Bí mật thế kỷ - Secrets Of The World - HD Thuyết minh
Trần Đức Thảo - Những lời trăng trối
Lưu Ý
Chút Nội Quy Về Bình Luận: 1. Không viết quảng cáo trong comment . 2. Xin đọc kỹ tên tác giả trên mỗi bài viết trước khi comment. 3. Xin phản biện về những đúng sai của tác giả và các bình luận viên khác dựa trên sự kiện, tài liệu, lý luận.... 4. Mọi thóa mạ cá nhân sẽ bị “deleted” và vi phạm sẽ bị ghi tên vào danh sách spammers. Thành thực cám ơn.
“Những con rồng là đây” (Here be
dragons) là một cụm từ từng sử dụng trên các bản đồ cổ, thường kèm theo
các bản phác họa huyền thoại, để làm nổi bật một khu vực chưa được khám
phá hay có khả năng gây nguy hiểm. Các nhà thiên văn có lẽ muốn mượn
cảnh báo này để gọi các trung tâm thiên hà, trong đó có những hố đen
siêu lớn.
Có thể có nhiều lỗ đen lớn hơn chúng ta nghĩ. Liệu chúng ta có cần một bản đồ? (ESO/Wikimedia Commons)
Có
nhiều điều chúng ta chưa biết về những con quái vật này và các nhà khoa
học vừa tìm thấy một con như thế, nó thậm chí còn tăng trưởng chẳng
theo bất kì một quy luật nào.
Tăng
trưởng khối lượng với một tốc độ cực nhanh, lỗ đen này cho thấy có thể
có nhiều những lỗ đen to hơn chúng ta nghĩ trước đây.
Những sinh vật huyền thoại không tồn tại
Phương
ngôn “những con rồng” của thiên văn học không phải là chuyện hoang
đường. Chúng tôi có rất nhiều bằng chứng chứng minh sự tồn tại của
chúng. Phổ quan sát hồng ngoại dùng để dò tìm những thiên hà xa và chuẩn
tinh có thể giúp chúng ta phỏng đoán về khối lượng của chúng, thông qua
sự quan sát hệ Ngân hà của chúng ta.
Hình
ảnh dưới đây cho thấy quỹ đạo của các ngôi sao ở gần trung tâm hệ Ngân
hà. Chúng đã được quan sát trong hơn một thập kỷ để tìm ra quỹ đạo quay
xung quanh một đối tượng đen vô hình.
Chuyển động của những ngôi sao xung quanh một hố đen (ESO)
Bằng
cách áp dụng quỹ đạo vật lý đơn giản, chúng ta biết rằng đối tượng đen
này phải có khối lượng lớn mới có thể tạo ra lực hấp dẫn đủ lớn để
khiến các ngôi sao quay xung quanh nó, có lẽ nó lớn hơn 4 triệu lần lực
hấp dẫn của Mặt trời. Tuy nhiên, nó chỉ chiếm một không gian rất nhỏ
trong vũ trụ, chứ nếu không nó sẽ “va đập” vào các ngôi sao đang quay
quanh. Chỉ có thể là một lỗ đen mới thực sự phù hợp với những mô tả dành
cho đối tượng vô hình này.
Điều
đáng lo ngại là, đây chỉ là khối lượng tầm trung trong những lỗ đen siêu
lớn. Những khám phá về những lỗ đen có khối lượng gấp 10 tỷ lần Mặt
trời đang được thực hiện tại các thiên hà khác.
Sự hình thành một lỗ đen khổng lồ
Không
giống như các lỗ đen trung bình khác, các lỗ đen siêu lớn không chỉ đơn
giản là được sinh ra từ cái chết của một ngôi sao, nó to lớn hơn bất kỳ
ngôi sao nào có thể tạo ra nó. Vậy chúng đến từ đâu?
Có
một số lý thuyết. Có người cho rằng phần lớn chúng phải được “sinh ra”
từ những cụm sao sớm nhất vào thời gian đầu hình thành vũ trụ. Kể từ đó,
chũng cần phải phát triển nhanh để đạt đến được khối lượng khổng lồ.
Trong
giai đoạn phát triển này, sự bồi tụ khí và vật liệu rơi ra từ thiên hà
có thể giải thích cho sự phát triển của nó. Thật vậy, những quan sát mới
đây của Đài thiên văn Nam châu Âu cho rằng lỗ đen siêu lớn của hệ Ngân
hà đã có một bữa ăn tối thịnh soạn như vậy.
Tuy
nhiên, sự phát triển của lỗ đen siêu lớn có lẽ cũng không hoàn toàn là
do tích tụ vật chất từ thiên hà. Nếu hai thiên hà va chạm vào nhau, các
hố đen có thể có được một nguồn thức ăn mới để thúc đẩy sự tăng trưởng
của chúng. Chúng cũng có thể kết hợp với nhau để tạo ra một lỗ đen thậm
chí còn lớn hơn.
Theo cách này, sự
tăng trưởng của các lỗ đen được hiểu là gắn bó mật thiết với sự phát
triển thiên hà mẹ của chúng. Thật vậy, khối lượng của một lỗ đen siêu
lớn xuất hiện tương quan chặt chẽ với tốc độ các ngôi sao quay theo quỹ
đạo bên trong thiên hà chủ.
Ở một
mức độ sâu hơn, các lỗ đen có thể hoạt động như một loại máy điều nhiệt
cho sự hình thành những ngôi sao bên trong thiên hà chủ. Năng lượng
và/hay động lực được các lỗ đen tạo ra có thể thúc đẩy việc hình thanh
sao hay ngược lại là làm ngừng sự hoạt động của nó bên trong thiên hà
chủ. Điều này là vì năng lượng làm nóng khí bên trong một thiên hà có
thể khiến cho những ngôi sao không sẵn sàng để được sinh ra.
CID-947: Kẻ nổi loạn
Tuy
nhiên, trong một nghiên cứu mới được công bố trên tờ Science, các nhà
thiên văn đã báo cáo về việc phát hiện ra một lỗ đen siêu lớn có vẻ như
đã phá vỡ sự đồng bộ giữa tăng trưởng của thiên hà với tốc độ tăng
trưởng của lỗ đen.
Sử
dụng kính viễn vọng Keck ở Hawaii, các nhà nghiên cứu thấy một thiên hà
có một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của nó (CID-947). Tỷ lệ khối lượng
lỗ đen so với khối lượng sao là rất lớn, hầu như là một cường độ rất lớn
vượt quá những gì mong đợi.
Với
khối lượng gấp 7 tỷ lần Mặt trời, lỗ đen siêu lớn này vượt quá một số lỗ
đen lớn nhất được biết đến. Đây là điểm thực sự thú vị. Sử dụng phép đo
được gọi là dịch chuyển đỏ giúp chúng ta xác định khoảng cách và độ
tuổi của một thiên hà, nhóm nghiên cứu có thể thấy rằng lỗ đen đặc biệt
này phải phát triển cực kỳ nhanh. Hầu hết các mô hình đều dự đoán lỗ đen
có khối lượng chỉ gấp khoảng hàng triệu lần Mặt trời chứ không phải
hàng tỷ, đối với một thiên hà ở độ tuổi này.
Trong
khi đó, các thiên hà vẫn đang trong giai đoạn hình thành sao, lỗ đen đã
không gây ra sự ngăn chặn. Nghiên cứu kết luận rằng lỗ đen CID-947 đang
trong giai đoạn hình thành cuối cùng, và chúng ta đang chứng kiến việc
nó ngừng phát triển.
Điều này là rất
quan trọng, vì CID-947 có thể được xem như một phiên bản lỗ đen đầu
tiên được phát hiện thuộc về những thiên hà siêu khổng lồ nhất trong vũ
trụ ngày nay. Đó là vì nếu chúng ta có những thiên hà vô cùng lớn trong
vũ trụ ngày nay, thì chúng phải đến từ một thứ gì đó có khối lượng lớn
trong vũ trụ trước đó. Quan trọng hơn, chúng ở nơi này từ thời kỳ đầu và
chưa từng có ý định dập tắt sự hình thành của thiên hà chủ, nghĩa là
chúng có thể phát triển lớn hơn theo thời gian.
Nói
cách khác, có lẽ có nhiều “con rồng” lớn hơn chúng ta nghĩ đang ẩn núp
ngoài kia: Khi chúng ta đang khám phá những phần càng ngày càng lớn hơn
của vũ trụ, có lẽ một bản đồ với các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng sẽ lần
lượt ra đời?
Kevin Pimbblet là một giảng viên vật lý cao cấp tại Đại học Hull. Bài biết này đã được xuất bản lần đầu ở TheConversation.com
12. Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959 Bài của Nghiên Cứu Quốc Tế - Bản dịch của Đỗ Hải Yến. Nguồn: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959 - Peter Hansen (2009)
5.Mở rộng truyền giáo ở thuộc địa Thượng Du Bắc Kỳ (Jean Michaud) - Journal of Southeast Áian Studies, 35 (2), pp 287-310 June 2004. Printed in the United Kingdom @ 2004 The National University ò Singapore DOI:10.1017/S0022463404000153
0 nhận xét:
Đăng nhận xét