Để tìm hiểu về tập tục mặc váy kỳ lạ của đàn ông người Chăm, chúng tôi đã tìm gặp ông Cả Musa ở làng Chăm Hà Bao 2, huyện An Phú (An Giang), người chịu trách nhiệm cũng như có uy tín nhất trong cộng đồng. Ông Cả cho biết: Váy mà đàn ông Chăm mặc được thiết kế như… váy của phụ nữ người Kinh bình thường mà ta vẫn hay thấy, chỉ có điều nó rộng hơn, và luôn dài chấm gót chân.
- Hơn nữa, vải để dệt váy của đàn ông Chăm lại do chính những người phụ nữ trong gia đình anh ta đảm nhiệm làm nên, từ khâu chọn sợi cho tới lúc dệt thành váy. Thông thường, váy của họ được làm khá đơn sơ, dệt theo hình một tấm vải rộng chừng hơn 2m2, sau đó quấn quanh người, trùm tới chấm gót chân.
- Cũng theo ông Cả, đàn ông Chăm thường có xu hướng chọn những bộ váy hoa, có màu sắc bắt mắt in những hoa văn vuông, tròn hay cành lá vì họ coi việc mặc váy hoa là nam tính, là nổi bật trong cộng đồng, thu hút những ánh mắt của các cô gái Chăm xinh đẹp.
- Khi được hỏi, mặc váy có ảnh hưởng gì đến hoạt động giao tiếp cũng như lao động hàng ngày hay không thì ông Cả Musa cười bảo: Do từ lúc còn bé, chúng tôi đã mặc váy nên coi đó là chuyện bình thường.
- Rồi như để kiểm chứng cho những gì mình nói, ông Cả còn dẫn chúng tôi ra phía sân chơi, nơi có gần chục cậu bé người Chăm đang vui đùa bên trái bóng tròn. Nhìn các cậu bé chạy thoăn thoắt, lừa bóng điêu nghệ trong bộ váy rộng thùng thình mà chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng…
Theo nguồn Làng Việt online
0 nhận xét:
Đăng nhận xét