Trong số những người ký tên có khoa học gia Stephen Hawking, doanh nhân Elon Musk và người đồng sáng lập Apple, Steve Wozniak.
Lá thư này sẽ được đưa ra tại một hội nghị quốc tế AI hôm nay.
"Robot sát thủ" hiện đang là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận và gần đây đã được thảo luận tại các ủy ban của Liên Hiệp Quốc. LHQ sẽ xem xét khả năng cấm một số loại vũ khí điều khiển tự động nhất định.
Hiện nay các chuyên gia kêu gọi có một lệnh cấm cụ thể đối với việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo để quản lý những vũ khí nào có thể "vượt ra ngoài tầm kiểm soát có ý nghĩa của con người".
"Cũng như hầu hết các nhà hóa học và sinh vật học không quan tâm tới việc làm ra vũ khí hóa học hoặc sinh học, nhiều nhà nghiên cứu AI không quan tâm đến việc tạo ra vũ khí AI - và không muốn người khác làm hoen ố lĩnh vực của họ bằng cách tạo ra vũ khí này," họ thêm.
Giáo sư MIT Noam Chomsky, Trưởng nghiên cứu AI của Google Demis Hassabis, và chuyên gia về tâm thức Daniel Dennett là trong số những người đã ủng hộ lá thư này.
Nội dung lá thư, được đăng trên trang mạng Viện Tương lai cuộc sống (FLI), sẽ được trình trước các đại biểu tại Hội nghị quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo ở Buenos Aires.
AMA về AI
Giáo sư Hawking, một trong những người ký vào lá thư, hiện đang tham gia vào một phiên Ask Me Anything (AMA) trên Reddit, trong đó ông thu thập các câu hỏi về "làm cho tương lai của công nghệ được nhân bản hơn".Ông sẽ trả lời một số câu hỏi được chọn ra trong suốt tuần, nhưng cho tới nay chưa đăng câu trả lời đầu tiên của mình.
Hồi tháng Mười Hai, trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho đài BBC, vị giáo sư này đã nêu lên mối quan ngại của ông rằng AI có thể báo hiệu kết thúc của nhân loại.
"Con người, vốn bị hạn chế bởi sự tiến hóa chậm về sinh học, không thể cạnh tranh (với trí tuệ nhân tạo), và sẽ bị thay thế," ông nói.
Tuy nhiên Eric Horvitz - người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Microsoft - người ký thư về vũ khí tự điều khiển - đã đưa lên mạng một đoạn video biện hộ cho các nghiên cứu AI khác.
"Quý vị nhìn xem máy tính đã làm được biết bao nhiêu cho xã hội chúng ta, cho kinh tế xã hội, trong các ứng dụng như y tế. Thật là không thể tin được. AI sẽ làm thay đổi rất nhiều thứ," ông nói.
"Cùng với nó là rất nhiều hy vọng, rất nhiều lợi ích có thể có và cũng có một số quan ngại.
"Tôi cho rằng có những câu hỏi rất thú vị cần phải được giải quyết trong quá trình này nhưng tôi hy vọng kết quả đa phần là có lợi sẽ được đem lại từ các nghiên cứu này mà chủ yếu là do chúng ta định hướng nó."
0 nhận xét:
Đăng nhận xét