Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015
Những hình phạt tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại
07:41
Hoàng Phong Nhã
No comments
Những hình phạt dã man có từ thời trung cổ, tồn tại hàng ngàn
năm, là nỗi ám ảnh của cả kẻ tử tù lẫn đao phủ. Tuy đã bị loại bỏ khỏi xã hội văn minh hàng trăm năm nay nhưng sự khủng khiếp của nó vẫn in bóng trong văn học và trí nhớ của loài người.
Lăng trì – ‘cực hình ngoài mức cực hình’ Lăng trì (còn gọi là tùng xẻo, xử bá đao) là hình thức xử tử tàn độc, dã man và ghê rợn bậc nhất thời trung cổ. Lăng trì xuất hiện từ khoảng những năm 900 ở Trung Quốc và tồn tại cho đến khi được bãi bỏ năm 1905.
Lăng trì cũng từng áp dụng rộng rãi tại Việt Nam thời xưa dưới chế độ phong kiến, được gọi nôm na là tùng xẻo. Phương pháp tử hình này cũng được các vua chúa Việt Nam dưới triều Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức thi hành đối với những kẻ phản loạn, bất trung, bất hiếu”. Trong Bộ luật Gia Long thời Nguyễn xếp lăng trì vào loại “cực hình ngoài mức cực hình” và áp dụng với những kẻ mang các tội sau: Mưu phản và đại nghịch chống vua và xã tắc, Mưu giết ông bà, cha mẹ, Gian dâm và âm mưu giết chồng, Giết một nhà ba người, Chặt chân tay, phanh thân thể người còn sống, Đầy tớ đánh chủ nhà đến chết, Vợ cố ý đánh chết chồng.
Dựa theo những bức tranh vẽ và sách xưa viết lại thì thường phạm nhân sẽ bị trói vào cột, đao phủ nghe hiệu lệnh bằng tiếng trống và chặt hết tay chân rồi dùng dao sắc xẻo từng miếng thịt cho đến chết. Tùy theo từng nới, từng luật mà quy định mà phải sau đúng bao nhiêu nhát xẻo thì nạn nhân mới được chết. Thịt bị lóc ra sẽ được trưng bày nơi công cộng với mục đích răn đe dân chúng. Có những nơi nhân đạo hơn, phạm nhân sẽ được sử dụng nha phiến trước khi hành hình để làm nhẹ bớt cơn đau đớn. Hình phạt này áp dụng cho người sống và cả người đã chết nhằm mục đích lăng nhục.
Voi giày
Là một hình phạt có từ hàng ngàn năm ở các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại Ấn Độ. Voi được sử dụng là voi châu Á được huấn luyện thuần thục. Hình phạt này áp dụng cho các tử tội, thường là phạm tội nặng với triều đình hoặc được sử dụng như một cách thức trả thù của vua đối với những người ủng hộ phe chống lại vua. Nạn nhân bị hành quyết thường bị voi dùng chân dẫm lên cơ thể, dùng vòi cuốn đưa lên cao và quật xuống đất. Người ta có thể điều khiển voi làm cho nạn nhân chết nhanh hoặc chết từ từ để hành hạ. Không chỉ có các nước châu Á áp dụng hình phạt này, La Mã và Carthage cũng áp dụng cho việc xử tử đồng loạt một số đông tù nhân.
Trong lịch sử Việt Nam, vụ xử lăng trì, voi giày gây chấn động nhất có thể kể đến vụ vua Gia Long “trừng trị” vua quan Tây Sơn… Sách Đại Nam thực lục chính biên chép: Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục. Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt; chưa kể 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì. Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi, đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối. Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày… Một vụ lăng trì nổi tiếng khác là vào năm 1835 những đầu đảng phiến loạn thành Phiên An gồm 6 người bị xử lăng trì…
Trong lịch sử Trung Quốc có nhiều người bị xử lăng trì, những người nổi tiếng như danh tướng Viên Sùng Hoan thời nhà Minh bị tùng xẻo tới hơn 3.000 nhát dao mới chết còn tên thái giám Lưu Cẩn thì phải chịu đựng tới 3.357 nhát dao mới đứt hơi…
Sự khủng khiếp của hình phạt này còn được ghi lại trong văn học, tiêu biểu nhất gần đây là tiểu thuyết Đàn hương hình của nhà văn Mạc Ngôn (Trung Quốc) bên cạnh hình phạt tàn khốc nhất là dùng thanh kiếm gỗ đàn hương đâm vào hậu môn tội phạm xuyên suốt đến gáy và để nạn nhân sống ngắc ngoải trong nhiều ngày, là hình phạt lăng trì được tác giả mô tả tỉ mỉ với ba cấp độ: cấp 1 xẻo đến 3.357 miếng, cấp 2 xẻo 2.896 miếng, cấp 3 xẻo 1.585 miếng. Cụ thể hơn, tác phẩm cũng cho biết bất kể xẻo bao nhiêu miếng, nhưng miếng cuối cùng phải là vừa xẻo xong, phạm chết liền. Do vậy, phải bắt đầu xẻo từ chỗ nào, miếng trước miếng sau cách nhau bao lâu, đều phải thiết kế chính xác căn cứ vào giới tính và thể trạng của phạm. Nếu chưa xẻo đủ số miếng mà phạm đã chết hoặc xẻo đủ số miếng rồi mà phạm vẫn chưa chết, thì phải coi đó là lỗi của đao phủ … Tiêu chuẩn tối thiểu của lăng trì là các miếng phải sàn sàn như nhau, đưa lên bàn cân không được hơn kém nhiều quá. Điều này đòi hỏi khi thi hành án, đao phủ phải bình tâm tĩnh khí, tâm phải chi li như sợi tóc, phải quyết đoán khi ra tay; vừa như thiếu nữ thêu hoa, vừa như đồ tể giết lừa…
Tru di tam tộc
Là một hình phạt tàn bạo thời phong kiến ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Hoa, có nghĩa là giết sạch ba họ gồm: họ cha, họ mẹ, họ vợ (hoặc họ chồng) của phạm nhân. Những kẻ phạm tội khi quân, phản quốc sẽ phải chịu hình phạt này.
Khi một người phạm tội bị kết án tru di tam tộc, những người trong cả 3 họ của người đó từ trẻ đến già đều bị diệt . Họ nhà mẹ và họ nhà vợ trong trường hợp này bao gồm cả họ hàng của mẹ kế và vợ lẽ cũng không loại trừ. Kể cả trong trường hợp chính những người mẹ, mẹ kế và những người vợ lẽ của người đó đã qua đời trước khi kết án thì họ hàng của họ vẫn phải thụ án. Do đó trong lịch sử, khi xảy ra án tru di tam tộc, thường có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người mang nhiều họ bị giết một lúc. Nhiều người có quan hệ họ hàng khá xa với người phạm tội cũng bị giết cùng. Vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam chính là Vụ án Lệ Chi Viên mà Nguyễn Trãi, công thần khai quốc nhà Hậu Lê bị kết án giết vua Lê Thái Tông.
Để tránh tai họa, những người cùng trong họ may mắn thoát nạn thường phải chạy đi nơi xa, mai danh ẩn tích, đổi sang họ khác. Sự truy nã của triều đình phong kiến đối với những người này kéo dài nhiều năm và chỉ dừng lại khi có lệnh cải chính chính thức của triều đình. Vì vậy có những trường hợp trốn tránh sau nhiều năm vẫn bị bắt giết. Điển hình là trường hợp cha con Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Đâu – con và cháu của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, dù nhà Tây Sơn đã mất năm 1802 nhưng họ vẫn bị nhà Nguyễn bắt và xử chém năm 1831 để đề phòng phản loạn chống triều đình, báo thù cũ.
Cung hình
Là một hình phạt thời phong kiến, đối tượng phạm tội bị cắt bộ phận sinh dục. Tuy kết cục của hình phạt này đa số không phải là cái chết nhưng là một đòn cực hiểm độc đối với thần kinh và tâm lý, có thể khiến người bị cung hình mãi mãi về sau sống trong sự hoảng loạn, sợ hãi, nhục nhã và ức chế.
Trong lịch sử Trung Hoa, Tư Mã Thiên phải chịu hình phạt cung hình. Sử gia Tư Mã Thiên khi nghĩ lại giây phút bị cung hình đã cay đắng viết: “Mỗi khi nghĩ đến nỗi nhục đó thì mồ hôi ướt đầm áo, nghĩ mình chỉ đáng canh cửa cho đàn bà hay tốt hơn là nên ẩn thân vào nơi sơn cùng thủy tận”.
Tứ mã phân thây
Tứ mã phân thây (đôi khi gọi là tứ mã phanh thây) là một hình phạt thời phong kiến. Đây là hình phạt mà tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa. Trên ngựa có thể có nài ngựa hoặc không. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng còn không có nài ngựa thì người ta sẽ hét lớn hoặc đánh ngựa để chúng hoảng sợ bỏ chạy. Từ đó bốn sợi dây sẽ kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân thể của phạm nhân bị xé thành năm mảnh gồm đầu, thân và tứ chi. Phạm nhân sẽ bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết.
Hình phạt này còn có một biến thể khác là ngũ mã phân thây với con ngựa thứ năm cột vào cổ phạm nhân. Hình phạt này cũng được áp dụng khá rộng rãi ở một số nước châu Á, châu Âu thời cổ đại, là một niềm khiếp sợ đối với phạm nhân và những người chứng kiến.
Trong hàng nghìn năm xã hội loài người chưa tiến đến văn minh, còn có rất nhiều hình phạt tàn độc khác nữa như ném đá tới chết, lột da, xiết đai diêm vương, chặt ngang lưng, tự rạch bụng, bị ép phải đấu gươm, đấu súng… Cùng với sự tiến bộ của loài người, công lý cũng được thực thi một cách nhân đạo hơn.
Lăng trì – ‘cực hình ngoài mức cực hình’ Lăng trì (còn gọi là tùng xẻo, xử bá đao) là hình thức xử tử tàn độc, dã man và ghê rợn bậc nhất thời trung cổ. Lăng trì xuất hiện từ khoảng những năm 900 ở Trung Quốc và tồn tại cho đến khi được bãi bỏ năm 1905.
Lăng trì cũng từng áp dụng rộng rãi tại Việt Nam thời xưa dưới chế độ phong kiến, được gọi nôm na là tùng xẻo. Phương pháp tử hình này cũng được các vua chúa Việt Nam dưới triều Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức thi hành đối với những kẻ phản loạn, bất trung, bất hiếu”. Trong Bộ luật Gia Long thời Nguyễn xếp lăng trì vào loại “cực hình ngoài mức cực hình” và áp dụng với những kẻ mang các tội sau: Mưu phản và đại nghịch chống vua và xã tắc, Mưu giết ông bà, cha mẹ, Gian dâm và âm mưu giết chồng, Giết một nhà ba người, Chặt chân tay, phanh thân thể người còn sống, Đầy tớ đánh chủ nhà đến chết, Vợ cố ý đánh chết chồng.
Dựa theo những bức tranh vẽ và sách xưa viết lại thì thường phạm nhân sẽ bị trói vào cột, đao phủ nghe hiệu lệnh bằng tiếng trống và chặt hết tay chân rồi dùng dao sắc xẻo từng miếng thịt cho đến chết. Tùy theo từng nới, từng luật mà quy định mà phải sau đúng bao nhiêu nhát xẻo thì nạn nhân mới được chết. Thịt bị lóc ra sẽ được trưng bày nơi công cộng với mục đích răn đe dân chúng. Có những nơi nhân đạo hơn, phạm nhân sẽ được sử dụng nha phiến trước khi hành hình để làm nhẹ bớt cơn đau đớn. Hình phạt này áp dụng cho người sống và cả người đã chết nhằm mục đích lăng nhục.
Voi giày
Là một hình phạt có từ hàng ngàn năm ở các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt tại Ấn Độ. Voi được sử dụng là voi châu Á được huấn luyện thuần thục. Hình phạt này áp dụng cho các tử tội, thường là phạm tội nặng với triều đình hoặc được sử dụng như một cách thức trả thù của vua đối với những người ủng hộ phe chống lại vua. Nạn nhân bị hành quyết thường bị voi dùng chân dẫm lên cơ thể, dùng vòi cuốn đưa lên cao và quật xuống đất. Người ta có thể điều khiển voi làm cho nạn nhân chết nhanh hoặc chết từ từ để hành hạ. Không chỉ có các nước châu Á áp dụng hình phạt này, La Mã và Carthage cũng áp dụng cho việc xử tử đồng loạt một số đông tù nhân.
Trong lịch sử Việt Nam, vụ xử lăng trì, voi giày gây chấn động nhất có thể kể đến vụ vua Gia Long “trừng trị” vua quan Tây Sơn… Sách Đại Nam thực lục chính biên chép: Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục. Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt; chưa kể 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì. Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi, đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối. Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày… Một vụ lăng trì nổi tiếng khác là vào năm 1835 những đầu đảng phiến loạn thành Phiên An gồm 6 người bị xử lăng trì…
Trong lịch sử Trung Quốc có nhiều người bị xử lăng trì, những người nổi tiếng như danh tướng Viên Sùng Hoan thời nhà Minh bị tùng xẻo tới hơn 3.000 nhát dao mới chết còn tên thái giám Lưu Cẩn thì phải chịu đựng tới 3.357 nhát dao mới đứt hơi…
Sự khủng khiếp của hình phạt này còn được ghi lại trong văn học, tiêu biểu nhất gần đây là tiểu thuyết Đàn hương hình của nhà văn Mạc Ngôn (Trung Quốc) bên cạnh hình phạt tàn khốc nhất là dùng thanh kiếm gỗ đàn hương đâm vào hậu môn tội phạm xuyên suốt đến gáy và để nạn nhân sống ngắc ngoải trong nhiều ngày, là hình phạt lăng trì được tác giả mô tả tỉ mỉ với ba cấp độ: cấp 1 xẻo đến 3.357 miếng, cấp 2 xẻo 2.896 miếng, cấp 3 xẻo 1.585 miếng. Cụ thể hơn, tác phẩm cũng cho biết bất kể xẻo bao nhiêu miếng, nhưng miếng cuối cùng phải là vừa xẻo xong, phạm chết liền. Do vậy, phải bắt đầu xẻo từ chỗ nào, miếng trước miếng sau cách nhau bao lâu, đều phải thiết kế chính xác căn cứ vào giới tính và thể trạng của phạm. Nếu chưa xẻo đủ số miếng mà phạm đã chết hoặc xẻo đủ số miếng rồi mà phạm vẫn chưa chết, thì phải coi đó là lỗi của đao phủ … Tiêu chuẩn tối thiểu của lăng trì là các miếng phải sàn sàn như nhau, đưa lên bàn cân không được hơn kém nhiều quá. Điều này đòi hỏi khi thi hành án, đao phủ phải bình tâm tĩnh khí, tâm phải chi li như sợi tóc, phải quyết đoán khi ra tay; vừa như thiếu nữ thêu hoa, vừa như đồ tể giết lừa…
Tru di tam tộc
Là một hình phạt tàn bạo thời phong kiến ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Hoa, có nghĩa là giết sạch ba họ gồm: họ cha, họ mẹ, họ vợ (hoặc họ chồng) của phạm nhân. Những kẻ phạm tội khi quân, phản quốc sẽ phải chịu hình phạt này.
Khi một người phạm tội bị kết án tru di tam tộc, những người trong cả 3 họ của người đó từ trẻ đến già đều bị diệt . Họ nhà mẹ và họ nhà vợ trong trường hợp này bao gồm cả họ hàng của mẹ kế và vợ lẽ cũng không loại trừ. Kể cả trong trường hợp chính những người mẹ, mẹ kế và những người vợ lẽ của người đó đã qua đời trước khi kết án thì họ hàng của họ vẫn phải thụ án. Do đó trong lịch sử, khi xảy ra án tru di tam tộc, thường có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người mang nhiều họ bị giết một lúc. Nhiều người có quan hệ họ hàng khá xa với người phạm tội cũng bị giết cùng. Vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam chính là Vụ án Lệ Chi Viên mà Nguyễn Trãi, công thần khai quốc nhà Hậu Lê bị kết án giết vua Lê Thái Tông.
Để tránh tai họa, những người cùng trong họ may mắn thoát nạn thường phải chạy đi nơi xa, mai danh ẩn tích, đổi sang họ khác. Sự truy nã của triều đình phong kiến đối với những người này kéo dài nhiều năm và chỉ dừng lại khi có lệnh cải chính chính thức của triều đình. Vì vậy có những trường hợp trốn tránh sau nhiều năm vẫn bị bắt giết. Điển hình là trường hợp cha con Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Văn Đâu – con và cháu của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, dù nhà Tây Sơn đã mất năm 1802 nhưng họ vẫn bị nhà Nguyễn bắt và xử chém năm 1831 để đề phòng phản loạn chống triều đình, báo thù cũ.
Cung hình
Là một hình phạt thời phong kiến, đối tượng phạm tội bị cắt bộ phận sinh dục. Tuy kết cục của hình phạt này đa số không phải là cái chết nhưng là một đòn cực hiểm độc đối với thần kinh và tâm lý, có thể khiến người bị cung hình mãi mãi về sau sống trong sự hoảng loạn, sợ hãi, nhục nhã và ức chế.
Trong lịch sử Trung Hoa, Tư Mã Thiên phải chịu hình phạt cung hình. Sử gia Tư Mã Thiên khi nghĩ lại giây phút bị cung hình đã cay đắng viết: “Mỗi khi nghĩ đến nỗi nhục đó thì mồ hôi ướt đầm áo, nghĩ mình chỉ đáng canh cửa cho đàn bà hay tốt hơn là nên ẩn thân vào nơi sơn cùng thủy tận”.
Tứ mã phân thây
Tứ mã phân thây (đôi khi gọi là tứ mã phanh thây) là một hình phạt thời phong kiến. Đây là hình phạt mà tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa. Trên ngựa có thể có nài ngựa hoặc không. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng còn không có nài ngựa thì người ta sẽ hét lớn hoặc đánh ngựa để chúng hoảng sợ bỏ chạy. Từ đó bốn sợi dây sẽ kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân thể của phạm nhân bị xé thành năm mảnh gồm đầu, thân và tứ chi. Phạm nhân sẽ bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết.
Hình phạt này còn có một biến thể khác là ngũ mã phân thây với con ngựa thứ năm cột vào cổ phạm nhân. Hình phạt này cũng được áp dụng khá rộng rãi ở một số nước châu Á, châu Âu thời cổ đại, là một niềm khiếp sợ đối với phạm nhân và những người chứng kiến.
Trong hàng nghìn năm xã hội loài người chưa tiến đến văn minh, còn có rất nhiều hình phạt tàn độc khác nữa như ném đá tới chết, lột da, xiết đai diêm vương, chặt ngang lưng, tự rạch bụng, bị ép phải đấu gươm, đấu súng… Cùng với sự tiến bộ của loài người, công lý cũng được thực thi một cách nhân đạo hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét