Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Kỹ thuật cải đạo tín đồ Phật giáo: “Lập lờ đánh lận”… ông trời!

06 tháng 02, 2010
LTS: Vấn đề "cải đạo" và bị cải đạo trong thời gian gần đây được ý thức như là một sự việc rất quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Tại sao mỗi người đạo Chúa luôn có khuynh hướng tích cực muốn cải đạo dân ta? Tại sao một số dân ta bị cải đạo? và tại sao những việc đó lại quan trọng? Các câu trả lời đã tiềm tàng nằm trong các bài viết trong mục Tôn Giáo của sachhiem.net. Những thủ đoạn "xâm nhập" và "xâm lăng" văn hóa được trang bị bằng nhiều vũ khí, kể cả đạo văn, tức trộm các tư tưởng triết học và đạo đức học của Á đông đem vào nhà thờ, ký tên làm của riêng (xem "Ăn Cắp Cả Cái Sắc Không Của Nhà Phật !) Đề tài Ông Trời cũng là một chiến thuật trộm đạo khác mà chúng ta cần làm cho nhiều người cảnh giác để khỏi bị mất văn hóa. Chính cái lý do buộc người ta phải nhập nhằng để "trộm đạo" văn hóa của ta như thế là lý do chính để ta cần phải giữ gìn. Bài viết sau đây đăng trên web phattuvietnam.net cũng nằm trong sự quan tâm chung của chúng tôi, xin mời đọc giả chia sẻ. (SH)
Ca dao dân gian: "Con cóc là cậu ông trời"
- SH minh họa
Lập lờ khái niệm ông trời trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, để cố gắng làm cái việc chứng minh dân tộc Việt Nam đã có cái gốc “thờ”… chúa từ lâu đời, là điều đã được các bạn đọc Phattuvietnam.net đề cập đến trong dịp thảo luận một bài viết về việc cải đạo tín đồ Phật giáo đăng tải trước đây.
Hiện nay, dụng ý “lập lờ đánh lận” (1) đã rõ, nội dung các ý kiến phản hồi cũng nói lên được phần nào vấn đề. Vì vậy, ở đây, chúng tôi hướng đến mục tiêu tìm hiểu sự hình thành của kỹ thuật thâm hiểm này.
Chúng ta đều biết trời đã có một vị trí nhất định trong đời sống tâm linh người Việt, nhưng đó không phải là ông trời tôn giáo, mà là khái niệm trời hết sức mơ hồ, được hình dung có phần chủ quan…
Chỗ này ông trời có dáng dấp một ông vua – Ngọc Hoàng và một số chùa Phật thờ luôn cả ông “vua” này, trong sự vận hành mang tính bao dung của Phật giáo đại thừa. Chỗ khác, ông trời chỉ là khoảng không bao la phía trên mà người Việt theo đạo Phật vẫn thờ với tên gọi bàn thiên. Ở chỗ khác nữa, ông trời với thuyết Thiên mệnh của Nho giáo, cũng không hình thù gì…Tất cả những ông trời đó đều sống chung với đạo Phật. Vua tế trời nhưng vẫn lễ chùa. Truyện Kiều đậm đà tư tưởng nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật, nhưng vẫn có một ông trời đánh ghen với khách má hồng, để lại có chuyện “nhân định thắng thiên”… Trời tồn tại song song với đất, không phải là chủ tể duy nhất.
Tất cả các ông trời mà đạo Phật đều dung chứa, đối với đạo Thiên Chúa La Mã, ngày mới đến Việt Nam từ những “dương nhân” (người tây dương), đều bị coi là những thứ bị bài trừ: “bụt thần ma quỷ”.
Những người đi cải đạo rất kỵ trời của người Việt, trời của dân tộc bản địa (mà vua là con trời), nên trong giai đoạn đầu của đạo Thiên chúa ở Việt Nam, người ta cố gắng phân biệt trời được cho là ở trong chùa hay trời mà vua cúng tế đó khác với trời trong Kinh Thánh, bằng cách gọi gọi trời trong Kinh Thánh là “chúa Dêu”.
“Chúa Dêu”, một cái tên rất lạ, từ tiếng Bồ Đào Nha, bảo đảm chắc chắn là phân biệt được trời trong cụm từ quen thuộc của người Việt “trời Phật”, mà đã bị đổi tên với dụng ý xấu là “bụt thần”.
Đối với người Việt, bụt với Phật ngang nhau, dù viết hoa hay không viết hoa. Nhưng trời và thần khác nhau xa. Vì vậy, cần phải “hạ tầng công tác” ông trời có quan hệ với đạo Phật đó xuống hàng thần, hay trời “giả”, để bài trừ, bôi nhọ.
Đến thế kỷ XX, từ Dêu vẫn còn được Thiên Chúa giáo tại Việt Nam sử dụng: Trong kinh Tin kính: “Tôi tin kính Dêu cha hay lọn vậy, dựng nên lời đất. Tôi tin kính một con Dêu cha, Jê–su Ki–ri–xi-tô Chúa chúng tôi” và đọc Chúa Dêu trong kinh thánh mừng: “A-ve Ma-ria, đầy ga-ra-sa, chúa Dêu ở cùng bà, nữ trung bà có phúc lạ, bà thai tử Jê-su gồm phúc là Sang-ta Maria. Đức Mẹ Chúa Dêu, cầu cho chúng tôi kẻ có tội, khi nay cập thần đẳng tử hậu. Amen” (2)
Có “Chúa Dêu”, người ta ra sức bài xích ông Trời của người Việt, cố làm cho mọi người thấy có trời giả và trời thật, tức Chúa Dêu: “…song le đức chúa trời chẳng phải loài người ta, thật Mục Mũi trong sách đạo vậy là loài người ta, Mục Mũi ấy chẳng nên chức đức Chúa trời đâu. Sự Ngục Hoàng nó cũng nói như vậy, vì chưng trong sách đạo vậy nói rằng Ngục Hoàng là con cháu Lão Tử, lại trong sách ấy kể cha mẹ Ngục Hoàng: vì vậy Ngục Hoàng chẳng phải thật Chúa trời đất (trang.29 - 30), sự Bàn cổ mà khiến sinh ra trời đất thì dối vậy, như sự Mục Mũi và Ngục Hoàng đã bắt khi nãy” (3).
Như vậy, “có chức” trời thật và có những trời “giả”.
Lẽ tất nhiên là việc đối kháng chúa Dêu với các khái niệm trời bản địa, gộp hết vào đối tượng bài trừ là “bụt thần ma quỷ” không phải là một kỹ thuật cải đạo khôn ngoan. Nó hỗn hào và thô bỉ quá!
Vì thế, ngày nay, để cải đạo hiệu quả, người ta chuyển hướng 1800, biến trời ngày xưa, một ông trời có liên hệ với đạo Phật bản địa, ông trời giả lúc đó, thành ông trời thật, một dạng của “chúa Dêu”.
Lập luận này dễ dàng tìm thấy trên trang mạng hay ở các diễn đàn nhằm mục tiêu cải đạo. Bạn đọc Phattuvietnam.net đã dẫn lại những luận điệu này, vì vậy thiết tưởng không cần trình bày lại chi cho mất thời gian.
Chỉ mong lưu ý được đối với bạn đọc sự chuyển hướng kỹ thuật ngoay ngoắt, giảo quyệt và không liêm sĩ như vậy.
Một sự chuyển hướng như thế không chỉ diễn ra đối với ông trời mơ hồ của người Việt, mà còn diễn ra đối với ông trời cụ thể của các tôn giáo khác. Mục tiêu cũng không gì khác hơn, một sự lập lờ để qua đó việc truyền đạo được dễ dàng. Người ta nhận ra rằng, trời thật hay trời giả đều không quan trọng, mà trời nào giúp cải đạo tôn giáo bản địa thuận lợi thì dùng trời ấy.
Cho nên, người ta dùng cả từ “Allah” để dịch Chúa trời trong Kinh Thánh.
Mặc dù mới đây, việc đồng hóa này đưa lại sự phản đối kịch liệt ở Malaysia, cả bằng biện pháp ôn hòa lẫn những hành vi bạo động bất hợp pháp, những người ta vẫn bám chặt lấy từ Allah.
Thực ra, không cứ gì phải khư khư giữ lấy từ “Allah” để dịch từ Thiên Chúa (God) để kích động thù hằn, gây bùng nổ xung đột tôn giáo, với hàng loạt nhà thờ Thiên Chúa La Mã và Tin Lành bị đốt phá.
Nhưng kỹ thuật “lập lờ đánh lận” như thế là kỹ thuật tốt nhất. Cứ bưng mặt mà dùng.
Đối với Hồi giáo là thế: “Ala” chính là… “God”, còn với Phật giáo Việt Nam, chúa đã ở sẵn… trong chùa: Chúa ở trong câu “lạy trời mưa xuống…”, chúa hiện hữu trong tượng cốt Ngọc Hoàng, chúa ở trên bàn thiên của nhà nhà tín đồ đạo Phật…
Cho nên theo đạo Chúa cũng như là theo đạo Phật đó thôi! Chúa đã sẵn đó, đã thờ, đã kính tự bao giờ. Nay chỉ đổi chút danh xưng, hình thức, không hại gì. Người theo đạo Phật bị cải đạo, có thể không chút ngỡ ngàng, vì như cách nói mượn luôn của nhà Phật, như là tìm lại chính mình mà thôi....
Một chiếc áo khoác mới được mặc lên “chúa Dêu” để người ta đi vào giữa lòng đạo Phật cho dễ.
Kỹ thuật hay mánh khóe?
Phật tử chúng ta nên cẩn trọng: Chúa trong Kinh Thánh và trời, một khái niệm dân gian mơ hồ mà Phật giáo Việt Nam đã dung chứa, là hoàn toàn khác biệt. Một thời những người làm công việc cải đạo đã nói như thế.
Và bây giờ, cũng những người làm công việc cải đạo lại nói ngược lại!
MT

(1)      Cụm từ Nguyễn Du dùng, trong Truyện Kiều
(2)      Đỗ Quang Chính, SJ: Hòa mình vào xã hội Việt Nam, nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội 2008, trang 92.
(3)      Sách dẫn trên, trang 112 – 113, dẫn lại Phép giảng tám ngày của Đắc Lộ

Các bài liên hệ đến việc cải đạo:
Yêu Chúa "Hết Trí Khôn" (Một Độc Giả)
"Sư cô trụ trì" chùa Quan Âm cải đạo theo Chúa: Bóc trần sự thật (Thích Thanh Thắng)
43 Phương Pháp Cải Đạo (Minh Kiến)
Cải Đạo (SH)
Cải đạo bắt đầu từ trẻ con (Nguyễn Trí Cảm)
Cải đạo á châu ? Một ảo tưởng ! (Trần Chung Ngọc)
Cải Đạo, Sách Lược Thực Dân Mới Mà Cũ (Thiên Lôi)
Cầu Cứu - Bài Góp Ý (Nguyễn Tiến Đạt)
Cầu Cứu - Nỗi Ray Rứt (Ngọc Hân - SH)
Hôn Nhân và Tôn Giáo (Nguyễn Hữu Ba)
Ki tô giáo: Mánh Khóe Mới Nhất Trong Việc Cải Đạo (J. Goonetilleke/Nguyên Tánh dịch)
Kitô giáo: Lịch sử truyền đạo (BurningCrossNet/ Minh Kiến dịch)
Lửa "Đốt" Dân Tộc Ta (Hồng Ngọc)
Lửa đã cháy ở Mỹ Đình, bao giờ lan đến Quán Sứ? (Minh Thạnh)
Mắt xích cải đạo tu sĩ trong tiến trình cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)
Mối Họa Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ (Đào Viên)
Một Giám Mục Viết Về Vấn Nạn Cải Đạo Của Ki-Tô Giáo (Trần Chung Ngọc)
Ngày Tàn của những kẻ Truyền Đạo Cuồng Tín (Minh Kiến)
Những Câu Chuyện Cải Đạo (Võ Ngọc Diệp)
Phản Hồi "Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo" của Minh Ngọc (Ki-Tô Hữu Lưu Tèo)
Quí Hồ Tinh Bất Quí Hồ Đa (Lệ Thọ)
THƯ NGỎ: Vận Động Thành Lập Tủ Sách “Chấn Hưng Phật Giáo”
Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo Và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)
Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)
Thực Chất Tin Lành Nam Hàn (Trần Chung Ngọc)
Tiền và việc cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)
Trả Lời Thư Bạn Lưu Tèo (Minh Ngọc)
Vài Câu Hỏi Cho Người Đi Truyền Đạo Chúa (Một Độc Giả)
Vì Chúng Sinh - Chống Cải Đạo (Nguyễn văn Phụng)
Vì Chúng Sinh - Ngăn Ngừa Việc Cải Đạo (Nguyễn Văn Phụng)
Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo (Minh Ngọc)
“Lập lờ đánh lận”… ông trời! (Minh Thạnh)


Các đề tài về Ông Trời trong sachhiem.net:
- "Ông Trời" Không Quen Biết "Thượng Đế"! (Trần Chung Ngọc)
- Có Jehovah trong Ca dao Việt ? !! (Thiên Lôi)
- Nhân Chuyện Khám Phá Có Jehovah Trong Ca Dao Việt của Thiên Lôi
- Nhân đọc “Ông Trời trong thi ca Việt-Nam" (Sơn Dã Bần Phu)
- “Lập lờ đánh lận”… ông trời! (Minh Thạnh)

Phản hồi (3 bài gửi):
cpt vào lúc 31/01/2010 23:51
Tôi rất ủng hộ những bài viết có thiện chí chấn hưng PGVN của tác giả Minh Thạnh được đăng thường xuyên trên trang PTVN.
Những điều Minh Thạnh đề cập hôm nay cũng đã có vài tác giả bên giaodiem, như Thiên Lôi, Charlie Nguyễn, Nguyễn Mạnh Quang, Trần Chung Ngọc bàn đến, đó là ngoại đạo lập lờ "ông trời" để truyền đạo vào Việt Nam.
Nghiêm trọng hơn, gần đây tôi có đọc được một bài viết của chính một tu sĩ Phật giáo, người này đã chủ động kéo "ông trời", việc cúng thiên trong dịp lễ tết hòa với việc cầu thượng đế của ngoại giáo; chính tác giả này cũng cho rằng thượng đế, Gót, Allah cũng là chư Phật, chư Bố tát.
Với các "thuyết giảng" này thì nguy hiểm cho tương lai của Đạo Phật quá.
Phật pháp khó bị phản biện, Phật giáo khó bị ngoại lực tấn công, nhưng Phật giáo sẽ đi đến diệt vong nếu chính những tu sĩ Phật giáo vô tình hay hữu ý bức hại tôn gáio của chính họ. Điều này thường được gọi là "sư tử trùng". Cảnh giác !!!
DK.Thành vào lúc 01/02/2010 08:25
" TRỜI Ạ " !! Rất thú vị khi nói đến chuyện "Ông Trời" của người phương đông và VN.Đã nhiều phen Thiên Đình phải ngữa nghiêng chao đảo,kể từ khi cụ Ngô Thừa Ân sai Tôn Ngộ Không lên "khuấy Trời" đục nước trên này.Từ đó về sau ông Trời bị bà con lôi xuống ở bên mình như một người hàng xóm ,ra vào lên xuống đều gặp nhau đến mòn mặt.Lâu lâu vị hang xóm này cũng buồn nhớ "cõi trên" ,luôn ngước măt lên trên hoài vọng thì bị bà con ta nhắc nhở"Trời ở cao lắm".Cũng tức lắm nhưng biết làm sao đành cố gắng sống chan hòa với nhau vậy.Muốn cố tình quên đi gốc gác của mình củng không xong,thỉnh thoảng lại nghe ai đó chưởi giữa đêm khuya lắc khuya lơ"Ông trời ăn ở hai lòng sớm mưa chiều nắng".Thậm chí nặng hơn khi vẻ nên sơ đồ AĐN của giống nhà Trời là "Trời Không Có Mắt".Được hơn chút đỉnh khi nhìn nhận và tôn trọng "Con Cóc là CẬU ông Trời,hễ ai đánh nó thì Trời dánh cho".
Ông Trời của chúng ta vừa có chút tôn vị nhưng lại cũng rất gần gũi con người,thậm chí"cóc hoá".
Tôi rất thích cách nói dõng dạc của GS Nguyễn Mạnh Quang,xác tín mạnh mẻ rằng đó là cái bọn lật lọng,chuyên CƯỞNG TỪ ĐOẠT LÝ.Và cụ Thiên Lôi (bút hiệu một nhà nghiên cứu) cũng đã thẳng thừng"Như vậy,họ có dám nhận con cóc là cậu của Chúa trời họ không?"
Hảy xài cái của mình có,đừng đi vay mượn hay ăn cắp của ai rồi vỗ ngực cho rằng của mình.Người VN chúng ta chẵng đã có câu"Hữu xạ tự nhiên hương" đó sao.
Cái của Người VN hãy trã về cho người VN.Câu này không phải của thánh kinh à nha!
Trời ạ ! Hết chổ nói.
yellow leaf vào lúc 01/02/2010 15:05
Có pháp môn "hữu thần hóa" Đạo Phật nên dể bị đồng hóa với ngoại đạo.. Tín đồ các tôn giáo có thể hòa đồng về tình cảm, cuộc sống xã hội, . . . Nhưng những vị tu sĩ không nên đem ý hòa đồng tôn giáo để nhào nặn, trộn lẩn Đạo Phật với các tôn giáo khác trên phương diện giáo lý, chân lý.
Kính mong.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét