóa khởi nghiệp chỉ cần có ý tưởng họ cũng đủ dũng cảm bước ra phía trước bởi vì xung quanh đã có hệ sinh thái hỗ trợ.
Hằng năm, Việt Nam có thêm nhiều doanh nghiệp đăng kí thành lập mới. Nhưng tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp thành công chỉ 10%, còn lại 90% là thất bại.
Chia sẻ về cách làm thế nào để startup thành công, CEO Hiếu cho rằng vấn đề mà ít người đề cập của khởi nghiệp chính là khởi nghiệp không phải là câu chuyện của một cá nhân mà là cả đội ngũ. Từ lúc có ý tưởng đi vào thực tế đời sống của một startup cần rất nhiều người.
“Chúng ta cứ nghĩ khởi nghiệp xuất phát từ một cá nhân, tự họ nghĩ ra ý tưởng và tự làm nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Đằng sau thành công của khởi nghiệp luôn có một nhà lãnh đạo tài ba. Chẳng hạn như đằng sau Alibaba có Jack ma, đằng sau Apple có Steve Jobs...”, CEO Phạm Duy Hiếu nói.
Và vai trò của các nhà lãnh đạo đó là làm cho đội ngũ, nhân viên hiểu được lợi ích của khởi nghiệp mang lại. Thực tế, dưới 10% số nhân viên có hiểu biết về chiến lược phát triển của công ty mà họ đang làm việc. Trong khi đó, hầu hết mọi người đánh giá quá cao những gì mình đang có và đánh giá quá thấp những gì mình đạt được trong thất bại.
Theo CEO Phạm Duy Hiếu, có 4 yếu tố dẫn dắt tới sự đổi mới trong doanh nghiệp. Thứ nhất là dẫn dắt đội ngũ vượt qua thời kỳ khó khăn. Thứ hai là cho đội ngũ nhân viên biết chúng ta phải bỏ những gì và cái giá của họ phải trả để có được những lợi ích từ sự thay đổi. Thứ ba là lôi cuốn nhân viên vào trong quá trình đổi mới và sáng tạo, mở rộng thành viên của dự án. Cuối cùng là khơi gợi niềm đam mê.
“Phần lớn chúng ta hay phê bình chỉ trích nhân viên. Hãy tránh nói quá nhiều về khó khăn và trở ngại hay chi phí. Hãy lôi kéo tất cả thành viên tham gia vào quá trình đổi mới, đó là giải pháp của chúng ta, người khởi nghiệp phải là người biết động viên, nếu có người động viên thì họ sẽ làm tốt”.
Còn theo ông Phạm Kim Hùng, Tổng Giám đốc Tech Elite Inc thì chọn được thị trường tốt quyết định thành công của doanh nghiệp. “90% doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại bởi chỉ nhìn vào cơ hội và lợi nhuận mà chưa có cảm nhận về sản phẩm mình làm và đam mê dành cho nó để tìm được ý tưởng thực sự đi theo", ông Hùng khẳng định.
Trong khi đó, ông Doãn Anh Tuấn, Giám đốc dự án SME, Ngân hàng VP Bank cho rằng ý tưởng và đổi mới là câu chuyện đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng nỗ lực tìm tòi.
Ông Doãn Anh Tuấn dẫn giải: Uber không sở hữu chiếc taxi nào, nhưng hàng ngày có hàng chục ngàn taxi liên kết, hay Agoda đang có chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới mặc dù không sở hữu khách sạn nào.
Cũng như Uber, hàng ngày có hàng trăm hàng chục khách chọn Amazon, Alibaba để mua sắm, đó là những siêu thị khổng lồ của thế giới. Hay “tờ báo” lớn nhất trên thế giới là Facebook, ở đó có đầy đủ thông tin mặc dù “tờ báo” này không có phóng viên nào...
"Trong thế giới công nghệ liên thay đổi như ngày nay, những ý tưởng trước đây rất kỳ lạ thì giờ đã trở thành business rất lớn, các doanh nghiệp luôn có sự sáng tạo đổi mới hàng ngày để nắm bắt cơ hội kinh doanh cho thành công của doanh nghiệp", ông Tuấn nhấn mạnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét