Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Festival Huế và những ái ngại về việc giữ gìn văn hoá?



Sự trường tồn nằm ở khả năng đề kháng, ý thức tự tôn, tinh thần đắp bồi các giá trị, thông qua ý niệm và trí nhớ của nhiều thế hệ.
Tôi chợt nhớ lần đến Huế năm 2000. Ngơ ngác sân bay Phú Bài nhỏ xíu, đặt bàn chân rụt rè lên đất Cố đô, tôi chính thức bước vào lòng Huế trong những ngày đầu Festival. Huế đẹp không ở những chùm đèn laser, những sân khấu huyên náo, Huế đọng trong những câu thơ hòa vào hơi gió của nhà thơ “Giọt nước Hương Giang” Phương Xích lô; của những bà những mệ ngồi bán nước ven đường; của những chị lao công cần mẫn ngóng ngày hội từ xa…
Đêm đầu tiên, chúng tôi lang thang ra ga Huế xem không khí dập dìu đón khách. Huế bắt đầu sôi động. Chúng tôi ngồi uống rượu với người đàn ông bán hàng tạp kỹ và ngủ lại nơi quầy hàng nhỏ kê vừa đủ cái giường. Trong lai rai câu chuyện dài, cho đến giờ, tôi vẫn còn nhớ câu nói của người đàn ông bán hàng mắt trũng sâu, giọng nằng nặng có phần “cực đoan”: Tôi yêu dòng Hương vô cùng. Nhất quyết không đi xe máy, tôi sẽ chỉ đạp xe qua cầu Trường Tiền thôi…Festival vui nhưng sẽ có nhiều xáo động đấy!
hue-festival
Chương trình “Âm sắc Hương Bình” tôn vinh ca Huế

 Huế đang hướng ngoại nhiều hơn hướng nội…

Lâu nay một câu hỏi luôn khó trả lời là hội nhập văn hoá như thế nào để không bị tạp và luễnh loãng? Thời buổi giờ cũng không thể khư khư nhất khoảnh, mà phải mở ra ngoài chơi với thiên hạ. Nhưng chơi như thế nào để thật tinh, không bị biến dạng là điều phải suy nghĩ…
Xứ mình bây giờ, thấy nhiều cái ảo, hình thức, và xa rời dân chúng quá. Gần đây nhất là cái ý thích đăng cai ASIAD 18 của quan chức ngành Văn hoá – Thể thao – Du lịch. Các vị này như đang ở trên trời hoạch định việc ở dưới đất, cho nên nó tách khỏi nguyện vọng của người dân cũng là điều dễ hiểu. Suy nghĩ chủ quan của một bộ phận mà không hợp với lợi ích chung, quyền lợi của người dân, suy nghĩ đó không có giá trị.
Các sự kiện văn hoá, các ngày hội cũng vậy, nếu chuộng hình thức hoá, nó sẽ phản tác dụng. Các lễ phát động bấy lâu nay luôn lặp đi lặp lại đến nhàm chán một công thức: Diễn văn kính thưa kính gửi, văn nghệ sân khấu hoá, múa may, hát hò, khẩu hiệu, pano, áp phích, đèn led rực rỡ, truyền hình trực tiếp lê thê…, trong khi điều cần nhất vẫn là làm sao để cộng đồng nuôi dưỡng sự kiện một cách tự giác nhất. Với những ngày hội ở địa phương, hãy cứ để dân làm, tôi tin, sẽ có những ngày vui thực sự.
Mùa lễ hội nào, chúng ta cũng đau đầu nhắc tới một Đền Trần dẫm đạp tranh cướp ấn; một Đền Bà Chúa Kho nườm nượp chen vay tiền…Đám đông đó có không ít thuộc giới quan chức, công chức, ngẫm ngợi và tự hào về giá trị lịch sử thì ít mà nhăm nhăm khấn cầu thăng quan tiến chức, tiền tài hậu vận thì nhiều. Thử hỏi trong dòng thác người thăm viếng chùa chiền, đền đài, miếu mạo hằng năm có bao nhiêu phần trăm số người quan tâm đến giá trị lịch sử của di tích, những điển tích, chiến công gắn với địa danh, các nhân vật lịch sử?
Giá trị ảo làm ô nhiễm môi trường tâm linh. Các giá trị bao đời kết tinh trong lễ hội thành thứ để tô vẽ, bày biện những trò diễn hình thức. Lễ hội nào cũng muốn trở thành lễ hội cấp quốc gia không phải để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo tồn…mà để tổ chức linh đình, khoe mẽ kiểu “Con gà tức nhau tiếng gáy” giữa các địa phương. Sự thành công của lễ hội không được đong điếm bằng niềm vui của chủ thể – dân chúng, mà lại bằng sự xuất hiện của số lượng quan chức, của việc đua tranh những danh hiệu hoành tráng sặc mùi thương mại…
Chúng ta đang tự rời bỏ bản sắc của mình: Nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột mất bản quyền; làng Bát Tràng phải đưa đồ Trung Quốc vào bán; đèn lồng Tam Sa có lúc chăng đầy rẫy khu du lịch, sách trẻ em in cờ Trung Quốc…Một cơ thể yếu luôn có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Nếu chỉ chú ý tìm cách ngăn chặn, chúng ta chỉ mới giải được một vế của phương trình. Sự trường tồn nằm ở khả năng đề kháng, ý thức tự tôn, tinh thần đắp bồi các giá trị, thông qua ý niệm và trí nhớ của nhiều thế hệ. Mà tất cả điều đó thì không cần phải băng rôn, khẩu hiệu, khua chiêng gõ mõ ầm ĩ…
Giữ bờ cõi văn hóa từ chính trong hàng rào của mình, đừng để tự thua ngay trên sân nhà./.
Theo nguồn VOV

0 nhận xét:

Đăng nhận xét