Tuần qua, cư dân mạng như dậy sóng về giả định Tôn Ngộ Không thật đã bị "thủ tiêu" từ hồi thứ 57 trong tác phẩm Tây Du Ký
của nhà văn Ngô Thừa Ân. Giả định này đã được tác giả của bài viết đăng
trên 1 Facebook đưa ra 8 luận cứ để chứng minh cho suy nghĩ của mình.
Theo
đó, ở hồi thứ 57, Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã biến hóa thành Tôn Ngộ Không, từ
pháp bảo đến thần thông đều ngang nhau. Dù cho cả hai cùng lên Thiên
Đình đến Nam Hải Quan Âm, hay xuống Âm Phủ thì không ai có thể phân biệt
được đâu là Tôn Ngộ Không thật. Cuối cùng, chỉ có Như Lai Phật Tổ mới
phân biệt được và Tôn Ngộ Không đã bị đánh chết, còn Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã
thế chỗ Tôn Ngộ Không đi thỉnh kinh.
Liệu
rằng, giả thuyết này có hoàn toàn chính xác và trong tác phẩm Tây Du Ký
còn những giả thuyết "gây sốc" nào nữa không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài
viết dưới đây.
1. Tôn Ngộ Không thực ra là ai?
Ai
cũng biết Tây Du Ký mô tả câu chuyện nhà sư Đường Huyền Trang lên đường
sang Ấn Độ thỉnh kinh có thật trong lịch sử Trung Hoa.
Trong
khi đó, Tôn Ngộ Không - đại đệ tử của Đường Tăng lại là một nhân vật hư
cấu với tài năng vượt trội. Và sẽ chẳng ai mảy may nghi ngờ nếu ta
khẳng định, Tôn Ngộ Không chỉ là nhân vật hư cấu tưởng tượng của nhà văn
Ngô Thừa Ân.
Tôn Ngộ Không trên bìa một cuốn truyện cổ Trung Hoa
Tuy
nhiên, sự thật có lẽ không hoàn toàn như vậy. Không ít những dấu vết
lịch sử lại chỉ ra điều ngược lại, rằng Tôn Ngộ Không có thật ngoài đời
và những gì được hư cấu chỉ là tài năng hay phép thuật của Tề Thiên Đại
Thánh mà thôi.
Cụ
thể, các nhà khảo cổ Trung Quốc từng phát hiện ra dấu tích khác lạ về
nguồn gốc của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000
năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km).
Trong
các bức hình, người ta thấy cảnh một vị hòa thượng và “hầu hình nhân”
(một sinh vật có hình hài giống khỉ) đang nghiêm trang chắp tay hành lễ,
hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm. Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết
về chuyến thỉnh kinh của 2 thầy trò hòa thượng, khá giống với truyện Tây
Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.
Dân
gian xưa còn đồn thổi về một người đàn ông tên Thạch Bàn Đà (quê ở Tiên
Dương, Trung Quốc). Vì có hình thù xấu xí, thô kệch, kỳ quái nên Thạch
Bàn Đà có biệt danh là “hầu hình nhân”.
Thạch
Bàn Đà có võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn và hay giúp đỡ người
xung quanh, diệt trừ thú dữ. Năm 629, khi Huyền Trang đi thỉnh kinh
ngang qua Tiên Dương, Thạch Bàn Đà được cảm hóa, nguyện theo tháp tùng
Đường Tăng tới Tây Thiên lấy kinh.
Với những
dữ kiện này, phải chăng khỉ "đá" Tôn Ngộ Không võ nghệ cao cường thực ra
đã được Ngô Thừa Ân xây dựng trên nhân vật họ Thạch kia? Câu trả lời có
lẽ sẽ còn là một ẩn số không lời đáp.
2. Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không là ai?
Bên
cạnh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật gây nên nhiều bí ẩn nhất
trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, đó là danh tính vị Bồ Đề Tổ Sư - thầy
truyền thụ 72 phép biến hóa thần thông cho khỉ đá trong những hồi đầu
của truyện.
Tung tích, xuất thân của nhân vật
này là ai, có lẽ chúng ta không thể biết nếu chỉ dừng ở mức đọc hoặc xem
Tây Du Ký. Danh xưng Bồ Đề Tổ Sư thực ra cũng chỉ mang nghĩa là một vị
thầy tịnh tu đắc đạo dưới gốc cây bồ đề mà thôi.
Nhân vật Bồ Đề Tổ Sư
Có
lẽ từ đây mà nhiều người nảy sinh hoài nghi và đưa ra một giả thuyết,
thầy dạy Tôn Ngộ Không ban đầu chính là Thông Thiên Giáo chủ, một sư đệ
của Thái Thượng Lão Quân.
Giả thuyết này dựa
trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn
nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là
đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ.
Hai người này pháp
lực vô biên, theo hai phái khác nhau của Đạo giáo là Triệt giáo (Thông
Thiên Giáo chủ) và Xiển giáo (Thái Thượng Lão Quân), giữa họ luôn tồn
tại sự đối kháng và mâu thuẫn lẫn nhau.
Tranh vẽ Thông Thiên Giáo chủ
Vì
thế, phải chăng Thông Thiên Giáo chủ đã thu nhận Tôn Ngộ Không về dạy
dỗ, chỉ cho 72 phép thần thông - cảnh giới cao nhất về phép thuật song
lại chẳng mấy chú tâm tới việc dạy nhân cách cho khỉ đá. Để rồi sau này,
Ngộ Không tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, đại náo thiên cung làm long trời
lở đất.
Một
chi tiết khác cũng rất đáng lưu ý, đó là việc khả năng thật sự của Tôn
Ngộ Không gây rất nhiều tranh cãi. Trong nguyên tác, khi đi lấy kinh,
thầy trò Đường Tăng gặp rất nhiều yêu quái và Tôn Ngộ Không thường xuyên
phải nhờ tới các chư phật thần linh giúp đỡ. Trong số đó, có cả thú
cưỡi của Thái Thượng Lão Quân.
Như
vậy, rõ ràng phép thuật của Thái Thượng Lão Quân phải vượt trội hoàn
toàn so với khỉ đá.Vậy tại sao khi Ngộ Không đại náo thiên cung, Thái
Thượng Lão Quân không hề có phản ứng, thậm chí kinh sợ trước phép thuật
của vua khỉ?
Thái Thượng Lão Quân không trị nổi Tề Thiên Đại Thánh phải chăng vì lo sợ điều gì?
3. Tôn Ngộ Không đã chết trong trận chiến phân tranh thật - giả?
Một
trong những tình tiết ly kỳ nhất trong Tây Du Ký, đó là hồi truyện về
hai Tôn Ngộ Không thật - giả lẫn lộn. Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân,
từ sư phụ Đường Tăng cho tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào
phân biệt được đâu là Ngộ Không thật, đâu là Ngộ Không giả.
Cuối
cùng, sau khi đi khắp đất trời, chỉ có Như Lai Phật Tổ là nhìn ra được
yêu quái giả dạng Tôn Ngộ Không. Đó là con Lục Nhĩ Hầu hóa thân mà ra.
Như
Lai Phật Tổ giải thích, đây là con khỉ có sáu tai, nghe thông tường hết
mọi chuyện trên trời đất, pháp lực ngang ngửa Ngộ Không, do vậy không
ai có thể nhận ra. Kết thúc hồi, Ngộ Không thật đã dùng gậy như ý tiêu
diệt Lục Nhĩ Hầu.
Như Lai Phật Tổ là người phân biệt được Ngộ Không thật, Ngộ Không giả trong nguyên tác
Tuy
nhiên, không ít người hoài nghi về tính chính xác của phần truyện này.
Một giả thuyết kì lạ đã được đưa ra khiến nhiều người vô cùng tò mò.
Theo đó, người bị đánh chết phải chăng chính là Tôn Ngộ Không thật, còn
Tôn Ngộ Không giả mới là người tiếp tục đi lấy chân kinh?
Giả thuyết này thoạt nghe thật vô lý, tuy nhiên nếu dựa vào các tình tiết truyện thì không phải không có căn cứ. Thứ nhất,
Lục Nhĩ Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau y như đúc, pháp lực tương đương
nên khả năng có sự nhầm lẫn khi phân định là rất lớn. Vậy nên nếu Lục
Nhĩ Hầu nhân cơ hội đánh chết Ngộ Không thật thì cũng không có ai đối
chứng.
Thứ hai, khi cả
hai đến gặp Đế Thính nhờ phân định thật giả, Đế Thính dùng tai nghe ra
thật giả nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải
chăng Đế Thính sợ Tôn Ngộ Không giả làm loạn, sợ một thế lực nào khác
đằng sau Lục Nhĩ Hầu?
Ngộ Không trước kia thường xuyên mâu thuẫn ý kiến với sư phụ Đường Tăng...
Thứ ba,
trong Tây Du Ký, Lục Nhĩ Hầu có năng lực biết tương lai, hiểu rõ quá
khứ vạn vật xung quanh. Nếu con khỉ này lợi hại như vậy, biết trước cả
tương lai, tại sao không biết được mình sẽ bị thu phục mà dám cùng Ngộ
Không đến gặp Như Lai Phật Tổ.
... nhưng đột nhiên "ngoan ngoãn" lạ thường sau cuộc chiến thật - giả
Thứ tư,
nếu so sánh trước và sau hồi truyện này, bạn sẽ thấy trước đây Tôn Ngộ
Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng. Hai người thường xuyên có mâu
thuẫn và tranh cãi. Vậy mà sau đó, Ngộ Không lại rất vâng lời sư phụ của
mình. Điều này làm dấy lên nghi ngờ phải chăng Tôn Ngộ Không đã bị đánh
tráo ở đây và người đi lấy kinh thực tế chính là Lục Nhĩ Hầu kia.
Ba
giả thuyết trên có thể đúng, có thể sai nhưng dẫu sao, chúng không làm
giảm đi tình cảm mà chúng ta dành cho Tây Du Ký - một trong những tác
phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng thân thuộc với tuổi thơ nhiều thế hệ
từ hàng chục năm nay.
Nguồn: Vanhocphatgiao, Pantheon, Wikipedia
0 nhận xét:
Đăng nhận xét