Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Các "ngôi sao kinh tế" của châu Á chật vật theo Trung Quốc

Chính Trung Quốc là yếu tố kéo lùi đà tăng trưởng của khu vực và bộc lộ rõ những điểm yếu của châu Á, từ nhu cầu vay mượn quá mức của Indonesia tới khối lượng nợ khổng lồ của các hộ gia đình Hàn Quốc hay tình trạng quan liêu tham nhũng đang trở thành rào cản đối với các dự án cơ sở hạ tầng ở Philippines.

Các "ngôi sao kinh tế" của châu Á chật vật theo Trung Quốc
Những năm sau khủng hoảng tài chính 2008, các nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ của châu Á đã trở thành lực đẩy quan trọng của kinh tế toàn cầu. Với tốc độ tăng trưởng lên tới hơn 9%, Trung Quốc là “đầu tàu” kéo cả khu vực đi lên.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cũng chính Trung Quốc là yếu tố kéo lùi đà tăng trưởng của khu vực và bộc lộ rõ những điểm yếu của châu Á, từ nhu cầu vay mượn quá mức của Indonesia tới khối lượng nợ khổng lồ của các hộ gia đình Hàn Quốc hay tình trạng quan liêu tham nhũng đang trở thành rào cản đối với các dự án cơ sở hạ tầng ở Philippines.
Theo số liệu của Bloomberg, xuất khẩu của 9 trên tổng số 12 nền kinh tế chủ chốt của châu Á đang sụt giảm mạnh với nguyên nhân chính là do kinh tế Trung Quốc. Quý II vừa qua, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng 6,8%, thấp hơn mức mục tiêu 7% mà Chính phủ nước này đặt ra cho năm 2015.
Không giống như thời kỳ 2008-09, khi châu Á có thể ồ ạt triển khai các biện pháp kích thích kinh tế để chống lại khủng hoảng, lần này châu Á đang ngập trong nợ. Ở một số nền kinh tế, lãi suất đã ở mức thấp kỷ lục. Dù giá dầu thấp hơn giúp ích cho ngân sách, tác động lên chi tiêu là quá nhỏ bé.
“Châu Á đã hưởng lợi lớn từ làn sóng kích thích tiền tệ trên toàn cầu trong những năm gần đây. Bây giờ là cái giá mà họ phải trả”, Frederic Neumann – chuyên gia nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC – nhận định.
Những mối nguy nảy nở
Diễn biến của kinh tế Trung Quốc khiến châu Á yếu ớt hơn khi phải đối mặt với những nguy cơ tài chính như Hy Lạp rời khỏi eurozone hay Fed nâng lãi suất. Chi phí đi vay ở Mỹ cao hơn có thể khiến dòng vốn bị rút ra khỏi châu Á và từ đó khiến các thách thức về nợ trầm trọng hơn.
“Sự kết hợp giữa lợi suất đầu tư ở châu Á sụt giảm và nợ ở mức cao có thể dẫn đến tình trạng xuất khẩu vốn”, nhóm nghiên cứu tiền tệ ở ngân hàng Morgan Stanley viết trong một báo cáo được công bố hôm 9/7.
Trên khắp châu Á là những câu chuyện tương tự nhau. Xuất khẩu từ Hàn Quốc (đóng góp tới 50% GDP của nước này) đã liên tục sụt giảm mà chủ yếu là do nhu cầu yếu đi ở Trung Quốc – thị trường lớn nhất của Hàn Quốc.
Tháng 5, xuất khẩu của Philippine cũng giảm 17,4% so với 1 năm trước. IMF vừa hạ dự báo tăng trưởng năm 2016 và 2016 của Philippine từ mức 6,7% và 6,3% được đưa ra trước đó xuống còn 6,2% và 6,5%.
Tâm lý bất ổn
Tình hình có thể tồi tệ hơn. Đó là nhận định của một nhóm các CFO ở Singapore tham gia cuộc khảo sát của Bank of America Merrill Lynch khi được hỏi về triển vọng lợi nhuận trong năm nay.
“Bức tranh tổng quát nhất là các nước sẽ tăng trưởng chậm hơn rất nhiều trong quá khứ”, Gareth Leather – chuyên gia đến từ Capital Economics (London) – nhận định. Ông đã theo đuổi các nền kinh tế châu Á trong suốt gần một thập kỷ.
Trong số các nền kinh tế nhạy cảm nhất với đợt nâng lãi suất của Fed và xu hướng rút vốn là Indonesia và Malaysia – những nước có vay nợ bằng ngoại tệ tăng mạnh và đồng nội tệ đang suy yếu. Đồng rupiah đã giảm 7% kể từ đầu năm đến nay, trong khi ringgit giảm gần 8% (so với USD). Trong nỗ lực tự vệ, Indonesia đã tìm kiếm hợp đồng hoán đổi USD với Fed nhưng bị từ chối.
“Nếu Fed thắt chặt chính sách và khiến rủi ro trên toàn cầu tăng mạnh, Indonesia (với cán cân vãng lai lớn) và Malaysia (với nợ của các hộ gia đình ở mức cao) sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất”, Leather nói.
Trong khi đó, những điểm sáng của châu Á là dấu hiệu hồi phục ở Việt Nam và Ấn Độ.
Dẫu vậy, có thể khẳng định những năm tháng tươi đẹp nhất của châu Á đã lùi vào quá khứ. Leather cho biết
Thu Hương
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg

0 nhận xét:

Đăng nhận xét