Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

John Locke – Nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng

John-Locke-660x350-1412917543
Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 18/7/2015)
Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh
Là một trong những triết gia nổi tiếng nhất thế kỷ thứ 17, triết gia người Anh John Locke (1632-1704) không chỉ truyền cảm hứng cho nhiều nhà tư tưởng khác, như Jean-Jacques Rousseau và David Hume, mà còn ảnh hưởng đến các cuộc cách mạng ở Mỹ, Pháp và Haiti. Nhiều bản hiến pháp trên thế giới phản ánh các lý thuyết của ông về chính phủ tự do và trách nhiệm bảo vệ những quyền tự nhiên của con người đối với cuộc sống, tự do và tài sản.
Năm 1671, Locke bắt đầu viết và xuất bản những bài luận về nhiều chủ đề đa dạng, từ nhận thức của con người cho đến các vấn đề giáo dục và chính quyền. Năm 1682, khi Locke bắt đầu viết về tôn giáo, quyền công dân và nhà nước, ông bị buộc phải rời nước Anh tới Hà Lan.
Một trong những bài luận về chính quyền nổi tiếng và cũng gây tranh cãi nhất của ông là ‘Hai Chuyên luận về chính quyền’ (Two Treatises of Government), trong đó ông tranh luận rằng con người trong trạng thái tự nhiên đủ khôn ngoan để có thể tự trị. Chính quyền sinh ra để bảo vệ những quyền con người cơ bản, nhưng chính phủ phải được người dân bầu ra. Locke cũng phát triển ý tưởng rằng nếu chính quyền xâm phạm những quyền tự nhiên của con người thì họ có nghĩa vụ phải lật đổ chính quyền đó.
Sau cuộc Cách mạng Vinh quang (Glorious Revolution)[1] năm 1688, khi Vua James II bị lật đổ, Locke rũ bỏ cuộc sống lưu đày ở Hà Lan và quay trở lại Anh. Ông tiếp tục xuất bản các tác phẩm thách thức chính quyền. Năm 1689, ông được đề nghị bổ nhiệm một chức vụ trong chính phủ: Ủy viên Hội đồng Thương mại (tương đương với Bộ Thương mại bây giờ) nhằm công nhận những đóng góp của ông cho cuộc cách mạng.
Không chỉ có cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688 mà Cách mạng Mỹ, Cách mạng Pháp và Cách mạng Haiti cũng chịu ảnh hưởng từ những tác phẩm của Locke. Thomas Jefferson cũng tìm thấy cảm hứng từ những luận thuyết của Locke. Điều này phản ánh ở Bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong câu “[mọi người sinh ra đều bình đẳng], tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc.”
————————————————————
[1] Cuộc Cách mạng Vinh Quang năm 1688 là sự kiện vua James II của Anh bị lật đổ bởi liên minh giữa các thành viên Quốc hội và đội quân viễn chinh do quan Tổng đốc Hà Lan là William III xứ Orange. William lên ngôi báu nước Anh (tức vua William III của Anh), đồng trị vì với vợ là Nữ hoàng Mary II của Anh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét