Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 9 tháng 2, 2015

Tìm đâu một phiên chợ tình?



Chợ tình Sa Pa lẫn Khau Vai nay đều không tránh khỏi những sự tác động mạnh mẽ của du lịch và kinh tế.

Tìm đâu một phiên chợ tình? Ấy là câu hỏi thường được đặt ra cho những ai yêu mến vùng cao, yêu mến văn hóa của đồng bào nơi đây và đã từng tiếc nuối khi nhắc đến hai từ “chợ tình”. Những ngày tháng tư này, tôi đã có một chuyến đi thăm chợ tình mà những câu hỏi ngờ vực như vậy cứ văng vẳng bên tai trong suốt hành trình.
Như ở Sa Pa, phiên chợ tình nổi tiếng với mật độ họp phiên mỗi tuần vào đêm các ngày thứ 7. Chợ vốn là nơi giao lưu, gặp gỡ của các đôi trai, gái người Dao, Mông. Có chợ tình đêm thứ 7 là do phiên chợ chỉ diễn ra vào sáng chủ nhật hàng tuần để người dân quanh đây trao đổi, buôn bán những đồ dùng cần thiết cho cuộc sống thường ngày vì vậy phiên chợ này rất đông. Những bản làng trên Sa Pa phân bố khá thưa thớt, cách xa nhau vì vậy để đến kịp phiên chợ, dân nơi đây phải đi từ hôm trước (thứ 7) và mang theo hàng hoá để trao đổi trong chợ. Họ tới thị trấn vào tối thứ 7. Từ đó, các tối thứ 7 khi chợ phiên còn chưa họp thì người đi chợ đã gặp gỡ, giao lưu. Cũng bởi vậy mà những đôi trai gái, cùng nhau hẹn hò xuống chợ. Ở đây họ bầy tỏ tình cảm, “tán tỉnh” nhau mà thành phiên chợ tình – phiên chợ đặc biệt không có kẻ bán, người mua.
Nếu nhìn lại những chợ tình nổi tiếng một thời trên khắp dẻo vùng cao phía bắc. Ắt hẳn sẽ thấy câu hỏi “Tìm đâu một phiên chợ tình?” là hoàn toàn không khó hiểu. Cũng bởi vậy mà chuyến đi của tôi, dù đã lên kế hoạch từ khá sớm nhưng vẫn không rủ được ai, đến khi lên đường cũng chỉ có hai người.
Chợ tình Khau Vai
Chờ đợi… một phiên chợ tình.
Chợ tình Khau Vai thì đặc biệt hơn bởi còn có cả một câu chuyện huyền thoại về xuất xứ của nó và hiếm hoi hơn bởi 1 năm chỉ họp duy nhất một lần. Ấy vậy nhưng cả chợ tình Sa Pa lẫn Khau Vai nay đều không tránh khỏi những sự tác động mạnh mẽ của du lịch và kinh tế. Giờ thật khó để tìm thấy cảnh những đôi trai gái ngồi tâm sự ở chợ tình Sa Pa. Cũng khó có thể tìm thấy những cặp người yêu cũ cùng say bên chén rượu chia sẻ chuyện gia đình ở Khau Vai mỗi phiên chợ tình. Cũng bởi sự tò mò của du khách, của những ánh đèn flash và của cả những đồng đô la sau mỗi lần chớp ánh đèn máy ảnh.
Thanh niên nam nữ dân tộc xuống chợ tình Sa Pa, chợ tình Khau Vai, chợ tình Mộc Châu… giờ chỉ để thổi khèn cho du khách xem, kiếm ít tiền. Họ tranh thủ mua bán hàng hóa và trao đổi giao lưu trong câu chuyện ngày phiên. Thậm chí du khách đông hơn người đi chợ. Thật khó còn thấy được một phiên chợ tình, nơi người ta tỏ tình, nơi những cặp yêu nhau mà chẳng nên duyên cùng hồi tưởng, chia sẻ chuyện quá khứ và hiện tại. Bởi vậy nên chợ tình giờ tuy có họp mỗi phiên nhưng thực chất thì đúng như câu hỏi còn bỏ ngỏ “Tìm đâu một phiên chợ tình?”, những phiên chợ tình vốn là đặc sản văn hóa chỉ có ở Việt Nam.
chợ tình Mộc Châu
Chợ tình nay đã có nhiều thay đổi.
Văn hoá và Du lịch có “mối lương duyên” trời định. Có Văn hóa thì Du lịch mới phát triển và ngược lại, có Du lịch thì Văn hóa mới được quảng bá, bảo tồn và lưu truyền đến mai sau. Du lịch và Văn hóa như hai yếu tố không thể tách rời. Vậy nhưng hiện nay “mối lương duyên” giữa Văn hóa và Du lịch ấy như đang “phá” lẫn nhau khi mà trên thực tế, ở đâu Du lịch càng phát triển thì dường như ở đó lại càng có nhiều giá trị Văn hóa bị biến tướng, sai lạc, thậm chí mất dần đi.
Mấy năm gần đây, cụm từ “Du lịch có trách nhiệm” thường được nhắc đến nhiều tại các hội thảo, hội nghị. Thậm chí ở trên băng rôn quảng cáo bán tour của các công ty du lịch… Những hoạt động cụ thể với tiêu chí “Du lịch có trách nhiệm”, nhắm tới mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững xuất hiện rất nhiều trong những sự kiện văn hóa – du lịch. Tuy nhiên, những việc làm có trách nhiệm thực sự của các bên, để những giá trị văn hóa quý báu như những phiên chợ tình đừng biến đổi, biến mất thì vẫn còn chưa có nhiều hiệu quả.
Thiết nghĩ “Du lịch có trách nhiệm” là phải bao gồm cả trách nhiệm với xã hội, cụ thể hơn là với văn hóa và những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống… Hay nói rõ hơn là “Du lịch có trách nhiệm” phải có trách nhiệm với mối “lương duyên” giữa chính Du lịch và Văn hóa để trong tương lai không còn những câu hỏi “Tìm đâu một phiên chợ tình?” nguyên sơ như trong ký ức của người vùng cao.
Thật khó còn thấy được một phiên chợ tình, nơi người ta tỏ tình, nơi những cặp yêu nhau mà chẳng nên duyên cùng hồi tưởng, chia sẻ chuyện quá khứ và hiện tại.
Theo nguồn Làng việt Online

0 nhận xét:

Đăng nhận xét