Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Ai sẽ bị “lãnh đạn” nếu bong bóng TTCK Trung Quốc vỡ?


Theo CNN – 10 July 2015 – Lê Thanh Hải – Trí Thức Trẻ
TTCK Trung Quốc đã bị “bơm căng” đến mức không thể tin được trong năm nay, mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ, những người mà đã dốc hết tiền tiết kiệm vào “canh bạc” này.
Thời điểm hiện tại là một hoàn cảnh hết sức nguy hiểm cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên TTCK Trung Quốc. Vincent Chan, Giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu tại Credit Suisse, cho rằng: “Sức mạnh của thị trường này chỉ là một cơn ‘ảo giác’. Sẽ có một ‘phát súng kết liễu’ mà không ai có thể thực sự thấy trước được. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nếu bị ảnh hưởng, thường là nhóm người đầu tiên sẽ bị mất tiền.”
Những nhà đầu tư nhỏ lẻ đó – mà cụ thể ở đây là các ông bà cụ đã dốc hết số tiền tiết kiệm được vào chứng khoán – đã được hưởng lợi lớn khi các cổ phiếu Trung Quốc tăng giá tốt hơn các đối thủ quốc tế. Kể từ đầu năm đến nay, chỉ số Shanghai Composite đã tăng gần 40% và chỉ số Shenzhen Composite đã tăng hơn 90%.
shanghai-1435037530274
Nhưng nhiều nhà phân tích nói rằng sự bùng nổ trên là do những biện pháp kích thích của chính phủ và sự “điên cuồng” của nhà đầu tư hơn là do nền tảng kinh tế vững chắc mang lại. Thật vậy, tăng trưởng GDP trong quý 1 của Trung Quốc đã ở mức thấp nhất tính từ cuộc khủng hoảng tài chính đến nay.
Và trên thực tế đã có những “vết nứt”: các cổ phiếu Thượng Hải đã giảm 13% trong tuần trước, một điều mà có thể khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ suy nghĩ lại về chiến lược tài chính của mình. Theo công ty dữ liệu tài chính EPFR, đầu tháng 6 này, các nhà đầu tư đã đột ngột rút gần 7 tỉ USD khỏi các quỹ và ETF ở Trung Quốc chỉ trong vòng 1 tuần.
Suốt một năm qua, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã chuyển hướng dòng tiền của mình vào TTCK khi thị trường bất động sản – vốn là dạng đầu tư truyền thống phổ biến với người dân Trung Quốc – xì hơi. Cùng thời điểm đó, các cơ quan truyền thông quốc gia lại “xúi” người dân đầu tư vào chứng khoán, và chính phủ lại có “sáng kiến” mở đường cho các nhà đầu tư ngoại vào thị trường này.
Nhiều nhà đầu tư đã không cưỡng lại được, đặc biệt là khi bạn bè và người quen cứ liên tục “gặt hái” được những món lợi nhuận khổng lồ.
Ông Shi, một tài xế về hưu cũng đang đầu tư vào cổ phiếu, chia sẻ: “Khi thị trường đang gặp vận đỏ, càng ngày càng có nhiều người nhảy vào. Nếu nó không được như thế thì có lẽ chẳng có “ma” nào tham gia.”
Sự quan tâm của nhà đầu tư ngày càng tăng lên đã khiến cho các cổ phiếu đang được chuyền tay nhau rất nhanh, với lượng giao dịch hàng tháng giờ đây đã gấp 6 lần so với con số 10 nghìn tỉ USD vốn thị trường nội địa của Trung Quốc, theo thống kê của Credit Suisse.
“Kiểu giao dịch quá “nóng” này rõ ràng là một điều rất đáng lo ngại,” Chan viết trong bản nghiên cứu của mình.
Cha Er Si, một nhà đầu tư trẻ, mới tham gia lần đầu, cho biết anh và bạn bè mình thậm chí là đang kiếm tiền bằng cách nhờ vào sự chênh lệch giữa tiền mua cổ phiếu và tiền đi vay.
Theo Oxford Economics, đã có thêm 86% tài khoản nhờ vào sự chênh lệch như thế được mở trong năm 2014 so với năm trước đó. Chỉ trong tháng 12 năm ngoái, đã có 700.000 tài khoản mới được mở.
Một số người cho rằng chính phủ Trung Quốc đang âm thầm tác động tác động lên TTCK, “chỉnh” nó theo hướng tăng liên tục. “Nhưng đó là một trò chơi đầy rủi ro. Tôi chưa bao giờ thấy quốc gia nào điều chỉnh TTCK lên xuống thành công theo ý mình. Nó sẽ trở nên ‘điên loạn’, và sụp đổ,” Chan cảnh báo.
Chuyên gia: Bong bóng chứng khoán Trung Quốc giống hệt ở Việt Nam 10 năm trước
Theo Bảo Linh – VTC News – 9 July 2015
Đang rơi tự do, thị trường chứng khoán Trung Quốc được nhận định là sẽ ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam.
Trong gần 1 tháng trở lại đây, thị trường chứng khoán Trung Quốc “rơi tự do” và mất 38% giá trị.  Chỉ số Shanghai Composite góp phần không nhỏ kéo chứng khoán Mỹ đi xuống.
Phóng viên VTC News phỏng vấn TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế về khủng hoảng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc và những ảnh hưởng của nó.
- Thưa ông, tại sao thị trường chứng khoán Trung Quốc lại giảm rất mạnh trong thời gian này?
Có nhiều nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc rơi tự do. Nhưng điều dễ thấy nhất chính là đang có bong bóng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là bong bóng đó phát sinh từ đâu.
Chính phủ Trung Quốc có phần phải chịu trách nhiệm khi bong bóng nổ ra, khi thị trường chứng khoán phát triển quá mạnh mẽ. Đó là việc cho áp dụng rộng rãi công cụ bán khống và đòn bẩy tài chính. Chính từ đó, những người có ít tiền, thậm chí không có tiền vẫn có thể đầu tư. Dễ dàng đầu tư như vậy nên giá cổ phiếu bị đẩy lên cao và tạo ra bong bóng.
Trong bất cứ thị trường nào, bong bóng không thể tồn tại mãi. Theo quy luật vật lý, bong bóng phải nổ vì không chịu được sức ép trong bong bóng. Trong thị trường bong bóng, ngay cả bất động sản, giá quá cao sẽ bị ép xuống vì giá không đúng thực tế.
Nhìn lại, có thể thấy dường như thị trường chứng khoán Việt Nam đã có khoảng thời gian rất giống thị trường chứng khoán Trung Quốc hiện tại. Khi đó, chứng khoán Việt Nam nở rộ.
Tất cả mọi người đều nhảy vào chứng khoán. Ngay cả những người làm công ăn lương, bà nội trợ, bảo vệ, bà bán vé số trước cổng công ty chứng khoán đều đổ tiền mua cổ phiếu. Bây giờ Trung Quốc giống hệt Việt Nam cách đây gần 10 năm.
- Giống hệt nhưng có thể khác về quy mô thị trường chứ, thưa ông?
Đúng vậy. Sự khác biệt lớn nhất chính là quy mô thị trường. Quy mô thị trường của thị trường chứng khoán Việt Nam rất rất nhỏ so với Trung Quốc.
Chỉ trong chưa đầy một tháng, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã mất hơn 30% giá trị, tương đương 3.000 tỷ USD. Đây là thiệt hại kinh khủng. Mức độ mất mát còn lớn hơn cả khủng hoảng tại Hy Lạp.
Nhưng giữa hai thị trường, có rất nhiều điểm tương đồng. Thị trường bị “thổi” lên do chính sách của Chính phủ không kiểm soát được.
Một hiện tượng nữa mà thị trường Trung Quốc giống Việt Nam chính là đầu tư bầy đàn. Người này mua bán theo người kia mà không có chút hiểu biết gì về chứng khoán.
Thị trường chứng khoán là thị trường đầu tư cho người chuyên nghiệp, có kiến thức, được đào tạo bài bản. Với dân chúng, đây không phải là nơi khuyến khích đầu tư. Nếu muốn tham gia, người dân nên thông qua các quỹ đầu tư. Các quỹ này có nhiều chuyên gia, chuyên viên có đủ năng lực giao dịch giúp người dân.
- Trong kịch bản xấu nhất, liệu Trung Quốc có xảy ra thảm cảnh như Hy Lạp?
Có lẽ là không vì bản chất kinh tế Trung Quốc và Hy Lạp có nhiều điểm khác biệt.
Nếu thị trường chứng khoán rơi vào kủng hoảng và ngày càng xấu đi thì các doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên, sau đó mới đến nền kinh tế. Nhưng ở Trung Quốc, tính thanh khoản rất lớn. Trung Quốc có dự trữ rất lớn, bao gồm vàng, ngoại tệ, chứng khoán, trái phiếu của các Chính phủ, đặc biệt trái phiếu Chính phủ Mỹ.
Với dự trữ lớn và thanh khoản cao như vậy, Trung Quốc sẽ không gặp quá nhiều khó khó khăn. Hy Lạp thì khác. Hy Lạp “thiếu máu” trầm trọng, mất hết thanh khoản, nền kinh tế kiệt quệ.
Hy Lạp không những không còn tiền trả nợ cho châu Âu mà không còn tiền để cho cả người dân của họ. ATM thường trong trạng thái hết tiền.
Trung Quốc có thể khủng hoảng nhưng không mất thanh khoản nên trong kịch bản xấu nhất, Trung Quốc khó có thể xảy ra thảm cảnh như Hy Lạp.
- Theo ông, bong bóng chứng khoán vỡ ở Trung Quốc đang ở mức độ nghiêm trọng ra sao?

Sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn rất tốt vì trong 30 năm qua, Trung Quốc đã nổi lên trở thành cường quốc thứ 2 trên thế giới về sức mạnh kinhh tế. Họ có sức chịu đựng khá tốt và khả năng phục hồi nhanh chóng. Thời gian phục hồi có thể là 6 tháng, 1 năm hay 3 năm tùy thuộc chính sách của Trung Quốc.

Nhưng sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc không có nghĩa không có điểm yếu, chẳng hạn thông tin thị trường tài chính Trung Quốc không minh bạch.
Thế giới bên ngoài chỉ biết kinh tế Trung Quốc qua bề nổi. Còn khiếm khuyết, yếu điểm của kinh tế Trung Quốc không bộc lộ ra bên ngoài, chẳng hạn như tham nhũng. Tiền tham nhũng, tiền được “rửa sạch” qua đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. Từ tham nhũng, một phần tiền chảy vào chứng khoán tạo ra bong bóng.
Vì thế, trong bong bong chứng khoán, đâu đó có bóng dáng của tham nhũng. Đây là lúc Trung Quốc cần thay đổi, nền kinh tế cần có sự trong sáng.
- Bong bóng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bản thân Trung Quốc và thế giới?
Cần phải thấy rằng, bong bóng chứng khoán Trung Quốc đang nổ ra trên thị trường thứ cấp, có ảnh hưởng nhưng không nhiều đến thị trường sơ cấp. Thị trường sơ cấp là nơi các doanh nghiệp phát hành chứng khoán để huy động vốn. Tiền bán chứng khoán sẽ đi vào doanh nghiệp.
Trong lúc này, đâu đó một số doanh nghiệp muốn phát hành chứng khoán, trái phiếu nhưng do điều kiện thị trường không thuận lợi nên họ buộc phải dừng kế hoạch phát hành.
Bong bóng  có ảnh hưởng tới người dân, nhà đầu tư mua bán chứng khoán ở thị trường thứ cấp. Nhưng theo lẽ thường, người này mất thì người kia hưởng lợi. Nó cũng giống như định luật bảo toàn năng lương. Năng lượng không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi mà chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Xét trên phương diện toàn cầu, thị trường lao dốc gây ra thiệt hại nhưng chưa lớn lắm. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu cho thấy chứng khoán đang bất ổn. Chứng khoán bất ổn là dấu hiệu của cơ thể kinh tế không lành mạnh.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc chứng tỏ kinh tế Trung Quốc bất ổn. Kinh tế Trung Quốc bất ổn sẽ ảnh hưởng tới toàn cầu vì Trung Quốc là công xưởng lớn, thị trường lớn của thế giới.
Trung Quốc “hắt hơi”, Việt Nam cũng “sổ mũi”
- Xét riêng trong khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, bong bóng chứng khoán Trung Quốc tác động lớn như thế nào?
Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Việt Nam có 2 đối tác thương mại lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc nhưng vị thế với từng nước lại có sự khác biệt lớn.
Với Mỹ, Việt Nam đứng ở vị thế xuất siêu với kim ngạch lên tới chục tỷ USD. Còn với Trung Quốc, bức tranh ở hướng ngược lại. Việt Nam nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc nên nhập khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Nếu nền kinh tế có vấn đề, ảnh hưởng lớn nhất chính là nhập khẩu từ Trung Quốc vào việt Nam.
Với sự lệ thuộc lớn như vậy, khi kinh tế Trung Quốc “hắt hơi” thì kinh tế Việt Nam cũng “sổ mũi”.
Nền kinh tế Đông Nam Á cũng chịu mức độ ản hưởng lớn tương tự vì Trung Quốc có quan hệ mậu dịch đầu tư rất lớn tại Đông Nam Á. Trung Quốc rót vốn vào Việt Nam không nhiều nhưng đầu tư tại Đông Nam Á rất nhiều. Khi Trung Quốc bị “ốm” chắc các nước Đông Nam Á không thể “khỏe” được.
- Các cơ quan chức năng cần làm gì để ngăn “bệnh” lây lan đến Việt Nam, thưa ông?
Tâm lý nhà đầu tư ít nhiều bị dao động. Tuy nhiên, trong gần 1 tháng qua, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tăng trưởng, VN-Index và HNX-Index có phiên đi xuống nhưng chưa có mức giảm đáng lo ngại. Đa phần các chỉ số này đều giảm trong nhịp điều chỉnh, chứ không phải vì lo ngại chứng khoán Trung Quốc.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa ổn định. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải có những động thái trấn an giới đầu tư. Nhà đầu tư có cảm thấy yên tâm giao dịch hay không tùy thuộc vào nhận định của họ cũng như cách tuyên truyền của Chính phủ.
Theo tôi, Ủy ban chứng khoán Nhà nước phải có những thông tin chính xác nhất, minh bạch nhất về thị trường.
Các chính sách của Ngân hàng Nhà nước phải  được kiểm soát chặt chẽ.  Một trong các yếu tố gây nên bong bóng chứng khoán Trung Quốc lần này là Chính phủ không kiểm soát bán khống và đòn bẩy. Ở Việt Nam, sau cuộc khủng hoảng từ năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã có thông tư 36 đã hạn chế vấn đề này.
Chính sách tốt cần phải được thực thi tốt. Ngân hàng Nhà nước cần kiểm tra chặt chẽ các ngân hàng về việc tuân thủ quy định liên quan đến thị trường chứng khoán trong Thông tư 36.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét