Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Các bài tường thuật về tình trạng lạm dụng (tình dục) các nữ tu



Các bài tường thuật về tình trạng lạm dụng (tình dục) AIDS làm trầm trọng thêm sự khai thác tình dục các nữ tu
Nguyễn Trí Cảm chuyển ngữ
 http://www.natcath.com/NCR_Online/archives/031601/031601a.htm
Bài viết do JOHN L. ALLEN JR. và  PAMELA SCHAEFFER 
            NCR Staff, Rome and Kansas City, Mo.
Một số bản báo cáo do các thành viên cấp cao của các dòng nữ tu, và do một linh mục người Mỹ khẳng định rằng các linh mục lạm dụng tình dục các nữ tu, bao gồm cả việc cưỡng hiếp, là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở các nước Châu phi và những khu vực đang phát triển khác của thế giới.
Các báo cáo dẫn chứng rằng một số tu sĩ Công giáo lợi dụng tiền bạc và thẩm quyền tâm linh (spiritual authority) của họ để được quan hệ tình dục (sexual favors) với các nữ tu, nhiều người trong số họ, ở những nước đang phát triển, mà thân phận bị các định chế văn hóa làm cho lệ thuộc vào nam giới. Các báo cáo do NCRthu tập được – một số mới, một số đã lưu hành ít nhất bảy năm — nói rằng các linh mục thường đòi hỏi quan hệ tình dục để trao đổi sự ban phát ân huệ, ví dụ như cấp giấy phép hay giấy chứng nhận để làm việc trong các cơ sở thuộc giáo phận được chỉ định. Các báo cáo, tổng cộng là năm bản, chỉ ra rằng, đặc biệt là Phi Châu, một lục địa bị HIV và AIDS tàn phá, các nữ tu son trẻ đôi khi được xem như là các mục tiêu an toàn cho hoạt động tình dục. Dựa theo tài liệu, trong một vài trường hợp quá đáng, các giáo sĩ làm cho các nữ tu có thai và sau đó khuyến khích họ đi phá thai.
Trong một số trường hợp, dựa trên một trong những báo cáo, các nữ tu, dù ngây thơ hay vì định chế xã hội quen việc tuân phục các nhân vật quyền thế, có thể sẵn sàng thỏa mãn những đòi hỏi tình dục.
Dù cho vấn đề không được phổ biến trong công chúng, các báo cáo đã được bàn luận trong các hội đồng các nữ và nam tu sĩ và ở Vatican.
Vào tháng 12 năm 1998, bốn trang giấy với tiêu đề “Vấn Đề Lạm Dụng Tình Dục của Các Tôn Giáo tại Châu Phi và Roma” được Dòng Các Cha  Truyền Giáo Đức Mẹ của Châu Phi (Missionaries of Our Lady of Africa) trình bày trước Hội đồng 16, nhóm hội họp mỗi năm ba lần. Sơ Marie McDonald là tác giả của bản báo cáo. Hội đồng được hình thành do các đại biểu từ ba hiệp hội: Hiệp Hội Chư Bề Trên Tổng Quyền (the Union of Superiors General) , một hội đoàn của cộng đồng nam tu sĩ đặt ở Roma, Hiệp Hội Quốc Tế Chư Bề Trên Tổng Quyền (the International Union of Superiors General), một nhóm có thể sánh với nam dành cho nữ giới, và vụ Tổng Trưởng Thánh Bộ Đặc trách các Dòng Tu và Tu Hội Tông Đồ Đời (Congregation for Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life), văn phòng của Vatican lo việc giám sát đời sống tôn giáo.
Tháng Chín vừa rồi, sơ Esther Fangman dòng  Biển Đức (Benedictine), một cố vấn tâm lý và là chủ tịch Liên Đoàn Hội Thánh Scholastica, nêu vấn đề trong một bài diễn văn tại đại hội Roma trước 250 các linh mục công giáo dòng Biển Đức. Liên đoàn là một tổ chức gồm 22 tu viện ở Hoa kỳ và hai ở Mexico.
Năm năm trước đó, vào ngày 18- 2 -1995, Hồng y giáo chủ Eduardo Martínez, nhân vật hoàn hảo của cộng đoàn Vatican trong đời sống tôn giáo, cùng với các thành viên của ông ta, lập hồ sơ về vấn nạn do tổ chức Medical Missionary of Mary (Y tế Thiện nguyện Maria) của sơ Maura O’Donohue, một nhà vật lý, đưa ra.
O’Donohue chịu trách nhiệm viết một bản báo cáo năm 1994 mang tính toàn diện hơn cả. Ngay thời điểm bản báo cáo được viết, bà đã trãi qua sáu năm làm nhân viên điều phối  AIDS cho tổ chức Quĩ Công giáo Phát triển Hải ngoại (the Catholic Fund for Overseas Development) cơ sở đặt tại London.
Dù rằng không thể tiếp cận được các thống kê liên quan đến sự lạm dụng tình dục của các nữ tu, hầu hết các giới chức lãnh đạo tôn giáo được NCR  phỏng vấn nói sự thường xuyên và nhất quán của các bản báo cáo về sự lạm dụng tình dục chỉ ra vấn đề cần phải được giải quyết.
 Linh mục Nokter Wolf dòng Biển Đức, tổng giám mục tu viện trưởng dòng Biển Đức, nói với NCR,  “Tôi không tin đây đơn giản chỉ là những trường hợp ngoại lệ”, “Tôi nghĩ rằng sự lạm dụng tình dục được mô tả đang xảy ra. Số vụ xảy ra là bao nhiêu, con số là gì, Tôi chẳng có cách nào biết được. Nhưng đây là vấn đề nghiêm trọng, và chúng ta cần phải đưa vấn đề ra thảo luận .”
Wolf  thực hiện vài chuyến đi Châu Phi, thăm viếng học viện Biển Đức và tiếp xúc với các thành viên của dòng ở đó.
Trong báo cáo của bà, O’Donohue liên hệ sự lạm dụng tình dục với sự lan tràn bệnh AIDS ở Phi Châu và quan tâm đến việc làm giảm sự lây lan của căn bệnh.
Bà viết trong năm 1994:  “Đáng tiếc thay, các nữ tu cũng báo cáo rằng các linh mục đã và đang khai thác tình dục họ bởi vì các linh mục cũng sợ nhiễm phải HIV do quan hệ với gái mại dâm và các phụ nữ có ‘nguy cơ’ lây nhiễm khác.”
O’Donohue từ chối các yêu cầu của NCR xin được phỏng vấn.
O’Donohue viết, “Trong một số nền văn hóa, những người đàn ông theo thường tình sẽ tìm gái mãi dâm thay vì quay sang “các nữ sinh cấp 2, những người, do tuổi đời còn trẻ, được xem như là ‘an toàn’ đối với HIV.”
Tương tự như vậy, các nữ tu “ hình thành nên một nhóm khác được nhìn nhận như những mục tiêu “an toàn” cho các hành vi tình dục,” .
 “Ví dụ”, “tu viện trưởng của cộng đoàn các nữ tu của một quốc gia được các linh mục tìm đến đưa ra yêu cầu các nữ tu phải luôn sẵn sàng cho họ quan hệ tình dục. Khi tu viện trưởng từ chối, các linh mục giải thích rằng bọn họ sẽ phải làm như vậy, nếu không, họ buộc phải vào làng để tìm các phụ nữ, và như thế có thể sẽ mắc bệnh AIDS.”.
O’Donohue viết rằng ban đầu bà phản ứng với “sự bàng hoàng và mất niềm tin” với  mức độ “nghiêm trọng” của vấn đề mà bà ta gặp phải qua việc tiếp xúc với “một số đông các nữ tu trong quá trình thăm viếng của bà” ở một số quốc gia.
Quan điểm khác về đời sống độc thân
Bà viết “Bệnh dịch AIDS đã gây sự chú ý đến vấn đề mà trước đây không được xem là nghiêm trọng”. “Sự thách thức to lớn mà bệnh AIDS đặt ra cho các thành viên của các dòng tu và giới tu sĩ chỉ đến bây giờ mới trở nên hiển nhiên.”
Trong bản tường thuật năm 1995 của bà trong cuộc gặp Hồng y giáo chủ Eduardo Martínez ở Vatican. O’Donohue lưu ý rằng đời sống độc thân có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Ví dụ, bà viết trong bản tường trình, cha tổng đại diện trong một giáo phận Phi Châu đã nói “khá cởi mở” về quan niệm sống độc thân ở Châu phi, nói rằng “bối cảnh cuộc sống độc thân ở Phi Châu có nghĩa một tu sĩ không lấy vợ nhưng không có nghĩa là ông ta không có những đứa con.”
Trong số 1 tỷ tín đồ Công giáo của thế giới, 116.6 triệu – khoảng 12 phần trăm –sống ở Phi Châu. Dựa theo Niên lịch Công giáo 2001, có 561 giám mục và tổng giám mục, 26.026 là linh mục và 51.304 nữ tu.
Thêm vào cái nhìn tổng thể như vậy, văn phòng của Martinez cũng nhận được các tư liệu dẫn chứng những trường hợp cụ thể. Một trong những việc xảy ra, đề năm 1998 ở Malawi và trích dẫn từ bản tường thuật 1994 của O’Donohue, nhóm lãnh đạo dòng nữ tu của giáo phận bị giám mục địa phương sa thải sau khi phàn nàn rằng 29 nữ tu của họ bị các linh mục địa phương làm cho có thai. Các nhà truyền giáo Phương Tây giúp cho nhóm lãnh đạo sưu tập các tài liệu mà sau cùng nó được đệ trình lên Roma.
Một trong những nhà truyền giáo, một người kỳ cựu từng ở Phi Châu hơn hai thập kỷ nói trường hợp Malawi là phức tạp, và vấn nạn của những quan hệ tình dục bất chính không phải chỉ có duy nhất một sự kiện liên quan. Bà mô tả sự việc trong cuộc phỏng vấn dành cho NCR. theo hình thức không nêu tên tuổi (not-for-attribution).
Nhà truyền giáo nói nhóm lãnh đạo đã chấp hành các nguyên tắc ngăn cấm các nữ tu ngủ qua đêm ở nhà linh mục, cấm đoán các linh mục ngủ qua đêm ở các nữ tu viện và cấm các nữ tu hiện diện một mình với các linh mục. Các nguyên tắc có ý định làm giảm khả năng của sự quan hệ tình dục.
Một số nguồn tin báo cho NCR  rằng các giáo phái cũng như các quan chức của giáo hội đã tiến hành chỉnh đốn vấn đề, dù rằng họ miễn cưỡng nêu ra một số trường hợp cụ thể.
Những người khác nói không khí bí mật vẫn bao trùm vấn đề đang được thảo luận chỉ ra rằng còn nhiều việc cần thiết phải được thực hiện.
Sự bí mật một phần nhờ vào nỗ lực do các dòng tu làm việc trong hệ thống giải quyết sự việc và một phần đối với bối cảnh văn hóa nơi sự việc xảy ra. Các nước Phi Châu ở hạ -Sahara, ví dụ, là nơi các vấn đề được báo cáo là nghiêm trọng hơn cả, các hành vi tình dục và AIDS thường hiếm khi được thảo luận một cách công khai. Theo nhiều người đã từng làm việc ở đó, trong số nhiều người ở khu vực Trung và Nam Phi, các chủ đề về tình dục hầu như là điều cấm kỵ.
Biểu lộ sự giận dữ trong các nỗ lực không thành trong việc yêu cầu các viên chức giáo hội giải quyết vấn nạn, O’Donohue viết năm 1994. “Một nhóm nữ tu đến từ giáo hội địa phương đã tha thiết kêu gọi sự giúp đỡ của các giáo hội quốc tế và giải thích rằng, khi chính họ cố gắng trình bày với các chức sắc giáo hội về việc bị các linh mục quấy rối, các chức sắc này chỉ đơn giản là “không được nghe nói”.
Văn phòng báo chí của Vatican không phản hồi các yêu cầu của NCR  trong việc bình luận câu chuyện này.
Sơ O’Donohue viết rằng, mặc dầu bà ta nhận biết sự việc diễn ra ở 23 quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, trên năm châu lục, tuyệt đại đa số đã xảy ra ở Phi Châu.
Trớ trêu thay, nhiều người Phi Châu tỏ ra dè dặt khi đề cập đến chuyện tình dục, tình dục không bình thường là chuyện bình thường ở nhiều khu vực của Phi Châu, và tiết dục là việc hiếm có. Đó là một nền văn hóa, mà ở đó AIDS phát triển mạnh mẽ. Các chuyên gia nói quan điểm xuất phát  bắt nguồn sâu xa từ mối quan hệ văn hóa giữa nam giới và dòng giống – quan điểm kiên định về đời sống độc thân của giáo hội trở nên khó khăn không chỉ trên thực tế, nhưng cũng còn nằm trong quan điểm đối với một số linh mục Phi Châu.
AIDS lan tràn Phi Châu
Khoảng 25.3 triệu người trong số 36.1 triệu người trên thế giới dương tính với HIV sống ở hạ- Sahara Phi Châu. Từ khi bệnh dịch lan tràn ở cuối những năm 1970, 17 triệu người Phi Châu đã chết vì AIDS, theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Trong số 5.3 triệu ca nhiễm HIV mới trong năm 2000, có 3.8 triệu ca xảy ra tai Phi Châu.
Dựa trên đồ thị về AIDS ở hạ- Sahara Phi Châu vào tháng Hai, 12 ấn bản của tạp chí Time, “Quan hệ tình dục không bình thường của mọi hình thức là chuyện cũ rích. Khắp mọi nơi đều có quan hệ tình dục trước hôn nhân, tình dục như một trò tiêu khiển. Cưỡng bách tình dục và lạm dụng tình dục là bản sao của nó, cưỡng bức tình dục. Tình dục trong giao dịch: tình dục như một món quà, tình dục với bố già lắm của ham của lạ (sugar-daddy). Tình dục ngoài hôn nhân, phòng nhì, với nhiều người.”
Đi xa hơn, Time tường thuật, phụ nữ được dạy từ nhỏ phải tuân phục nam giới, cảm thấy bất lực để bảo vệ lấy chính mình từ những ham muốn đòi hỏi tình dục của đàn ông..
Ngay cả việc giải thích cho sự lang chạ – mà trên thực tế, một số chuyên gia từng tranh luận, cũng chẳng khác gì vấn đề ở các quốc gia Tây phương. – các nam tu sĩ và nữ tu đưa ra vấn nạn khai thác tình dục các nữ tu nói các tình huống họ tường thuật lại rõ ràng là không thể chịu đựng nổi và, trong một số trường hợp, gần như khó có thể nói ra được.
Trong một trường hợp, theo O’Donohue, một linh mục bắt một nữ tu phá thai, và người nữ tu này chết trong khi lúc thực hiện việc phá thai. Sau đó ông ta đứng ra chủ trì buổi Lễ cầu hồn của bà ta..
Sự quấy nhiễu phổ biến
Trong báo cáo của McDonald, bà nói rõ “sự quấy rối tình dục và ngay cả việc các linh mục và giám mục hiếp dâm các nữ tu là chuyện được coi là bình thường,” và rằng “đôi khi các nữ tu có thai, linh mục nhất mực đòi nữ tu này phá thai.” Bà nói báo cáo của bà chủ yếu đề cập đến Phi Châu và các nữ tu, các linh mục, giám mục Phi Châu  – không phải vì vấn đề chỉ riêng cho Phi Châu, nhưng vì nhóm soạn thảo bản báo cáo rút ra “chủ yếu từ trải nghiệm riêng của họ ở Phi Châu và sự hiểu biết mà họ có được từ các thành viên thuộc dòng tu của họ hay từ những dòng tu khác – đặc biệt các dòng tu thuộc giáo phận ở Phi Châu.”
Bà viết: “Chúng tôi biết rằng vấn đề cũng tồn tại ở các nơi khác.”
“Nó quả đúng như vậy, bởi vì tình yêu của chúng tôi dành cho giáo hội và cho Phi Châu. Chúng tôi cảm thấy quá sức thất vọng về các vấn nạn.”
Bản tường thuật của McDonald là bản báo cáo được đưa ra năm 1998 lên Hội đồng 16. Bà từ chối cuộc phỏng vấn của NCR.
McDonald viết: khi một nữ tu có thai, nữ tu này thường bị trừng phạt bằng cách đuổi ra khỏi dòng, trong khi đó vị linh mục thì “thường được chuyển sang một giáo xứ khác – hay gửi đi học.”
Trong tường thuật của bà, McDonald viết rằng các linh mục đôi khi khai thác sự lệ thuộc vào tài chính của các nữ tu trẻ, hay lợi dụng sự hướng dẫn tâm linh và bí tích hòa giải để đòi hỏi sự quan hệ tình dục
McDonald chỉ ra tám yếu tố mà bà tin làm vấn đề thêm trầm trọng:
  • Sự kiện việc sống độc thân và/hay giữ đồng trinh không có giá trị ở một số quốc gia.
  • Vị trí thấp kém của phụ nữ trong xã hội và trong giáo hội. Trong một số trường hợp “một nữ tu…được dạy để xem mình như là thành phần thấp kém, phải chịu quị lụy và vâng phục.”
“Thế thì điều này có thể hiểu được, một nữ tu nhận thấy không thể từ chối yêu cầu quan hệ tình dục của một giáo sĩ. Những người này được xem như “những nhân vật có uy quyền” mà họ phải vâng lời.”
“Hơn thế, họ thường có học thức cao hơn và được đào tạo thần học ở cấp cao hơn các nữ tu. Họ có thể sử dụng thần học giả hiệu để biện hộ cho các yêu cầu và hành vi của họ. Các nữ tu thường ấn tượng một cách dễ dàng qua những lập luận này. Một trong những điều này diễn ra như sau:
“Cả hai chúng ta nguyện tận hiến cho đời sống độc thân. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã hứa không lập gia đình. Tuy nhiên, chúng ta có thể quan hệ tình dục với nhau mà không bội thề.”
  • Bệnh dịch AIDS, có nghĩa là các nữ tu được xem như “an toàn” hơn.
  • Sự lệ thuộc vào tài chính do thu nhập thấp của các nữ tu lao động ở quê nhà hay sự hỗ trợ các nữ tu được gửi đi học ở nước ngoài không đầy đủ. Vấn đề lạm dụng tình dục ở Phi Châu là điều phổ biến nhất, theo các nhà quan sát, trong những thành viên của các dòng tu thuộc giáo phận nghèo tiền bạc hay không có hệ thống tài trợ quốc tế.
  • Sự hiểu biết kém cõi về đời sống tận hiến của các nữ tu và của cả các giám mục, linh mục và các tín đồ.
  • Các dòng tu thực hiện việc tuyển chọn các ơn gọi (người xin đi tu) không có đủ kiến thức văn hóa.
  • Các nữ tu được gửi sang Roma và các quốc gia khác để học thường “quá trẻ và/hay chưa chín chắn”, khả năng ngôn ngữ yếu kém,  thiếu sự chuẩn bị và mọi hỗ trợ khác, và “thường quay sang các tu sinh và linh mục để nhờ giúp đỡ,” tạo khả năng tìm ẩn trong việc bị lợi dụng.
McDonald viết: “Tôi không muốn ngụ ý rằng chỉ có các linh mục hay giám mục là người đáng bị chê trách và các nữ tu đơn giản chỉ là nạn nhân.” “Không, các nữ tu có thể đôi khi chỉ vì quá nhiệt tình và cũng có thể là ngây thơ.”
  • Sự im lặng. “Có lẽ yếu tố tạo thành khác là ‘sự thông đồng trong im lặng’ bao phủ sự việc.” McDonald viết. “Chỉ với điều kiện là nếu chúng ta nhìn nhận một cách trung thực, chúng ta mới có thể sẽ tìm ra các giải pháp.”
Vị linh mục người Mỹ, người đưa ra lời giải thích tương tự của việc lạm dụng tình dục các nữ tu là Cha Robert J. Vitillo, sau đó vào tổ chức Caritas và giờ là giám đốc điều hành của giám mục Mỹ cho Chiến dịch Vận động cho Sự Phát Triển của Con Người (Campaign for Human Development). Tháng Ba năm 1994, một tháng sau khi O’Donohue viết bản tường thuật, Vitillo trình bày vấn đề với một nhóm nghiên cứu thần học tại trường Cao đẳng Boston. Vitillo có kiến thức rộng về Phi Châu nhờ vào những chuyến đi làm việc thường xuyên. Buổi nói chuyện của ông, đặt trọng tâm vào một số vấn đề về luân lý và nguyên tắc đạo đức liên quan đến AIDS. Được đặt tên là ”Những Thách Thức Thần Học Được Đặt Ra do Trận Dịch HIV/AIDS Toàn Cầu.” 
‘Cần quan tâm’
Vitillo, một linh mục của giáo phận Paterson, New Jersy, từ chối yêu cầu của NCR xin phỏng vấn dựa trên nội dung của buổi thảo luận.
Ông nói với những người trong buổi họp tại trường Cao đẳng Boston rằng các nữ tu là mục tiêu của cánh đàn ông, đặc biệt là các giáo sĩ, những người có thể trước đây thường lui tới với gái mãi dâm.
“Vấn đề đạo đức cuối cùng mà tôi xét thấy đặc biệt nhạy cảm nhưng cần phải đề cập,” ông nói, “bao gồm sự cần thiết tố giác sự lạm dụng tình dục, là hậu quả rõ ràng của nguyên nhân làm gia tăng HIV/AIDS. Nhiều nơi trên thế giới, cánh nam giới giảm sự lệ thuộc của họ vào những người hành nghề bán dâm bởi lo sợ nhiễm phải HIV…. Kết quả của sự lo sợ này lan rộng, nhiều ông (và một số bà) đã quay tìm những thiếu nữ (và nam) còn trẻ (cho là không bị lây nhiễm) cho việc quan hệ tình dục. Các nữ tu cũng là mục tiêu của hạng người đó, và đặc biệt là các giáo sĩ trước đây từng quan hệ với gái mại dâm. Chính bản thân tôi đã nghe những câu chuyện thảm thương của những nữ tu, những người bị cưỡng ép quan hệ tình dục với linh mục địa phương hay với người hướng dẫn tâm linh, những người này khẳng định rằng sinh hoạt này là ‘tốt’ cho cả hai.
Vitillo nói: “Thường thường, những cố gắng đưa những vấn nạn này đến với các quan chức của giáo hội địa phương hay quốc tế đều gặp phải những lỗ tai điếc,” . “Ở Bắc Mỹ và một số nơi của Châu Âu, giáo hội của chúng tôi đã choáng váng vì những vụ tai tiếng về việc giao cấu với trẻ em (tình dục huyễn nhi). Sẽ phải mất bao lâu để giáo hội có thể chế giống nhau này trở nên nhạy cảm đối với những vấn nạn lạm dụng mới mà chúng là hệ quả đến từ nạn dịch?”
Những trường hợp cụ thể chính yếu trong báo cáo của P’Donohue như sau:
  • Trong một vài trường hợp, những người muốn đi tu phải thuận cho linh mục quan hệ tình dục để nhận được các giấy chứng nhận cần thiết và/hay được giới thiệu việc làm trong giáo phận.
  • Trong một quốc gia, các nữ tu gặp các phiền toái do các quy định gây ra, qui định yêu cầu họ phải rời khỏi dòng nếu họ có thai, trong khi đó thì tu sĩ có liên quan vẫn có thể vẫn tiếp tục công việc mục vụ của mình. Bất công là câu hỏi của vấn đề luật pháp xã hội bởi vì nữ tu bị bỏ rơi một mình để nuôi đứa trẻ như một ông bố độc thân, “thường bị dèm pha và thường có địa vị xã hội- kinh tế (socioeconomic) thấp kém. Tôi đã đưa ra một vài ví dụ ở một số quốc gia nơi mà phụ nữ bị cưỡng bách để trở thành vợ hai hay vợ ba trong một gia đình bởi vì địa vị xã hội trong nền văn hóa địa phương đã bị mất. Một lựa chọn khác, vì sự tồn tại, là ra ‘đứng đường’ như gái mại dâm” và theo cách ấy “phơi nhiễm bản thân họ với nguy cơ HIV, nếu như chưa từng mắc phải.”
  • Những bề trên tổng quyền mà tôi gặp, có kinh nghiệm khi làm linh mục ở một số khu vực,  quan tâm sâu sắc về việc quấy rối các nữ tu . Một bề trên của một dòng tu trong giáo phận, nơi có một số nữ tu bị các linh mục làm cho có thai, hoàn toàn mất phương hướng để tìm ra một giải pháp thích hợp. Một dòng tu khác của giáo phận phải đuổi hơn 20 nữ tu bởi họ có thai, và trong nhiều trường hợp lại là do các linh mục.
  • “Một số linh mục khuyên các nữ tu sử dụng dụng cụ tránh thai, lừa họ rằng “viên thuốc” sẽ làm ngăn sự lây truyền HIV. Một số khác thậm chí khuyến khích những nữ tu mà họ quan hệ phá thai. Một số chuyên gia y tế của Công giáo được tuyển dụng trong những bệnh viện Công giáo báo cáo đã phải chịu áp lực từ các linh mục để thực hiện các vụ phá thai ở những bệnh viện dành cho các nữ tu.
  • “Ở một số quốc gia, các thành viên của hội đồng giáo xứ và các cộng đoàn Ki-tô giáo nhỏ đang phản đối các chủ chăn (pastor) bởi vì những sự quan hệ của họ với phụ nữ và các cô gái trẻ một cách thường xuyên. Một số phụ nữ này là vợ của các con chiên trong xứ đạo. Trong những trường hợp như vậy, các ông chồng thường giận dữ với những sự việc đang xảy ra, nhưng lại bị ngăn trở trong việc phản đối các cha xứ. Người ta biết một số linh mục có quan hệ với một vài phụ nữ, và cũng có con với họ qua việc quan hệ nam nữ bất chính (liaison) mà không phải chỉ một lần. Các con chiên bày tỏ với tôi sự quan tâm liên quan đến vấn đề này, và nói rõ rằng họ chờ đợi một ngày, khi đó, họ sẽ thảo luận trong buổi giảng (dialogue homilies). Họ tình nguyện, vì điều này sẽ tạo khả năng cho họ một cơ hội vạch mặt tính chất thành thật trong buổi giảng đạo của những linh mục nào đó, và lật tẩy cái tiêu chuẩn kép quá hiển nhiên của họ. Trong chuyến thăm một quốc gia, tôi được cho biết một trưởng lão (presbytery) trong một xứ đạo cá biệt bị các giáo dân trong giáo xứ trang bị súng tấn công vì họ giận dữ các linh mục do sự lạm quyền, sự phản bội lòng tin mà các hành vi và cách sống của họ đã phản ảnh.
  • “Ở một quốc gia khác, một người vừa cải từ đạo Hồi (một trong hai cô con gái theo Ki tô giáo) được chấp thuận như là một ứng viên ơn gọi cho một họ đạo địa phương. Khi cô ta đến gặp linh mục chánh xứ để lấy giấy chứng nhận cần thiết, cô ta bị vị linh mục hãm hiếp trước khi được trao giấy chứng nhận. Do bị gia đình từ vì theo đạo Ki tô, cô ta cảm thấy không thể trở về nhà như trước kia được nữa. Cô vào sống trong nhà dòng và chẳng bao lâu phát hiện ra mình có thai. Đối với suy nghĩ của cô, sự lựa chọn duy nhất của cô là rời khỏi nhà dòng mà không đưa ra một lý do nào cả. Cô lang thang mười ngày trong rừng, trăn trở không biết phải làm gì. Sau đó, cô quyết định đến gặp vị giám mục để trình bày, vị này triệu tập ông linh mục. Ông linh mục thú nhận lời cáo buộc là đúng và vị giám mục bảo ông ta chịu cấm phòng trong hai tuần.
  • “Kể từ những năm 1980, nữ tu ở một số quốc gia từ chối đi lại một mình cùng với linh mục trong xe ôtô bởi vì lo sợ bị quấy rối hay ngay cả bị hãm hiếp. Các giáo sĩ cũng còn lợi dụng địa vị của họ trong vai trò như là chủ chăn và người dẫn dắt tâm linh và tận dụng thẩm quyền tâm linh của họ để được quan hệ tình dục với các nữ tu. Ở một quốc gia, những mẹ bề trên đã có yêu cầu giám mục hay những linh mục bề trên thuyên chuyển những giáo sĩ, các cha hướng dẫn tâm linh hay rút họ về sau khi họ lạm dụng các nữ tu.
Những ảnh hưởng trực tiếp nhất là đối với các phụ nữ bị lạm dụng, O’Donohue viết. Tuy nhiên, ảnh hưởng kéo dài và rộng lớn hơn đối với cộng đoàn và bao gồm cả sự vỡ mộng và hoài nghi. Người bị lạm dụng và những người khác trong cộng đoàn “nhận ra nền tảng niềm tin của họ đột nhiên vỡ tan tành.”
Những người mà niềm tin bị tan vỡ đến từ những gia đình có cái nhìn không thiện cảm đối với các tác nghiệp tôn giáo, và cùng một người “đặt vấn đề tại sao phải sống đời sống độc thân qua tuyên bố hùng hồn mà cũng chính là người có vẻ như có dính dáng đến việc khai thác tình dục của những người khác. Điều này được xem như đạo đức giả, hay ít nhất như khuyến khích tiêu chuẩn kép.” O’Donohue viết.
Một số quan sát viên nói rằng nhờ sự lên tiếng của những bản báo cáo như vậy, người ta đã đưa ra những biện pháp để giải quyết vấn đề.
Những nguyên tắc mới
Wolf, người lãnh đạo dòng Biển đức ở Roma, nói “Một vài tu viện đã có các nguyên tắc hoạt động trong trường hợp một thầy tu bị cáo buộc có hành vi tình dục không đúng đắn, cần lưu ý đến những cá nhân được quan tâm, kể cả nạn nhân. Tôi đưa câu hỏi này lên cộng đoàn của chúng tôi. Chúng ta cần sự thành thật và công bằng.”
Một viên chức của Vatican nói với NCR  rằng “có những sáng kiến ở nhiều cấp độ” nêu ra sự quan tâm về khả năng lạm dụng tình dục trong đời sống tu hành. Viên chức này nêu rõ các nỗ lực của các hiệp hội các giáo phẩm cấp cao, hiệp hội giám mục, và bên trong các cộng đồng và giáo phận có liên quan.
Trong hầu hết những cuộc thảo luận này, viên chức này nói, là những biện pháp mà Vatican “nhận thức” và “hỗ trợ” hơn là đứng ra tổ chức hay đề xướng.
Viên chức Vatican sẵn sàng phát biểu mà không nêu danh tánh về vấn nạn với NCR.
Viên chức lưu ý có hai dấu hiệu mà các tập quán ứng xử của giáo hội đang thay đổi. Trong một số trường hợp cụ thể, sự phản hồi nhiệt tình và mau chóng hơn từ các chức sắc lãnh đạo giáo hội, và nói chung, có một xu hướng bên trong đời sống tu hành rằng những vấn nạn này cần phải được đưa ra thảo luận. “Đề cập đến vấn đề là bước đầu tiên hướng đến một giải pháp.“
Tuy nhiên, các viên chức của giáo hội không phải là luôn luôn cởi mở trong những cuộc trao đổi như vậy. McDonald viết trong bản báo cáo năm 1998 rằng,  trong tháng Ba năm đó, bà ta trình bày với hội đồng thường trực của Hội Đồng Giám Mục Phi Châu và Madagasca, hội (consortium) các giám mục Phi Châu, về vấn đề lạm dụng tình dục các nữ tu.
McDonald viết, “Vì hầu hết những gì tôi đưa ra căn cứ trên những báo cáo đến từ các họ đạo của các giáo phận và Hiệp Hội các Bề Trên Cao Cấp Châu Phi (Conferences of Major Superiors in Africa). Tôi đoan chắc tính chất xác thực những gì tôi nói.”  
Tuy nhiên, “các giám mục biểu lộ cảm nhận rằng các nữ tu không trung thành khi gửi những bản trình báo ra ngoài giáo phận.”  “Họ nói rằng các nữ tu được đề cập tới nên đến gặp giám mục của giáo phận để trình bày những vấn nạn này,”
“Dĩ nhiên,” bà ta viết, “đây sẽ là lý tưởng. Tuy nhiên, các nữ tu khẳng định rằng họ đã làm như vậy hết lần này đến lần khác. Đôi khi họ không được chào đón đàng hoàng. Trong một số trường hợp họ lại bị khiển trách vì những điều đã xảy ra. Ngay cả khi họ được lắng nghe một cách đồng cảm, chẳng có gì có vẻ xem ra là được thực hiện.”
Đáng đề cập đến
Dầu cho bất kỳ biện pháp tích cực nào được thực hiện, vấn nạn vẫn mang tính cách thời sự đối với các nữ tu. Trong một cuộc phỏng vấn tại quê nhà Kansas City, Mo., Fangman, người nữ tu đưa ra vấn đề vào tháng Chín vừa rồi tại một buổi họp mặt của các cha tu viện trưởng dòng Biển Đức ở Roma, nói với NCR rằng, bà ta đã nghe các câu chuyện về những nữ tu bị các linh mục lạm dụng tình dục trong các thảo luận không chính thức tại buổi hội thảo của các nữ tu viện trưởng và các mẹ bề trên từ khắp thế giới.
“Các nữ tu người đưa ra vấn đề từng bị xúc phạm sâu sắc và cảm thấy rất đau khổ — và rất đau khổ khi nói về điều đó,” bà ta nói. Bởi vì nỗi đau mà bà ta và những người khác đang được biết. Bà nói: “chúng tôi đã quyết định vấn đề cũng đáng được bắt đầu bàn đến theo cách công khai hơn, và chúng tôi có cơ hội trong cuộc gặp thường kỳ với Hội Nghị các Giám Mục (Congress of Abbots).”
Fangman nói rằng bản báo cáo của bà gửi cho giám mục dòng Biển Đức dựa trên các cuộc trao đổi với các nữ tu và từ tài liệu trong báo cáo của O’Donohue.
Bài nói của Fangman được xuất bản trong số mới nhất đăng trên Tập san Thông hội Quốc tế Đời Sống Tu viện (Alliance for International Monasticism Bulletin,), một tập san truyền giáo của dòng.
Bản báo cáo của O’Donohue được chuẩn bị trong cùng một tinh thần: niềm hy vọng thúc đẩy sự thay đổi. Bà viết trong báo cáo của mình rằng bà đã chuẩn bị nó “sau khi suy nghĩ thật chín chắn và với ý thức sâu sắc của sự khẩn cấp bởi những chủ đề liên quan động vào chính cái cốt lõi của sứ mệnh truyền giáo, và mục vụ của giáo hội.
Bà viết: các thông tin về việc các linh mục lạm dụng tình dục các nữ tu “xuất phát từ các nhà truyền giáo (nam và nữ); từ các linh mục, các bác sĩ và các thành viên khác của giáo hội gia đình trung kiên của chúng ta,” “Tôi được bảo đảm rằng vụ việc trong các ghi nhận là có thực trong số các vụ việc có liên quan“ được mô tả trong báo cáo, bà nói, “và vì thế thông tin không chỉ căn cứ vào những gì nghe được.”
23 quốc gia được liệt kê trong bản báo cáo là: Botswana, Burundi, Brazil, Colombia, Ghana, India, Ireland, Italy, Kenya, Lesotho, Malawi, Nigeria, Papua New Guinea, Philippines, South Africa, Sierra Leone, Tanzania, Tonga, Uganda , United States, Zambia, Zaire, Zimbabwe.
Sự hi vọng của bà, bà viết, là bản báo cáo “sẽ vì vậy mà thúc đẩy hành động thích hợp đặc biệt về phía của những người nắm giữ quyền lãnh đạo giáo hội và những người có trách nhiệm đối với cơ cấu tổ chức.”
-         Điện thư của John Allen là jallen@natcath.org.
-         Điện thư của Pamela Schaeffer là pschaeffer@natcath.org
-         Tài liệu liên quan đến câu chuyện nói trên ở trang mạng NCR:
                        www.natcath.com/NCR_Online/documents/index.htm

-         Phóng Viên Công Giáo Quốc Gia, Ngày 16 Tháng Ba năm 2001
Nguyễn Trí Cảm chuyển ngữ
11/7/2009
Reports of abuse
AIDS exacerbates sexual exploitation of nuns, reports allege
By JOHN L. ALLEN JR. and PAMELA SCHAEFFER
NCR Staff, Rome and Kansas City, Mo.
Several reports written by senior members of women’s religious orders and by an American priest assert that sexual abuse of nuns by priests, including rape, is a serious problem, especially in Africa and other parts of the developing world.
The reports allege that some Catholic clergy exploit their financial and spiritual authority to gain sexual favors from religious women, many of whom, in developing countries, are culturally conditioned to be subservient to men. The reports obtained by NCR – some recent, some in circulation at least seven years — say priests at times demand sex in exchange for favors, such as permission or certification to work in a given diocese. The reports, five in all, indicate that in Africa particularly, a continent ravaged by HIV and AIDS, young nuns are sometimes seen as safe targets of sexual activity. In a few extreme instances, according to the documentation, priests have impregnated nuns and then encouraged them to have abortions.
In some cases, according to one of the reports, nuns, through naiveté or social conditioning to obey authority figures, may readily comply with sexual demands.
Although the problem has not been aired in public, the reports have been discussed in councils of religious women and men and in the Vatican.
In November 1998, a four-page paper titled “The Problem of the Sexual Abuse of African Religious in Africa and Rome” was presented by Missionaries of Our Lady of Africa Sr. Marie McDonald, the report’s author, to the Council of 16, a group that meets three times a year. The council is made up of delegates from three bodies: the Union of Superiors General, an association of men’s religious communities based in Rome, the International Union of Superiors General, a comparable group for women, and the Congregation for Institutes of Consecrated Life and Societies of Apostolic Life, the Vatican office that oversees religious life.
Last September, Benedictine Sr. Esther Fangman, a psychological counselor and president of the Federation of St. Scholastica, raised the issue in an address at a Rome congress of 250 Benedictine abbots. The federation is an organization of 22 monasteries in the United States and two in Mexico.
Five years earlier, on Feb. 18, 1995, Cardinal Eduardo Martínez, prefect of the Vatican congregation for religious life, along with members of his staff, were briefed on the problem by Medical Missionary of Mary Sr. Maura O’Donohue, a physician.
O’Donohue is responsible for a 1994 report that constitutes one of the more comprehensive accounts. At the time of its writing, she had spent six years as AIDS coordinator for the Catholic Fund for Overseas Development based in London.
Though statistics related to sexual abuse of religious women are unavailable, most religious leaders interviewed by NCR say the frequency and consistency of the reports of sexual abuse point to a problem that needs to be addressed.
“I don’t believe these are simply exceptional cases,” Benedictine Fr. Nokter Wolf, abbot primate of the Benedictine order, told NCR. “I think the abuse described is happening. How much it happens, what the numbers are, I have no way of knowing. But it is a serious matter, and we need to discuss it.”
Wolf has made several trips to Africa to visit Benedictine institutions and is in contact with members of the order there.
In her reports, O’Donohue links the sexual abuse to the prevalence of AIDS in Africa and concerns about contracting the disease.
“Sadly, the sisters also report that priests have sexually exploited them because they too had come to fear contamination with HIV by sexual contact with prostitutes and other ‘at risk’ women,” she wrote in 1994.
O’Donohue declined requests for interviews with NCR.
In some cultures, O’Donohue wrote, men who traditionally would have sought out prostitutes instead are turning to “secondary school girls, who, because of their younger age, were considered ‘safe’ from HIV.”
Similarly, religious sisters “constitute another group which has been identified as ‘safe’ targets for sexual activity,” O’Donohue wrote.
“For example,” O’Donohue wrote, “a superior of a community of sisters in one country was approached by priests requesting that sisters would be made available to them for sexual favors. When the superior refused, the priests explained that they would otherwise be obliged to go to the village to find women, and might thus get AIDS.”
O’Donohue wrote that at first she reacted with “shock and disbelief” at the “magnitude” of the problem she was encountering through her contacts with “a great number of sisters during the course of my visits” in a number of countries.
Different view of celibacy
“The AIDS pandemic has drawn attention to issues which may not previously have been considered significant,” she wrote. “The enormous challenges which AIDS poses for members of religious orders and the clergy is only now becoming evident.”
In a report on her 1995 meeting with Cardinal Martínez in the Vatican, O’Donohue noted that celibacy may have different meanings in different cultures. For instance, she wrote in her report, a vicar general in one African diocese had talked “quite openly” about the view of celibacy in Africa, saying that “celibacy in the African context means a priest does not get married but does not mean he does not have children.”
Of the world’s 1 billion Catholics, 116.6 million — about 12 percent — live in Africa. According to the 2001 Catholic Almanac, 561 are bishops and archbishops, 26,026 are priests and 51,304 are nuns.
In addition to such general overviews, Martínez’s office has also received documentation on specific cases. In one such incident, dating from 1988 in Malawi and cited in O’Donohue’s 1994 report, the leadership team of a diocesan women’s congregation was dismissed by the local bishop after it complained that 29 sisters had been impregnated by diocesan priests. Western missionaries helped the leadership team compile a dossier that was eventually submitted to Rome.
One of those missionaries, a veteran of more than two decades in Africa, said the Malawi case was complex and the issue of sexual liaisons was not the only factor involved. She described the incident in a not-for-attribution interview with NCR.
The missionary said the leadership team had adopted rules preventing sisters from spending the night in a rectory, banning priests from staying overnight in convents and prohibiting sisters from being alone with priests. The rules were intended to reduce the possibility of sexual contact.
Several sources told NCR that religious communities as well as church officials have taken steps to correct the problem, though they were reluctant to cite specific examples.
Others say the climate of secrecy that still surrounds the issue indicates more needs to be done.
The secrecy is due in part to efforts by religious orders to work within the system to address the problems and in part to the cultural context in which they occur. In sub-Saharan Africa, for instance, where the problems are reportedly the most severe, sexual behavior and AIDS are rarely discussed openly. Among many people in that region of Central and Southern Africa, sexual topics are virtually taboo, according to many who have worked there.
Expressing frustration at unsuccessful efforts to get church officials to address the problem, O’Donohue wrote in 1994, “Groups of sisters from local congregations have made passionate appeals for help to members of international congregations and explain that, when they themselves try to make representations to church authorities about harassment by priests, they simply ‘are not heard.’ ”
The Vatican press office did not respond to NCR requests for comment on this story.
O’Donohue wrote that, although she was aware of incidents in some 23 countries, including the United States, on five continents, the majority happened in Africa.
Ironically, given the reticence of many Africans to talk about sex, casual sex is common in parts of Africa, and sexual abstinence is rare. It’s a culture in which AIDS thrives. Experts say the view derives from a deeply rooted cultural association between maleness and progeny — a view that makes the church’s insistence on celibacy difficult not only in practice but also in concept for some African priests.
AIDS rampant in Africa
Some 25.3 million of the world’s 36.1 million HIV-positive persons live in sub-Saharan Africa. Since the epidemic began in the late 1970s, 17 million Africans have died of AIDS, according to the World Health Organization. Of the 5.3 million new cases of HIV infection in 2000, 3.8 million occurred in Africa.
According to a graphic article on AIDS in sub-Saharan Africa in the Feb. 12 issue of Time magazine, “Casual sex of every kind is commonplace. Everywhere there’s premarital sex, sex as recreation. Obligatory sex and its abusive counterpart, coercive sex. Transactional sex: sex as a gift, sugar-daddy sex. Extramarital sex, second families, multiple partners.”
Further, Time reported, women, taught from birth to obey men, feel powerless to protect themselves from men’s sexual desires.
Even accounting for promiscuity — which in fact, some experts have argued, is no less a problem in Western nations — the religious men and women raising the issue of sexual exploitation of religious women say the situations they report on are clearly intolerable and, in some cases, approach the unspeakable.
In one instance, according to O’Donohue, a priest took a nun for an abortion, and she died during the procedure. He later officiated at her requiem Mass.
Harassment common
In McDonald’s report, she states that “sexual harassment and even rape of sisters by priests and bishops is allegedly common,” and that “sometimes when a sister becomes pregnant, the priest insists that she have an abortion.” She said her report referred mainly to Africa and to African sisters, priests and bishops — not because the problem is exclusively an African one, but because the group preparing the report drew “mainly on their own experience in Africa and the knowledge they have obtained from the members of their own congregations or from other congregations — especially diocesan congregations in Africa.”
“We know that the problem exists elsewhere too,” she wrote.
“It is precisely because of our love for the church and for Africa that we feel so distressed about the problem,” McDonald wrote.
McDonald’s was the report presented in 1998 to the Council of 16. She declined to be interviewed by NCR.
When a sister becomes pregnant, McDonald wrote, she is usually punished by dismissal from the congregation, while the priest is “often only moved to another parish — or sent for studies.”
In her report, McDonald wrote that priests sometimes exploit the financial dependency of young sisters or take advantage of spiritual direction and the sacrament of reconciliation to extort sexual favors.
McDonald cites eight factors she believes give rise to the problem:
  • The fact that celibacy and/or chastity are not values in some countries.
  • The inferior position of women in society and the church. In some circumstances “a sister … has been educated to regard herself as an inferior, to be subservient and to obey.”
“It is understandable then, that a sister finds it impossible to refuse a cleric who asks for sexual favours. These men are seen as ‘authority figures’ who must be obeyed.”
“Moreover, they are usually more highly educated and they have received a much more advanced theological formation than the sisters. They may use false theological arguments to justify their requests and behaviour. The sisters are easily impressed by these arguments. One of these goes as follows:
“ ‘We are both consecrated celibates. That means that we have promised not to marry. However, we can have sex together without breaking our vows.’ ”
  • The AIDS pandemic, which means sisters are more likely to be seen as “safe.”
  • Financial dependence created by low stipends for sisters laboring in their home countries or inadequate support for sisters sent abroad for studies. The problem of sexual abuse in Africa is most common, according to many observers, among members of diocesan religious congregations with little money and no network of international support.
  • A poor understanding of consecrated life, both by the sisters and also by bishops, priests, and lay people.
  • Recruitment of candidates by congregations that lack adequate knowledge of the culture.
  • Sisters sent abroad to Rome and other countries for studies are often “too young and/or immature,” lack language skills, preparation and other kinds of support, and “frequently turn to seminarians and priests for help,” creating the potential for exploitation.
“I do not wish to imply that only priests and bishops are to blame and that the sisters are simply their victims,” McDonald wrote. “No, sisters can sometimes be only too willing and can also be naïve.”
  • Silence. “Perhaps another contributing factor is the ‘conspiracy of silence’ surrounding this issue,” McDonald wrote. “Only if we can look at it honestly will we be able to find solutions.”
The American priest who gave a similar account of sexual abuse of women religious is Fr. Robert J. Vitillo, then of Caritas and now executive director of the U.S. bishops’ Campaign for Human Development. In March 1994, a month after O’Donohue wrote her report, Vitillo spoke about the problem to a theological study group at Boston College. Vitillo has extensive knowledge of Africa based on regular visits for his work. His talk, which focused on several moral and ethical issues related to AIDS, was titled, “Theological Challenges Posed by the Global Pandemic of HIV/AIDS.”
‘Necessary to mention’
Vitillo, a priest of the Paterson, N.J., diocese, declined requests from NCR for an interview on the content of his talk.
He told the gathering at Boston College that nuns had been targeted by men, particularly clergy, who may have previously frequented prostitutes.
“The last ethical issue which I find especially delicate but necessary to mention,” he said, “involves the need to denounce sexual abuse which has arisen as a specific result of HIV/AIDS. In many parts of the world, men have decreased their reliance on commercial sex workers because of their fear of contracting HIV. … As a result of this widespread fear, many men (and some women) have turned to young (and therefore presumably uninfected) girls (and boys) for sexual favors. Religious women have also been targeted by such men, and especially by clergy who may have previously frequented prostitutes. I myself have heard the tragic stories of religious women who were forced to have sex with the local priest or with a spiritual counselor who insisted that this activity was ‘good’ for the both of them.
“Frequently, attempts to raise these issues with local and international church authorities have met with deaf ears,” said Vitillo. “In North America and in some parts of Europe, our church is already reeling under the pedophilia scandals. How long will it take for this same institutional church to become sensitive to these new abuse issues which are resulting from the pandemic?”
The specific circumstances outlined in the O’Donohue report are as follows:
  • In some instances, candidates to religious life had to provide sexual favors to priests in order to acquire the necessary certificates and/or recommendations to work in a diocese.
  • In several countries, sisters are troubled by policies that require them to leave the congregation if they become pregnant, while the priest involved is able to continue his ministry. Beyond fairness is the question of social justice, since the sister is left to raise the child as a single parent, “often with a great deal of stigmatization and frequently in very poor socioeconomic circumstances. I was given examples in several countries where such women were forced into becoming a second or third wife in a family because of lost status in the local culture. The alternative, as a matter of survival, is to go ‘on the streets’ as prostitutes” and thereby “expose themselves to the risk of HIV, if not already infected.”
  • “Superior generals I have met were extremely concerned about the harassment sisters were experiencing from priests in some areas. One superior of a diocesan congregation, where several sisters became pregnant by priests, has been at a complete loss to find an appropriate solution. Another diocesan congregation has had to dismiss over 20 sisters because of pregnancy, again in many cases by priests.
  • “Some priests are recommending that sisters take a contraceptive, misleading them that ‘the pill’ will prevent transmission of HIV. Others have actually encouraged abortion for sisters with whom they have been involved. Some Catholic medical professionals employed in Catholic hospitals have reported pressure being exerted on them by priests to procure abortions in those hospitals for religious sisters.
  • “In a number of countries, members of parish councils and of small Christian communities are challenging their pastors because of their relationships with women and young girls generally. Some of these women are wives of the parishioners. In such circumstances, husbands are angry about what is happening, but are embarrassed to challenge their parish priest. Some priests are known to have relations with several women, and also to have children from more than one liaison. Laypeople spoke with me about the concerns in this context stating that they are waiting for the day when they will have dialogue homilies. This, they volunteered, will afford them an opportunity to challenge certain priests on the sincerity of their preaching and their apparent double standards. In one country visited, I was informed that the presbytery in a particular parish was attacked by parishioners armed with guns because they were angry with the priests because of their abuse of power and the betrayal of trust which their actions and lifestyles reflected.
  • “In another country a recent convert from Islam (one of two daughters who became Christians) was accepted as a candidate to a local religious congregation. When she went to her parish priest for the required certificates, she was subjected to rape by the priest before being given the certificates. Having been disowned by her family because of becoming a Christian, she did not feel free to return home. She joined the congregation and soon afterwards found she was pregnant. To her mind, the only option for her was to leave the congregation, without giving the reason. She spent 10 days roaming the forest, agonizing over what to do. Then she decided to go and talk to the bishop, who called in the priest. The priest accepted the accusation as true and was told by the bishop to go on a two-week retreat.
  • “Since the 1980s in a number of countries sisters are refusing to travel alone with a priest in a car because of fear of harassment or even rape. Priests have also on occasion abused their position in their role as pastors and spiritual directors and utilized their spiritual authority to gain sexual favors from sisters. In one country, women superiors have had to request the bishop or men superiors to remove chaplains, spiritual directors or retreat directors after they abused sisters.”
Those most directly affected are the women abused, wrote O’Donohue. The effects extend, however, to the wider community and include disillusionment and cynicism. The abused and others in the community “find the foundation of their faith is suddenly shattered.”
Many whose faith has been shattered are from families that look unfavorably on religious vocations and who “question why celibacy should be so strongly proclaimed by the same people who are seemingly involved in sexually exploiting others. This is seen as hypocrisy or at least as promoting double standards,” O’Donohue wrote.
Some observers say that in the wake of such reports, steps have been taken to address the problem.
New guidelines
Wolf, the Benedictine leader in Rome, said, “Several monasteries already have guidelines in case a monk is accused of sexual misconduct, taking care of the individuals concerned, the victim included. I pushed this question in our congregation. We need sincerity and justice.”
A Vatican official told NCR that “there are initiatives at multiple levels” to raise awareness about the potential for sexual abuse in religious life. The official cited efforts within conferences of religious superiors, within bishops’ conferences, and within particular communities and dioceses.
Most of these, the official said, were steps the Vatican is “aware of” and “supporting” rather than organizing or initiating.
The Vatican official was willing to speak anonymously about the problem with NCR.
The official noted two signs that the culture in the church is changing. In specific cases, the official said, the response from church leaders is more aggressive and swift; and in general, there is a climate within religious life that these things have to be discussed. “Talking about it is the first step towards a solution,” the official said.
Church officials have not always, however, been open to such exchanges. McDonald wrote in her 1998 report that in March of that year she had spoken to the standing committee of the Symposium of Episcopal Conferences of Africa and Madagascar, the consortium of African bishops’ conferences, on the problem of sexual abuse of sisters.
“Since most of what I gave was based on reports coming from diocesan congregations and Conferences of Major Superiors in Africa, I felt very convinced of the authenticity of what I was saying,” McDonald wrote.
Yet, “the bishops present felt that it was disloyal of the sisters to have sent such reports outside their dioceses,” McDonald wrote. “They said that the sisters in question should go to their diocesan bishop with these problems.”
“Of course,” she wrote, “this would be the ideal. However, the sisters claim that they have done so time and time again. Sometimes they are not well received. In some instances they are blamed for what has happened. Even when they are listened to sympathetically, nothing much seems to be done.”
Worth talking about
Whatever positive steps have been taken, the problem remains a live concern for religious women. In an interview at her home in Kansas City, Mo., Fangman, the nun who raised the issue last September at a gathering of Benedictine abbots in Rome, told NCR that she had heard the stories about sisters being sexually abused by priests during informal discussions at meetings of abbesses and prioresses worldwide.
“The sisters who brought it up were deeply hurt by it and found it very painful — and very painful to talk about,” she said. Because of the pain that she and others were hearing, “we decided that it was worth also beginning to talk about in a more open way, and we had the opportunity at our regular meeting with the Congress of Abbots,” she said.
Fangman said her report to the Benedictine abbots was based on the conversations with sisters and on the material in O’Donohue’s reports.
Fangman’s talk was published in a recent issue of the Alliance for International Monasticism Bulletin, a mission magazine of the order.
O’Donohue’s report was prepared in a similar spirit: in hope of promoting change. She wrote in her report that she had prepared it “after much profound reflection and with a deep sense of urgency since the subjects involved touch the very core of the church’s mission and ministry.”
The information on abuse of nuns by priests “comes from missionaries (men and women); from priests, doctors and other members of our loyal ecclesial family,” she wrote. “I have been assured that case records exist for several of the incidents” described in the report, she said, “and that the information is not just based on hearsay.”
The 23 countries listed in her report are: Botswana, Burundi, Brazil, Colombia, Ghana, India, Ireland, Italy, Kenya, Lesotho, Malawi, Nigeria, Papua New Guinea, Philippines, South Africa, Sierra Leone, Tanzania, Tonga, Uganda, United States, Zambia, Zaire, Zimbabwe.
Her hope, she wrote, is that the report “will consequently motivate appropriate action especially on the part of those in positions of church leadership and those responsible for formation.”

John Allen’s e-mail address is jallen@natcath.org.
Pamela Schaeffer’s e-mail address is pschaeffer@natcath.org
Documents related to the above story will be available on the NCR Web site at
http://www.natcath.com/NCR_Online/documents/index.htm
National Catholic Reporter, March 16, 2001

Tài liệu để tham khảo thêm:

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=66353&z=3
http://www10.dantri.com.vn/chuyenla/2006/9/141383.vip
news.bbc.co.uk/…/asia-pacific/2974986.stm
http://www.misbruikdoorhulpverleners.nl/cartoongogkerken.html
 http://www.survivorsfirst.org/gallery/index.html
http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/americas/2365273.stm
http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/europe/78503.stm
http://dongduongthoibao.com/ddtb/modules/news/article.php?storyid=369
http://giaodiemonline.com/2007/10/gay.htm
http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=6f5fc3de737b4289a6cdee100be9daca
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=86563&z=1
http://video.google.co.uk/videoplay?docid=3335354490744010763
http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=1244
http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=1356
http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=949
http://www.vaticanassassins.org/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét