Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Sự Suy Thoái Của Ki Tô Giáo

Những Yếu Tố Chính Đưa Đến Sự Suy Thoái Của Ki Tô Giáo
Sau đây chúng ta thử tìm hiểu tại sao Ki Tô Giáo phải suy thoái và những yếu tố nào đã khiến cho Ki Tô Giáo phải suy thoái mà không có cơ cứu vãn. Các giáo hội Ki Tô, đặc biệt là Ca-Tô Rô-MaGiáo, thường đổ tội cho các xã hội thế tục và chủ nghĩa vật chất v..v.. đã làm cho Ki Tô Giáo suy thoái, trong khi thực tế là các giáo hội Ki-Tô mới chính là thế tục và theo chủ nghĩa vật chất. Nhìn vào những hoạt động chính trị của Ki tô giáo, vào tài sản của Vatican, các chức sắc Ca-tô mặc quần áo và ăn uống như thế nào, các nhà truyền giáo Tin Lành ở trên TV vơ vét tiền bạc ra sao, chúng ta thấy rõ đâu là thế tục, đâu là vật chất. Nước Mỹ là nước bậc nhất thờ chủ nghĩa vật chất gồm có ba cái nhất: tình dục, tàn bạo, và tiền [sex, violence, and money], nhưng Mỹ là nước mà Ki Tô Giáo vẫn là chủ lực tinh thần và tỷ lệ giáo dân trên dân số vẫn cao nhất, vào khoảng gần 80%, trong đó có khoảng 23% theo Ca-tô Rô-MaGiáo..
Yếu tố chính làm cho Ki Tô Giáo suy thoái là, Ki Tô Giáo với những cấu trúc quyền lực, với những giáo lý dựa trên Thánh Kinh, đã không còn hợp với thế giới văn minh tiến bộ ngày nay. Thật vậy, nghiên cứu kỹ vấn đề, chúng ta thấy thật ra sự suy thoái của Ki Tô Giáo không phải trong thời đại này mới xảy ra mà đã bắt nguồn từ sự tiến bộ trí thức của con người ít ra là từ cuộc Cách Mạng Khoa Học (The Scientific Revolution) vào đầu thế kỷ 17, từ Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason) và Thời Đại Khai Sáng (The Age of Enlightenment) trong thế kỷ 18, rồi qua các Thời Đại Của Các Hệ Thống Tư Tưởng (The Age of Ideology) trong thế kỷ 19, đến Thời Đại Phân Tích (The Age of Analysis) trong thế kỷ 20 của một số đông triết gia và khoa học gia. Những thời đại này đã kéo con người Tây phương ra khỏi Thời Đại Của Đức Tin (The Age of Faith), một thời đại mà sự thống trị của Ca-Tô Rô-maGiáo đã đưa Âu Châu vào 1000 tăm tối được biết dưới tên Thời Đại Trung Cổ (The Middle Ages) hay Thời Đại Hắc Ám (The Dark Ages), hay Thời Đại Của Sự Man Rợ Và Đen Tối Trí Thức (The age of barbarism and intellectual darkness).
Điểm chung của các thời đại này là, một số đông tư tưởng gia và khoa học gia tin tưởng rằng lý trí và khoa học, chứ không phải là Ki Tô Giáo, sẽ thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại. Và ngày nay chúng ta thấy rõ như vậy. Từ thế kỷ 17, khoa học đã tiến một bước dài, và ngày nay, trước những khám phá của khoa học về mọi bộ môn để giải thích thiên nhiên như nó là như vậy, Thiên Chúa của những khoảng trống (God of the gaps) càng ngày càng thu nhỏ lại, chỉ còn có thể ẩn náu trong những khoảng trống rất nhỏ hẹp ở trong đầu óc của các tín đồ. Sau đây chúng ta hãy duyệt qua những sự kiện chính trong những thời đại trên.
 

Thế Kỷ 17: Cuộc Cách Mạng Khoa Học.

[The Scientific Revolution]
Mở đầu là cuộc cách mạng khoa-học phát khởi ở Tây phương từ thế kỷ thứ 16, phát triển mạnh trong thế kỷ thứ 17, với những tư tưởng và công trình khảo cứu của Nicolaus Copernicus (1473-1543), Giordano Bruno (1548-1600), Galileo Galilei (1564-1642), Johannes Kepler (1571-1630) v...v...Người ta gọi đó là 1 cuộc cách mạng khoa học, bởi vì nhờ đó mà Tây phương thoát ra khỏi cảnh tăm tối đã kéo dài gần 1000 năm, từ năm 476 tới năm 1473. Chính trong thời đại này, Tây phương đã nằm dưới quyền thống trị của Ca-tô Rô-MaGiáo. Những giáo điều, tín lý của Ca-tô Rô-MaGiáo, tôn giáo của Tây phương, cộng với quyền hành của các lãnh tụ tôn giáo ở địa vị nắm quyền, hay liên kết với những chính quyền đương thời, đã ngăn chặn sự phát triển khoa học và tự do tư tưởng của con người. Mọi khám phá khoa học, mọi tư tưởng trái ngược với Thánh Kinh đều bị lên án là “lạc đạo" (heretics), phải diệt trừ. Do đó, cũng chính trong khoảng thời gian này, Tây phương phải chịu đựng 8 cuộc Thập Ác Chinh (Crusades) và hàng trăm ngàn các vụ xử án dị giáo (Inquisitions), với kết quả là nhiều triệu người gồm già, trẻ, lớn, bé, trai, gái đã bỏ mạng vì, hoặc bị tàn sát, có khi tập thể; hoặc bị tra tấn bởi những dụng cụ tra tấn kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại (Hơn 40 dụng cụ tra tấn dã man này hiện được trưng bầy trong 1 bảo tàng viện nhỏ tên là Medieval Dungeon trên đường Jefferson, khu Fisherman Warf, tại San Francisco, và trong một bảo tàng viện ở Hà Lan); hoặc bị treo cổ, hoặc bị đốt sống v...v..., tất cả chỉ vì họ không chấp nhận hay có những tư tưởng ngược với Thánh Kinh. Đó là những vết tỳ ố không sao tẩy xóa được trong lịch sử loài người, dù ngày nay Giáo hội Ca-tô Rô-Ma đã làm hết sức để quảng cáo cái bộ mặt giả nhân giả nghĩa ngụy trang dưới những chiêu bài như nhân quyền, từ thiện, bác ái v..v.. với hi vọng làm cho thế giới quên đi cái lịch sử tàn bạo của Giáo hội, đẫm máu và nước mắt của hàng triệu người vô tội.
Cuộc cách mạng khoa học đã gây nên hai ảnh hưởng to lớn: Trong giới khoa học, đó là khởi điểm của các tiến bộ khoa học hiện đại, vì từ đó các khoa học gia đã thoát ra khỏi sự thống trị tư tưởng của tôn giáo; trong xã hội đại chúng, đó là khởi điểm của sự đạp đổ nền độc tài tôn giáo và những giáo điều lỗi thời, vì những khám phá khoa học mới đã có tác dụng mở mang dân trí, chấm dứt 1000 năm tăm tối, giải phóng con người khỏi sự chuyên chế độc tài của giới giáo sĩ, điển hình là cuộc cách mạng năm 1789 tại Pháp mà kết quả là tước bỏ quyền hành của giới lãnh đạo Công giáo trong quần chúng, hay nói theo John E. Remsburg trong cuốn False Claims: “tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Giáo hội Công Giáo những thanh gươm để giết người, và những bó củi để thiêu sống người.”. Để có một nhận định khách quan và trung thực về vấn đề trên, có lẽ chúng ta nên duyệt sơ sự diễn tiến của cuộc cách mạng khoa học, một cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Tây phương, được viết trong các sách giáo khoa mà bất cứ sinh viên đại học nào học về khoa học cũng phải biết.
Trong thời Trung Cổ, tuy cũng có những tiến bộ về khoa học và toán học, nhưng về nhân chủng học và vũ trụ học, tất cả đều dựa trên Cựu Ước trong Thánh Kinh, một cuốn sách viết bởi nhiều môn phái trong nhiều thế kỷ. Ngoài ra, Tân Ước cũng được viết bởi nhiều người trong nhiều thế kỷ sau khi Giê-su bị đóng đinh trên cái giá gỗ hình chữ thập. Tuy ngày nay, nhiều học giả nghiên cứu Thánh Kinh, và ngay cả những tín đồ Ca-Tô tiến bộ, có đầu óc suy luận và kiến thức về khoa học, đều công nhận là cuốn Thánh Kinh chứa đầy những huyền thoại cóp nhặt từ các huyền thoại dân gian, đầy những sai lầm và mâu thuẫn, những tư tưởng dã man của thời bán khai với những cảnh giết chóc, tàn sát tập thể, loạn luân v...v... và hoàn toàn trái nghịch với những khám phá mới nhất đã được kiểm chứng của khoa học. Nhưng vào thời Trung Cổ, cuốn Thánh Kinh đã được giới lãnh đạo Ca-Tô coi như chính là những lời của Thần của họ, do đó không thể sai lầm. Theo sự đoan quyết của các nhà thần học Ca-Tô, dựa trên Thánh Kinh, thì thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới duy nhất do một vị thần mà họ gọi là Thượng Đế tạo ra, và trái đất là trung tâm của thế giới này, là một mặt phẳng có bốn góc. Mặt trời và các hành tinh khác đều do các thiên thần xoay vần xung quanh trái đất. Trên trái đất là 1 vòm trời cứng để giữ nước ở phía trên, có những cánh cửa mở để nước rơi xuống thành mưa theo hứng của Thượng Đế. Những sao trên trời là những ngọn đèn mà tối tối Thượng Đế sai các thiên thần mang ra treo. Vì đó là những lời của Thượng Đế trong Thánh Kinh nên bất cứ quan niệm nào không phù hợp với Thánh kinh đều bị coi là "tà thuyết" và, theo Thánh Philastre, đương nhiên "sai lầm đối với tín ngưỡng Ca-tô giáo" [Any other view, St. Philastrius declared "false to the Catholic faith" ("Science and Theology" by Andrew Dickson White)].

