Theo “Hiệp Hội Thế Tục Quốc Gia” có căn cứ địa ở Luân Đôn thì hơn một trăm ngàn (100.000) người Anh đã vừa tải xuống “Giấy Chứng Nhận “Sửa Bỏ Rửa Tội”” từ mạng lưới toàn cầu trong một công bố từ bỏ đức tin Cơ Đốc Giáo của họ. [“Sửa Bỏ Rửa Tội” có nghĩa là chính thức sửa lại hồ sơ rửa tội theo pháp lý để bỏ đi hiệu lực của “bí tích rửa tội”]
Chủ tịch Hiệp Hội, Terry Anderson, nói rằng Hiệp Hội phát động sáng kiến “Giấy chứng nhận sửa bỏ rửa tội” trên Internet từ 5 năm trước để chế nhạo chuyện rửa tội con nít quá trẻ để đồng ý ưng thuận những lễ tiết tôn giáo. Trang nhà của Hiệp Hội gây cảm hứng cho những người vào đọc hãy ”tự giải phóng khỏi những lời lố lăng nguyên thủy để giải phóng họ ra khỏi cái Tội Tổ Tông mà họ chưa bao giờ có” và họ có thể in ra một tờ chứng nhận dùng loại ngôn ngữ giống như đúng nghi thức để “loại bỏ những giáo điều về rửa tội và những điều mê tín như vậy.”
Tây Ban Nha: [Spain]
Cả Âu Châu đã không còn đặt vấn đề về thuyết Tiến Hóa, và trong những quốc gia phi-Ki-tô thì không có mấy người còn bận tâm đặt ra câu hỏi trên. Nhưng ngay cả những nước mà tuyệt đại đa số người dân nhận là theo Ca Tô giáo như Tây Ban Nha ngày nay cũng đã thức tỉnh. Báo Chicago Tribune ngày 8 tháng 2, 2009, có một bài của Christine Spolar viết về hiện tượng tách biệt tôn giáo và chính quyền ở Tây Ban Nha: “Separation of church and state at a crossroads in Spain; Crucifix removal in schools at heart of religious debate” Theo bài báo viết từ Barcelona thì các trường học công cộng được lệnh phải cất bỏ những cây thập giá hoặc hình tượng Giê-su bị đóng đinh trên cây thập giá treo trên những bức tường của trường [Public schools are being told by judicial order to pull crucifixes from their walls]. Một ông Tòa coi những hình tượng này là vi hiến – không có một tôn giáo nào được ngự trị ở Tây Ban Nha – và ra lệnh phải tháo bỏ chúng đi [A judge ruled the crosses violated the constitution—that no single religion should dominate in Spain—and ordered them removed.] Ngoài ra còn có những xe buýt (bus) trên có tấm bích chương lớn mang khẩu hiệu như “Có thể Thiên Chúa không hiện hữu” (Probablement Déu No Existex = Probably God doesn’t exist) đã chạy khắp thành phố [City buses with billboards espousing atheism have been rumbling through the streets here] Những chiếc xe bus được gọi là “vô thần” (godless buses) đó - dập theo một chiến dịch khởi sự ở bên Anh – đã xuất hiện ở Madrid và Malaga, Tây Ban Nha, và có kế hoạch sẽ xuất hiện ở nhiều nơi khác ở Âu Châu [The so-called godless buses — which copy a campaign begun in Britain — have appeared in Madrid and Malaga, Spain, and are planned for elsewhere in Europe.]
Ngày nay người ta không thể không biết đến những thống kê về tình trạng thế tục hóa Âu Châu. Ái Nhĩ Lan, vẫn còn là một trong những nước ít thế tục nhất ở Tây Âu, đã thấy rằng số người đi lễ nhà thờ giảm ít nhất là 25% trong 30 năm qua. Lẽ dĩ nhiên, Ái Nhĩ Lan là nước hầu hết là theo Ca-Tô Giáo, nhưng bài báo ghi: “Không có một người nào sẽ được phong chức linh mục ở Dublin năm nay”[2005]
Về phía Tin Lành, hình ảnh cũng chẳng khá hơn. Thụy Sĩ, Đức, và Hà Lan, một thời đã là những cái nôi của phong trào Cải Cách Tin Lành, nay trở thành những thí dụ chính của Âu Châu thế tục.
Theo Trung Tâm Nghiên Cứu về Ki Tô Giáo toàn cầu, Chủng viện thần học Gordon-Conwell ở Boston, sự suy thoái của ảnh hưởng Ki Tô Giáo thì rõ rệt nhất ở Pháp, Thụy Điển và Hà Lan, ở những nơi đây số người đi lễ nhà thờ là dưới 10% ở một số nơi. [24]
Chicago, Illinois:
Mới đây, tháng 6/2010, ở Chicago đã xuất hiện những tấm bích chương của Hội Tự Do Ra Khỏi Tôn Giáo [Freedom From Religion Foundation], có trụ sở ở Wisconsin, khuyên mọi người “hãy ngủ kỹ trong những ngày Chủ Nhật” [nghĩa là đừng có bận tâm đi lễ nhà thờ] , và với khẩu hiệu “Không người nào phải cần đến Thiên Chúa để trở thành người tốt” [No one needs God to be good] đã xuất hiện trên các đường phố và dán trên những xe buýt công cộng.
Nước Mỹ ngày nay có khoảng 15-16% , nghĩa là khoảng từ 45 đến 48 triệu người vô thần. Trong lịch sử Hoa Kỳ trước đây, người vô thần bị kỳ thị trên mọi địa hạt, từ trong các công sở , trường học cho đến trong thương trường. Do đó rất ít người có can đảm nhận mình là người vô thần. Nhưng ngày nay, những người vô thần đã mạnh dạn nói lên tiếng nói của họ, và vì lý tưởng nhân bản của họ nên họ đã được xã hội chấp nhận. Ngày nay số người vô thần càng ngày càng tăng gia và họ đã có những hoạt động công khai bày tỏ tư tưởng của họ về Ki Tô Giáo.
Theo tin ở Denver, Colorado ngày 16 tháng 11, 2008, thì Hội những người vô thần đã tung ra những bản bích chương dán trên nền màu xanh da trời và ghi, "Không tin vào Thiên Chúa? Bạn không cô đơn đâu."
Mười bảng bích chương sẽ cắm đầy xe buýt Denver, trong khi một bảng sẽ được dựng lên ở Colorado Springs. Và tổ chức vô thần có dự định phổ biến bảng này khắp nơi.
Quý vị cần ghi nhận một điều: những kết quả nghiên cứu như trên đều do các vị có chức vụ trong các giáo hội Ki Tô hoặc các học giả trong các xã hội Ki Tô Giáo, không phải của người ngoại đạo, cho nên chúng ta khó có thể nghi ngờ thành ý và sự lương thiện của họ trong lãnh vực học thuật. Không người nào có đầu óc còn có thể bảo là họ “chống Ki Tô Giáo”. Tuy nhiên thật là lạ, khi Giao Điểm và Sách Hiếm đưa lên những tài liệu như vậy để tăng kiến thức của người dân và giáo dân thì luôn luôn bị quý vị chụp cái mũ “chống đạo Thiên Chúa” lên đầu, làm như đó là một tội không thể tha thứ được. Quý vị có biết là mình đang sống trong thế kỷ nào không?
Chúa Giê-su của quý vị đã từng phán: “Sự thật sẽ cởi trói cho các ngươi” (“The truth will set you free"), vậy thì quý vị không nên sợ sự thật. Để giúp quý vị tự cởi trói, sau đây là một số sự thật quý vị cần phải biết dù rằng các bề trên của quý vị không bao giờ muốn cho quý vị biết. Làm thế nào để quý vị biết được sự thật. Quý vị cần phải thoát ra ngoài sự trói buộc của những luận điệu thần học mà các bề trên của quý vị đã nhồi sọ quý vị. Thoát bằng cách nào? Không có cách nào khác là đọc những tác phẩm nói lên những sự thật về Ki Tô Giáo của quý vị. Những tác phẩm này đều là của những bậc thức giả trong những xã hội Âu Mỹ, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô.
Trước hết, tôi muốn đặt vài vấn đề chung cho những tín hữu Tin Lành và Ca-Tô. Quý vị chắc chắn là tin tất cả vào những điều Chúa Giê-su của quý vị dạy, có phải không? Vì nếu quý vị không tin thì theo giáo lý Ki Tô, quý vị sẽ phải xuống hỏa ngục để cho ngọn lửa vĩnh hằng thiêu đốt. Quý vị tin, nhưng quý vị có bao giờ thử thực hiện những lời Chúa dạy sau đây không?
Mark 11:22-24: Rồi Giê-su nói với các đệ tử: “Hãy có đức tin vào Gót”. Thật vậy, ta bảo đảm với các người, bất cứ người nào [mà có đức tin vào Gót] bảo ngọn núi này, “Hãy rời đi xuống biển”, và không nghi ngờ gì trong lòng, mà tin rằng điều đó sẽ xảy ra, họ sẽ được bất cứ điều gì họ nói.” Do đó ta bảo các ngươi, bất cứ điều gì mà các con cầu nguyện xin-cho, tin rằng sẽ nhận được điều đó, thì sẽ được điều đó.
John 14: 13-14: Các ngươi nhân danh ta mà cầu xin bất cứ điều gì, ta sẽ làm cho. Nếu các người cầu xin bất cứ điều gì nhân danh ta, ta sẽ làm cho.
Mark 16: 17-18: Và những dấu hiệu này sẽ theo những người tin: Nhân danh Ta họ sẽ đuổi được quỷ, và sẽ nói được nhiều tiếng nói mới. Họ sẽ cầm các rắn độc, và nếu họ uống mọi thứ chất độc, sẽ không có gì làm hại được họ; họ sẽ đặt tay lên người bệnh, và chúng sẽ khỏi.
Tôi đã biết câu trả lời cho câu hỏi trên cho nên không muốn tiếp tục làm phiền quý vị với những điều vớ vẩn hoang đường nữa.
Người Tin Lành tin tưởng Thánh Kinh là uy quyền duy nhất và đầy đủ của đức tin. Người Tin Lành chỉ tôn trọng những truyền thống nào của Hội Thánh phù hợp với Kinh Thánh. Người Tin Lành muốn trở về với cội nguồn đức tin và hình thức sống đạo theo như Thánh Kinh dẫn, không thêm, không bớt.
Thật ra thì Tin Lành có ba giáo lý căn bản về đức tin: 1) Tin vào tính tuyệt đối của Thánh Kinh [Sola Scriptura =Bible alone]; 2) Tin Giê-su là đấng cứu rỗi duy nhất cho mình [Sola Fide = Faith alone]; và 3) Nhiệm vụ truyền đạo của mọi tín đồ [Priesthood of all believers].
Nhưng ngày nay, những ai còn nói chuyện mạc khải, hay thẩm quyền của Thánh Kinh, thật ra chỉ là những người còn sống trong bóng tối, lạc hậu ít ra là vài thế kỷ. Bởi vì, thực tế là, Thánh Kinh có phải là do Thiên Chúa mạc khải hay không thì trong Thánh Kinh, những chuyện loạn luân vẫn là loạn luân, độc ác vẫn là độc ác, giết người vẫn là giết người, phi lý phản khoa học vẫn là phi lý và phản khoa học v..v... Thật vậy, tất cả những chuyện thuộc các loại sau đây chiếm hơn nửa cuốn Kinh Thánh: bạo hành giết người (Violence & Murder), giết người hàng loạt (Mass Killing), loạn luân (Incest), ăn thịt người (Human Cannibalism), độc ác đối với trẻ con (Child cruelty), tục tĩu quá mức (Scatology), trần truồng (Nakedness), đĩ điếm (Harlotry), hiếp dâm (Rape), thù hận tôn giáo và chủng tộc (Religious & Ethnic Hatred), nô lệ (Slavery), say rượu (Drunkeness) v..v.. [Xin đọc cuốn Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Kinh Thánh (All The Obscenities In The Bible) của Gene Kamar], chưa kể là những lời “mạc khải” của Thiên Chúa về vũ trụ, nhân sinh, đã chứng tỏ là hoàn toàn sai lầm trước những sự kiện khoa học bất khả phủ bác ngày nay.
Tôi có thể nói chắc rằng tuyệt đại đa số tín đồ Tin Lành và Ca-Tô, kể cả một số không nhỏ được gọi là trí thức, chưa hề đọc Thánh Kinh, hay có đọc cũng chỉ đọc lõm bõm những đoạn cần thiết để truyền đạo hay tự tạo một niềm hi vọng, trong thực tế chỉ là vô vọng. Chúa Giê-su của quý vị đã từng dạy: “Sự thật sẽ cởi trói cho các ngươi” [The truth will set you free]. Làm sao để biết sự thật? Hãy chịu khó đọc sách. Sự thật về Ki Tô Giáo nằm trong các tác phẩm nghiên cứu về Ki Tô Giáo của các bậc trí thức, học giả, lãnh đạo Ki Tô Giáo Âu Mỹ. Giáo hoàng John Paul II đã đừng ngồi trong chiếc xe bọc sắt có lồng kính chắn đạn đi khắp nơi để dạy con chiên “đừng sợ”. Vậy quý vị hãy đừng sợ khi đọc sách, vì đọc sách để mở mang kiến thức chứ chưa có ai vì đọc sách mà phải xuống hỏa ngục của Ki Tô Giáo cả.
Do đó, tôi khuyên quý vị hãy mở cuốn Thánh Kinh ra và đọc với một đầu óc chưa bị nhiễm độc. Nếu ngại công tìm kiếm những điều trên, có đầy trong thánh Kinh, tôi xin giới thiệu một số tác phẩm trong đó các tác giả đã trích dẫn sẵn những câu, những đoạn trong Thánh Kinh mà lẽ dĩ nhiên các tín đồ Ki Tô Giáo không bao giờ được nghe giảng trong nhà thờ:
- “Cuốn Thánh Kinh Thuộc Loại Dâm Ô: Một Nghiên Cứu Bất Kính Về Tình Dục Trong Thánh Kinh” [The X-Rated Bible: An Irreverent Survey of Sex in the Scripture, AA Press, Austin, Texas, 1989] của Ben Edward Akerley: cuốn sách dày hơn 400 trang, liệt kê những chuyện tình dục dâm ô, loạn luân trong Thánh Kinh.
- “Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh” [All The Obscenities in the Bible, Kas-mark Pub., MN, 1995] của Kasmar Gene: cuốn sách dày hơn 500 trang, liệt kê tất cả những chuyện tục tĩu, tàn bạo, giết người, loạn luân v..v.. (Human sacrifice, murder and violence, hatred, sex, incest, child cruelty etc..) trong Thánh Kinh.
- “Sách Chỉ Nam Về Thánh Kinh” [The Bible Handbook, AA Press, Ausrin, Texas, 1986] của W. P. Ball, G.W.Foote, John Bowden, Richard M. Smith …: Liệt kê những mâu thuẫn (contradictions), vô nghĩa (absurdities), bạo tàn (atrocities) v..v.. trong Thánh Kinh.
- “Sách Hướng Dẫn Đọc Thánh Kinh Của Người Tái Sinh Nhưng Hoài Nghi” [The Born Again Skeptic’s Guide To The Bible, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1979] của Bà Ruth Hurmence Green: Bình luận những chuyện tàn bạo, dâm ô, kỳ thị phái nữ trong Thánh Kinh.
- “Một Trăm Điều Mâu Thuẫn Trong Thánh Kinh” [One Hundred Contradictions in the Bible, The Truth Seeker Company, New York, 1922] của Marshall J. Gauvin: Liệt kê 100 điều mâu thuẫn trong Thánh Kinh.
- “Lột mặt nạ Thánh Kinh” [The Bible Unmasked, The Frethought Press Association, New York, 1941] của Joseph Lewis: đưa ra những sai lầm trong Thánh Kinh.
- “Thẩm Vấn Ki Tô Giáo” [Christianity Cross-Examined, Arbitrator Press, New York, 1941] của William Floyd: Phân tích từng quyển một trong Thánh Kinh.
- “Ki Tô Giáo Và Loạn Luân” [Christianity and Incest, Fortress Press, MN, 1992] của Annie Imbens & Ineke Jonker: Viết về Ki Tô Giáo và vấn đề loạn luân, những sự kiện về loạn luân và kỳ thị phái nữ bắt nguồn từ Thánh Kinh.
- “The Dark Bible” trên http://www.nobeliefs.com/DarkBible/DarkBibleContents.htm
Bản chất “đức vâng lời” trong giáo lý Ca-tô là như thế nào? Như chúng ta đã biết, căn bản “đức vâng lời” trong Ca-Tô Rô-maGiáo đã được khẳng định bởi Thánh Ignatius of Loyola, người sáng lập dòng Tên, như sau:
Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng tin rằng cái mà chúng ta thấy là trắng thì thực sự là đen, nếu hàng giáo phẩm trong Giáo hội Ca-tô quyết định như vậy
Giáo hội luôn luôn mang Chúa ra làm bung xung để đạt những mục đích thế tục của mình. Điều này rõ ràng nhất trong vài câu sau đây trong bản văn của Vatican, đăng trên VietCatholic News gần đây:
Bản tiếng Việt: “Trước hết, bản văn xem xét chủ đề đức vâng lời tu sĩ, gốc của nó được thấy trong sự tìm kiếm Chúa và ý muốn của Chúa là điều đặc biệt đối với những tín hữu”
Bản tiếng Anh: “Đức vâng lời”, tài liệu của Vatican nói rằng, phải nên hiểu bởi tín hữu như là “một con đường để giúp cho cộng đồng và tổ chức tìm kiếm Chúa và hoàn thành ý muốn của Chúa”
[Obedience, the Vatican document says, should be understood by religious as "a way to help the community or institute to seek and achieve the will of God.]
Đây là trò bịp cố hữu của Giáo hội, vì Chúa Cha thì vô hình, còn Chúa Con thì đã chết cách đây 2000 năm rồi, vậy những vấn nạn thế tục ngày nay mà giáo hội luôn luôn dự phần vào thì Chúa có biết gì không, thí dụ như cuộc tranh luận giữa “Thuyết Tiến Hóa” và “Thuyết Sáng Tạo” của Chúa? Vậy ai giám khẳng định là “ý Chúa” là như thế nào? Mặt khác, giáo lý Ca-tô Giáo dạy rằng Chúa Cha (God) có 23 thuộc tính, trong đó có 3 thuộc tính sau đây: “không ai thấy được” [invisible], “không ai biết được” [unknown], và “không ai hiểu được” [incomprehensible], và chúng ta cũng biết, giáo hoàng, linh mục v..v.. thường tự nhận là “đại diện của Chúa” hay “Chúa thứ hai”, thực ra cũng cũng chỉ là người thường như chúng ta [luận cứ của giáo dân để giải thích những chuyện làm bậy của giới chăn chiên], có khi còn tệ hại hơn nhiều, làm đủ mọi tội ác, vậy làm sao biết được ý Chúa là như thế nào. Do đó, sự thật là, những điều giáo hội dạy là ý Chúa, chẳng qua đó chỉ là những thủ đoạn lừa dối để ru ngủ đám tín đồ dốt nát mà thôi.
Thật vậy, chúng ta có thể đọc câu sau đây trong cuốn Giáo Lý Của Giáo Hoàng (The Pope's Catechism) của J. Sheatsley, trang 80:
Tín đồ Công giáo phải tin tất cả những gì Thiên Chúa đã mạc khải và tất cả những gì Giáo hội Ca-tô dạy, bất kể là những điều đó có hay không có trong Thánh Kinh. Vì Truyền Thống Ca-tô (nghĩa là những gì giáo hội dạy) và Thánh Kinh đều do Thiên Chúa mạc khải.
(A Catholic must believe all that God has revealed and the Catholic Church teaches, whether it is contained in Holy Scripture or not. Because Catholic Tradition and Holy Scripture were alike revealed by God)
Giáo hội Ca-tô đã viện cái gọi là “mạc khải của Thiên Chúa” để tự tạo quyền lực cho mình. Nhưng điều này chỉ có thể thuyết phục được đám tín đồ mà tuyệt đại đa số thuộc loại thất học trong thời bán khai và Trung Cổ, nhất là trong những thời đại mà Giáo hội giữ độc quyền đọc và diễn giảng Thánh Kinh. Nhưng từ thế kỷ 16, khi mà cuốn Thánh Kinh được dịch ra các tiếng địa phương và người dân được tự do đọc Thánh Kinh thì người ta đã khám phá ra rằng cuốn Thánh Kinh chứa rất nhiều điều sai lầm về khoa học và thần học, do đó, tuyệt đối không phải là sản phẩm “mạc khải” của một thiên chúa toàn năng, toàn trí….
Tại sao Ca-tô Rô-MaGiáo lại bị coi như một hiểm họa cho mỗi quốc gia nói riêng, cho nhân loại nói chung? Chính bởi vì bản chất phi dân tộc của Ca-tô Rô-MaGiáo cùng với cấu trúc toàn trị của hệ thống quyền lực Ca-tô Rô-MaGiáo, kèm theo những tín lý, tín điều thuộc loại mê tín đã lỗi thời vẫn còn tiếp tục được sử dụng để nô lệ hóa đầu óc tín đồ, biến họ thành đám người cuồng tín mê mẩn, chỉ biết đến thiên đường của Chúa chứ không cần biết đến quốc gia dân tộc là gì, và cúi đầu “quên mình trong vâng phục” một định chế ngoại lai, một định chế tự cho là mình nắm trong tay chân lý mạc khải, quyết định luân lý, đời sống tâm linh và xã hội của nhân loại. Và nhất là, kinh nghiệm 2000 năm lịch sử đen tối, tác hại của Giáo hội Ca-tô Rô-Ma đối với nhân loại cho thấy Ca-tô Rô-MaGiáo đúng là một hiểm họa cho mọi quốc gia. Chúng ta hãy học kinh nghiệm của người Mỹ đối với Ca-tô Rô-MaGiáo.
Trong cuốn American Freedom and Catholic Power, tác giả Paul Blanshard cho rằng nước Mỹ đã phải đối diện với một sự xung đột căn bản về văn hóa và giá trị xã hội (America was facing a fundamental clash of culture and values). Tác giả viết: “Vấn nạn Công Giáo Mỹ là như thế này: Chúng ta phải làm gì đối với một hệ thống quyền lực hoạt động trong thế kỷ 20 ở nước Mỹ dưới sự kiểm soát của Trung Cổ Âu Châu? (The American Catholic problem is this: “What is to be done with a hierarchy that operates in 20th century America under medieval European controls.”) Và ông ta đã đưa ra đề nghị “Phải có một phong trào đối kháng để ngăn ngừa hệ thống đó áp đặt những chính sách xã hội của họ trên những trường học, nhà thương, chính quyền và tổ chức gia đình của chúng ta.” (A resistance movement designed to prevent the hierarchy from imposing its social policies upon our schools, hospitals, government and family organization.)
Và David R. Boldt viết trong tờ Philadelphia Inquirer, 1990:
“Chúng ta cần phải nhớ rằng, Giáo hội Ca-tô Rô-Ma thật sự là một định chế không phải là của Mỹ. Định chế này không có tinh thần dân chủ. Quan điểm của giáo hội về thủ tục hợp pháp và về địa vị phái nữ, chỉ kể hai vấn đề chính, thật là đối nghịch với luật pháp của xã hội thế tục Mỹ. Và những chính sách chính yếu [của Giáo hội Ca-tô Mỹ] đều được thiết lập ở Vatican, ở thành phố La Mã.” [25]
Nước Mỹ là một nước dân chủ, tôn trọng quyền tự do của con người, luôn luôn khuyến khích tiến bộ trí thức, củng cố chủ nghĩa dân tộc (nationalism) v..v.., do đó người Mỹ đã coi Ca-tô Rô-MaGiáo như là tôn giáo của sự đàn áp, ngu đần, là kẻ thù ngấm ngầm của dân chủ (Catholicism as the religion of represssion and ignorance, the implicit enemy of democracy.) Đối với đa số dân Mỹ, “Người Ca-tô Rô-MaGiáo thuộc một định chế toàn cầu không bao giờ cho phép tín đồ coi mình như là công dân của một quốc gia mà chỉ là con cái của Giáo hội. Với bản chất của mình, Giáo hội Ca-tô phủ nhận quyền độc lập tuyệt đối của quốc gia và chủ nghĩa dân tộc.” (Catholics belong to a global institution which could never allow its members to think of themselves primarily as citizens of a state rather than sons and daughters of the Church. Of its nature, The Catholic Church denied the absolute claims of nations and nationalism.) Và người Mỹ coi “người Ca-tô giáo Mỹ” như bất khả tương hợp với “công dân Mỹ”: “Từ khi bắt đầu thành lập Giáo hội Ca-tô trên đất Mỹ, tất cả vấn đề là một “người Ca-tô Mỹ” có vẻ như nói lên một sự mâu thuẫn, một sự thiếu đầu óc. Làm sao mà một thần dân của một chế độ - đặc biệt là chế độ này tự tán dương là nắm thần quyền trong tay - lại đồng thời có thể là công dân của một chế độ khác?” (From the first establishment of the Church on American soil, the whole issue being an “American Catholic” seemed to involve a contradiction, even an oxymoron. How could the subject of one regime – especially with such exalted claims to divine authority – simultaneously be the citizen of another?) [Philip Jenkins, The New Anti-Catholicism, Oxford University Press, 2003] Ở Việt Nam, chúng ta cũng thấy có người nhân danh là công dân của nước trời để viết thư cho chính quyền v..v..
Tôi nghĩ người Việt Nam chúng ta cũng nên để tâm đến sự mâu thuẫn này: Làm sao mà một người “Ca-tô Việt Nam” có thể cùng lúc là “công dân Việt Nam”?, nếu họ còn nhất cử nhất động đều phải theo lệnh của Vatican?. Họ không thể nói rằng, tôi theo đạo là vấn đề tín ngưỡng riêng tư, tôi vẫn là công dân của nước Việt Nam và cũng yêu nước như bất cứ ai. Tại sao?
Thứ nhất, vì lịch sử Việt Nam thời cận đại đã chứng minh trái ngược hẳn lại. Cuộc hỗ trợ rất đáng kể của giáo dân Ca-tô trong cuộc Pháp xâm chiếm Việt Nam, như nhiều tài liệu lịch sử đã ghi rõ, là một bằng chứng rõ ràng nhất, và Ca-tô Giáo Việt Nam có những nhân vật nổi tiếng phi dân tộc và phản bội quốc gia nhất: Trần Bá Lộc, Nguyễn trường Tộ, Pétrus Ký, Nguyễn Thân, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thục, Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng, Phạm Ngọc Chi, Lê Hữu Từ, Hoàng Quỳnh v..v.. Theo hệ thống chăn dắt giáo dân của Ca-tô Giáo thì người Ca-tô Giáo phải tuyệt đối tuân lệnh bề trên. Do đó, nếu các bậc lãnh đạo Ca-tô bản chất là phi dân tộc và phản dân tộc thì giáo dân, khi hành động theo lệnh của các bề trên theo “đức vâng lời”, tất nhiên cũng trở thành phi dân tộc và phản dân tộc dù là hành động trong vô ý thức. Sự kiện Linh mục Trần Lục dẫn 5000 giáo dân đi hỗ trợ quân xâm lược Pháp để hạ chiến khu Ba Đình là một bằng chứng điển hình và rõ ràng nhất. Sự kiện những khu tự trị Bùi Chu, Phát Diệm dưới sự lãnh đạo của Giám mục Lê Hữu Từ và Linh mục Hoàng Quỳnh, người nổi tiếng với câu “Thà mất nước chứ không thà mất Chúa”, săn lùng, giết hại người Việt kháng chiến yêu nước là một bằng chứng thứ hai. Và gần đây, những hành động cuồng tín phi luật pháp của các giáo dân, được các bề trên xách động, ở Tòa Khâm Sứ Hà Nội, cũng như ở Ấp Thái Hà v..v.. , đã cho chúng ta thấy bản chất phi dân tộc của những người Ca-tô Việt Nam, và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, khi trả lời chính quyền là những chuyện xách động làm loạn trên không trái với giáo luật của Ca-tô Giáo thì đã đặt giáo luật của Ca-tô lên trên nền luật pháp của quốc gia.
Thứ nhì, vì một sự trung thành nước đôi thì không thể gọi là trung thành. Quyền lợi của Vatican không phải là quyền lợi của Việt Nam cũng như không phải là quyền lợi của bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Trung thành với Vatican không hẳn chỉ là trung thành trong vấn đề tín ngưỡng, bởi vì Vatican bản chất là một định chế thế tục, muốn kiểm soát mọi khía cạnh của xã hội như chúng ta thấy vài nhận định sau đây của người Mỹ:
“Những người Ca-tô có ý chí và khả năng áp đặt những tiêu chuẩn và sở thích của mình trên quảng đại quần chúng. Giáo hội Ca-tô không giới hạn ảnh hưởng của mình trên địa hạt tâm linh nhưng tự đề cao có quyền hành rộng rãi trên những vấn đề thế tục. Trong hầu hết thế kỷ 20, những nhóm áp lực Ca-tô Giáo đã tạo được ảnh hưởng sâu rộng (trong đất Mỹ) trên những gì mà người phi-Ca-tô được đọc, phim ảnh được xem, và ngay cả những quyết định về kế hoạch gia đình.” [26]
Trong thế giới Âu Mỹ ngày nay,
Ca-tô Giáo được nhận biết rõ ràng như là một tai ương ngoại lai, một sự đe dọa tàn khốc đối với những khái niệm Âu Mỹ về căn cước và độc lập quốc gia (Catholicism was clearly identified as a foreign evil, a dire threat to Anglo-American notions of national identity and independence.) [Philip Jenkins, The New Anti-Catholicism, Oxford University Press, 2003, p. 25]
Năm 1959, chính Tổng Thống Hoa Kỳ Harry Truman đã khẳng định là:
“Khó có thể tin được người Ca-tô Giáo ở vị thế cao cấp nắm chính quyền vì người Ca-tô Giáo có nhiệm vụ trung thành với hệ thống quyền lực của Giáo hội. Chúng ta không muốn bất cứ ai nắm giữ chính phủ Hoa Kỳ mà lại có một sự trung thành khác, tôn giáo hay bất cứ cái gì khác.” [27]
Việt Nam nên nhớ kỹ câu này, và Quốc Hội Việt Nam nên ra một đạo luật tuyệt đối không bao giờ để cho người Ca-tô Giáo lên nắm chính quyền. Gương Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam Việt Nam, Franco ở Tây Ban Nha, Palevich ở Croatia v..v.. là những bài học lịch sử mà người Việt Nam phải ghi nhớ. Quên đi thì lịch sử lại có cơ tái diễn.
Đọc lịch sử truyền đạo của Ca-tô Rô-MaGiáo ở Nhật chúng ta biết rằng, Nhật đã nhận ra hiểm họa của Ca-tô Giáo trên đất nước, cho nên đã đưa ra những biện pháp tàn nhẫn quyết liệt để đối phó với Ca-tô Rô-MaGiáo.
Trong cuốn “Các Giáo sĩ Thừa Sai” (Missionaries), Julian Pettifer và Richard Bradley viết, trang 169:
"Trong 24 năm đàn áp CaTô Giáo ở Nhật Bản, 62 thừa sai Tây phương đã bị hành quyết cùng với hàng ngàn giáo dân Nhật. Phải tới hơn 200 năm sau Nhật mới lại mở cửa cho các thừa sai trở lại, nhưng lòng của họ vẫn khép kín." [28]
Ngày nay, tổng số giáo dân Ca-tô trên đất Nhật là dưới 450,000 [theo Paul Minh Nhật trên VietCatholic] trên một dân số là 12,800.000 [The World FactBook] nghĩa là chỉ vào khoảng 0.35 %, nghĩa là trong 100 người Nhật chỉ có “1/3 của một người” theo Ca-tô Giáo..
Việt Nam quá nhân từ nên đã để cho Ca-tô Giáo mang bao nhiêu bất hạnh đến Việt Nam. Thật vậy, Hal Dareff trong cuốn Câu Chuyện Việt Nam (The Story of Vietnam, trg. 28,) đã nêu lên hoàn cảnh khác biệt giữa Nhật Bản và Việt Nam trong thế kỷ 19:
"Đóng cửa biên giới, họ (triều đình Gia Long. TCN) sẽ tránh được sự xâm nhập của người ngoại quốc với những lối sống xa lạ của họ. Bất hạnh thay, trong nước đã có những người ngoại quốc rồi - Các giáo sĩ thừa sai." [29]
Nhận định trên chứng tỏ sự hiện diện của các thừa sai Ca-tô là điều bất hạnh cho quốc gia Việt Nam, không chỉ là trong thời thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam với sự hỗ trợ của giáo dân Ca-tô Việt Nam , yếu tố quyết định để đưa nước nhà vào vòng nô lệ Pháp, mà còn kéo dài qua thời kháng chiến chống Pháp và thời Ngô Đình Diệm cai trị ở miền Nam. Đây là những sự kiện lịch sử.
Vì cái lịch sử không mấy tốt đẹp của Ca-tô Rô-MaGiáo ở Việt Nam cho nên Giáo hội Ca-tô Việt Nam cứ phải tiếp tục dựa vào Vatican để mà tồn tại, tin tưởng rằng Vatican có một thế lực nào đó trên thế giới. Để tồn tại, Giáo Hội Ca-Tô Việt Nam phải tuyệt đối tuân lệnh Vatican. Nếu Giáo Hội Ca-tô Việt Nam là một Giáo hội độc lập, tự trị, thì sẽ không có vụ phải dẹp những màn cầu nguyện xin-cho ở Tòa Khâm sứ hay Thái Hà, và những màn cầu nguyện này sẽ kéo dài vô thời hạn, cho đến khi Chúa Giê-su thực hiện lời hứa với những người tin Chúa: “Nhân danh Ta, Xin gì thì sẽ được nấy, Ta sẽ làm cho”. Và cũng không có vụ ông Tổng Kiệt phải nhục nhã ra đi không kèn không trống trong đêm tối. Đó là cái hại của tinh thần nô lệ với kết quả tự hủy và càng ngày càng xa lánh đồng bào, dân tộc.
Trong thực tế, thế lực của Ca-Tô Rô-maGiáo trên thế giới không còn gì, có chăng chỉ còn đối với đám tín đồ thấp kém. Trong thế giới, Vatican có làm gì thì chỉ có “mẹ hát con khen hay” chứ đối với người ngoại đạo chẳng có bất cứ một giá trị gì vì người ta đã hiểu rõ Vatican quá rồi. Nhưng ngay cả đối với người Ca-tô trong thế giới Âu Mỹ, Vatican nói thì Vatican nghe, giáo dân nhiều khi còn lên tiếng phê bình chỉ trích. Những Giáo lý của Vatican đi ngược thời gian chẳng có ai buồn nghe, đừng nói đến chuyện tuân theo. Điển hình là các giáo lý về ngừa thai [hơn 90% người Ca-tô Mỹ không theo], phá thai [nạn nhân mã], đồng giống luyến ái [Khoa học đã chứng minh là khuynh hướng trên liên hệ đến “gen” và DNA khi sinh ra, do đó cá nhân không có sự chọn lựa (choice) chứ không phải là một tội lỗi theo Thánh kinh] v…v… của Vatican đâu có mấy người Ca-tô theo.
Giáo hội Ca-Tô Rô-ma tại Việt Nam còn hoàn toàn lệ thuộc Vatican vì không biết đến thực chất Vatican là một tổ chức như thế nào, cho nên vẫn tưởng là mình ở trong một “Hội Thánh.” Trong khi thế giới bên ngoài đã tràn ngập những tác phẩm về bộ mặt thực của Vatican, thì ở trong nước, người Ca-tô vẫn mù mờ tin bướng tin càn. Giáo hoàng John Paul II đã từng ngồi trong chiếc Popemobile bọc sắt, trên có lồng kính chắn đạn, đi khắp nơi dạy con chiên… “đừng sợ”. Vậy quý vị đừng có sợ đọc sách vì không có ai đọc sách mà bị ngọn lửa vĩnh hằng trong hỏa ngục của Ca-tô Giáo thiêu đốt đâu. Sách viết về Ca-Tô Rô-maGiáo thì có rất nhiều, nhưng riêng về Vatican thì tôi đề nghị mọi giới Ca-tô ở Việt Nam hãy đọc ít nhất là những cuốn sau đây về Vatican để thấy mình đang ở dưới quyền của một tổ chức tôn giáo hay thế tục như thế nào. Quý vị “đừng sợ” phải xuống hỏa ngục, vì Giáo hoàng John Paul II của quý vị đã khẳng định trước thế giới là chẳng làm gì có hỏa ngục cả.
- “Vatican Mis À Nu” của Đức Ông Luigi Marinelli
- Những cuốn “The Vatican’s Mafia”; “Vatican Exposed: Money, Murder, and the
Mafia”; “The Vatican’s Finances”; “The Antichrist in the Vatican”; “The Lies of Pope
John Paul II” v..v.. của Đức Ông Rafael Rodríguez Guillén.
- “The Secret Archives of the Vatican” của Maria Luisa Ambrosini & Mary Willis
- “The Vatican and Zionism” của Sergio I. Minerbi.
- “The Love Affairs of the Vatican or The Favorites of the Popes” của Dr. Angelo S.
Rappoport
- “In the Vatican: The Politics and Organization of the Roman Catholic Church” của
Thomas Reese
- “Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy” của Giám mục dòng Tên Peter de
Rosa
- “The Vatican’s Holocaust” của Baron Avro Manhattan
- “In the Vatican” của Peter Hebblethwaite
- “The Vatican Empire” và “The Incredible Book of Vatican Facts and Papal
Curiosities” của Nino Lo Bello
- “O Vatican: A slightly wicked view of the Holy See” của Paul Hofmann
- “The Vatican Connection” của Richard Hammer
- “Vicars of Christ” của Peter de Rosa
Trong danh sách trên có hai cuốn đặc biệt của hai nhân vật cao cấp trong Ca-tô Rô-MaGiáo. Đó là cuốn “Vatican Mis à Nu” của Đức Ông Luigi Marinelli, và cuốn “The Vatican’s Mafia” của Đức Ông Rafael Rodríguez Guillén.
Cuốn sách này là bản dịch sang tiếng Pháp của bản gốc tiếng Ý: VIA COL VENTO IN VATICANO. Bản dịch tiếng Anh có tên Gone With The Wind In The Vatican mà có người Việt Nam dịch là Cuốn Theo Chiều Gió Ở Vatican. Bản tiếng Anh không thấy bán trong các tiệm sách nhưng có thể đặt mua trên Internet. Tôi mua được bản tiếng Pháp ở Paris, hè 2002. Bản tiếng Pháp không dịch mà đặt tên khác: Lột Trần Vatican (Vatican Mis À Nu). Đúng là lột trần vì độc giả sẽ thấy một hình ảnh Vatican mục nát, không mũ mãng, quần áo lòe loẹt trang trí bên ngoài. Cuốn sách này là con dao mổ xẻ của tác giả đã đâm ngập vào một vết thương sâu (ce livre est un bistouri plongé dans une plaie profonde) với hi vọng có thể cắt bỏ những máu mủ độc hại trong đó. Tác giả đã vạch trần bộ mặt vô tín vô luật (sans foi ni loi) trong trung tâm chỉ đạo của Giáo hội Ca-tô Rô-ma (Curie Romaine) gồm hầu hết những kẻ chạy chọt làm áp-phe, chạy theo chức tước, đồng giống luyến ái, tranh chấp phe đảng, và những công cụ để được thăng chức nhanh chóng... (Affairisme, carriérisme, homosexualité, la course aux postes, la lutte des clans, des instruments de promotion accélérée...)
Chúng ta hãy đọc vài lời nơi trang bìa sau:
Ngày 16 tháng 7, 1999, Đức Ông Luigi Marielli, một giáo sĩ cao cấp trong tập đoàn chỉ đạo của giáo hội RôMa, bị gọi đến trước tòa án của Vatican để giải thích về việc xuất bản một cuốn sách mà người ta đồn ông là tác giả. Cuốn sách này, bị mọi nhà xuất bản ở bán đảo Ý từ chối, cuối cùng được phát hành bởi một nhà xuất bản nhỏ chống giới giáo sĩ, xuất phát từ một nhóm viên chức cao cấp của Vatican, “Les Millénaires” [nhóm người hi vọng một thời kỳ tốt đẹp, thịnh vượng và công bằng hơn], những người chọn con đường phá hủy luật im lặng. Và nếu tòa Thánh ước mong cuốn sách này không được bán, thì chính tòa Thánh đã lên án một cách độc hại sự đồi bại tinh thần và vật chất trong hệ thống lãnh đạo của giáo hội. Sự xuất hiện của Đức Ông Marielli đã đẩy mạnh cuốn sách lên hàng bán chạy nhất.
Người ta không biết được cái gì ở đàng sau nhóm “Les Millénaires”, ngay cả khi người ta xì xào là có một Hồng y trong đó. Điều chắc là, đây là lần đầu tiên, tấm màn (che dấu những sự đồi bại) đã được kéo lên từ bên trong, để lộ hệ thống lãnh đạo rất tối tăm của Giáo hoàng...Làm áp-phe, chạy theo chức tước, đồng giống luyến ái, tam điểm: bức tranh mà nhóm “Les Millénaires” phác họa triều chính Giáo hoàng thật là dễ sợ, tất cả với rất nhiều chi tiết chứng tỏ một sự hiểu biết sâu đậm về hậu trường của trung tâm chỉ đạo của Giáo hội Ca-tô Rô-ma. Phải chăng Vatican sẽ nằm trong tay của một băng đảng của những kẻ chạy theo chức tước, vô tín vô luật. [30]
3. PERSONAGES OF THE SACRED MAFIA OF THE VATICAN
4 - THE VATICAN MAFIA IN THE CATHOLIC CHURCHES
5 - THE GANGSTERS OR THE VATICAN'S SACRILEGIOUS MAFIA
6 - THE CONNECTION OF THE VATICAN IN THE COUNTERFEITING OF
BILLIONS OF DOLLARS
7 - THE VATICAN AND HER CONNECTIONS WITH THE CRIME SYNDICATE
8 - THE ARCHBISHOP MARCINKUS AND THE VATICAN'S MAFIA
9 - THE VATICAN'S MURDEROUS MAFIA
11 - THE VATICANS ALLIANCES WITH THE INTERNATIONAL MAFIA
12 - THE HOLY MAFIA
13 - THE INTELLECTUAL, POLITICAL AND SACRED MAFIA
15 - THE TERRORIST MAFIA OF THE VATICAN
16 - THE VATICAN AND HER ROMAN LEGIONS CONNECTED WITH THE
MAFIA
20 - THE HOLY MAFIA OR THE OPUS DEI
21 - WRITERS AND HISTORIANS WHO PROVE THE VATICAN'S MAFIA
Một câu hỏi thường được đặt ra cho những người Ki Tô Giáo: Tại sao Ki Tô Giáo lại suy thoái, nếu nó thực sự là một tôn giáo có mục đích nâng cao trình độ hiểu biết của con người, một tôn giáo đạo đức, một tôn giáo có thể giúp cho con người thăng tiến lên một cảnh giới cao hơn v…v… Ki Tô Giáo đã hoàn toàn thất bại trong nhiệm vụ này như lịch sử đã chứng minh. Và thực tế lịch sử cho thấy rằng: thay vì Ki Tô Giáo văn minh hóa nhân loại thì chính sự tiến bộ của nhân loại đã văn minh hóa Ki Tô Giáo. Vì như John Remsburg đã viết trong cuốn “False Claims”: “Những thanh gươm (để giết người) và những bó củi (để thiêu sống người) đã bị tước khỏi những bàn tay đẫm máu của Giáo hội Ca-tô. Ngày nay Giáo hội chỉ còn lại hai vũ khí: gây thù hận và vu khống”. Đây là một sự thật không ai có thể chối cãi. Ngày nay, quyền lực của Tòa Thánh và Giáo hoàng chỉ còn trên số tín đồ thấp kém tin bướng tin càn. Đối với các tín đồ tiến bộ trong thế giới Âu Mỹ thì quyền lực của Vatican và Giáo Hoàng là một con số không vĩ đại. Richard Dawkins và Christopher Hitchens đòi bắt giam Giáo hoàng Benedict XVI khi ông ta đến thăm viếng Anh sắp tới. Năm 2002 một giáo dân ở Seatle đâm đơn kiện trước Tòa Án Mỹ ở Oregon Tòa Thánh và Giáo Hoàng về vụ linh mục Andrew Ronan đã cưỡng dâm ông ta nhiều lần khi ông ta còn nhỏ. Vụ trên bị dẹp bỏ nhưng mới đây, Pháp Viện Tối Cao Mỹ cho phép vụ kiện được tiếp tục để xét xử. Luật sư của Vatican, Feffrey Lena, nói rằng: “Khi vụ kiện trở về Tòa án Liên Bang ở Oregon, Tòa Thánh sẽ chứng tỏ rằng không chịu trách nhiệm về những hành động của linh mục Ronan vì ông ta không phải là nhân viên của Tòa Thánh.” [Chicago Tribune, June 30, 2010: “When the case returns to a federal court in Oregon, the Holy See [Very Holy??] will show it was not responsible for the action of the priest because he was not a Vatican employee]. Vậy tại sao các linh mục phải nghe lệnh của Tòa Thánh? Tại sao Tòa Thánh lại có quyền phong chức cũng như cất chức một linh mục? Lý luận xảo quyệt của Tòa Thánh để trốn trách nhiệm cho ta thấy một điều: Tòa Thánh luôn luôn bảo vệ quyền lợi tiếng tăm của Tòa Thánh và không đếm xỉa gì đến sự đau khổ của con chiên bị “Chúa thứ hai” của ông ta cưỡng dâm, và cũng trốn luôn trách nhiệm tinh thần đối với thuộc hạ. Người Ca-tô Việt Nam nên lấy trường hợp này làm kinh nghiệm về đạo đức tôn giáo của “Đức Thánh Cha”.
Ngày nay, không có một ông giáo hoàng nào dám hô hào cổ võ một cuộc thập tự chinh, tổ chức một tòa án xử dị giáo hay một cuộc săn lùng phù thủy, gây hận thù người Do Thái về tội “giết Chúa”, khích động một cuộc chinh phục các nước nhỏ kém phát triển bằng vũ lực. Không một ông giáo hoàng nào dám đưa Einstein, Carl Sagan, hay Stephen Hawking, Richard Dawkins, Sam Harris, Christopher Hitchens v..v.. lên dàn hỏa như đã đưa Bruno lên trước đây, dù Richard Dawkins đã công khai mắng Giáo hoàng Benedict XVI là “stupid” và cùng với Christopher Hitchens đòi bắt giam ông ta khi ông ta viếng thăm Anh tới đây.
Tại sao Ca-Tô Rô MaGiáo bắt buộc phải suy thoái. Câu trả lời nằm trong chính bản văn xưng tội trước thế giới của Vatican.
Ngày 12 tháng 3 năm 2000, trong một cuộc “thánh lễ” công cộng tại “thánh đường” Phê-rô, Giáo hoàng cùng một số hồng y, tổng giám mục, trong đó có tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận, đại diện cho “hội thánh” Ca-Tô, đã chính thức “xưng thú 7 núi tội ác” đối với nhân loại của Ca-Tô giáo Rô-ma. 7 núi tội ác này, qua gần 20 thế kỷ, đã đưa đến những thảm họa to lớn cho nhân loại như “thập tự chinh” (thường được gọi một cách sai lầm là “thánh chiến” vì bản chất những cuộc chiến này rất man rợ, bạo tàn chứ chẳng có gì là “thánh” cả), tòa hình án xử dị giáo, bách hại dân Do Thái, kỳ thị phái nữ, liên kết với thực dân để truyền đạo với sách lược xâm lăng văn hóa, mưu toan thống trị và có thái độ thù nghịch với các tôn giáo khác v..v.. (Xin đọc chi tiết những tội ác của Ca-Tô giáo đối với nhân loại trong cuốn VATICAN: Thú Tội Và Xin Lỗi? của 6 tác giả, Giao Điểm xuất bản năm 2000). Hành động “xưng thú 7 núi tội lỗi” này đã làm cho những lời tự nhận của giáo hội mà giáo hội thường nhồi nhét vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, rằng Ca-Tô giáo là tôn giáo “thiên khải duy nhất”, “thánh thiện”, “mầu nhiệm”, “tông truyền”, “hôn thê của Chúa”, “cao quý”, “ánh sáng của nhân loại”, bác ái”, “dân chủ” v..v.., trở thành những lời nói láo vĩ đại nhất trong lịch sử các tôn giáo của loài người. Một khi mà những lời nói láo không còn có hiệu lực và không còn thuyết phục được ai, thì tất nhiên con người sẽ không còn tin vào chúng nữa. Và tín đồ bỏ đạo hàng loạt là vì họ không còn muốn dính dáng gì đến một giáo hội đầy tội lỗi thế gian, và trình độ người dân ngày nay đã cao, không còn có thể tin vào những điều thuộc loại hoang đường mê tín nữa. Chính các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-Tô đã khai sáng cho họ qua những tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh về Ki Tô Giáo.
Nhưng chúng ta đã biết, mất đi chỗ đứng trong thế giới Tây phương, Ca-Tô Giáo cũng như Tin Lành đều có mưu toan bành trướng sang Á Châu, nơi đây ở một số nơi, con người còn đang sống trong cảnh khó khăn vật chất và thiếu hiểu biết. Họ là nhưng mồi ngon trong sách lược truyền đạo của Ki Tô Giáo. Đối với đất nước Việt Nam, đó là một hiểm họa cần phải phòng ngừa nếu chúng ta muốn bảo vệ và gìn giữ nền văn hóa truyền thống của Việt Nam. Không có lý do gì để cho người dân tiếp tục bị lừa dối để chấp nhận những đồ phế thải của Tây phương mà lịch sử đã chứng tỏ trái nghịch với truyền thống văn hóa và tôn giáo của Việt Nam.
Vậy biện pháp nào thích hợp nhất để bảo vệ và gìn giữ nền văn hóa truyền thống của Việt Nam? Tôi cho rằng, để tránh cái hiểm họa Ca-Tô (Công Giáo) và Tin Lành, cái hiểm họa đã được chứng tỏ trong 2000 năm lịch sử của Ki Tô Giáo, đặc biệt là Ca-Tô giáo , ở Việt Nam, ngoài việc cương quyết canh chừng, kiểm soát những phương cách truyền đạo bất chính, con đường hữu hiệu nhất là con đường mở mang dân trí. Qua con đường này, người dân sẽ biết rõ về bản chất và những sự thực về Ki Tô Giáo nói chung, Ca-Tô Giáo nói riêng, và từ đó sẽ không còn bị mê hoặc bởi những lời truyền đạo giả dối, che đậy thực chất mê tín, hoang đường, phi lý của Ki Tô Giáo mà ngày nay thế giới Tây Phương đã nhận thức rõ và đang từ bỏ dần dần. Chúng ta nên nhớ, “người Ki Tô Giáo không sợ tội lỗi, chỉ sợ sự thật.” Cho nên chúng ta không cần làm bất cứ điều gì khác, chỉ cần đưa ra những sự thật về bản chất và lịch sử của Ki Tô Giáo nói chung, Ca-tô Rô-MaGiáo nói riêng.
Mở mang dân trí, cập nhật hóa kiến thức thời đại, đây chính là một nhiệm vụ quan trọng trong thời đại ngày nay, không chỉ riêng của chính quyền mà là nhiệm vụ chung của mọi người dân Việt Nam nào còn có lòng với dân tộc, đất nước, còn trân quý truyền thống văn hóa và tôn giáo của Việt Nam. Tôi hi vọng giới trí thức, nhất là giới trẻ ngày nay, hãy nhận thức rõ tầm quan trọng của lãnh vực văn hóa này. Vì lợi ích của mọi người, và vì tương lai của dân tộc và đất nước, chúng ta hãy cùng nhau tích cực hoạt động trong đường hướng mở mang dân trí, giúp người dân nhận thức được những sự thật về các tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.
On the Protestant side, the picture is not much better. Switzerland, Germany, and the Netherlands, once the cradles of the Reformation, are now prime examples of Europe's secular shape.
According to the Center for the Study on Global Christianity, at the Gordon-Conwell Theological Seminary in suburban Boston, the decline in Christian influence "is most evident in France, Sweden and the Netherlands, where church attendance is less than ten percent in some areas."
25. The Roman Catholic Church, it needs to be remembered, is quite literally an un-American institution. It is not democratic. The Church’s views on due process and on the status of women, to name just a couple of key issues, are sharply at odds with those that inform the laws of American secular society. And its principal policies are established by the Vatican in Rome.)
26. Catholics had both the will and ability to impose their tastes and standards on the wider population.
The Catholic Church was not prepared to limit its influence to a strictly defined spiritual sphere, but claimed wide authority over secular matters. Through much of the 20th century, Catholic pressure groups had a profound effect on what ordinary non-Catholics could read, the film they could see, and even the decisions thery could legally make concerning family planning.. [Philip Jenkins, The New Anti-Catholicism, Oxford University Press, 2003, p.42]
27. Speaking in 1959, Harry Truman himself asserted that Catholics could scarcely be trusted in the high office because Catholics have a loyalty to a church hierarchy. You don’t want to have anyone in control of the government of the US who has another loyalty, religious or otherwise.
[Paul Blanshard, American freedom and Catholic Power, p.3]
28. During the twenty-four years of the great Japanese persecution, sixty-two European missionaries were put to death together with thousands of Japanese Christians. It was to be more than 200 years before the Japanese would again open their doors to missionaries but even then, they did not open their hearts.
29. By sealing off their borders, they would keep out the foreigner and his alien ways. Unfortunately, there were already foreigners in Vietnam - The Missionaries.
30. Le 16 Juillet 1999, Mgr Luigi Marielli, un prélat de la curie romaine, est convoqué devant un tribunal du Vatican pour s’expliquer sur la publication anonyme d’un livre dont la rumeur lui attribute la paternité. Cet ouvrage, refusé par tous les éditeurs de la Péninsule, finalement publié par une petite maison anticléricale, serait l’émanation d’un groupe de hauts dignitaires du Vatican, “Les Millénaires”, qui aurait choisi de briser la loi du silence. Et si le Saint-Sìege souhaite le voir retiré de la vente, c’est qu’il dénonce avec virulence la corruption morale et physique régnant dans le gouvernement de l’église. La comparution de Mgr Marielli propulse l’ouvrage en tête des best-sellers..
On ne sait toujours pas qui se cache derrière “Les Millénaires”, même si l’on murmure qu’un cardinal en ferait partie. Ce qui est certain, c’est que pour la premìre fois, le voile a été levé, de l’intérieur, sur le très opaque gouvernement pontifical...Affairism, carriérisme, homosexualité, franc-maconnerie: le tableau que “Les Millénaires” brossent de la cour du Pape est effarant, le tout avec un luxe de détails qui trahit une connaissance approfondie des coulisses de la curie. Le Vatican serait-il aux mains d’une coterie de carriéristes sans foi ni loi?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét