Hóa thạch 100 triệu năm tuổi của loài cá khổng lồ được phát hiện lần đầu tiên ở một vùng hẻo lánh bang Queensland nước Úc bởi một nhà cổ sinh vật học Timothy Holland. Hóa thạch được các nhà khoa học gọi là “Cooyoo”.
Holland cho rằng đây là những mẫu vật còn sót lại được bảo quản tốt nhất dưới biển từ khi khi Úc và Nam cực còn là một lục địa chung.
Quan sát hóa thạch này cho thấy nó có răng dài, lớn và nhọn cách nhau khoảng một inch, phù hợp cho việc trú ẩn của bất kỳ con mồi nào đang gặp khó khăn.
Một ông chủ thuyền buồm ở Redclaw gần Julia Creek, Duncan và Judy Fysh đã mời đại diện từ Kronosaurus Korner ở Richmond và sinh viên đến từ đại học Rmit ở Victoria để tìm kiếm hóa thạch trên vùng đất của họ.
Fysh nói: “Chúng tôi đang ở trên bãi biển thì bỗng nhiên nghe một tiếng thét kinh hoàng, tôi nghĩ rằng ai đó đã bị rắn cắn, nhưng không phải, đó lại là một nhà cổ sinh vật học“.
Holland cho biết: “Tôi có thể thấy những bộ hàm lớn và hốc mắt của con cá này rất lớn, gần như nó đang nhìn chằm chằm vào tôi. Nó dài hơn ba mét, và có một cái đuôi to, dài cho phép chuyển động nhanh. Mối đe dọa duy nhất của nó là loài bò sát biển lớn và cá mập“.
Holland nói thêm: “Thật khó khăn để chúng tôi có thể tìm ra một hóa thạch của những loài cá bé nhỏ. Chúng dường như đã bị một loài cá khổng lồ nào đó ăn hết, chỉ còn lại những mảnh vụn và xác thối. Nhưng có vẻ như là những con cá nhỏ này đã được bảo vệ trong cái mang lớn của loài cá khổng lồ. Điều này thật đáng kinh ngạc”.
Paul, cộng sự của Holland, đang tìm kiếm thêm những dấu vết hóa thạch nhỏ hơn. Ông có đôi mắt tinh tường để tìm ra những chi tiết bé nhỏ dễ bị bỏ qua.
Phát hiện mới trên đây có ý nghĩa đặc biệt, bởi lẽ việc tiếp cận cũng như tiến hành nghiên cứu các di chỉ khảo cổ có bề dày về niên đại tại bang Queenland luôn bị hạn chế do sự phát triển đô thị và nhà ở mạnh mẽ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét