Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Sinh vật kỳ lạ xuất hiện trong lòng đất Ấn Độ

Sinh vật kỳ lạ ở Ấn Độ
Sinh vật kỳ lạ ở Ấn Độ
 
 
Mới đây, tại ngôi làng Bawadi thuộc thành phố Jodhpur, bang Rajasthan, Ấn Độ, người dân đã bất ngờ phát hiện một sinh vật kỳ lạ khi họ đào sâu xuống lòng đất để lấy nước.
Theo báo cáo từ truyền thông Ấn Độ trang Newsnation.in, sinh vật này có nhiều đặc điểm giống với cơ thể người, nhưng vóc dáng lại khá bé nhỏ và đôi mắt to nổi bật trên khuôn mặt. Bên cạnh đó, sinh vật không có ngón cái, nghĩa là chỉ có duy nhất bốn ngón trên mỗi bàn tay. Bức ảnh về sinh vật bí ẩn này, sau đó, đã lan truyền rộng rãi trên Twitter và các trang mạng xã hội khác.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Nhiều người dùng internet bày tỏ các quan điểm khác nhau về nguồn gốc của sinh vật nói trên. Một số cho rằng đây là con khỉ nhỏ, một số tranh luận rằng đây có thể là biến chứng từ bào thai cơ thể người, v.v. Tuy nhiên, sự thật sẽ chỉ sáng tỏ khi các nhà khoa học tiến hành kiểm tra và nghiên cứu sâu thêm.
Hồng Liên

Vì sao đạo đức người Trung Quốc lại trở nên biến dị đến như vậy?

Chỉ vì có lòng tốt giúp đỡ một cụ bà bị ngã, Peng Yu đã bị cáo buộc là thủ phạm với lập luận “Nếu không có lỗi thì sao lại giúp?”
Chỉ vì có lòng tốt giúp đỡ một cụ bà bị ngã, Peng Yu đã bị cáo buộc là thủ phạm với lập luận “Nếu không có lỗi thì sao lại giúp?”
Ngày 13/10/2011 tại thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông đã xảy ra một vụ tai nạn gây chấn động cả nước Trung Quốc. Bé Duyệt Duyệt, 2 tuổi, vì mải chơi gần cửa hàng của cha mẹ mình đã vô tình chạy xuống phố và bị một chiếc xe van cán qua người.
Người lái xe dừng lại một lúc, dường như anh ta cảm thấy mình vừa đâm phải một ai đó nhưng rồi vẫn tiếp tục nhích lên và cán qua người Duyệt Duyệt một lần nữa bằng bánh xe sau. Không chỉ 18 người qua đường không dừng lại cứu giúp, mà một chiếc xe tải khác chạy qua và tiếp tục cán lên người em mà chạy. Mãi cho đến khi một phụ nữ nhặt rác tốt bụng nhìn thấy và kéo em vào bên trong.
Sự việc này nhanh chóng được truyền đi khắp các trang mạng xã hội không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Những người có lương tri khi biết chuyện đều cảm thấy sững sờ, đau đớn. Không ai có thể tưởng tượng nổi tại sao trên trái đất này lại có một dân tộc như thế.
Dưới đây là lời biện giải cho hành động thờ ơ vô cảm của những người qua đường buổi hôm đó:
Người tài xế xe tải cán qua người bé Duyệt Duyệt, trước khi ra đầu thú đã giải thích với báo chí lý do tại sao anh ta bỏ chạy:

“Nếu nó chết, tôi có thể chỉ phải bồi thường 20.000 nhân dân tệ (2.000 USD). Nhưng nếu nó bị thương có khi tôi phải mất hàng trăm nghìn tệ”.

Người đàn ông lái chiếc xe tay ga qua đường trả lời phóng viên với nụ cười khó chịu trên mặt rằng: “Nó không phải cháu tôi. Sao tôi phải quan tâm?”.
Trường hợp của Duyệt Duyệt không phải là hiếm gặp ở Trung Quốc. Đó chỉ là giọt nước tràn ly làm bùng nổ một loạt các vụ lên án sự vô cảm nhẫn tâm của dân chúng.


Một tháng trước khi xảy ra chuyện của Duyệt Duyệt, một cụ ông 88 tuổi bị ngã giữa chợ và chết do tắt thở vì bị chảy máu cam. Người qua lại rất đông, nhưng không một ai dừng lại giúp đỡ cụ. Người nhà của cụ khi tìm đến thì đã không thể làm được gì nữa. Con gái cụ nói “Nếu ai đó giúp ông một tay, để máu chảy ra ngoài thì có lẽ bố tôi đã không chết.”
Năm 2011 chiếc dầm từ một công trường xây dựng ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông bất ngờ lao xuống đất và rơi trúng vào một cậu bé 5 tuổi. Người mẹ của cậu bé đã van nài những người lái ô tô và xe máy qua đường giúp chở cậu tới bệnh viện nhưng tất cả đều từ chối, kể cả viên công an xã. Khi xe cứu thương được gọi đến thì đã quá muộn. Cậu bé đã chết trên đường tới bệnh viện.
Vì đâu người Trung Quốc trở nên vô cảm?
Tại sao người Trung Quốc lại vô cảm đến vậy, nick name 60sunsetred nói trên mạng xã hội: “Người Trung Quốc đã đạt tới ngưỡng vô đạo đức nhất của mình”.
Rất nhiều cư dân mạng khác bình luận rằng nếu là họ thì họ cũng làm như vậy, không thể ra tay giúp đỡ, vì rất có thể đó chỉ là dàn cảnh, nếu giúp có khi bị mắc bẫy.
Những cư dân mạng này nhắc lại vào năm 2006 tại Nam Kinh một thanh niên là Peng Yu giúp một cụ bà bị ngã trên phố và đưa cụ tới bệnh viện rồi ở đó chờ đợi xem cụ có sao không. Tuy nhiên, sau đó, thật ngược đời, các thành viên gia đình cụ đã cáo buộc Peng chính là người làm cho cụ bị ngã.
Thậm chí vụ án này khi đưa ra tòa án, thẩm phán đã đưa ra lập luận: “Peng phải có lỗi. Nếu không tại sao anh ta lại giúp đỡ bà cụ?”. Vị quan tòa này còn cho rằng Peng đã hành động trái với “quy luật thông thường”.
Sau khi tòa tuyên án Peng Yu có tội đã gây ra làm sóng phản ứng khắp Trung Quốc, cộng với việc rất nhiều kẻ dàn cảnh đã khiến người Trung Quốc cảnh giác, họ suy nghĩ rằng tốt nhất không làm gì hết nếu không muốn lại rước họa vào thân.

Ngay cả pháp luật cũng công nhiên tuyên án người đã ra tay giúp đỡ, còn cho rằng hành động giúp đỡ ấy là trái với quy luật thông thường. Vậy chẳng phải cũng ngang nhiên thừa nhận rằng vô cảm với người khác mới là điều bình thường?

Có thể nói rằng ở Trung Quốc ngày nay điều tốt và xấu đã bị đổi chỗ mất rồi, vậy nguyên nhân vì đâu mà ngày nay người Trung Quốc trở nên như vậy.
Nguyên nhân sâu xa
Người Trung Quốc xưa kia vốn có tín ngưỡng rất cao, có chuẩn mực đạo đức nhất định, đó là do văn hóa truyền thống còn in đậm trong tư tưởng như ‘’nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” của Nho Gia. Người Trung Quốc kính ngưỡng thiên địa quân thân sư (tức trời đất, vua, cha mẹ và thầy). Nền văn hóa cổ truyền Trung Quốc tin rằng làm điều thiện có thiện báo, làm điều ác gặp ác báo.
Thế nhưng vào thời kỳ Cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng đã chủ trương phá tan văn hóa truyền thống của Trung Quốc với ‘phá tứ cựu’ gồm: ‘cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán’.

Từ đó Trung Quốc đã quay lưng với văn hóa truyền thống dân tộc, cắt đứt liên hệ với trời và đất; từ đó mà người đấu với người, người đấu với trời, người đấu với đất.

Mao Trạch Đông đã từng nói là ông ta không theo Đạo cũng không theo Trời. Mà văn hóa truyền thống Trung Quốc kính trời và gần với Đạo.
Bắt đầu từ tháng 8 năm 1966, ngọn lửa điên cuồng của “Phá Tứ Cựu” đã đốt cháy toàn bộ di sản tinh hoa của đất nước. Những di sản này bị khép vào tội là những vật thể của “chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xét lại” nên phải tiêu hủy. Các đền chùa của Phật giáo, Đạo giáo, các bức tượng Phật, các danh thắng cổ tích, các bức thư pháp, các tác phẩm mỹ thuật hội họa và đồ cổ đã trở thành những mục tiêu phá hoại của Hồng vệ binh. 1000 pho tượng Phật được chạm khắc ngọc lưu ly trên đỉnh Núi Vạn thọ trong Di Hòa Viên ở Bắc Kinh bị đập phá tan tành.
Chùa Bạch Mã là ngôi chùa đầu tiên ở Trung Quốc, được xây dựng từ thời Đông Hán ở thành phố Lạc Dương. Trong chiến dịch ‘phá tứ cựu’ ngôi chùa này bị đập phá tan tành. Những bức tượng Mười tám vị La Hán bằng đất sét hơn 1000 năm tuổi được làm trong triều đại nhà Liêu đã bị phá hủy. Kinh Bối Diệp do một vị cao tăng người Ấn Độ mang đến Trung Quốc 2000 năm trước đã bị đốt.
Chùa Bạch Mã
Chùa Bạch Mã
Ở gần Thổ Lỗ Phiên, Tân Cương có một động Thiên Phật. Các bức bích họa trong động đều là những tác phẩm nghệ thuật quý giá, cuối cùng bị phá hoại toàn bộ. Điện chính của Viêm Đế Lăng và các kiến trúc phụ thuộc gặp phải phá hoại nghiêm trọng, ngoại trừ lăng mộ thì tất cả đều biến thành bình địa. Mộ Khổng Tử bị san phẳng, bia lớn “Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Văn Tuyên Vương” bị hủy. Thân tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trong đền Jokhang ở Tây Tạng bị hủy mất khuôn mặt; thánh địa Đạo giáo lớn nhất toàn quốc, nơi Lão Tử từng giảng kinh và gần 100 đạo quán ở xung quanh bị phá hủy….
Đề tự “Thanh Hoa Viên” trong miếu thờ Đại học Thanh Hoa bị đập nát. Ảnh chanhkien
Đề tự “Thanh Hoa Viên” trong miếu thờ Đại học Thanh Hoa bị đập nát. Ảnh chanhkien
Cố cung bị hồng vệ binh sửa thành “huyết lệ cung”. Ảnh chanhkien
Cố cung bị hồng vệ binh sửa thành “huyết lệ cung”. Ảnh chanhkien
Hồng vệ binh tại nơi giảng kinh ở đền Jokhang, Tây Tạng.
Hồng vệ binh tại nơi giảng kinh ở đền Jokhang, Tây Tạng.

Văn hóa là linh hồn của dân tộc, sự phát triển văn hóa định ra nền văn minh của một đất nước. Sự phá hủy hoàn toàn văn hóa của một dân tộc dẫn tới sự tiêu vong của dân tộc đó.

Chính vì thế mà sau khi ‘Cách mạng văn hóa’ tại Trung Quốc phá hủy văn hóa dân tộc, cắt liên hệ với trời đất, thì đạo đức người Trung Quốc càng ngày càng tụt trên dốc lớn, khiến người với người trở thành vô cảm.
Chủ trương ‘phá tứ cựu’ gồm: ‘cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục, cựu tập quán’ đã phá vỡ tan trái tim của người Trung Quốc khiến con người với nhau trở nên vô cảm.
Không chỉ quan hệ giữa con người với nhau là vô cảm, mà toàn bộ xã hội cũng đều trở thành giả tạo.
Một xã hội coi tiền bạc là tối thượng, mọi người đều chạy theo lợi, chỉ vì tiền mà bất chấp cả nhân cách và nhân tính; đây cũng chính là hiện tượng phổ biến tại Trung Quốc ngày nay. Dưới sự thống trị của ĐCS Trung Quốc những thứ giả lan tràn khắp nơi, nào là thương hiệu giả, thuốc lá giả, rượu giả, văn bằng giả, sữa giả, trứng gà cũng giả, thậm chí cả nghiên cứu khoa học cũng toàn là giả, rốt cuộc danh xưng “Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” cũng là giả nốt.
Toàn bộ Trung Quốc biến thành một xã hội lừa đảo chạy theo tiền, chỉ để có tiền mà bất chấp lương tâm. Trước đây thuốc lá giả, rượu giả thì cũng chỉ là chất lượng sản phẩm không tốt, mạo nhận nhãn hiệu nổi tiếng, còn hiện tại thì nào là thuốc lá nhiễm độc, rượu nhiễm độc, thực phẩm nhiễm độc, thịt heo nhiễm thạch tín, sữa nhiễm melamine v.v. Tất cả chỉ là vì cầu tài mà hại mệnh.

Xét cho cùng, người dân Trung Quốc thật sự rất đáng thương. Họ cũng chỉ là nạn nhân của một xã hội mà chế độ cầm quyền là ĐCS Trung Quốc đã phá hủy đi văn hóa truyền thống và cũng là phá hủy luôn trái tim dân tộc của họ.

Ngọn Hải Đăng

Minh Trị – Hoàng đế đưa Nhật thành cường quốc thế giới

Emperor-Meiji
Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 28/7/2015)
Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh
Triều đại Hoàng đế Mutsuhito – thời kỳ Minh Trị (tức nền hòa bình được khai sáng) – chứng kiến Nhật Bản từ một đất nước bị đe dọa bởi sự thống trị của Phương Tây trở thành một trong những cường quốc đứng đầu về kinh tế và quân sự trên thế giới. Để đạt được điều này, ông đã phải đưa ra quyết định khó khăn khi áp dụng nhiều đường lối và phong tục của phương Tây ở một đất nước vốn dĩ rất tự hào về nền văn hóa bản địa của mình. Rất nhiều thủ lĩnh Phiên bang căm hận sự pha trộn những tư tưởng ngoại bang. Tuy nhiên bằng cách thi hành những thay đổi này, Nhật Hoàng đã sử dụng chính các phương thức của người phương Tây để bảo tồn ý chí và độc lập của Nhật trong bối cảnh ngoại xâm, bảo vệ đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của Châu Âu và đưa Nhật trở thành một thế lực trên toàn cầu.
Sau một thập kỷ nỗ lực chống ngoại xâm, Chinh Di đại tướng quân (shogun) từ quan vào năm 1867. Với mục tiêu hiện đại hóa và hy vọng bảo tồn Nhật Bản, các nhà cải cách đưa hoàng tử Mutsuhito lên ngôi với hiệu là Thiên hoàng Minh Trị. Vị hoàng đế mới đã khép lại hai thế kỷ biệt lập của Nhật Bản, thay vào đó lựa chọn con đường tiếp nhận một số tư tưởng của phương Tây.
Dưới sự dẫn dắt của Thiên hoàng Minh Trị, người Nhật tiến hành những cải cách đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trước luật pháp. Ông xóa bỏ chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội Nhật Bản tập trung và có tổ chức đầu tiên sau nhiều thế kỷ. Hơn nữa, nước Nhật thúc đẩy công nghiệp hóa, nhanh chóng hiện đại hóa trong nửa sau thế kỷ 19.
Nhật Bản cũng được các cường quốc quân sự hàng đầu khi đó hỗ trợ. Các cố vấn nước Phổ giúp Nhật xây dựng quân đội, người Anh cho mượn tàu thuyền cùng với các chuyên gia đóng tàu, khiến Nhật có được sự trợ giúp từ những quốc gia có nền quân sự hùng mạnh nhất thời đó.
Minh Trị nhận ra rằng cần phải hy sinh một số thứ để Nhật trở thành một nước hiện đại. Giáo dục giảm sự tập trung vào khía cạnh văn hóa và thiên nhiều hơn về toán và khoa học. Triều đình giảm sự quan tâm tới Phật giáo, chú trọng hơn vào thần đạo Shinto của người Nhật – theo đó thần đạo mang một thông điệp mạnh mẽ về việc phục vụ đất nước và hoàng đế. Chính phủ cấm samurai (chiến binh của các phiên bang cũ) mặc trang phục cũ và đem theo thanh kiếm truyền thống, đồng thời cũng cắt bỏ bổng lộc triều đình.
Mặc dù những nỗ lực này đều nhắm tới mục đích thay đổi bộ mặt xã hội Nhật Bản theo nhiều hướng, nhưng triều đại Minh Trị cũng đảm bảo rằng nước Nhật không bao giờ để mất độc lập trong thời đại nhiều nước Châu Á cũng như Châu Phi nằm dưới sự cai trị của Châu Âu.
Và những nỗ lực đó cũng đem lại thành quả. Dưới thời Minh Trị, Nhật Bản lấn át kẻ thù truyền kiếp của mình là Trung Quốc trong Chiến tranh Trung-Nhật vào thập niên 1890. Tuy nhiên một thập kỷ sau mới là thành tựu đỉnh cao của Nhật: họ đánh bại đế chế Nga trong Chiến tranh Nga-Nhật. Chiến thắng quan trọng này củng cố vị thế cường quốc thế giới của Nhật và chứng tỏ được tính đúng đắn của những cải cách thời Mutsuhito.

Tình nguyện viên người Mỹ dạy chúng tôi làm từ thiện đúng cách

Tình nguyện viên Mỹ hét lớn “Bỏ xuống!” khi thấy các tình nguyện viên chúng tôi định trao quà cứu trợ cho một đứa trẻ.
Tình nguyện viên Mỹ hét lớn “Bỏ xuống!” khi thấy các tình nguyện viên chúng tôi định trao quà cứu trợ cho một đứa trẻ.
 
 
Mọi người trên chuyến xe cứu trợ không khỏi xúc động khi nhìn thấy một cậu bé da đen sạm gầy trơ xương, quần áo tả tơi đuổi theo chiếc xe tải to lớn chở đầy quà cứu trợ.
Ngay lập tức, nhóm tình nguyện viên chúng tôi quay vào xe lấy quà cứu trợ trao cho cậu bé.
“Anh định làm gì vậy? Bỏ xuống!” tình nguyện viên người Mỹ quát lớn.
(Getty Image)
(Getty Image)
Chúng tôi không khỏi bất ngờ trước hành động kì quặc của chàng trai người Mỹ. “Chúng ta đến đây để giúp mọi người kia mà?” Họ nghĩ thầm.
“Chào em, tụi anh đã đi rất xa để đến đây. Trên xe có rất nhiều thứ, em có thể giúp anh chuyển chúng xuống không? Tụi anh sẽ trả công cho em”. Tình nguyện viên người Mỹ hỏi cậu bé.
Trong khi đứa trẻ còn đang lưỡng lự, thì các cậu bé khác đã chạy tới trước chiếc xe. Tình nguyện viên người Mỹ cũng đề nghị giống như vậy với chúng.
Một đứa trong nhóm xung phong khuân thùng bánh bích quy xuống xe.
“Rất cám ơn em đã giúp anh, đây là phần thưởng cho em – một thùng bánh bích quy và một cái chăn bông được trao cho cậu bé – Không còn ai sẵn lòng giúp đỡ bọn anh nữa sao?“
Những đứa trẻ lập tức trèo lên xe và trong tích tắc hàng hóa đã nằm ngay ngắn dưới mặt đất. Các tình nguyện viên nhanh chóng trao cho mỗi em một phần quà cứu trợ.
Một đứa trẻ đến muộn vô cùng thất vọng khi nhìn thấy cái thùng xe tải trống rỗng. Em không biết mình phải làm gì để được nhận quà.
“Hãy nhìn xem, mọi người đang rất mệt mỏi. Thật tuyệt vời nếu em có thể tặng mọi người một bài hát.” Tình nguyện viên người Mỹ gợi ý.
“Cám ơn em, bài hát thật tuyệt!” Chàng trai vừa nói vừa trao cho cậu bé một phần quà.
volunteer-in-kenya-with-ivhq-body-one
Trước các hành động của tình nguyện viên Mỹ, nhóm chúng tôi không khỏi trầm tư, suy nghĩ…
Đêm đó, các tình nguyện viên đã có dịp trò chuyện cùng nhau. Anh bạn người Mỹ nói:

“Thật xin lỗi vì thái độ của tôi ban sáng, tôi không nên lớn tiếng như thế. Nhưng bạn biết không; nghèo không phải là cái tội, nhưng nếu những đứa trẻ ấy nhận được sự giúp đỡ của mọi người một cách quá dễ dàng, rất có thể chúng sẽ hình thành lối nghĩ: dùng sự nghèo đói của mình để mưu sinh, chứ không cố gắng phấn đấu để vươn lên. Lúc ấy, chúng sẽ càng nghèo khổ hơn. Đó không phải là lỗi do chúng ta gây ra hay sao?”

Có thể nói hôm đó là một ngày dài đầy trải nghiệm.
Dường như những đứa trẻ đã quen với việc được mọi người giúp đỡ bằng cách phân phát thức ăn, nhu cầu yếu phẩm hay tiền bạc mỗi khi đến đây. Cho nên chúng ngang nhiên đứng trên đường chờ những chuyến xe thiện nguyện đến phát quà.
Làm việc thiện không khó nhưng cũng không đơn giản, cần có lý trí không nên vì hành động của mình mà gây ảnh hưởng xấu cho thế hệ tương lai.
ghana-header
Theo NTDTV Thanh Thanh biên dịch

Điều người Việt nên tự hỏi trước khi ‘nâng cao sĩ diện’?

Tác giả:  Lê Nguyễn Duy Hậu – Tuần Việt Nam -29 July 2015

Trước khi chỉ trích một ai đó vì không làm mình vừa lòng, liệu có nên tự đặt câu hỏi: vậy ta đã tôn trọng họ chưa? Và ta phải làm gì để nhận được sự tôn trọng?
Luật bất thành văn
Không biết từ bao giờ đã xuất hiện một luật bất thành văn cho những người nổi tiếng đến Việt Nam, đó là họ phải mặc áo dài, đội nón lá, miệng ngọng nghịu: “Tôi yêu Việt Nam”, hoặc ít nhất cũng phải là “Xin chào Việt Nam”. Những ai từ chối làm điều đó rất dễ bị một đám đông giận dữ “buộc tội” coi thường Việt Nam.
Mới đây, một đội bóng hàng đầu nước Anh sang du đấu Việt Nam khiến người hâm mộ môn thể thao vua mất ăn, mất ngủ. Có người còn chạy bộ từ 2h sáng chỉ để hy vọng gặp được thần tượng. Trái lại, một đoạn clip được tung ra cho thấy các cầu thủ ngôi sao lạnh lùng phớt lờ cổ động viên.
Người quay clip thì luôn miệng gọi tên “Sterling, hãy nói Xin chào Việt Nam”, “Joe Hart, nói Tôi yêu Việt Nam đi”. Nhân vật được gọi tên thì lạnh lùng bước đi. Nhiều độc giả Việt theo dõi clip chỉ trích họ không tiếc lời. Có người so sánh với một đội bóng khác đến Việt Nam năm ngoái và họ đã thân thiện thế nào, hay các ca sĩ xứ Hàn Quốc ca ngợi Việt Nam thân thiện, mến khách ra sao.
Thế nhưng, chúng ta chờ mong điều gì từ những câu nói xã giao như vậy?
Mỗi người Việt Nam được giáo dục từ nhỏ về sự tự tôn dân tộc và hãnh diện về đất nước, về cảnh quan, về con người. Từ bé, chúng ta đã quen với việc được nghe các vị khách nước ngoài ca ngợi con người Việt Nam hòa đồng, mến khách. Khi có vị khách nước ngoài nào “đắc tội” kể về những ấn tượng xấu của họ với đất nước hoặc không tỏ ra thân thiện theo cách được trông đợi thì chúng ta gần như chỉ biết tổn thương và “ném đá”.
Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, sự tôn trọng mà một quốc gia có được phải do chính quốc gia đó đạt được, chứ không phải là đòi hỏi. Bắt một du khách, hay một người nổi tiếng phải nói “Tôi yêu Việt Nam”, “Xin chào Việt Nam”, để chứng tỏ sự thân thiện, bất kể trải nghiệm của họ chính là đang đòi hỏi sự tôn trọng một cách vô lý. Những lời cảm thán đó không làm tăng GDP cho quốc gia, không khiến chúng ta đẹp hơn trong mắt thế giới, trái lại, nó còn có thể tạo cảm giác khó chịu trong lòng du khách
Sĩ diện VN
Nhóm nhạc T-ara Hàn Quốc đội nón lá trong một buổi biểu diễn tại Việt Nam. Ảnh: VnExpress
Tạo ra sự tôn trọng
Phải chăng thay vì nâng cao sĩ diện dân tộc khi bị người ngoài làm phật ý, hãy tập trung nhiều hơn khắc phục những vấn đề có thể làm xấu hình ảnh đất nước do chính chúng ta tạo ra?
Khi Singapore từ chối nhiều phụ nữ Việt nhập cảnh, chúng ta đã phẫn nộ. Cách xử lý của nước bạn đã hợp lý chưa sẽ là một vấn đề cần bàn luận, nhưng một điều không thể phủ nhận là hiện tượng du khách nữ Việt Nam sang hành nghề chui tại phố đèn đỏ ở đây đã đến mức khiến chính quyền họ phải “mạnh tay”.
Rồi những tấm bảng viết bằng tiếng Việt nhắc nhở hành vi “sáu ngón” tại siêu thị Nhật. Hay ngay cả người trong giới có tiền khi đi du lịch nước ngoài cũng khiến sĩ diện quốc gia bị tổn thương với hành vi xả rác, trốn vé, đi lậu tàu, thậm chí là ăn cắp như trường hợp gần đây của Thụy Sỹ.
Người Mỹ từng bị thế giới coi là thô kệch, thiếu văn minh khi những du khách của họ xuề xòa, thiếu tôn trọng văn hóa châu Âu vào thập niên 1960. Và hiện nay là đến lượt người Trung Quốc. Điều này chứng tỏ, hình ảnh một quốc gia rất dễ bị ảnh hưởng bởi hành vi của công dân họ tại nước ngoài.
Còn trong nước, nhận định rằng người Việt Nam hiếu khách liệu có còn đúng? Tình trạng chặt chém, trộm cắp, móc túi, xe dù vẫn tồn tại, mà các du khách là nạn nhân trực tiếp. Người nước ngoài đến Việt Nam để tìm kiếm bản sắc văn hóa của một đất nước có bề dày lịch sử, nhưng chắc chắn tệ nạn xã hội không thể là một phần bản sắc đó.
Để đạt được sự tôn trọng phải bắt đầu từ điều đơn giản nhất là mở lòng và thấu hiểu lẫn nhau.
Một người bạn của tôi từng sống ở đây 5 năm nhưng khi rời đi, anh trải lòng với tôi rằng Việt Nam mãi mãi là một bí ẩn với anh, vì chưa bao giờ anh thực sự được coi là một phần của nền văn hóa này, dù anh nói tiếng Việt rất giỏi và thấu hiểu văn hóa chúng ta. Có những khi chúng ta đã không thực sự mở lòng để đón chào những giá trị mới, những chủng tộc, con người mới muốn trở thành một phần của chúng ta?
Còn sự thấu hiểu lẫn nhau chính là khi đón tiếp một vị khách, chúng ta phải ứng xử sao cho họ biết rằng họ được tôn trọng theo cách họ mong đợi. Quay trở lại câu chuyện đội bóng nước Anh nọ, nếu ai theo dõi sẽ thấy sự thiếu kiến thức của người quay clip khi liên tục gọi tên các cầu thủ bằng họ của họ (family name). Đây là một điều cấm kỵ trong văn hóa giao tiếp tại xã hội Âu, Mỹ vì chỉ có cấp trên và người lớn khi ra lệnh mới được quyền gọi ai đó theo cách này.
Bởi vậy, không khó hiểu khi những cầu thủ này chọn cách thờ ơ, thậm chí khó chịu với cách hành xử của người quay clip. Rất tiếc, không nhiều người trong chúng ta thấy được sự bất cập đó, mà chỉ mong tìm sự tôn trọng xã giao.
Vậy thì, trước khi chỉ trích một ai đó vì không làm mình vừa lòng, liệu rằng có nên tự đặt câu hỏi: vậy ta đã tôn trọng họ chưa? Và ta phải làm gì để nhận được sự tôn trọng?

Nghề ăn cắp của người Việt ở Đức


Tác Giả: Phạm Thị Hoài – Báo Trẻ Online -26 July 2015
nghe an cap
Có lần tôi đi một phiên tòa xử nhanh hai thanh niên Việt Nam ăn trộm trong cửa hàng. Một chàng diện Nike Air Max chói chang Một chàng quần bò Dolce Gabbana rất xước. Cả hai đều mới sang Đức hai tuần trước, đơn xin tị nạn còn chưa nộp. Họ ăn trộm phụ kiện, nước hoa và mỹ phẩm trị giá gần 1000 Euro, trong một cửa hàng mà họ hiển nhiên là những vật thể lạ. Xã hội tư bản tân tiến một thế kỷ rưỡi sau Marx đã xóa đi nhiều ranh giới giữa các giai cấp đối kháng, song lại mở rộng khoảng cách giữa các đẳng cấp.
Hai thanh niên Nghệ An này chỉ cần đặt một nửa bàn chân vào cửa hàng đó là toàn hộ hệ thống báo động của nó đã đỏ rực. Hình phạt cho mỗi chàng là một cuối tuần quản thúc, tức chiều tối thứ Sáu khăn gói đến Nhà Quản thúc Thanh thiếu niên ở, chiều tối Chủ nhật được về. Đại diện tư pháp cho thanh thiếu niên cằn nhằn rằng thế hơi nặng, phạt lao động công ích là đủ rồi. Công tố viên nhún vai. Thẩm phán thở dài, biết rằng sớm muộn cũng gặp lại họ, nhiều phần sớm hơn phần muộn.
Người Việt ở Đức hoàn toàn vắng mặt trong những tội phạm cỡ lớn như khủng bố, đe dọa an ninh quốc gia; rất khiêm tốn trong những tội phạm tài chính và công nghệ cao; khá thứ yếu trong những lĩnh vực như ma túy, mại dâm…; quả thật không thể sánh vai các bạn thuộc khối Đông Âu cũ do Nga dẫn đầu; nhưng lừng danh trước hết với mafia thuốc lá lậu và ngay sau đó có thứ hạng đáng kể là những người ăn trộm, có lẽ chỉ đứng sau Rumani.
Trong ba năm gần đây, mỗi năm cộng đồng 84.000 người Việt ở Đức phạm khoảng 5000 vụ hình sự, trong đó trên dưới 1000 vụ là tội ăn cắp. Để so sánh: cộng đồng Trung Quốc 110.000 người, mỗi năm trên dưới 200 vụ ăn cắp. Trừ tranh tượng nghệ thuật và bí mật công nghệ, nói chung không có thứ gì mà người Việt ở đây không thể và không nỡ ăn cắp, từ mèo nhà hàng xóm, xe nôi, xe đạp, hộ chiếu, thẻ tín dụng, điện, nước, biển số, đến nhân thân, vịt trời…; làm nấm ăn cắp nấm, làm xúc xích ăn cắp xúc xích, làm quán ăn cắp tất cả những gì không còn nguyên niêm phong; song phổ biến nhất là ăn cắp trong cửa hàng.
Có thời, đồ ăn cắp được bày ngang nhiên ở nhiều góc Trung tâm Thương mại Đồng Xuân, khu chợ Việt Nam nổi tiếng tại quận Lichtenberg. Đồng bào xúm xít mua đồ tốt giá rẻ, từ hộp thuốc đánh răng, kem dưỡng da, rượu, cà-phê đến túi xách, áo da, quần bò hàng hiệu. Sự nghiệp bán thuốc lá lậu đã góp phần xây dựng cộng đồng người Việt ở miền Đông nước Đức trong 25 năm qua, song thời hoàng kim của nó đã là dĩ vãng, trong khi ăn cắp thì tương lai còn khá vững bền.
an cap 1
Người Việt bán thuốc lá lậu tại Đức – NGUỒN: SPIEGEL TV
Ta hãy nhớ lại: Ngày 10/5/1996, cuộc chiến giành quyền kiểm soát thị trường thuốc lá lậu ở Berlin giữa các băng đảng Việt Nam – mở màn ngày 6/12/1992 với một xác người Việt ở một bãi đậu xe tại quận Marzahn, Đông Berlin – đạt tới đỉnh cao ghê rợn: sáu người Việt bị hành hình trong một căn hộ chung cư cũng ở quận Marzahn, tất cả tay đều bị trói, mỗi người lĩnh chính xác hai viên đạn của băng Ngọc Thiện bắn vào đầu. Bốn ngày sau, để “tháng Năm đẫm máu” đi vào lịch sử tội phạm của thành phố này, băng Quảng Bình “bị hại” đáp lễ bằng ba xác người Việt vứt ở đường tàu quận Lichtenberg.
ancap2
Một người Việt bị giết trong các cuộc thanh trừng của mafia thuốc lá – NGUỒN: SPIEGEL TV MAGAZIN
Mafia Việt Nam một thuở, nghe thì kinh, đếm xác nạn nhân càng kinh, song diện mạo thật thì thô sơ đến bất ngờ. Một số lính, được trìu mến hay trọng thị hay e sợ hay tất cả trộn lại – chỉ trừ không giễu nhại – gọi là “bộ đội”, quân chủ lực của băng Quảng Bình, sa vào tay cảnh sát Berlin không phải như trong phim hình sự, sau những pha săn lùng, đột nhập nghẹt thở. Mà đơn giản là ngớ ngẩn. Sau một phiên tòa xử tội ăn trộm một chiếc sơ-mi, một bộ đồ tắm và một chiếc quần short trị giá gần 500 DM trong cửa hàng xa xỉ KaDeWe, bị cáo là một phụ nữ Việt nhất định không chịu rời khỏi phòng xét xử. Cô run rẩy bảo, “bộ đội” đang chờ trước cửa tòa án, “bộ đội” sẽ bắt cóc cô để tra khảo, dù cô không khai gì trước tòa.
Một trong những “bộ đội” ấy, súng giắt cạp quần ngẩn ngơ, gần như lao thẳng vào tay cảnh sát, và ngay trong ngày hôm ấy sào huyệt của Quảng Bình bị lật tung, một trong hai khẩu Kalashnikov thu được ở đó chính là vũ khí đoạt mạng ba người ở đường tàu. Vài hôm sau, một trong những “bộ đội” đang bị truy nã cũng dính lưới, không phải trong khi chôn sống một ai đó ngoài rừng, mà trong khi ăn trộm tại một cửa hàng ở quận Lichtenberg.
Ăn cắp vậy là đã góp phần thanh toán mafia thuốc lá, chuyện của người Việt thường trớ trêu như thế. Không bao giờ nghề buôn lậu thuốc lá của người Việt ở đây còn đạt tới quy mô huy hoàng của những năm chín mươi đó nữa. Đức không còn là điểm đến hấp dẫn nhất. Chính ở thời điểm đó, Anh quốc nổi lên, với lợi nhuận kếch xù từ nghề trồng cỏ (cần sa) . Người Việt nghèo nhưng nhiều tham vọng. Họ muốn giàu, nhưng phải là giàu một cục, thật nhanh, thật xổi. Chắt chiu những đồng tiền lẻ để khấm khá dần lên từng đời như người Tàu ở nước ngoài thì chẳng bõ.
an cap 4
Tháng Ba năm nay, một phụ nữ Việt Nam vừa bị kết án hai năm sáu tháng tù vì tội bán đồ ăn cắp tổng trị giá 136.000 Euro trong cửa hàng châu Á này – NGUỒN: MORGENPOST SACHSEN
Tuy một bước đổi đời bằng nghề cầm nhầm thì khó, song ăn trộm ở đây một ngày vẫn hơn đi cày ở nhà cả tháng. Và khác xa huyền thoại, đồng bào tôi – nhất là thế hệ hai chàng Nike và Dolce Gabbana – còn thiếu cần cù hơn cả thiếu kiên nhẫn. Ăn trộm là nghề nhàn, dạo phố, tia hàng, đi làm như đi chơi mà thu nhập không thua đứng đường bán thuốc lá từ sáng sớm đến tối mịt, tức mỗi tháng trên dưới một ngàn Euro, chưa kể tiền nhà, tiền bảo hiểm y tế và khoảng 350 Euro trợ cấp tị nạn, tất cả do nhà nước trả.
Môi trường lại vô tận, nhân loại còn thì siêu thị còn, siêu thị còn thì người Việt còn. Và gần như không mất vốn. Một cái kìm cắt tem từ. Một cái túi lót lớp giấy bạc để tránh báo động khi qua cổng từ, gần đây người Việt giàu sáng kiến còn khâu luôn lớp giấy bạc vào mặt trong áo khoác. Và không cần qua đào tạo. Hôm trước theo đàn anh đàn chị đi tia, hôm sau tự mình đã ngon lành khánh thành công ty một thành viên hai ngón. Và ít mạo hiểm. Khung hình phạt cao nhất là năm năm, nhưng có ăn cắp cả Nữ thần Chiến thắng lẫn bốn con ngựa trên cổng thành Brandenburger Tor cũng chưa chắc được tuyên bản án ấy.
Xã hội càng yên thì luật pháp càng hiền. Trong thực tế, không mấy người Việt phải ngồi nhiều hơn vài ba tháng. Phần lớn chỉ phạt tiền, mỗi tháng trả dần vài ba chục, án tù thường chuyển thành chế độ hưởng án treo. Thanh thiếu niên chưa tròn hai mốt tuổi thường chỉ bị cảnh cáo, phạt lao động công ích, tức dọn dẹp lau chùi ngay trong trại, hay quản thúc cuối tuần. Có lần tôi suýt phì cười vì bản án dành cho một thanh niên Việt Nam ăn cắp 17 gói cà-phê: bắt về trại đi học tiếng Đức!
Thế là hôm ấy khi ra cửa, tôi bảo, hai cháu chịu khó đi học tiếng Đức nhé, đừng ăn trộm nữa.
Chàng Dolce Gabbana đáp, bọn phát-xít, nó xử oan, cháu có cầm đồ đâu.
Cầm đồ ở đây không phải là cầm đồ mà là cầm đồ. Tôi đã tưởng mình khá thông thạo ngôn ngữ của đồng bào ở Berlin, song có lần hỏi một chị làm nghề gì và nghe câu trả lời, em nhặt tay nhặt chân, tôi vẫn hơi sững sờ. Ám ảnh của chiến tranh mấy chục năm trước vụt hiện về: đó là một buổi sáng, từ hầm trú ẩn nơi sơ tán chui lên, đứa trẻ khi ấy là tôi cùng người lớn và những đứa trẻ khác lặng lẽ đi nhặt những mẩu chân tay vô danh, có cái là nguyên một tảng ở khúc hông và bẹn, văng rải rác gần một hố bom mới toanh. Nhưng ở Berlin, người phụ nữ Việt Nam nọ là chủ một tiệm làm móng, việc thường trực là lấy khóe, tỉa da thừa ở móng tay móng chân.
Tôi hỏi, cái gì cầm đồ?
Chàng Nike nhanh nhẹn giải thích, đồ thì cháu cầm, thằng này – hất hàm về phía Dolce Gabbana – chỉ bóc tem thôi. Nhưng cháu đã ra đến cửa đâu. Luật pháp đéo gì, bất công!

Tôi bảo, bóc tem với cầm đồ thì đúng là định ăn trộm rồi, oan với ai nữa.
Dolce Gabbana trừng mắt: Cô bênh bọn Đức lợn hử? Người Việt thì phải giúp người Việt chứ! Cô có phải người Việt không hử?
Vâng, tôi đúng là người Việt, sống ở Đức. Tháng trước, ở TTTM Đồng Xuân, trong lễ hội “40 năm hội nhập và phát triển” của người Việt ở Đức, ông Nguyễn Thiện Nhân, tốt nghiệp đại học và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đức, thay mặt chính phủ Việt Nam cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của chính phủ và nhân dân Đức, rồi kết thúc bài phát biểu bằng tiếng Đức của mình với lời gửi gắm đến cộng đồng người Việt đang sống ở đây: Đồng bào hãy chứng tỏ lòng biết ơn nước Đức bằng cách tôn trọng luật pháp Đức. Hóa ra là chuyện ơn huệ. Vậy việc hai khách du lịch Việt Nam vừa ăn trộm ở Zürich thật không đáng để làm ồn. Họ vừa không có gì mang ơn Thụy Sĩ để phải tôn trọng luật pháp nước này, vừa quá vặt vãnh so với hệ thống công ty hai ngón, chẳng hạn của người Việt ở Đức.
an cap 5
Lại chuyện người Việt ăn cắp
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn – Blog – 29-07-2015
Chúng ta đã từng nghe qua tình trạng người Việt ra nước ngoài ăn cắp ở Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Mã Lai, Nhật Bản. Mới đây nhất là hai du khách người Việt bị bắt vì ăn cắp ở Thụy Sĩ. Nhưng bài viết (link dưới đây) của Nhà văn Phạm Thị Hoài cho chúng ta biết rất nhiều người Việt ở Đức cũng ăn cắp (1).
Bài báo cho biết cộng đồng người Việt ở Đức có chỉ khoảng 84,000 người, ấy thế mà mỗi năm có 5000 vụ án hình sự! Càng ngạc nhiên hơn, trong số 5000 vụ hình sự đó, có 1000 vụ là tội ăn cắp! Trong khi đó cộng đồng người Tàu có 110,000 người mà mỗi năm chỉ có 200 vụ ăn cắp. Nói cách khác, “nguy cơ” người Việt phạm tội ăn cắp ở Đức cao gấp 6.5 lần so với người Tàu.
Với con số ăn cắp nhiều như thế, chúng ta khó mà nói đó là ngẫu nhiên hay những trường hợp cá biệt được. Phải nói đó là một “hội chứng xã hội”. Một cộng đồng mà có quá nhiều phạm tội ăn cắp như thế thì rõ ràng là một hội chứng. Nghiên cứu tâm lí cho thấy người ta ăn cắp vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn, nghèo nàn, liều lĩnh, và trầm cảm.
Nhưng ngoài những lí do trên, còn có những người mắc chứng tâm lí ăn trộm – thuật ngữ y khoa gọi là kleptomania. Người mắc chứng bệnh này lúc nào cũng cảm thấy bị thôi thúc phải ăn cắp, và họ cảm thấy sung sướng khi ăn cắp được một món hàng. Nhưng theo các chuyên gia tâm thần cho biết, những người mắc chứng này cũng cảm thấy tội lỗi sau khi ăn cắp. Cư dân mạng đồn rằng một cô xướng ngôn viên đài truyền hình VN cũng phạm tội ăn cắp nhiều lần. Rất có thể cô này cũng mắc chứng kleptomania. Điều thú vị là cô này lại chuyên phụ trách một chương trình về văn hoá.
Hội chứng kleptomania một phần là do di truyền. Tôi chợt nghĩ hay là người Việt có gen ăn cắp? Sẽ rất là thú vị nếu lấy được mẫu máu của những người ăn cắp và xét nghiệm gen để tìm xem gen nào là thủ phạm làm cho người Việt ăn cắp.
Vậy mà có chuyên gia tâm lí nói rằng “Trên thế giới, người Việt vẫn được tôn vinh bởi rất nhiều đức tính – tính cách đáng trân trọng như thân thiện, hòa đồng, chịu khó … Đặc biệt sự gan dạ và kiên trì hay thông minh cũng không phải là những đặc điểm không nổi trội” (2).
Thú thật, tôi không biết ở nơi nào trên thế giới mà người Việt được tôn vinh vì những “đức tính” trên đây. Nếu các bạn biết nguồn tham khảo, tôi rất muốn đọc. Còn hiện tại, tôi chỉ thấy báo chí quốc tế viết về thói hư tật xấu của người Việt, đặc biệt là ăn cắp và làm điếm. Đó cũng là một nỗi quốc nhục.
NV ăn cắp
____
(1) Nghề ăn cắp của người Việt ở Đức (Báo Trẻ/ Ba Sàm).
(2) Thói trộm cắp và sự thô vụng ứng xử của vài người Việt khi ra nước ngoài (GDVN).

Đây có Phải là Tiền Kiếp của 20 Người Nổi Tiếng? | Khoa Học Huyền Bí





Bạn có tin vào luân hồi không?
Bạn đã bao giờ có những giấc mơ kỳ lạ về một kiếp sống nào đấy hay cảm thấy gần gũi với một người mà bạn chưa từng gặp trước đó, thậm chí là vô tình va phải ai đó trên đường và đột nhiên nhớ ra rằng họ còn nợ tiền bạn?
Tôi đã xem rất nhiều ảnh của những người nổi tiếng và phát hiện ra họ giống hệt những người đã khuất.


Chẳng hạn như, đây là Matthew Mcconaughey, còn đây là ảnh chụp kiếp trước của anh, vốn là một sĩ quan liên bang.
Woww. Đến cả kiểu tóc cũng thật giống nhau.
Nếu người sĩ quan này cũng có thói quen cởi áo khi đánh nhau, thì đích thị họ là cùng một người.
Và đây là bản sao trong quá khứ của một số người nổi tiếng khác: Eddie Murphy, Nicolas Cage, và cả Leo DiCaprio, tôi tin anh chàng này vốn là một cô gái.
Bây giờ hãy cùng điểm qua các hình còn lại nhé.
Vậy bạn nghĩ thế nào?
Bạn đã tin vào luân hồi chưa?
Video này có làm thay đổi cách nghĩ của bạn không?
Ý tôi là, tôi hoàn toàn tin vào luân hồi.
Còn một câu chuyện khôi hài nữa.
Một người bạn của tôi nói với tôi rằng cô ấy mơ thấy kiếp trước của tôi là Lý Tiểu Long.
Có lẽ vì thế mà tôi rất yêu thích võ thuật, thành phố Seattle và cả điệu nhảy Cha Cha Cha nữa.
Hãy cho tôi biết các bạn nghĩ thế nào về luân hồi bằng cách bình luận phía dưới và đừng quên subscribe cho kênh của tôi.
Video mới của tôi sẽ ra hàng tuần.
Cảm ơn rất nhiều, hẹn gặp lại.

MỌI NGƯỜI CẢNH GIÁC!!! - Nghề Nail Làm Móng của người Việt ở Nước Ngoài



Rất mong mọi người có thể chia sẻ clip này rộng rãi để bảo vệ cộng đồng chúng ta, nhất những người phụ nữ chân yếu tay mềm trong đó có mẹ của mình cũng làm nghề nails như cô trong clip này và thường về khuya 1 mình để tránh chuyện như thế này xảy ra.

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Những con rồng vũ trụ: Các lỗ đen khổng lồ đang phát triển cực nhanh

“Những con rồng là đây” (Here be dragons) là một cụm từ từng sử dụng trên các bản đồ cổ, thường kèm theo các bản phác họa huyền thoại, để làm nổi bật một khu vực chưa được khám phá hay có khả năng gây nguy hiểm. Các nhà thiên văn có lẽ muốn mượn cảnh báo này để gọi các trung tâm thiên hà, trong đó có những hố đen siêu lớn.

vũ trụ, thiên văn học, rồng, những con rồng, mạt trời, lỗ đen siêu lớn, lỗ đen khổng lồ, lỗ đen, khoa học vũ trụ, Khoa học, hình thành siêu lỗ đen, hệ ngân hà, Bí ần, Bài chọn lọc,
Có thể có nhiều lỗ đen lớn hơn chúng ta nghĩ. Liệu chúng ta có cần một bản đồ? (ESO/Wikimedia Commons)
Có nhiều điều chúng ta chưa biết về những con quái vật này và các nhà khoa học vừa tìm thấy một con như thế, nó thậm chí còn tăng trưởng chẳng theo bất kì một quy luật nào.
Tăng trưởng khối lượng với một tốc độ cực nhanh, lỗ đen này cho thấy có thể có nhiều những lỗ đen to hơn chúng ta nghĩ trước đây.

Những sinh vật huyền thoại không tồn tại

Phương ngôn “những con rồng” của thiên văn học không phải là chuyện hoang đường. Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng chứng minh sự tồn tại của chúng. Phổ quan sát hồng ngoại dùng để dò tìm những thiên hà xa và chuẩn tinh có thể giúp chúng ta phỏng đoán về khối lượng của chúng, thông qua sự quan sát hệ Ngân hà của chúng ta.
Hình ảnh dưới đây cho thấy quỹ đạo của các ngôi sao ở gần trung tâm hệ Ngân hà. Chúng đã được quan sát trong hơn một thập kỷ để tìm ra quỹ đạo quay xung quanh một đối tượng đen vô hình.

Chuyển động của những ngôi sao xung quanh một hố đen (ESO)
Bằng cách áp dụng quỹ đạo vật lý đơn giản, chúng ta biết rằng đối tượng đen này phải có khối lượng lớn mới có thể tạo ra lực hấp dẫn đủ lớn để khiến các ngôi sao quay xung quanh nó, có lẽ nó lớn hơn 4 triệu lần lực hấp dẫn của Mặt trời. Tuy nhiên, nó chỉ chiếm một không gian rất nhỏ trong vũ trụ, chứ nếu không nó sẽ “va đập” vào các ngôi sao đang quay quanh. Chỉ có thể là một lỗ đen mới thực sự phù hợp với những mô tả dành cho đối tượng vô hình này.


Điều đáng lo ngại là, đây chỉ là khối lượng tầm trung trong những lỗ đen siêu lớn. Những khám phá về những lỗ đen có khối lượng gấp 10 tỷ lần Mặt trời đang được thực hiện tại các thiên hà khác.

Sự hình thành một lỗ đen khổng lồ

Không giống như các lỗ đen trung bình khác, các lỗ đen siêu lớn không chỉ đơn giản là được sinh ra từ cái chết của một ngôi sao, nó to lớn hơn bất kỳ ngôi sao nào có thể tạo ra nó. Vậy chúng đến từ đâu?
Có một số lý thuyết. Có người cho rằng phần lớn chúng phải được “sinh ra” từ những cụm sao sớm nhất vào thời gian đầu hình thành vũ trụ. Kể từ đó, chũng cần phải phát triển nhanh để đạt đến được khối lượng khổng lồ.
Trong giai đoạn phát triển này, sự bồi tụ khí và vật liệu rơi ra từ thiên hà có thể giải thích cho sự phát triển của nó. Thật vậy, những quan sát mới đây của Đài thiên văn Nam châu Âu cho rằng lỗ đen siêu lớn của hệ Ngân hà đã có một bữa ăn tối thịnh soạn như vậy.
Tuy nhiên, sự phát triển của lỗ đen siêu lớn có lẽ cũng không hoàn toàn là do tích tụ vật chất từ thiên hà. Nếu hai thiên hà va chạm vào nhau, các hố đen có thể có được một nguồn thức ăn mới để thúc đẩy sự tăng trưởng của chúng. Chúng cũng có thể kết hợp với nhau để tạo ra một lỗ đen thậm chí còn lớn hơn.
Theo cách này, sự tăng trưởng của các lỗ đen được hiểu là gắn bó mật thiết với sự phát triển thiên hà mẹ của chúng. Thật vậy, khối lượng của một lỗ đen siêu lớn xuất hiện tương quan chặt chẽ với tốc độ các ngôi sao quay theo quỹ đạo bên trong thiên hà chủ.
Ở một mức độ sâu hơn, các lỗ đen có thể hoạt động như một loại máy điều nhiệt cho sự hình thành những ngôi sao bên trong thiên hà chủ. Năng lượng và/hay động lực được các lỗ đen tạo ra có thể thúc đẩy việc hình thanh sao hay ngược lại là làm ngừng sự hoạt động của nó bên trong thiên hà chủ. Điều này là vì năng lượng làm nóng khí bên trong một thiên hà có thể khiến cho những ngôi sao không sẵn sàng để được sinh ra.

CID-947: Kẻ nổi loạn

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới được công bố trên tờ Science, các nhà thiên văn đã báo cáo về việc phát hiện ra một lỗ đen siêu lớn có vẻ như đã phá vỡ sự đồng bộ giữa tăng trưởng của thiên hà với tốc độ tăng trưởng của lỗ đen.
Sử dụng kính viễn vọng Keck ở Hawaii, các nhà nghiên cứu thấy một thiên hà có một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của nó (CID-947). Tỷ lệ khối lượng lỗ đen so với khối lượng sao là rất lớn, hầu như là một cường độ rất lớn vượt quá những gì mong đợi.
Với khối lượng gấp 7 tỷ lần Mặt trời, lỗ đen siêu lớn này vượt quá một số lỗ đen lớn nhất được biết đến. Đây là điểm thực sự thú vị. Sử dụng phép đo được gọi là dịch chuyển đỏ giúp chúng ta xác định khoảng cách và độ tuổi của một thiên hà, nhóm nghiên cứu có thể thấy rằng lỗ đen đặc biệt này phải phát triển cực kỳ nhanh. Hầu hết các mô hình đều dự đoán lỗ đen có khối lượng chỉ gấp khoảng hàng triệu lần Mặt trời chứ không phải hàng tỷ, đối với một thiên hà ở độ tuổi này.
Trong khi đó, các thiên hà vẫn đang trong giai đoạn hình thành sao, lỗ đen đã không gây ra sự ngăn chặn. Nghiên cứu kết luận rằng lỗ đen CID-947 đang trong giai đoạn hình thành cuối cùng, và chúng ta đang chứng kiến việc nó ngừng phát triển.
Điều này là rất quan trọng, vì CID-947 có thể được xem như một phiên bản lỗ đen đầu tiên được phát hiện thuộc về những thiên hà siêu khổng lồ nhất trong vũ trụ ngày nay. Đó là vì nếu chúng ta có những thiên hà vô cùng lớn trong vũ trụ ngày nay, thì chúng phải đến từ một thứ gì đó có khối lượng lớn trong vũ trụ trước đó. Quan trọng hơn, chúng ở nơi này từ thời kỳ đầu và chưa từng có ý định dập tắt sự hình thành của thiên hà chủ, nghĩa là chúng có thể phát triển lớn hơn theo thời gian.
Nói cách khác, có lẽ có nhiều “con rồng” lớn hơn chúng ta nghĩ đang ẩn núp ngoài kia: Khi chúng ta đang khám phá những phần càng ngày càng lớn hơn của vũ trụ, có lẽ một bản đồ với các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng sẽ lần lượt ra đời?
Kevin Pimbblet là một giảng viên vật lý cao cấp tại Đại học Hull. Bài biết này đã được xuất bản lần đầu ở TheConversation.com
Thanh Phong dịch từ The Epoch Times

Các nhà khoa học Mỹ và Canada tuyên bố phát hiện đại dương gần lõi Trái Đất

Mới đây, sau nhiều thập kỷ tiên đoán và nghiên cứu lý thuyết, các nhà khoa học Mỹ và Canada tuyên bố họ đã phát hiện một đại dương rộng lớn trong lớp mantle của Trái Đất. Điều này mở ra giả thuyết về việc có một thế giới nào đó tồn tại sâu trong lòng đất.

thế giới trong lòng đất, phat hien, dai duong, Bài chọn lọc,
Các nhà khoa học Mỹ và Canada đã thực hiện nghiên cứu này bằng cách phân tích số liệu cung cấp bởi USArray, đây là một hệ thống hàng trăm máy phân tích địa chấn đặt khắp nước Mỹ, các máy này có nhiệm vụ “lắng nghe” các hoạt động địa chấn của những lớp địa chất Trái Đất, cũng như lõi Trái Đất.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature,  cho hay, các nhà khoa học tìm thấy một lượng kim cương nhỏ, và từ kim cương này họ kết luận rằng có tồn tại một siêu đại dương nằm sâu trong lòng đất, cách mặt đất khoảng 600Km.
Phát hiện này đồng thời cũng làm vững chắc hơn giả thuyết: nước trên mặt đất (bao gồm biển, đại dương, sông hồ) là nước bị ép từ lòng đất ra, chứ không phải đến từ ngoài hành tinh hoặc do các thiên thạch băng va vào Trái Đất.

thế giới trong lòng đất, phat hien, dai duong, Bài chọn lọc,
Nước trên mặt đất có thể là nước bị ép từ lòng đất ra.
Giáo sư Graham Pearson, đại học University of Alberta, Canada, phát biểu: ” Nghiên cứu cho thấy khả năng tồn tại một siêu trữ lượng nước sâu trong lòng đất là rất cao, dữ liệu chỉ ra là lượng nước này có thể bằng tổng lượng nước của tất cả đại dương trên mặt đất“.
Cụ thể thì lớp nước này nằm ở phần chuyển tiếp giữa lớp mantle trên và lớp mantle dưới, tức là cách mặt đất khoảng 400 – 660Km. Điều này được cho là ở mức “giả thuyết chắc chắn đúng, hoặc gần như rất đúng”, tức là các nhà khoa học kết luận dựa trên dữ liệu thu thập chứ chưa có bằng chứng cụ thể, vì hiện tại chúng ta vẫn chưa đào sâu được như vậy vào lòng đất.
Phát hiện này còn mở ra nhiều khả năng cũng như giả thuyết về việc liệu Trái Đất có rỗng ruột hay không, hoặc thậm chí có một thế giới nào đó tồn tại sâu trong lòng đất hay không?

thế giới trong lòng đất, phat hien, dai duong, Bài chọn lọc,
Truyền thuyết cổ cũng như văn học hiện đại đều cho là, sâu trong lòng đất có tồn tại những nền văn minh tiên tiến.
Theo Tinhte

Thảm kịch con 'cưng' giết cha mẹ đẻ

Jennifer Pan (Ảnh chụp từ báo Toronto Life).
Jennifer Pan (Ảnh chụp từ báo Toronto Life).

Jennifer Pan, một cô gái Canada gốc Việt 28 tuổi, bị buộc tội giết người cấp độ 1 và cố ý giết người trong một vụ tấn công ngày 8 tháng 11 năm 2010. Jennifer đã thuê sát thủ giết chết mẹ đẻ, bà Bích Hà, và khiến người cha bị một vết thương nặng ở đầu.
‘Lời nói dối hoàn hảo’
Jennifer Pan sinh năm 1986 và từng được cha mẹ coi như “cục vàng”. Gia đình cô sống ở thành phố Markham phía bắc Toronto.
Jennifer từng là một học sinh toàn được điểm A ở một trường Công giáo và giành được học bổng đại học. Đúng như mong muốn của cha, cô tốt nghiệp ngành Dược đầy uy tín của trường đại học Toronto, sau đó vào làm việc tại phòng xét nghiệm máu của bệnh viện SickKids.
Thành tích của Jennifer đã làm cho cha mẹ cô, bà Bích Hà và ông Huei Hann Pan tràn ngập tự hào. Ông bà là những người tị nạn từ Việt Nam đến Toronto, và đã phải lao động rất vất vả trong một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô để con cái họ có một tương lai tươi sáng hơn.
Nhưng trong trường hợp của Jennifer, tất cả chỉ là một lời nói dối hoàn hảo. Cô đã không tốt nghiệp trung học và cũng không nhập học đại học Toronto như đã nói với cha mẹ mình.
Có lẽ cha mẹ của Jennifer không thể tưởng tượng được cô con gái “vàng” của họ trong thực tế chỉ là kẻ thất bại.
Chân dung 'cô gái vàng'
Vụ án của Jennifer đã xảy ra từ năm 2010 và cô đang thọ án tù chung thân nhưng mới đây, phóng viên Karen Ho, bạn học chung cấp 2 của Jennifer, đã tường thuật lại chi tiết vụ việc trên tạp chí Toronto Life.
Phóng viên Ho đã sử dụng các tài liệu của tòa án và các cuộc phỏng vấn để ghép nối các sự kiện về Jennifer như một kẻ nối dối kinh niên: giả mạo báo cáo học tập, thư học bổng, bảng điểm đại học, tất cả chỉ để giữ hình ảnh hoàn hảo của mình.
Ho viết, trường trung học mà hai người đã từng theo “là một cộng đồng hoàn hảo cho một sinh viên như Jennifer” – một cô gái rất dễ hòa mình với mọi người, với tiếng cười ròn rã, thường nhập bọn với các bạn trai cũng như bạn gái, Á cũng như Âu, thuộc mọi thành phần. Ngoài trường học, Jennifer đi bơi và học võ thuật. Nhưng sau này họ mới “khám phá ra rằng tính cách thân thiện, tự tin chỉ là vỏ bọc, mà bên trong thì Jennifer bị dày vò bởi cảm giác thiếu tự tin, nghi ngờ bản thân và hổ thẹn.”
Một trong những dấu hiệu mà ít người nhận ra là những vết cắt trên cánh tay mà Jennifer đã tự cứa vào mình.
Jennifer thực sự không hề ghi danh vào đại học, mà cũng chẳng tốt nghiệp trung học.
Trong bài báo, Ho viết: “Cha mẹ của Jennifer cứ tưởng con gái mình là học sinh giỏi. Thực là cô ấy chỉ thuộc loại trung bình, là điều không có gì lạ nơi những đứa trẻ khác nhưng lại không thể chấp nhận được trong gia đình nghiêm khắc của cô ấy”. Jennifer tiếp tục giả mạo học bạ suốt thời trung học và được sự chấp thuận sớm của Đại học Toronto. Nhưng vì rớt điểm đại số nên Jennifer đã không tốt nghiệp trung học, và trường Đại học Toronto đã rút lại đề nghị thu nhận. Jennifer đã nói dối rằng mình sẽ nhập học tại Ryeson vào mùa thu.
Cha cô, ông Hann đã rất vui mừng và mua cho cô ấy một chiếc máy tính xách tay. Jennifer thì thu thập các sách giáo khoa đã qua sử dụng và mua dụng cụ học tập.
Tháng 9 năm đó, Jennifer giả vờ tham dự tuần lễ của tân sinh viên. Cô cũng giả mạo giấy tờ để nhận được một khoản vay và làm cho cha cô tin rằng cô đã nhận được 3.000 USD tiền học bổng.
Jennifer mang cặp sách và sử dụng phương tiện giao thông công cộng làm cho cha mẹ cô tin rằng cô đang đến trường. Tuy nhiên, Jennifer lại đi đến các thư viện công cộng.
Cô cũng nói dối cha mẹ rằng vì chuyển đến Đại học Toronto nên sẽ không đủ vé mời để cha mẹ cô đến dự lễ tốt nghiệp.
Cuối cùng, cha mẹ của Jennifer cũng bắt đầu nghi ngờ, theo dõi cô và biết được sự thật.
Khi Jennifer thú nhận mình đã nói dối, thì cuộc sống trong gia đình cô nhanh chóng suy sụp.
Tức nước vỡ bờ
Ông Hann và bà Bích, cha mẹ của Jennifer Pan; bên phải là căn nhà của họ ở số 238 Helen Avenue. (Ảnh chụp từ trang web của báo Toronto Life).Ông Hann và bà Bích, cha mẹ của Jennifer Pan; bên phải là căn nhà của họ ở số 238 Helen Avenue. (Ảnh chụp từ trang web của báo Toronto Life).
Cha mẹ Jennifer đã nuôi dạy cô và anh trai Felix tin tưởng vào tầm quan trọng tối cao của thành tích học tập và họ hạn chế tối đa các hoạt động của hai anh em. Cuộc sống thời trung học của Jennifer bao gồm nhiều hoạt động ngoại khóa như trượt băng nghệ thuật, piano, võ thuật và bơi lội. Ngoài những đêm dài học hành, Jennifer bị cấm tham dự bất cứ buổi tiệc nào. Hẹn hò là chuyện không thể có được. Trong nhà cô trưng bày rất nhiều giải thưởng.
Khi cha mẹ thấy tất cả những cố gắng của họ không đi đến đâu, họ áp đặt thêm các hạn chế đối với cô con gái nay đã trưởng thành: Không điện thoại, không máy tính xách tay. Không còn những cuộc hẹn bí mật với bạn trai là Daniel Wong nữa.
Mặc dầu cuối cùng thì Jennifer cũng được tự do hơn, cô vẫn căm giận. Cô nghĩ đến cuộc sống tự do hơn nếu không có cha mẹ. Vì vậy, với sự giúp sức của bạn trai Daniel, cô đã âm mưu giết hại hai người đã làm cho cuộc  sống của mình giống như bị “quản thúc tại gia”.
Cảnh tượng được miêu tả trên tờ Toronto Life và phiên tòa trước đó là khủng khiếp. Trong vụ giết người mà hiện trường được tạo dựng  trông giống như một vụ cướp, Jennifer đóng vai nhân chứng bất lực, vào lúc ba tay giết mướn, bắn chết mẹ mình và làm cho cha bị thương nặng. Cô hoảng hốt gọi số cấp cứu 911 để gây thêm ảo tưởng.
Báo chí tường thuật vụ việc như một vụ cướp và cảnh sát Markham cảnh báo cư dân về sự kiện người phụ nữ bị giết.
Nhưng sau một vài tuần điều tra, cảnh sát đã tìm ra sự thật. Đây sẽ là lời dối trá cuối cùng của Jennifer, khi khai rằng cha mẹ đã bị kẻ cướp bắn chết chứ không phải vì âm mưu của cô con gái.
Trong phiên xử hồi tháng giêng năm nay, một tòa án ở Ontario đã kết tội Jennifer và 3 đồng phạm vào tội cố sát và mứu sát. Tất cả đều lãnh án án tù chung thân không có cơ hội giảm án trong vòng 25 năm.
Nỗi đau của người thân
Khi phiên tòa xét xử Jennifer diễn ra vào ngày 23 tháng 1 đầu năm nay, không ai trong số các thành viên gia đình của cô xuất hiện, nhưng cha và anh trai của cô đều nói rằng cuộc sống của họ đã bị đảo lộn bởi vụ tấn công.
Cha của Jennifer cho biết: “Khi tôi mất đi người vợ, tôi cũng đồng thời mất đi đứa con gái. Ngày Bích qua đời, tôi cũng cảm thấy mình đã chết”.
Bị ám ảnh bởi những cơn ác mộng và bị cản trở bởi những nỗi đau còn lại, ông Hann cho biết ông không thể làm việc hoặc trở về ngôi nhà mà ông đã cố gắng dành dụm để mua trong 4 năm trời. Bán ngôi nhà đi cũng tỏ ra không thể xóa được vết nhơ của vụ sát hại.
Ông Hann nói: “Tôi hy vọng con gái tôi, Jennifer, nghĩ về những gì đã xảy ra với gia đình của mình và một ngày nào đó nó có thể trở thành người tốt và lương thiện”.
Trong khi đó, anh trai của Jennifer - Felix - cho biết, sự sỉ nhục về hành động của em gái sẽ theo anh suốt cuộc đời. Anh nói, ngay cả bây giờ, thật khó để nghĩ đến, hạn chế nói đến mất mát của mình.
Tòa hình sự cũng cho biết Jennifer bắt đầu âm mưu giết cha mẹ mình sau khi họ buộc cô phải lựa chọn giữa họ và bạn trai Daniel, người đã trở thành kẻ buôn bán ma túy.
Nguyên nhân tội ác
Khi trả lời phỏng vấn của tờ Washington Post, phóng viên Ho cho biết: “Đó là một tội ác khủng khiếp. Nhưng vì rất nhiều người đã trải qua tuổi thơ giống như Jennifer nên chuyện sẽ có ai đó không kiềm chế được nữa là điều không phải là điều khôn lường.
Ho cho biết, những kỳ vọng đặt lên nhiều trẻ em người Mỹ gốc Á “tác động mạnh và lâu dài đến khả năng chấp nhận thất bại”. Phóng viên Ho cũng viết: “Tôi càng biết nhiều về sự giáo dục nghiêm khắc của Jennifer tôi càng thấy mình giống cô ấy. Tôi lớn lên cùng cha mẹ Á Châu nhập cư vào Canada với hai bàn tay trắng, và cha tôi đã rất kỳ vọng vào tôi”.

Ho cho biết thêm: “Bố tôi mong muốn có người con giống như một giải thưởng, thứ mà ông có thể mang đi khoe”.
Kể từ khi xuất bản, bài báo đã đánh trúng tâm lý giới trẻ Châu Á nhập cư tại Canada và Mỹ. Họ chia sẻ trên mạng xã hội những câu chuyện về tuổi thơ với đặc điểm chung là những kỳ vọng cao đặt vào mình và nỗi lo sợ tê tái là không đáp ứng được các kỳ vọng đó.

Theo Toronto Life, Washington Post, National Post.

VOA: Nếu Việt Nam chọn Hoa Kỳ, liệu Trung Quốc có áp dụng lại đối sách 1979?

(Bạn đọc) - Ngày 30/07/2015, trang VOA đã đăng tải bài viết có tiêu đề “Nếu Việt Nam chọn Hoa Kỳ làm đồng minh, Trung Quốc có áp dụng lại đối sách 1979?” của tác giả Thiện Ý. Ban biên tập sẽ đăng tải lại nội dung chính của bài để rộng đường bạn đọc tham khảo.

Sau chuyến đi Hoa Kỳ mới đây của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, có dự đoán lạc quan rằng Việt Nam có thể chấm dứt chính sách ngoại giao, mà theo một số nhà phân tích miêu tả là “thêm bạn, bớt thù”, và chọn Hoa Kỳ làm đồng minh. Nếu dự đoán trên xảy ra, liệu Trung Quốc có áp dụng lại đối sách năm 1979 khi Hà Nội quyết định chọn Liên Xô?
Đối sách với Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc
Sau khi Việt Nam thắt chặt quan hệ với Liên Xô, đối sách năm 1979 của Trung Quốc có mục đích trừng phạt và khuất phục Việt Nam bằng cách gây khó khăn nghiêm trọng, toàn diện về đối nội cũng như đối ngoại cho Việt Nam. Để đạt mục đích này, Trung Quốc đã tiến hành các biện pháp tấn công quân sự, phá hoại kinh tế, gây bất ổn chính trị và cô lập Việt Nam trên trường quốc tế.
Nếu Việt Nam chọn Mỹ, Trung Quốc có dám hành động như năm 1979?
Nếu Việt Nam chọn Mỹ, Trung Quốc có dám hành động như năm 1979?
Trong thời kỳ chiến tranh ý thức hệ giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản, cuộc tranh chấp quyền lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa giữa Liên Xô và Trung Quốc đã đến mức phân hai khối cộng sản, một số nước chọn Liên Xô, một số nước theo Trung Quốc. Vì nhu cầu chiến tranh chống Miền Nam cần sự yểm trợ vũ khí, lương thực của cả Liên Xô và Trung Quốc, nên Hà Nội vẫn cố giữ thế trung lập. Nhưng sau khi chiến tranh chấm dứt, Viêt Nam đã chọn Liên Xô là “Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa”. Oán giận Việt Nam, Trung Quốc đã sử dụng lá bài Campuchia để trừng phạt Việt Nam.
1. Mũi nhọn thứ nhất: Trung Quốc đã sử dụng chính quyền Pol Pot và Ieng Sary ở Campuchia để tấn công quấy phá biên giới Tây Nam, đánh chiếm vài đảo nhỏ của Việt Nam, kích động lòng hận thù dân tộc. Sau ba năm chịu đựng sự quấy phá, Việt Nam quyết định chinh phạt PotPot vào mùa xuân năm 1979. Trong vòng không đầy một tháng tiến công, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã “giải phóng” được đất nước Chùa Tháp khỏi nạn diệt chủng.
Nhưng hành động quân sự này, dưới nỗ lực vận động hành lang và chỉ trích xuyên tạc của Trung Quốc, đã bị cả thế giới lên án là “kẻ xâm lược”. Hà Nội bị cô lập về chính trị, ngoại giao và bị bao vây kinh tế bởi chính sách cấm vận của Hoa Kỳ. Ban đầu với mục đích sử dụng quân lực để dẹp bọn quấy phá và giúp đỡ người dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng, thế nhưng Việt Nam tiến vào Campuchia thì dễ mà rút ra thì khó, vì đây là “trận địa vũng lầy” được Trung Quốc chuẩn bị cho Việt Nam sa lầy.
2. Mũi nhọn thứ hai: sau khi gài thế chôn chân Việt Nam ở Campuchia và những khó khăn hậu chiến chồng chất, Trung Quốc đã mở cuộc đại tấn công quân sự tràn qua biên giới phía Bắc Việt Nam với danh nghĩa “để dạy cho Việt Nam một bài học”.
Trong trận chiến này, Trung Quốc đã huy động tới 600.000 quân với 800 xe tăng và xe bọc thép, hàng ngàn trọng pháo, hàng trăm máy bay đủ loại. Đặng Tiểu Bình, lãnh tụ của Trung Quốc lúc đó, gọi hành động quân sự này là “để dạy cho Việt Nam một bài học”. Trên thực tế, Trung Quốc đã tự rút về, sau một tháng tấn công, chiếm đóng sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam (từ 17-2 đến 18-3-1979) và gây ra hàng loạt tội ác, như triệt phá các cơ sở chính quyền, kinh tế của Việt Nam, tàn sát nhiều người, phá trụi bốn thị xã Lào Cai, Cẩm Đường, Cao Bằng, Lạng Sơn…
3. Ngoài hai mũi nhọn trên, Trung Quốc còn tung thêm mũi nhọn tấn công trên lĩnh vực kinh tế và chính trị của Việt Nam.
Về kinh tế, ngay sau khi Hà Nội nghiêng hẳn về Moscow, lập tức Bắc Kinh đòi nợ khẩn cấp, cắt hết viện trợ hậu chiến, ngưng ngang các công trình đang xây dựng và rút hết chuyên gia về nước. Đồng thời cắt đứt đường vận chuyển qua đường sắt Vân Nam – Hà Nội, vốn là con đường vận tải đường bộ duy nhất lúc bấy giờ để Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa giao lưu hàng hóa với Việt Nam.
Trung Quốc có sẽ áp dụng lại đối sách năm 1979 với Việt Nam?
Quá khứ là vậy, còn hiện tại và tương lai thì sao?
Câu trả lời tổng quát là: Trung Quốc ngày nay sẽ không dám sử dụng lại đối sách cũ đối với Việt Nam, một khi Hà Nội chọn Hoa Kỳ làm đồng minh. Vì sao?
Là vì vị thế và tình hình Việt Nam trong tương quan với cộng đồng các quốc gia trên thế giới ngày nay so với 36 năm trước đây (1979-2015) đã khác xa. Chiến lược toàn cầu, hay nền trật tự quốc tế mới hay hệ thống kinh tế quốc tế mới, đã được các cường quốc xác lập từ lâu, trong đó có sự tham gia của cả Trung Quốc và Việt Nam. Hơn ai hết, ngày nay Trung Quốc phải hiểu là mình không còn có thể “muốn làm gì thì làm” mà không gánh chịu hậu quả nghiêm trọng về chính trị, kinh tế và ngoại giao.
Trung Quốc sẽ không hành động như năm 1979, vì vị thế Việt Nam nay đã khác
Trung Quốc sẽ không hành động như năm 1979, vì vị thế Việt Nam nay đã khác
Vì vậy có thể nhận định rằng, Trung Quốc sẽ không thể áp dụng lại đối sách năm 1979.
1. Thực tế Trung Quốc sẽ không thúc đẩy cuộc chiến tranh giữa hai nước Việt Nam – Campuchia để có cớ trừng phạt Việt Nam, mặc dầu có những dấu hiệu khơi mào tương tự như trường hợp đẩy Việt Nam vào cuộc chiến tranh chinh phạt Campuchia vào năm 1979.
Dấu hiệu khơi mào đầu tiên trước chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng Bí thư đảng CSVN là việc Campuchia đã chủ động khơi lại vấn đề tranh chấp biên giới với Việt Nam xảy ra vào ngày 28-6-2015 và những hành động tiếp theo vào những ngày sau đó trên vùng biên giới giáp ranh tỉnh Svay Rieng của Campuchia và tỉnh Long An của Việt Nam.
Dấu hiệu thứ hai xảy ra một ngày sau chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là việc một phái đoàn quân sự và an ninh cấp cao do Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh dẫn đầu khởi sự chuyến đi thăm Bắc Kinh hôm 8 tháng 7. Ông Tea Banh nói rằng chuyến đi này nằm trong khuôn khổ một cuộc “trao đổi thường niên”. Nhưng tham gia chuyến đi có các Tư lệnh của cả 3 quân chủng thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia và Tư lệnh Quân cảnh Quốc gia – điều này nói lên tầm quan trọng của chuyến đi, bất chấp lời phát biểu của ông Tea Banh.
Thế nhưng trên thực tế, cũng có những dấu hiệu cho thấy các cuộc xung đột lẻ tẻ ở biên giới Việt Nam – Campuchia sẽ không dẫn đến chiến tranh giữa hai nước như năm 1979. Nhà chức trách hai nước đã tức thời gặp nhau và khẳng định tiếp tục giải quyết vấn đề biên giới thông qua thương lượng, căn cứ trên bản đồ lịch sử và luật pháp quốc tế. Chính Thủ tướng Hunsen cũng yêu cầu các chính phủ Pháp, Anh, Hoa Kỳ cung cấp cho các bản đồ ổn cố từ thời Đông Dương thuộc Pháp làm căn cứ để xác định biên giới hai nước, mà ông tin văn khố các nước này hiện còn lưu trữ.
2. Mặc dầu có những sự đồn đoán về hành động chuyển quân về phía biên giới Việt – Trung, song Trung Quốc sẽ không dám ngang nhiên tấn công quân sự gọi là để “dạy cho Việt Nam một bài học” như năm 1979, nếu Việt Nam tiếp tục thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ. Vì Hoa Kỳ hiện nay khác Liên Xô trong quá khứ. Hoa Kỳ sẽ không đứng nhìn Trung Quốc tự tung tự tác như Liên Xô trước đây. Vì Hoa Kỳ không phải là “con cọp giấy” như Trung Quốc thường rêu rao trước đây, mà là “con cọp thật” đã và đang thể hiện sức mạnh thực sự của một mãnh hổ, vượt trội Trung Quốc về quân sự cũng như nhiều mặt khác, để nếu xẩy ra bất cứ xung đột quân sự nào, ưu thế vẫn nghiêng về phía Hoa Kỳ.
Vì vậy, Hoa Kỳ đã không ngần ngại công khai lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc xâm lấn Biển Đông, lấn áp các nước nhỏ yếu trong vùng trong đó có Việt Nam và khẳng định nhiều lần rằng Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia trong vùng Biển Đông phải bảo vệ.
Chuyến đi Mỹ hồi đầu tháng 07/2015 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khiến Trung Quốc phải e dè, và ngay lập tức có hành động xoa dịu
Chuyến đi Mỹ hồi đầu tháng 07/2015 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khiến Trung Quốc phải e dè, và ngay lập tức có hành động xoa dịu
Dường như Trung Quốc cũng hiểu được quyết tâm và hành động thực sự của Hoa Kỳ lần này không thể coi thường. Vì vậy đã có dấu hiệu của một sự xoa dịu tình hình. Một điển hình là ngay sau chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Đảng CSVN, Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ đã tới thăm Việt Nam trong ba ngày (từ 6 đến 19-7-2015). Theo Tân Hoa Xã, Ông Trương đã hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Trong cuộc gặp Ông Sang, Phó Thủ tướng Trung Quốc nói rằng mối quan hệ truyền thống do hai lãnh đạo của hai nước là Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh vun đắp là “một tài sản quý giá của hai đảng và nhân dân hai nước”. Phó Thủ tướng Trung Quốc cũng được trích lời nói thêm rằng vì “quyền lợi cơ bản của hai nước, cần phải thắt chặt mối quan hệ truyền thống này”.
Bản tin của Tân Hoa Xã không đề cập tới vấn đề tranh chấp biển Đông. Tuy nhiên, báo chí Việt Nam cho hay, trong cuộc gặp với ông Trương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh đề nghị hai bên “tuân thủ các thỏa thuận và nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về những bất đồng trên biển và sớm cùng các nước ASEAN hoàn tất xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”.
3. Ngoài hai mũi nhọn trong đối sách năm 1979 không dám áp dụng lại, Trung Quốc có thể tung mũi nhọn tấn công trên lĩnh vực kinh tế và chính trị của Việt Nam hay không?
Vì kinh tế, Việt Nam hiện nay lệ thuộc kinh tế Trung Quốc khá nhiều mặt, nhưng nếu Bắc Kinh đã chọn đối sách hòa dịu, thì họ sẽ không sử dụng mũi nhọn này tấn công Việt Nam. Nếu có sử dụng đi nữa cũng không gây khó khăn nhiều cho Việt Nam như năm 1979. Vì nền kinh tế Việt Nam nay đã khác xưa, không còn bị bế quan tỏa cảng (do chế độ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bị cấm vận), mà đã vững mạnh nhờ mở rộng làm ăn theo kinh tế thị trường. Nếu Trung Quốc gây khó khăn về kinh tế, Việt Nam sẽ vượt qua, nhờ sự trợ giúp của Hoa Kỳ và các nước tư bản có đầu tư tại Việt Nam.
Về chính trị, Trung Quốc cũng khó tạo biến cố gây bất ổn chính trị cho Việt Nam. Vì một khi chọn Mỹ và các cường quốc tư bản làm đồng minh, thoát khỏi sự kìm kẹp của Trung Quốc, Việt Nam sẽ tạo được sức hậu thuẫn mạnh mẽ của toàn dân, tình hình chính trị sẽ ổn định và ngày càng được củng cố, sẽ vô hiệu hóa mọi thủ đoạn của Bắc Kinh nhằm phân hóa nội bộ, gây bất ổn chính trị và xáo trộn xã hội Việt Nam.
Tóm lại, nếu Việt Nam chọn Hoa Kỳ làm đồng minh, Trung Quốc sẽ không thể thực hiện đối sách năm 1979 với Việt Nam, vì tình hình Việt Nam và cục diện thế giới đã thay đổi. Tư thế và nội lực Hoa Kỳ ngày nay khác tư thế và nội lực Liên Xô ngày xưa. Trung Quốc chắc cũng đã hiểu rõ điều đó và có đủ khôn ngoan để có một đối sách khác hơn năm 1979 đối với Việt Nam vì quyền lợi thiết thân của mình.
(Theo VOA)

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

19 câu để đời của Lão Tử làm thay đổi cuộc sống của bạn

Lão Tử là bậc tu đạo hơn 3.000 năm trước, được cho là người đầu tiên thuyết về vũ trụ, ông để lại câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo” với ngụ ý Đạo nếu định nghĩa được thì không còn là Đạo, Lão tử không thể giảng rõ hơn được, vậy rốt cuộc Đạo là gì?

Phải chăng cái Đạo, chân lý mà ông muốn đề cập là điều to lớn, không ai có thể nói chính xác đó là gì, hay con người không xứng để nghe?Ông để lại nhiều câu khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục, người đọc tùy hoàn cảnh mỗi lần xem lại đắc thêm ý mới, có tác dụng dẫn dắt con đường tâm linh, dẫn chứng cho ý ông nói, thế nhân ai muốn định nghĩa Đạo mà ông giảng, sau một thời gian nhìn lại cũng tự thấy mình “lạc hậu”, nên không thể định nghĩa được là vậy.
lão tử
1. Lo thắng người thì loạn, lo thắng mình thì bình.
2. Nếu muốn được tất cả, phải từ bỏ tất cả.
3. Hiểu người là khôn, hiểu được mình mới là khôn thật sự.
4. Nếu biết vạn vật đều thay đổi, thì bản thân không nên cố nắm giữ điều chi.
5. Ai vội vàng tiến lên phía trước đều không thể đi xa.
6. Ai muốn hiển thị mình sẽ tự làm lu mờ bản thân.
7. Ai muốn chứng thực bản thân sẽ không tự biết bản thân mình là ai.
8. Ai muốn ước chế người khác thường không tự ước chế bản thân mình.
9. Không còn sự đối chọi, ma quỷ tự tiêu tan.
10. Nếu biết nhìn vào tâm mình, anh có thể tìm thấy tất cả các câu trả lời.
11. Nhu thắng cương, tĩnh thắng động.
12. Hãy để mọi chuyện tùy kỳ tự nhiên.
13. Nếu người muốn co lại, trước hết hãy cho phép nó duỗi ra. Nếu người muốn từ bỏ, hãy cho phép nó nhảy xuất ra. Nếu người muốn có điều gì, trước hết phải cho đi thứ đó.
14. Những khởi đầu tốt đẹp thường được ngụy trang thành một đoạn kết bi thảm.
15. Chú tâm đến sự công nhận của người khác rồi người sẽ trở thành tù nhân của chính họ.
16. Nếu một người có thể nhận ra mình không thiếu thứ gì, cả thiên hạ đã thuộc về người đó.
17. Vô hình vô tướng là niềm an lạc nhất.
18. Bậc trí tuệ là người biết những gì mình không biết.
19. Khi bạn hài lòng đơn giản là chính mình, không so sánh hay cạnh tranh với ai, tất cả mọi người sẽ tôn trọng bạn.
Theo: Bruce Phan, theo Awaken