Nicolaus Copernicus
Nhưng vào đầu thế kỷ 16, Nicolaus Copernicus, một nhà vũ trụ học người Ba Lan, đã đưa ra một khám phá mới: đó là, không phải là mặt trời và các hành tinh quay xung quanh trái đất, mà chính là trái đất và các hành tinh quay xung quanh mặt trời. Copernicus không dám phổ biến khám phá này như là một sự thực khoa học. Nhưng cuối cùng ông cũng xuất bản một cuốn sách: "Chuyển động quay của các thiên thể" (Revolutions of the Heavenly Bodies) trong đó có ghi những khám phá của ông.
Để tránh cho Copernius những hậu quả khó có thể lường trước được, trong phần đề Tựa cuốn sách, bạn của Copernicus là Osiander đã khéo léo trình bày công trình khảo cứu của Copernicus như là một giả thuyết (hypothesis) hay là một nghịch lý (paradox). Nhưng, khi cuốn sách vừa được xuất bản thì Copernicus qua đời, vào năm 1543. Do đó Tòa Thánh cũng làm ngơ và cho phép các nhà thần học thỉnh thoảng được bàn tới "giả thuyết" của Copernicus. Sự chống đối trong giới khoa học tuy có nhưng chỉ ngấm ngầm, không ai dám lên tiếng coi thuyết của Copernicus là một chân lý, vì sợ bị kết án là lạc đạo, tra tấn và mang ra xử tại tòa án xử dị giáo.
 

Giordano Bruno
Tuy nhiên, có một triết gia thuộc loại "uy vũ bất năng khuất", đó là Giordano Bruno, một linh mục dòng Dominique người Ý. Bruno không những đồng ý với Copernicus mà còn táo bạo hơn, đưa ra quan niệm là ngoài thế giới chúng ta đang sống có thể còn có nhiều thế giới tương tự khác nữa. Điều này trái với lời của Thượng Đế trong Thánh Kinh: Trái đất là trung tâm của thế giới duy nhất mà chúng ta đang sống.



Ingersoll viết về Bruno:
Do đó, Bruno bị bắt giam trong 6 năm. Sau cùng, vì từ chối không chịu chấp nhận những điều trái với niềm tin bắt nguồn từ những kết quả nghiên cứu khoa học vững chắc mà ông cho là đúng dù rằng nếu chấp nhận là sai ông sẽ được tự do, ông bị đưa ra tòa án xử dị giáo, kết án, dứt phép thông công và bị tuyên án tử hình bằng cách thiêu sống. Ông bị các Linh Mục, những người có lòng thương yêu kẻ thù (theo như lời dạy của Giê-su trong Thánh Kinh. TCN) , dẫn từ nhà tù ra nơi hành hình. Ông bị cột vào một cọc xung quanh có chất củi. Rồi các Linh Mục, đệ tử của Chúa Ki-Tô, châm lửa và thiêu sống vị Thánh tử đạo vĩ đại nhất, hoàn hảo nhất này.” [4]
 

Galileo Galilei
Năm 1616, kính thiên văn đầu tiên của Galilei đã làm cho vòm trời trong Thánh Kinh rớt ra từng mảng. Công cuộc khảo cứu của Galileo Galilei dựa trên sự quan sát thiên văn qua hàng loạt những kính thiên văn ngày càng tân kỳ hơn, đã thực chứng quan niệm của Bruno và đồng thời khẳng định thuyết của Copernicus như là một chân lý khoa học. Chúng ta đã biết, năm 1633, dưới triều Giáo Hoàng Urban VIII, tòa án xử dị giáo đã buộc Galilei phải sửa đổi khám phá khoa học của ông cho phù hợp với Thánh Kinh, nghĩa là mặt trời quay xung quanh trái đất, và dù vậy ông ta vẫn bị biệt giam tại nhà cho đến khi chết vào năm 1642.


Galileo Galilei

Kính viễn vọng của Galileo Galilei
Chuyện được kể như sau:
"Năm 1633, khi Galileo, dựa trên những dữ kiện khoa học không thể phủ nhận, đoan quyết trong một cuốn sách khảo cứu thiên văn của ông rằng: không phải là mặt trời quay xung quanh trái đất mà chính là trái đất quay xung quanh mặt trời, thì ông bị kéo ra trước tòa án dị giáo của giáo hoàng Urban VIII, vốn là bạn của Galileo. Khi đó ông đã già, gần chết. Giáo hoàng phán: "Trước khi chết, ngươì hãy sửa lại điều trên vì nó ngược lại với thánh kinh. Bất cứ điều nào ngược với thánh kinh đều đương nhiên sai lầm, vì thánh kinh là lời của Thượng Đế”.
Galileo là một khoa học gia vĩ đại, dù đã 80 tuổi, sắp chết, nhưng vẫn còn đầy đủ óc khôi hài tuyệt vời. Ông nói: "Không thành vấn đề, tôi sẽ sửa lại lời tôi viết, tôi sẽ viết lại trong sách của tôi đúng như lời Thượng Đế đã viết trong thánh kinh - nghĩa là mặt trời quay xung quanh trái đất. Nhưng có một điều tôi cần trình ngài rõ: cả trái đất lẫn mặt trời đều không đọc sách của tôi. Và sự thực thì, trái đất sẽ tiếp tục quay xung quanh mặt trời. Nếu ngài nhất định muốn biết tại sao thì tôi có đầy đủ bằng chứng. Tôi đã dùng cả đời tôi để nghiên cứu vấn đề này, và những người có đầu óc khoa học đều tuyệt đối đồng ý với sự khám phá của tôi. Trước sau gì rồi ngài cũng phải đồng ý vì không ai có thể chống lại sự thực lâu dài”. [5]
Tuy vậy Galileo vẫn bị buộc phải sửa đổi sự thực khoa học ông đã viết trong sách, bị kết án là "lạc đạo" và bị biệt giam tại nhà cho đến khi ông chết, năm 1642. Nhưng lời tiên đoán của ông đã thành sự thực, tuy hơi chậm.
Phải mất … 359 năm sau, ngày 29 tháng 10 năm 1992, khi mà bất cứ học sinh tiểu học nào trên thế giới cũng đều đã biết trái đất quay quanh mặt trời, thì giáo hoàng John Paul II mới tuyên bố vụ án Galileo là một “sai lầm” và phục hồi danh dự cho Galileo, sau khi một ủy ban gồm những bộ óc thượng thặng của toà thánh nghiên cứu trong 13 năm về vấn đề Galileo. Trong dòng thời gian vô tận, 359 năm cũng chẳng phải là lâu. Và, 13 năm dùng để nghiên cứu một vấn đề mà đối với toàn thế giới đã rõ như ban ngày từ mấy trăm năm nay phải chăng phản ánh thực chất của những bộ óc thượng thặng đang ngự trị trong Tòa Thánh Vatican? Thú nhận sai lầm trong vụ án Galileo Tòa Thánh đã thú nhận là cuốn Kinh Thánh không đáng tin cậy vì có nhiều sai lầm trong đó. Thật vậy, qua nghiên cứu của nhiều học giả thì cuốn Kinh Thánh của Ki Tô Giáo, thực ra là của Do Thái, chứa rất nhiều sai lầm về thần học và khoa học, và phần lớn là những điều “không thể đọc được”, nhất là đối với trẻ dưới 18 tuổi.
Tín đồ CaTô tỉnh ngộ: Tiến sĩ William Harwood

Trong cuốn “Những vị Thần cuối cùng của Huyền Thoại: GiaVê và Giêsu” (“Mythology’s Last Gods: Yahweh and Jesus”, p. 16), Tiến sĩ William Harwood, một tín đồ CaTô đã tỉnh ngộ và bỏ được một niềm tin sai lầm sau khi nghiên cứu lịch sử các tôn giáo trong đế quốc La Mã và khám phá ra rằng “bí tích” ăn thịt uống máu Chúa (Eucharist) mà ông đã tin và thọ hưởng cái bí tích rùng rợn này hàng tuần và trong nhiều năm, đã có từ 3000 năm trước khi Giêsu ra đời, và rằng các Thần hay Thượng Đế (Gods) chỉ là những sản phẩm tưởng tượng của con người (Dr. Harwood..discovered that the “god-eating” ritual in which he participated weekly as a believing Christian had existed three thousand years before Jesus’ birth. Not for three years, however, could he fully abandon the disproved beliefs to which he had been emotionally committed, and acknowledge that gods are as imaginary as fairies), đã viết:
“Người ta đã khám phá ra rằng, từng quyển một trong Thánh Kinh đều chứa những sai lầm về sự kiện, những phỏng đoán không chính xác, những kỹ thuật làm hợp lý hóa, những điều tiên tri về những sự việc đã xảy ra, ghép với những điều tiên tri về tương lai đã được chứng tỏ là không chính xác, và không còn sai lầm gì nữa là chứa những lời nói láo cố ý. Nếu sự khám phá này được phổ biến tới đại chúng thì cái huyền thoại Do Thái – KiTô đã bị quật nhào bởi một cơn gió lốc khó có hi vọng phục hồi. [Quần chúng càng ngày càng biết nhiều hơn về sự kiện này. TCN]
Trước nguy cơ bị loại bỏ này, Giáo Hoàng đương thời (John Paul II) bổ nhiệm một số sử gia của chính ông ta để khảo sát những kết luận về Thánh Kinh của những sử gia thế tục và tìm ra trong những bằng chứng của họ những sơ hở mà Giáo Hoàng tin rằng thể nào cũng phải có. Kết quả là những sử gia của Giáo Hoàng cũng phải xác nhận là cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo thực ra chỉ là một ảo tưởng sai sự thực. Họ phúc trình kết quả lên Giáo Hoàng, và khi Ngài lập tức dẹp bỏ cái phúc trình này đi thì họ không còn là tín đồ CaTô nữa. Rồi Giáo Hoàng ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền của Ngài phát minh ra một phương pháp luận khác để đánh đổ phương pháp của những sử gia trên, một phương pháp luận được tạo ra với mục đích rõ rệt là phải đi đến kết luận là cuốn Thánh Kinh của Do Thái – KiTô không phải là một tác phẩm hoang đường, không cần để ý đến chuyện phải xuyên tạc những bằng chứng đến cỡ nào để đi tới mục đích trên. Cái phương pháp luận đó là “Thần học”…
Đó là quyền lực của chính trị Thần quyền của thế giới mà, mặc dù đã có hàng ngàn tác phẩm nghiên cứu và bài khảo cứu phủ bác toàn bộ Thánh Kinh Do Thái – KiTô, cho tới ngày nay, 90% dân chúng trong những xã hội mà tôn giáo chính là KiTô Giáo không hề biết đến sự hiện hữu của những bằng chứng bất khả phủ bác là quyển Thánh Kinh chỉ là một tác phẩm giả tưởng.” [6]

Johannes Kepler
Ngoài ra, cùng thời với Galilei còn có nhà thiên văn và toán học người Đức là Johannes Kepler. Không những Kepler đồng ý với Copernicus và Galilei mà ông còn đưa ra 3 định luật về cơ học các thiên thể (celestial mechanics) để mô tả một cách vô cùng chính xác sự chuyển động của các hành tinh, trong đó có trái đất, xung quanh mặt trời. Đó là:
1. Quỹ đạo của các hành tinh quay xung quanh mặt trời là hình ellip (bầu dục) thay vì hình tròn.
2. Các hành tinh quét những khoảng không gian bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.(Nghĩa là tùy theo vị trí của hành tinh trên quỹ đạo ellip, vận tốc chuyển động của hành tinh khác nhau)
3. Bình phương chu kỳ quay T (thời gian quay được một vòng quỹ đạo) thì tỷ lệ thuận với lập phương khoảng cách trung bình R giữa hành tinh và mặt trời. (T^2 tỷ lệ thuận với R^3).
Kepler cũng bị Tòa Thánh chỉ trích, hành hung và bắt bớ giam cầm trong nhiều năm, nhưng các khoa học gia khác như Descartes, Fermat, Newton v...v...đều ủng hộ ông cùng góp phần phát minh ra những khám phá mới. Rút cục, giáo hội Ca-Tô chỉ còn biết đưa ra sắc lệnh lên án các kết quả khảo cứu của Copernicus và Galilei là sai lầm, thí dụ như:
"Điểm thứ nhất, nói rằng mặt trời là trung tâm và không quay xung quanh trái đất, là điên rồ, vô nghĩa, sai lầm về thần học, và là tà thuyết vì trái ngược hẳn với Thánh Kinh; và điểm thứ hai, nói rằng trái đất không phải là trung tâm mà lại quay xung quanh mặt trời , là vô nghĩa, sai lầm về triết lý, và ít nhất từ quan điểm thần học, đối nghịch với chân tín ngưỡng" [7]
và cấm các giáo sĩ và con chiên đọc sách của Copernicus và Galilei.
Lệnh cấm này kéo dài suốt 278 năm cho tới năm 1821 mới được Giáo Hoàng Pius VII thu hồi. Nhưng cấm thì cứ cấm, giới trí thức cùng người dân đọc thì vẫn cứ đọc. Dần dần quyền hành tôn giáo ở Âu Châu không còn địa vị độc tôn và giữ quyền sinh sát như trước nữa, vì cuộc cách mạng khoa học và các phát triển khoa học về sau trong mọi ngành, nhất là về nhân chủng học và di truyền học, và phương pháp định tuổi của vật chất bằng phóng xạ đồng vị của Carbon và của vài nguyên tố khác đã làm sụp đổ tận gốc rễ thuyết sáng tạo trong Thánh Kinh, căn bản tín ngưỡng của Công giáo . Đó là ảnh hưởng trực tiếp to lớn của cuộc cách mạng khoa học trên xã hội Tây phương. Ngày nay, những người còn tin ở thuyết sáng tạo là do lòng tin lập thành trong tôn giáo chứ không phải lòng tin qua suy lý khoa học.
 

Thế Kỷ 18: Thời Đại Của Lý Trí và Khai Sáng

(The Age of Reason & Enlightenment)
 
Thế kỷ 18 nổi tiếng với những triết gia như David Hume, Thomas Paine và những nhà đại văn hào của Pháp như Voltaire, Victor Hugo v..v…
Giữa thế kỷ 18, Voltaire đã nhận định: vô thần là thói xấu của một số ít những người thông minh (Atheism is the vice of a few intelligent people) để đối chiếu với số đông những người “hữu thần” ngu dốt tin nhảm tin nhí vào một thần trong thời đó ở Âu Châu, tuyệt đại đa số là tín đồ Ki-Tô Giáo, Ca-tô Giáo cũng như Tin Lành.

David Hume
Thomas Paine
Voltaire
(François-Marie Arouet)
Victor Hugo
Victor Hugo cũng đưa ra hai nhận định rất nổi tiếng trong thời đó:

“Chỉ có hai tội phạm: César và Phê-rô (Peter) César thì giết người (hủy diệt thân xác), Phê-rô thì nói láo (hủy diệt tư duy của con người). Người linh mục đã, hoặc có thể, bị thuyết phục và thành thật [tin vào những điều mê tín hoang đường]. Chúng ta có nên trách họ không? Không! Chúng ta có nên chống họ không? Nên!” (Il n'y a que deux coupables, César et Pierre; César qui tue, Pierre qui ment. Le prêtre est, ou peut être, convaincu et sincère. Doit-on le blâmer? Non. Doit-on le combattre? Oui.)
“Nền văn minh, ánh sáng này, có thể bị tắt đi bởi hai cách nhận chìm nó, hai sự xâm lăng nguy hiểm đối với nó: sự xâm lăng của các quân lính và sự xâm lăng của các linh mục. Sự xâm lăng của các quân lính đe dọa mẹ chúng ta: tổ quốc; sự xâm lăng của các linh mục đe dọa con chúng ta: tương lai.”
(La civilisation, cette lumière, peut être éteinte par deux modes de submersion, deux invasions lui sont dangereuses, l’invasion des soldats et l’invasion des prêtres. L’une menace notre mère: la patrie; l’autre menace nos enfants: l’avenir)
Thomas Paine xuất bản cuốn Thời Đại Của Lý Trí làm ba phần, vào những năm 1794, 1785, và 1807. Nội dung phê bình chỉ trích định chế tôn giáo của Ki Tô Giáo và chất vấn về tính chính đáng (legitimacy) của cuốn Kinh Thánh. Ông ta vạch ra sự đồi bại của Giáo hội Ki Tô [corruption of the Christian Church] và chỉ trích những nỗ lực của Giáo hội để có những quyền lực chính trị. Paine cổ võ việc sử dụng lý trí thay vì tin vào mặc khải, bác bỏ mọi phép lạ trong Ki Tô Giáo và coi cuốn Kinh Thánh như là một văn phẩm bình thường chứ không phải là một cuốn sách linh khải bởi thần thánh. Ảnh hưởng của Thomas Paine thấy rõ trong những nhà tư tưởng tự do (freethinkers) trong những thế kỷ 19 và 20, điển hình là trong những tác phẩm của Christopher Hitchens.
Đến cuộc cách mạng của người dân Pháp vào năm 1789, trong đó người dân Pháp đã nhìn Ca-tô Rô-MaGiáo như là một hiểm họa cho quốc gia và đã có những biện pháp cực đoan đối với Giáo hội Ca-tô ở Pháp. Theo Linh mục Dòng Tên Malachi Martin, Giáo sư tại Viện Nghiên Cứu Thánh Kinh Của Giáo Hoàng, và đã phục vụ trong Vatican dưới triều Giáo hoàng John XXIII thì: Pháp, Trưởng Nữ của Giáo Hội Ca-tô Rô-ma, trong cuộc Cách Mạng 1789, đã chính thức đưa Lý Trí lên bàn thờ Chúa, đã tàn sát trên 17000 Linh Mục, 30000 Nữ Tu và 47 Giám Mục, và đã dẹp mọi Trường Dòng, Trường Học Ca-tô, những Dòng Tu, đốt phá nhà thờ, thư viện của Giáo hội v..v.. [Xin đọc The Decline and Fall of The Roman Church trang 196: “France, “eldest daughter of the Church”, enthroned Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and 30,000 nuns as well as 47 bishops, abolished all seminaries, Catholic schools, religious orders, burned churches and libraries...”]
Nước Pháp vào thế cuối thế kỷ 18 có thể gọi là toàn tòng Ca-tô. Nền giáo dục quốc gia nằm trong tay giới giáo sĩ. Nếu Ca-tô Giáo thực sự là một lực lượng tinh thần của dân chúng, nếu Ca-tô Giáo là một “hội thánh” được chỉ đạo về luân lý đạo đức bởi các giới giáo sĩ và nữ tu, nếu Ca-tô Giáo thực sự mang phúc lợi đến cho quốc gia v..v.. , thì tại sao lại lại có thể xảy ra những vụ tàn sát như trên trong cuộc cách mạng 1789? Câu trả lời thật là đơn giản. Vì Ca-tô Giáo là một hiểm họa của quốc gia. Chúng ta có thể nhận rõ hiểm họa này qua vài hành động của giới trí thức Pháp vào thời đó.
Chúng ta khó có thể quên Léon Gambetta, một chính trị gia lỗi lạc của Pháp, trong phong trào hô hào đoàn kết quốc gia, đã hét lên “một lời tuyên chiến”: “Chế độ Giáo sĩ đặc quyền, đó là kẻ thù” (Le cléricalisme, voilà l'ennemi).
Và Émile Combes, một nghị sĩ đã phát biểu giữa nghị viện Pháp:

Không phải là chúng ta tấn công tôn giáo mà là những giáo sĩ của nó, những người muốn dùng tôn giáo làm một công cụ để thống trị. (Ce n'est pas à la religion que nous attaquons, c'est à ses ministres, qui veulent s'en faire un instrument de domination).
Và Jean Bossu khi tranh đấu cho nền dân chủ của Pháp đã tuyên bố:

Chống chế độ giáo sĩ đặc quyền là nền tảng căn bản của tinh thần dân chủ. Đối với chúng ta, chế độ giao sĩ đặc quyền chính là Giáo hội, chính là Chủ thuyết Ca-tô mà từ trước tới nay luôn luôn là kẻ thù của mọi sự tự do. (L'anticléricalisme est la base fondamentale de l'esprit démocratique. Pour nous, le cléricalisme, c'est l'Église, c'est le Catholicisme, qui a toujours été l'adversaire de toute liberté).
Tại sao các nhà trí thức Pháp lại chống Ca-tô Rô-MaGiáo một cách quyết liệt như vậy. Vì qua nhiều thế kỷ, giới trí thức Pháp đã biết rõ bản chất thực sự của Ca-tô Rô-MaGiáo, không như đám quần chúng kém hiểu biết ở trong thế giới thứ ba và trong những nước kém phát triền, đám quần chúng vẫn còn tin vào một đấng siêu nhiên, phép lạ, những điều mê tín, và những gì không thể có được [who still believe in the supernatural, the miraculous, the superstitious, and the impossible]
Các trí thức Pháp đã nhận thức được sự quan trọng của một nền giáo dục khai phóng, tiến bộ, yêu nước, cho nên họ đã cương quyết chống lại nền giáo dục của giáo hội Ca-tô trên nhiều phương diện, và họ đã thành công, qua cuộc cách mạng 1789, trong mục đích Giật con em ra khỏi bàn tay giáo dục của những linh mục, vạch trần những sự đạo đức giả của Giáo hội.” (Arracher l’enfant au moine, dévoiler les hypocrisies de l’Église). Họ lên án Ca-tô Giáo, như lời tuyên bố của Charles Dupuy, Bộ Trưởng Giáo Dục Pháp: Không thể nhân nhượng trong chiều hướng giáo dục tự do, cho bất cứ ai lại có thể dạy dỗ những đứa trẻ để chống lại tổ quốc của chúng và cản sự tiến bộ của chúng (Il nous parait intolérable qu’à la faveur de la liberté d’enseignement, qui que ce soit élever les enfants contre leur pays et contre leur temps).
Chúng ta biết rằng, dạy dỗ những đứa trẻ để chống lại tổ quốc của chúng và cản sự tiến bộ của chúngchính là hai sắc thái đặc thù của Ca-tô Rô-MaGiáo trong các trường học Ca-tô trên khắp thế giới, đặc biệt trong thời thịnh hành của chế độ Thực Dân như ở Việt Nam và các nước trong thế giới thứ ba.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét