Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Báo chí thời VNCH chỉ mùi mẫn, khiêu dâm?

Tác giả: GS Nguyễn Văn Tuấn
Báo chí thời VNCH không phải là nền báo chí tốt, nhưng tôi có thể nói rằng nền báo chí đó tốt hơn nền báo chí XHCN ngày nay. Là người từng sống qua hai chế độ, tôi có thể nói một cách khẳng định như thế. Nền báo chí đó không giống như những gì bài báo dưới đây (1) miêu tả. Trong thực tế, báo chí trong thời VNCH phong phú hơn, tự do hơn, và đi trước khá xa nền báo chí XHCN.
Đọc thêm:

http://infonet.vn/dau-long-vi-chua-bao-gio-uy-tin-bao-chi-giam-sut-nhu-hien-nay-post166388.info
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/244257/trach-nhiem-xa-hoi-va-dao-duc-nguoi-lam-bao-trong-thoi-dai-so.html
bao VNCH
Một quầy báo của Sài Gòn, thời  trước năm 1975. Nguồn: Trên mạng
Trước hết, báo chí thời VNCH tự do hơn hơn báo chí thời XHCN. Bây giờ nhìn lại, tôi thấy nền báo chí VNCH có vẻ như mô phỏng theo nền báo chí phương Tây như Mĩ chẳng hạn. Những cái tên lừng danh một thời mà tôi còn nhớ là Trắng Đen, Tin Sáng, Tia Sáng, Đuốc Nhà Nam, Điện Tín, Chính Luận, Tiền Tuyến, Sài Gòn Mới, Tự Do, Ngôn Luận, Công Luận, Sống Thần, Rạng Đông, v.v.
Tôi có kỉ niệm với Trắng Đen vì hồi đó (còn trung học) tôi đánh bạo viết bài gửi cho báo và … họ đăng. Tôi nhớ đó là bài tôi viết ca ngợi phong cảnh quê hương nhân chuyến đi picnic ở Hà Tiên. Bây giờ đọc lại chắc tức cười lắm, chắc kiểu như “nhập bài, thân bài và kết luận” và chắc nhiều sáo ngữ lắm ☺. Người trẻ tuổi hay có tính khoe chữ mình mới học, và tôi cũng chẳng phải là một ngoại lệ.
Đặc điểm tuyệt vời nhất của VNCH là tư nhân và các nhóm dân sự không thuộc chính quyền có quyền sáng lập và điều hành báo. Còn thời nay thì chúng ta biết rằng tư nhân không được phép ra báo, và vì thế, báo chí chỉ là tiếng nói của đảng và Nhà nước mà thôi. Cái hay của báo chí VNCH là nó phản ảnh được tiếng nói của người dân đủ quan điểm và thành phần. Chính quyền cũng có báo của họ, và họ cũng tuyên truyền (nhưng không nhồi sọ như ngoài Bắc). Ngay cả những người “thân cộng” (có cảm tình với phía cách mạng) cũng được ra báo. Lại có những nhóm “thứ ba” (tức chẳng theo phe nào) cũng có quyền ra báo. Nhớ bà chủ bút một tờ báo thời đó nói với một kí giả nổi tiếng như sau: “Tôi chỉ đăng bài mà chị bán cá có đọc cũng hiểu. Cậu viết khó hiểu, người bình dân không đọc đâu”.
Nhưng quan trọng hơn hết là khá tự do về nội dung và thông tin. Thời đó, tôi nghĩ chắc cũng có kiểm duyệt, nhưng họ không làm theo kiểu “cầm tay chỉ việc” hay “xỏ mũi” như ngày nay. Nên nhớ là VNCH không có ban tuyên giáo chỉ đạo ai phải viết gì. Vì phần lớn báo chí là của tư nhân, nên họ cũng chẳng có nhiệm vụ tuyên truyền cho Nhà nước (thật ra, họ chỉ trích Nhà nước nhiều).
Báo chí thời đó, dù là của chính quyền, chưa bao giờ thần thánh hoá lãnh tụ, chưa bao giờ nịnh lãnh tụ là “vĩ đại”. Ngược lại, thời đó giới báo chí có thể chỉ trích chính quyền thoải mái, thậm chí trêu chọc những người có chức quyền cao nhất như tổng thống Thiệu và các bộ trưởng. Có những cột báo phiếm luận như “Ao thả vịt”, “Thơ đen”, mà tác giả viết rất “ác”, thu hút biết bao độc giả. Họ còn gọi tổng thống là “tông tông”! Có những biếm hoạ về tổng thống Thiệu rất vui. Họ phanh phui đời sống tình ái của ông Thiệu và một cô ca sĩ (mà sau này mới biết là toàn … tào lao). Họ còn đặt “hỗn danh” cho ông Thiệu nữa chứ. Vậy mà ông Thiệu chẳng làm được gì họ.
Báo chí miền Nam trước 1975 có thể nói là nền báo chí chống tham nhũng. Hầu như báo nào, từ của Nhà nước đến của đoàn thể xã hội và tư nhân, đều có những mục chống tham nhũng. Chống hết năm này sang năm khác. Họ nêu đích danh những ông tướng tá, những quan chức trong chính quyền với những chứng cứ cụ thể, chứ không úp úp mở mở như hiện nay. Thành ra, ngày xưa, những kẻ tham nhũng rất sợ báo chí, còn quan chức tham nhũng ngày nay có vẻ xem thường giới báo chí. Kí giả ngày xưa còn có quyền biểu tình, chứ kí giả ngày nay thì làm sao dám biểu tình.
Báo chí thời VNCH phong phú hơn thời XHCN. Ngoài những mục thời sự – chính trị – xã hội, báo chí thời đó còn có nhiều mục hấp dẫn khác dành cho mọi giới trong xã hội. Từ truyện dài, văn nghệ, văn hoá, đến phiếm luận, tất tần tật đều có. Tôi nghĩ báo chí miền Nam thời trước 1975, cũng như văn nghệ, đáp ứng được nhu cầu của giới trí thức và bình dân. Có một điều chắc chắn là báo chí thời đó không ngại nói Tàu cộng đích danh, chứ không hèn theo kiểu “tàu lạ”. Khi trận hải chiến giữa VNCH và Tàu xảy ra, báo chí đưa tin rất đều và đầy đủ. Tôi nhớ có một bản tin nói rằng khi phía VNCH đề nghị chính phủ ngoài Bắc lên án Tàu cộng thì phía VNDCCH từ chối.
Những gì bài báo dưới đây (1) đề cập là có phần đúng. Những bài báo giật gân, những truyện dài kiếm hiệp của Kim Dung, những truyện tình ướt át, v.v. tất cả đều đúng. Tuy nhiên, báo chí thời đó không có những “chuyện ấy” tràn lan như báo chí ngày nay. Còn “khiêu dâm” hay không thì còn tuỳ thuộc vào trình độ văn hoá cảm nhận của cá nhân. Truyện của Lê Xuyên có thời bị xem là “dâm thư”, nhưng bây giờ thì thấy rất bình thường.
Nhưng như tôi nói đó là sự phong phú của báo chí, và nó đáp ứng nhu cầu của nhiều thành phần xã hội. Nền báo chí VNCH dứt khoát có tự do ngôn luận hơn và phản ảnh tiếng nói của quần chúng hơn nền báo chí XHCN. Điều đó thì không có gì phải bàn cãi. Thật ra, tất cả những gì xấu xa mà tác giả chỉ trích và mỉa mai trong bài (1) cũng đang được nền báo chí XHCN ngày nay bắt chước (dù bắt chước chưa tốt mấy), và điều này giống y chang như là ngửa mặt lên trời phun nước miếng.
Nghĩ thật buồn cười: một nền báo chí bị xếp hạng tự do 174/180 (2), đứng chung với những nước “đầu trâu mặt ngựa” như Tàu, Bắc Hàn, Somalia, Syria, Turkmenistan. Eritrea, v.v. mà chê bai một nền báo chí tự do hơn mình!
Nguyễn Văn Tuấn
____
(1) Báo chí Sài Gòn trước năm 1975: Lôi kéo độc giả bằng những chuyện tình mùi mẫn, kiếm hiệp, dâm ô… (LĐ).
(2) VN ‘gần chót bảng về tự do báo chí’ (BBC).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét