Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

“So găng” lần 2: Trump có thực sự chiến thắng Clinton?

Dù tỏ ra lấn lướt thấy rõ so với bà Clinton trong cuộc tranh luận lần 2, nhiều chuyên gia cho rằng, chính ông Trump mới là “kẻ thất thế”.

Trump “tự đóng đinh vào quan tài” của mình
Theo nhà báo nổi tiếng Richard Wolffe, những tiếng ồn mà mọi người nghe thấy trong cuộc tranh luận có thể chính là “những cái đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài” - chiến dịch tranh cử của ông Trump. Đó cũng có thể là tiếng tim của ông Trump đập trên sân khấu của cuộc tranh luận.
"so gang" lan 2: trump co thuc su chien thang clinton? hinh 0
Theo quan điểm của nhiều nhà báo, ông Trump bị bà Clinton làm cho lu mờ trong lần tranh luận thứ 2. Ảnh: AP

Dù thế nào đi chăng nữa, ông Trump cũng đã tỏ ra quá vụng về trong cuộc tranh luận lần này. Ông liên tục di chuyển quanh bà Clinton, đi ngay phía sau bà khi bà đang tiếp cận một cử tri tham gia cuộc tranh luận.
Tệ hơn thế, đối lúc ông còn tự ôm lấy mình, nhét tay vào thắt lưng và thậm chí thở phì phò như thể đang tự nuốt trôi sự tức giận của bản thân.
Những “con thú bị thương thường hành xử rất lạ lùng” và ông Donald Trump cũng đang hành xử rất lạ lùng trong cuộc tranh luận lần thứ 2 này. Không chỉ liên tục ngắt lời bà Clinton, ông Trump còn tung ra những lời đồn đoán rất vô căn cứ vốn chỉ có trên Internet.
Tỷ phú Mỹ còn cáo buộc chính bà Clinton đã tạo điều kiện để ông không phải đóng thuế: “Dĩ nhiên tôi sẽ không đóng thuế” và khẳng định sẽ lợi dụng những kẽ hở để lách thuế: “Tất cả những người tài trợ cho quỹ của bà Clinton cũng đều làm thế”.
Ông Trump cũng cáo buộc gia đình Clinton nêu ra vấn đề quấy rối tình dục như thể ông là một nạn nhân của họ: “Tôi cho rằng, đó là một hành động xấu xa và bà ấy phải tự thấy xấu hổ về bản thân”.
Nhìn chung, màn “biểu diễn” của ông Trump là khá điên rồ. Nó giống như “một con bò đực” liên tục lao vào tấn công đối phương và điều này chỉ dừng lại vào cuối buổi tranh luận khi bà Clinton khen con của tỷ phú Mỹ.

"so gang" lan 2: trump co thuc su chien thang clinton? hinh 1

VOV.VN - Đúng thời điểm diễn ra cuộc tranh luận Trump - Clinton lần 2, Reuters tung ra chùm ảnh về thái độ của nhiều nước trên thế giới với ứng viên Cộng hòa.

Trump dễ đem lại cảm giác chiến thắng
Nữ nhà báo Jessica Valenti lại cho rằng, chính sự hung hăng của ông Trump khiến ông tạo ra cảm giác lấn lướt hơn so với bà Clinton. Tuy nhiên, trên thực tế, sự hung hăng ấy đến từ chính sự tuyệt vọng của ông Trump khi mọi thứ đang vuột khỏi tầm kiểm soát của tỷ phú Mỹ.
Việc ông Trump công kích cựu Tổng thống Bill Clinton vì bê bối tình dục hay việc ông không thể kiềm chế được bản thân khỏi ngắt lời bà Clinton và 2 người dẫn chương trình dường như là một nỗ lực cuối cùng hòng lật ngược tình thế của ông Trump.
Tuy nhiên, chiến thuật công kích cựu Tổng thống Bill Clinton để “đánh đòn phủ đầu” bà Clinton đã phá sản hoàn toàn bởi mọi người vẫn tập trung vào đoạn video được tung ra ngay trước cuộc tranh luận lần 2 trong đó ông Trump sử dụng những lời lẽ khiếm nhã đối với phụ nữ.
Tệ hại hơn, thái độ bất cần khi nói rằng “đó là những lời lẽ được nói ra trong phòng kín” cũng như không hề tỏ thái độ ân hận khi xin lỗi của ông Trump càng khiến ông càng mất điểm trong mắt cử tri Mỹ.
Có thể có người cho rằng, ông Trump đã chiếm ưu thế vì liên tục lấn lướt bà Clinton, tuy nhiên, rõ ràng bà Clinton vẫn giữ được sự điềm tĩnh vốn có của mình và biết phớt lờ những câu hỏi không cần phải trả lời.
Cử tri Mỹ là người phải chịu đựng cuộc tranh luận lần 2
Nhà báo Kenneth Pennington khẳng định, cử tri Mỹ chính là những người thực sự phải chịu đựng cuộc tranh luận lần 2 giữa bà Clinton và ông Trump, mà chủ yếu là từ thái độ tỷ phú Mỹ.
Theo đó, cử tri Mỹ rất khó chấp nhận những câu trả lời hết sức hời hợt của ông Trump về việc ông sẽ trình bày như thế nào về chính sách chăm sóc sức khỏe của bản thân bằng câu trả lời cụt ngủn: “Kế hoạch của tôi sẽ hết sức tốt đẹp”. Tương tự như vậy, khi được hỏi về cuộc chiến chống IS, ông Trump cũng trả lời hết sức chung chung rằng: “Tôi sẽ đánh bại IS”.
Dù đây là chiến thuật để tránh bị bà Clinton công kích vào bê bối lộ video những lời lẽ khiếm nhã của mình nhằm vào những người phụ nữ, câu trả lời của ông Trump vẫn là quá sơ sài.
Tệ hơn nữa, ông Trump cũng không nói được gì nhiều khi đề cập đến việc cải cách chính sách chăm sóc y tế Obamacare mà ông đã chỉ trích gay gắt trước đó. Ông cũng không chịu tiết lộ chiến lược của ông trong cuộc chiến ở Syria.
Rõ ràng, việc ông Trump “thiếu kiến thức nghiêm trọng” về những vấn đề then chốt của nước Mỹ là một điều rất đáng tiếc. Mỹ cần bà Hillary Clinton phải đối mặt với một đối thủ xứng tầm có thể thách thức sự hiểu biết của bà chứ không phải một “chú hề” chỉ biết huênh hoang mà không có kiến thức thực sự nào.


Dù sao Trump vẫn có chút ưu thế
Sau thất bại ở cuộc tranh luận đầu tiên cũng như vướng vào bê bối gần đây, tỷ phú Mỹ rõ ràng cần một cú hích thật mạnh trong cuộc tranh luận lần 2 để lấy lại động lực cho mình.
Khác với các đồng nghiệp, nhà báo Christopher Barron cho rằng, trong lần tranh luận lần thứ 2 này, ông Trump đã thành công ngay cả khi những câu hỏi đầu tiên chưa được đặt ra cho các ứng cử viên.
Việc ông Trump tiến hành họp báo với 3 người phụ nữ có liên quan đến bê bối tình dục của ông Bill Clinton trước khi cuộc tranh luận diễn ra đã thay đổi hoàn toàn cục diện của cuộc tranh luận từ chỗ tập trung xoáy sâu vào những gì ông Trump nói vào năm 2005 đến chỗ chỉ ra những gì ông bà Clinton thực sự đã làm.
Rõ ràng, chiến thuật này của ông Trump đã khiến bà Clinton- một người từng được cho là không thể lay chuyển- bị lung lay dữ dội. Dù bà Clinton có chuẩn bị kỹ như thế nào, điều này vẫn không được bà thể hiện tốt trong cuộc tranh luận lần thứ 2.
Ông Trump đã đẩy bà Clinton vào tình thế bị động hoàn toàn thay vì chủ động đối phó như cuộc tranh luận đầu tiên. Trong suốt cuộc tranh luận lần thứ 2, ông liên tục tung đòn tấn công bà Clinton và khoét sâu vào những điểm yếu của bà.
Tỷ phú Mỹ rất cần chiến thắng trong cuộc tranh luận này và ông có phần lấn lướt được bà Clinton để kéo dài cuộc chiến sang vòng tranh luận thứ 3 hứa hẹn gay go và phức tạp hơn rất nhiều./. 

Trần Khánh/VOV.VN Theo Guardian

0 nhận xét:

Đăng nhận xét