Đã đăng trên http://www.ijavn.org/2015/06/vntb-gian-khoan-hd-981-cua-trung-quoc.html
Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015
Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc đã quay trở lại, gần khu vực tranh chấp ở biển Đông
07:56
Hoàng Phong Nhã
No comments
Ankit Panda
Phạm Nguyên Trường dịch
Những bản báo cáo bắt đầu xuất
hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam vào hôm thứ năm
(25 tháng 6 - ND) nói rằng giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) của Trung Quốc - trung
tâm của những cuộc đụng độ vào mùa hè năm ngoái giữa Việt Nam và Trung Quốc đã
được tái triển khai ngoài khơi đảo Hải Nam, trong vùng biển tranh chấp về đặc
quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn giữa Việt Nam và Trung Quốc và phía tây của quần
đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa). Báo cáo của Việt Nam dẫn thông báo của
Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc (MSA) nói rằng giàn khoan đã được đặt ở tọa độ
17 ° 03'75 '' Bắc và 109 ° 59'05 '' Đông, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý (1 hải
lý = 1.852 m, ND), cách bờ biển đảo Hải Nam 63 hải lý, và cách đảo gần nhất
trong quần đảo Hoàng Sa 87 hải lý (xem bản đồ bên dưới).
Theo Cục An toàn Hàng hải
Trung Quốc (MSA), giàn khoan này sẽ thăm dò dầu và khí đốt từ ngày 25 tháng 6 đến
ngày 20 tháng 8. Thông báo của MSA, (bản đồ bên dưới), cấm tàu bè đến gần [HD-981]
trong vòng 2.000 mét. Theo một người trong lực lượng thực thi pháp luật hàng hải
Việt Nam, trong buổi nói chuyện với tờ Tuổi Trẻ, thì cơ quan chức năng của Việt
Nam đang theo dõi sít sao di động của giàn khoan HD-981. M. Taylor Fravel, một
học giả về Trung Quốc ở Mỹ, nhận xét rằng “Vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn lên
nhau ở khu vực đó là khoảng 100%; cả hai đều có những lô dầu khí của mình”. Tọa
độ mà MSA của Trung Quốc đưa ra cho thấy HD-981 nằm rất gần lô 115 của Việt Nam,
nhưng giàn khoan này nằm gần Trung Quốc hơn Việt Nam. Greg Poling, một nhà phân
tích chuyên nghiên cứu về biển Đông ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế
(Center for Strategic and International Studies), nhận xét rằng tọa độ do MSA của
Trung Quốc đưa ra cho thấy giàn khoan này chưa đi vào vùng biển đang tranh chấp
(xem bản đồ bên dưới).
Động thái của Trung Quốc là
tái châm ngòi cho những căng thẳng trong quan hệ Trung-Việt diễn ra cách đây
chưa đến một năm, sau khi Trung Quốc rút giàn khoan HD-981 sau một loạt những vụ
đụng độ với Việt Nam. Như tháng trước tôi đã viết, khi suy nghĩ về những vụ đụng
độ cách đây một năm, việc triển khai giàn khoan HD-981 của Trung Quốc gây ra
làn sóng biểu tình bài Trung Quốc trên khắp Việt Nam, dẫn đến những cuộc tấn
công công dân và doanh nghiệp Trung Quốc ở nước này. Ngoài ra, việc triển khai lực
lượng bảo vệ dân sự, hải giám và Hải quân của Trung Quốc (PLAN) cùng với giàn
khoan HD-981 làm cho tình hình càng căng thẳng thêm.
Mặc dù dự đoán thời gian
hành động của Trung Quốc ở Biển Đông trong tương lai là việc làm thiếu khôn
ngoan, sự cố đặc biệt này cần được xem xét một cách cẩn thận. Chỉ hai tuần sau khi
Trung Quốc khởi động cuộc “tấn công quyến rũ”, trước cuộc đối thoại kinh tế và
chiến lược Mỹ-Trung Quốc. Phía đông quần đảo Hoàng Sa, tại quần đảo Trường Sa,
Trung Quốc tuyên bố rằng hầu hết công việc cải tạo đảo đã hoàn thành và sẽ dừng
lại (mặc dù việc xây dựng sẽ vẫn tiếp tục). Đồng nghiệp của tôi và tôi ở tờ The Diplomat cho rằng như thế nghĩa là
chúng ta sẽ thấy một giai đọan tương đối yên tĩnh, có thể là do vụ kiện Trung
Quốc mà Philippines đưa ra tại Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague, nhưng
chắc chắn là Trung Quốc đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tập Cận Bình tới Hoa
Kỳ vào tháng 9 này.
Thời khóa biểu như thế cũng
gợi cho ta nhớ lại những tình huống liên quan đến giàn khoan HD-981 vào năm
ngoái. Một số độc giả có thể còn nhớ rằng, năm ngoái Trung Quốc đã rút giàn khoan
HD-981 sớm hơn so dự kiến, nhằm làm giảm căng thẳng ngay sau khi Ủy viên Quốc vụ
viện Trung Quốc, Dương Khiết Trì, đến Hà Nội. Như đồng nghiệp của tôi, Shannon
viết lúc đó, việc rút giàn khoan HD-981 chắc chắn không có nghĩa Trung Quốc chấp
nhận những đòi hỏi của Việt Nam hay là họ đã từ bỏ quyền hoạt động trong những
vùng biển tranh chấp. Có giả thuyết cho rằng Trung Quốc có thể đã lợi dụng mùa
mưa bão sắp xảy ra ở Biển Đông để làm giảm căng thẳng. Thời gian thăm dò của
giàn HD-981 lần này dường như phù hợp với quan điểm đó. Tùy thuộc vào những sự
kiện sẽ diễn ra giữa Trung Quốc và Việt Nam trong vài tuần tới, Bắc Kinh có thể
tiến hành thăm dò đến ngày 20 tháng 8.
Giữa việc Trung Quốc tiếp tục
công tác xây dựng ở quần đảo Trường Sa, các tranh luận sắp diễn ra ở The Hague,
tự do hoạt động hàng hải của Mỹ gia tăng, sự tham gia ngày càng tăng của Nhật Bản,
và những căng thẳng vừa mới xảy ra ở quần đảo Hoàng Sa, mùa hè năm 2015 có thể trở
thành mùa hè nóng bỏng nhất ở biển Đông. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ những
diễn biến tiếp theo.
Ankit
Panda là nhà phân tích chính sách đối ngoại, cây bút và biên tập viên có kinh
nghiệm về quan hệ quốc tế, kinh tế chính trị học, an ninh quốc tế và xử lý khủng
hoảng. Ông là biên tập viên tờ The Diplomat từ năm 2013.
Nguồn http://thediplomat.com/2015/06/chinas-hd-981-oil-rig-returns-to-disputed-south-china-sea-waters/
Đã đăng trên http://www.ijavn.org/2015/06/vntb-gian-khoan-hd-981-cua-trung-quoc.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét