Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

“Chiêu” Lừa Khách Hàng Của Doanh Nhân “Vỉa Hè”


(GNA: Chúng ta hay soi mói các thủ thuật lừa gạt của các doanh nghiệp lớn, nhưng tệ nạn bịp bợm khách hàng đã cuốn hút nhiều người buôn thúng bán bưng. Hiện tượng của một nền kinh tế muốn tự sát?)
Thời của “cua khổ sai”
Theo Tư Tình – Ái Nhân – Hoàng Lộc – Báo Tuổi Trẻ – 3 July
Từ thủ phủ cua Cà Mau, Bạc Liêu đến các chợ TP.HCM, những con cua tội nghiệp đều bị ràng trói bằng lượng dây như thân mình. Dân buôn cua gọi đó là những con “cua khổ sai”.
- Cua chỉ thật sự gọi là “cua dây” khi những con cua này phải chịu “trói đẹp” của người bán. Cua dây 14 là 1kg cua sau khi trói tăng lên 1,4kg, cua dây 12 là 1kg cua sau khi trói tăng lên 1,2kg, còn cua đạp thì phải… đạp xuống chân để trói, trói mút mùa, lên 15, 16 thậm chí 1kg cua ra 2kg dây cũng được
- Việc làm dây trói cua đã mang lại sự sung túc cho nhiều hộ dân sống ven quốc lộ 1 trên địa bàn H.Giá Rai (Bạc Liêu). Làm ăn được thời gian, nhiều người đã nghĩ cách ngâm dây với nước pha lẫn bùn, cát. Nhiều vựa cua thấy lợi nhuận tăng lên từ việc làm gian dối này cũng đặt hàng làm “dây trói tăng trọng”.
cua 1
“Anh T. hả, giá cua lúc này thế nào?” – tôi alô hỏi một vựa cua ở Cà Mau và đầu dây bên kia trả lời: “Anh hỏi cua gì, cua rạch hay cua y? Cua dây hay không dây? Dây 12, dây 14 hay cua đạp giá nó khác…”. Mới nghe qua đã chóng mặt vì đủ loại cua, nhưng kỳ thực sự phân loại đó đều dựa vào lượng dây nhiều hay ít.
Từ Cà Mau, Bạc Liêu…
Lời chào hàng có phần thẳng thắn ấy của chủ một vựa cua ở xã Hòa Tân (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) làm chúng tôi không khỏi ngớ người. Hỏi một anh bạn nhiều năm làm nghề lái cua ở xã Tạ An Khương Nam (H.Đầm Dơi, Cà Mau), chúng tôi mới hiểu “thuật ngữ” của các cơ sở trói cua ở đây.
Cua chỉ thật sự gọi là “cua dây” khi những con cua này phải chịu “trói đẹp” của người bán. “Cua dây 14 là 1kg cua sau khi trói tăng lên 1,4kg, cua dây 12 là 1kg cua sau khi trói tăng lên 1,2kg, còn cua đạp thì phải… đạp xuống chân để trói, trói mút mùa, lên 15, 16 thậm chí 1kg cua ra 2kg dây cũng được” – một lái cua giải thích.
Khác với việc bơm tạp chất vào tôm, bơm nước vào gia súc, việc trói cua để tăng trọng lượng ở nhiều vựa cua được xem là chuyện… hiển nhiên.
“Cua dây thường có giá rẻ hơn cua không dây 30.000 – 50.000 đồng/kg, người mua có quyền lựa chọn mua hay không mua. Cua trói dây để bán cho những người thích… giá rẻ. Nhưng thực tế sau khi trừ hao dây, giá nó cũng vậy, thậm chí ham mua cua rẻ có khi còn lỗ” – M., một người mua bán cua, cố gắng bao biện việc làm ăn của anh ta.
Để chứng minh mình… chẳng có gì giấu giếm, M. đưa chúng tôi đến một khu vực tập trung nhiều vựa cua trên địa bàn xã Hòa Thành (TP Cà Mau). Các cơ sở này trở nên nhộn nhịp hẳn lên khi có mặt đội ngũ trói cua mướn.
Họ bình thản trước sự xuất hiện của người lạ. Cua được các lái mua gom khắp nơi về bán lại cho vựa. Vựa sau khi phân loại thì giao cua đến bộ phận trói. Dây trói phần nhiều là vải thun, được ngâm trong những thùng chứa hồ (bột năng pha) và bùn cát.
Những con cua sau khi bị “gông cùm” bởi những sợi dây quá cỡ sẽ được cho vào thùng xốp để từ đây lên xe đi các nơi. “Ở đây trói như thế là “vừa”, nhưng đi các nơi nhiều khi người ta tiếp tục trói, mình không kiểm soát được” – một chủ vựa cua phân trần.
Một thời gian dài trước đây, việc làm dây trói cua đã mang lại sự sung túc cho nhiều hộ dân sống ven quốc lộ 1 trên địa bàn H.Giá Rai (Bạc Liêu). Người dân ở đây ban đầu chỉ làm dây lác giập, ngâm nước rồi bó từng bó bán cho các vựa cua ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng…
Làm ăn được thời gian, nhiều người đã nghĩ cách ngâm dây với nước pha lẫn bùn, cát. Nhiều vựa cua thấy lợi nhuận tăng lên từ việc làm gian dối này cũng đặt hàng làm “dây trói tăng trọng”.
Tuy nhiên, sau này nhiều người bán cua trói đã ít dùng dây lác, mà mua vải vụn ở các cơ sở may công nghiệp về ngâm tẩm với hồ, cát để tăng trọng. Vì vải ngậm nước nhiều hơn, hút bẩn nhiều hơn nên nặng hơn dây lác.
Ông Nguyễn Minh Trung, chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Bạc Liêu, cho biết mấy năm trước đơn vị này từng phối hợp với cơ quan truyền thông lên tiếng nhằm dẹp chuyện “cua khổ sai”. Mặt khác, ông cũng cử lực lượng kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở mua bán cua không được làm ăn gian dối.
“Nhưng chúng tôi chỉ nhắc nhở vì rà lại các quy định thì không có quy định nào phạt hành vi bán cua trói dây lớn cả. Đây không phải hành vi gian lận hay đưa tạp chất vào cua. Bây giờ chỉ còn trông vào lương tâm người bán” – ông Trung thở dài ngán ngẩm
… đến TP.HCM
Ghé vào một vựa hải sản trên đường song hành (xa lộ Hà Nội, P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức) hỏi mua sỉ cua về bán lẻ, nhân viên vựa này nhanh nhảu lật từng thùng xốp đựng cua (cua được buộc chặt bằng dây nilông to bằng ngón tay cái) giới thiệu: “Ở đây toàn cua Cà Mau, có bốn loại giá từ 260.000 – 380.000 đồng/kg. Nếu lấy sỉ thì giá mềm hơn”.
Bà T., chủ vựa, nằm lắc lư trên võng ghi số điện thoại đầu mối cung ứng cua và nói: “Nếu mua sỉ với lượng lớn chỉ cần điện thoại khoảng vài giờ là có hàng. Giá thì có bốn mức nhưng còn tùy theo dây bự hay dây nhỏ. Cua 3 lạng (0,3kg) dùng dây khác, cua lớn hơn dùng dây khác, đối với cua biển là phải coi dây”.
Theo bà này, để ăn gian trọng lượng thì hiện nay từ vựa đến các điểm bán lẻ ngoài đường đều sử dụng dây buộc. Có bốn loại dây thông dụng là dây vải, dây chuối, dây nilông và dây dừa. “Buộc dây vải ngấm nước nhiều nên nặng hơn dây dừa và dây chuối. Khi đã buộc các loại dây này thường ăn gian trọng lượng cua được 2 lạng, thậm chí cả nửa ký” – bà này khẳng định.
Theo bà T., bây giờ muốn lấy sỉ 1kg cua mấy lạng dây đều có hết. “Nếu lấy bán thì lấy cua buộc dây vừa thôi, 1kg cua chừng 2 – 3 lạng dây, dây bự quá khó bán. Cứ tính toán kỹ, muốn lấy cua buộc dây như thế nào thì thông báo cho mối họ sẽ tự cuốn dây. Muốn 4 lạng người ta làm 4 lạng, muốn nửa ký người ta làm nửa ký, muốn nhiêu người ta 
cuốn dây nhiêu à” – bà này bật mí.
Vừa quảng cáo, bà này chỉ vào trong thùng xốp đựng cua của vựa khẳng định: “Cua đó buộc dây phải chiếm 2 – 2,5 lạng do cuốn dây nilông nên nhẹ hơn, bán ra lời ít nhất 50.000 đồng/kg”. Lấy lý do để xem trọng lượng thật của cua là bao nhiêu, chúng tôi mua hai con cua buộc dây nilông và yêu cầu bà T. cân thử. Hai con cua trên có trọng lượng 4,5 lạng, sau khi tháo dây cân chỉ còn 3 lạng.
Tại sạp bán hải sản của ông Bản (chợ Phạm Đăng Giảng, Q.Bình Tân), khi tôi hỏi mua cua thì ông Bản báo giá 160.000 – 190.000 đồng/kg tùy loại. Thấy cua buộc dây nilông, dây vải, dây lác có độ dày khác nhau, tôi thắc mắc thì ông Bản giải thích “cua càng lớn thì buộc dây càng dày để khỏi bị sổng”.
Tôi tiếp tục hỏi cắc cớ: “Dây dày quá liệu có đủ trọng lượng cua không? Có thể tháo dây ra cân cho tôi được không?”. Ông Bản trả lời: “Muốn tháo dây ra cân cũng được nhưng giá bán sẽ khác, từ 300.000 – 380.000 đồng tùy loại…(!)”. Ông Bản khẳng định: “Tôi chỉ bán lẻ, cua và giá đã định sẵn vậy rồi, cậu mua ở đâu cũng thế…”.
Buộc dây là… thông lệ
Anh N.N.H., giám đốc công ty kinh doanh hải sản ở Q.12, khẳng định việc buộc dây tăng trọng lượng cho cua đã là “thông lệ” trong giới kinh doanh cua. Anh H. cho biết cua chủ yếu nuôi tại Cà Mau, Bến Tre được đầu nậu mua tại chỗ.
Quy cách dây buộc cua được các đầu nậu đầu mối thống nhất với nhau. Dây buộc chủ yếu bằng vải, dây nilông hoặc dây lác. Độ dày của dây buộc tùy thuộc vào độ lớn của cua. Chủ yếu phân ra làm hai độ dày dây buộc tương ứng với cua loại bốn hoặc ba con/kg và hai con/kg. Để tăng trọng lượng, dây buộc cua luôn được nhúng nước, thậm chí nhúng bùn trước khi cân bán. Theo anh H., dây buộc làm tăng thêm 3-5/10 tổng trọng lượng cua.
Anh H. cho biết nguồn gốc của việc buộc các loại dây có thể thấm nước là để giúp cua không bị khô nước mà chết, giúp cua sống lâu. Tuy nhiên, việc này sau đó bị lạm dụng để tăng trọng lượng. Anh H. cho biết khi mua, các đầu nậu đầu mối tại các tỉnh đã buộc sẵn cua theo quy cách rồi xuất bán đi các tỉnh thành miền Đông Nam bộ (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương…).
Trước đây, cua đưa lên TP.HCM thì các đầu nậu đầu mối thường dùng dây lác, dây vải có nhúng bùn để tăng trọng lượng cua. Tuy nhiên, thời gian sau đó các mối phân phối ở TP.HCM yêu cầu không được ngâm bùn vì mất vệ sinh và không phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Từ đó, cua được buộc dây nilông và không còn tình trạng ngâm bùn.
Với cua xuất bán cho miền Bắc, các đầu mối ở TP Hải Phòng yêu cầu để nguyên cua không buộc dây, đưa ra đó họ tự xử lý hình thức buộc cua và giá. Tuy nhiên giá cua không buộc dây do đầu nậu cung cấp cho Hải Phòng cao gần gấp đôi giá cua có buộc dây cung cấp cho các tỉnh miền Đông Nam bộ. Anh H. giải thích “vì dây buộc chiếm gần nửa tổng trọng lượng cua rồi”.
Nha Trang: cua càng lớn dây càng nặng
Sáng 2-7, chúng tôi dạo qua khu vực bán hàng tươi sống trên đường Võ Trứ (gần chợ Xóm Mới, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) và thấy các loại cua, ghẹ đặt trên khay, sàng của tiểu thương đều bị cột bởi các kiểu dây khác nhau. Có người dùng dây nhựa cột càng với thân cua, có người dùng dây bẹ chuối bện để cột cua.
Bà Hai, một phụ nữ lớn tuổi, cân bán cho chúng tôi 1kg cua biển (gồm chín con) với giá 150.000 đồng. Khi tôi yêu cầu phải “trừ bì” số dây bẹ chuối bện cột cua thì bà Hai cười: “Có dây cột để cua được ký mà cậu biểu trừ thì trừ làm sao”.
Bà Hai cho biết cua, ghẹ khi bắt lên đem bán đều phải được cột dây để chúng không bò đi và vận chuyển gọn gàng. Người dân thường dùng bẹ dây chuối xé nhỏ ra để cột cua, ghẹ vì loại dây này mềm, dai.
“Người ta cột sợi dây vừa phải để giữ cua chứ không nhằm mục đích tăng trọng lượng. Như mấy con cua của tui bán cho chú đây dây có đáng là bao. Nhưng mua bán tùy tâm, người bán đàng hoàng thì không nói, chứ người chỉ biết lợi thì tìm bẹ chuối lớn, ngâm nước lâu cho nở ra rồi cột vào con cua để tăng trọng lượng. Cua càng lớn, sợi dây càng 
nặng” – bà Hai thổ lộ.
Ông Phong – một người chuyên đi lưới cua ghẹ trú tại vùng Cửa Bé (P.Vĩnh Trường, TP Nha Trang) – cũng cho biết thương lái mua cua, ghẹ bán cho các nhà hàng đều dùng dây bẹ chuối lớn để cột.
“Họ mua cua, ghẹ của chúng tôi thì cân đúng trọng lượng, sau đó dùng bẹ chuối khô đã được ngâm nước cho nặng chọn con cua, ghẹ lớn mà cột. Mấy thương lái này nói đây là “chiêu” mà các nhà hàng, quán hải sản tươi sống dặn họ để tăng trọng lượng cua, ghẹ khi bán cho khách, chứ thương lái cung cấp cho nhà hàng đều trừ dây bẹ chuối cả.
Chú cứ thử đến bất kỳ nhà hàng hải sản nào ở Nha Trang đây cũng thấy cua, ghẹ sống bị cột bởi mấy sợi dây bẹ chuối to đùng cả, chủ yếu để nâng ký móc tiền của khách” – ông Phong cho hay.
Chiêu bán cua 1 kg còn 400 gram ở vỉa hè TP HCM
Theo Zing – 3 July 2015
Cân thiếu, buộc dây vải dày ngâm nước và bùn, một số điểm bán cua ở vỉa hè TP HCM đã ăn chặn hơn một nửa trọng lượng, khi sản phẩm đến tay khách hàng.
Tại các tuyến đường ở TP HCM như Nguyễn Văn Linh (quận 7) Xa lộ Hà Nội, Đỗ Xuân Hợp (quận 9), quốc lộ 13 (Thủ Đức)… vào mỗi buổi chiều, rất nhiều điểm bán cua với giá rẻ xuất hiện. Trong khi giá cua loại 2 hiện bán tại các chợ 220.000-250.000 đồng/kg thì ở những điểm này, cua Cà Mau chỉ được bán với giá 75.000-120.000 đồng.
Một điểm bán trên đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) treo bảng giá niêm yết 75.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi có khách mua, chủ hàng cho biết giá đó để gây chú ý với người đi đường. Còn mức bán ra thực tế là 120.000 đồng/kg. “Thật ra cũng có cua 75.000 đồng/kg, nhưng là loại ốp, không có thịt”, người bán nói.
Chúng tôi mua 1 kg, được người bán khẳng định “bao cân đủ”, nhưng khi mang về, cân lại thì chỉ còn 650 gram. Càng cua được chằng buộc đến 2 lớp dây vải dày nặng đến 250 gram. Như vậy, 1 kg cua ban đầu thực tế chỉ còn 400 gram.
Chủ một đại lý chuyên cung cấp hải sản tươi sống ở chợ đầu mối Bình Điền (quận 8) cho biết, hiện nay, phần lớn cua bán trên địa bàn TP HCM có xuất xứ miền Tây. Các vựa lớn thường buộc càng bằng sợi vải nhỏ hoặc dây nylon. Tuy nhiên, khi đến tay tiểu thương, vì lợi nhuận nên nhiều người đã buộc thêm lớp dây vải dày có ngâm nước, bùn, đất, để gia tăng trọng lượng.
Anh Quốc Hùng, chủ một quán hải sản bình dân ở TP Phan Thiết, Bình Thuận chia sẻ, với cua, ghẹ, để tránh rụng càng, các vựa hải sản thường dùng dây để buộc. Nhưng vùng biển từ Nha Trang đến Phan Thiết luôn sử dụng dây thun nhẹ, mỏng chứ không ai dùng dây vải.
Anh Hùng nói thêm, hiện tại, ở Phan Thiết, người bán cũng ít dùng dây buộc cua. Các hàng quán luôn có bể nuôi, khách ăn đến chọn tại bể, quán bắt, cân và chế biến luôn. “Chỉ khi cần vận chuyển chúng tôi mới sử dụng dây thun để buộc càng cua, ghẹ”, anh Hùng nói.
Cua 3
Những con cua được buộc nhiều lớp dây vải chằng chịt để tăng trọng lượng. Ảnh: Zen Nguyễn.
Chị Hà, có thâm niên bán cua hơn 10 năm tại chợ Phước Bình (quận 9), chia sẻ, hiện nay, các hàng bán uy tín không ai sử dụng vải để buộc càng cua, vì dây vải rất dày, nặng, thấm nước.
Bán hải sản lâu năm, chị Hà và nhiều người cùng nghề không còn lạ với chiêu của các điểm bán trên. “Họ dùng sợi dây vải rất to, nhúng vào chậu bùn, sau đó buộc chằng chịt vào càng cua, để tăng trọng lượng. Con cua 2 lạng thì sợi dây cũng nặng tương đương. Thịt cua này rất bở, hôi, do bị nước bẩn, bùn thấm vào. Cuối ngày, các điểm bán này thường có chiêu ‘xả hàng’, rẻ giá nào cũng bán, bởi cua chết, thịt càng hôi. Không có lý do gì cùng một loại sản phẩm mà giá lại rẻ bất thường”, chị Hà nói.
Từng mua phải cua “nặng ký” này ở vỉa hè, bà Minh, một khách hàng cho biết, cách đây nửa tháng, bà mua cua bán ở ven đường Đỗ Xuân Hợp với giá 170.000/kg, rẻ hơn 50.000-70.000 đồng so với trong cửa hàng. 5 con bà Minh mua có cân nặng 2 kg.  Tuy nhiên, về nhà chế biến, tháo sợi dây buộc nặng trịch, bà tò mò cân lại thì 5 con cua chỉ 1,2 kg. “Có sợi dây tôi cân nặng tương đương con cua”, bà Minh cho biết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét