Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

CÔNG GIÁO TÂY PHƯƠNG ĐÃ TỈNH CÔNG GIÁO VIỆT NAM VẪN CÒN MÊ

Trần Chung Ngọc

Yêu cầu nhà nước quan tâm
Đã đến lúc Công giáo Việt Nam cần phải thức tỉnh ra khỏi cơn mê, theo kịp đà tiến bộ trí thức của nhân loại, và nhận ra sự thật về Công giáo như Công giáo Tây phương. Người Việt Nam nổi tiếng là hiếu học, thông minh, chẳng lẽ lại cứ u mê mãi, không chịu học hỏi sự tiến bộ trí thức của thế giới hay sao? Do đó, Nhà Nước phải có bổn phận giáo dục người Công giáo để họ biết rõ sự thật về đạo Công giáo và hi vọng họ có thể trở về với dân tộc. Hiện nay trên thế giới và trên Internet có tràn ngập những tài liệu về Công Giáo, Nhà Nước cần phải phổ biến càng nhiều càng tốt những tài liệu này qua dịch thuật. Tài liệu bằng tiếng Việt Nam cũng không thiếu. Không có lý do gì mà Nhà Nước không cho phép xuất bản phổ biến những tài liệu này. Công giáo dù chiếm 7% dân số và tín đồ còn rất cuồng tín nhưng trong thời đại này cũng không có cách gì có thể ngăn chặn sự phổ biến những tài liệu nghiên cứu nghiêm chỉnh về Công giáo, những tài liệu đã được phổ biến rộng rãi trong thế giới Tây phương, trong những quốc gia có thể gọi là đa số theo Ki Tô Giáo. Tôi cũng hi vọng Nhà Nước Việt Nam hãy nghĩ tới tương lai xa của đất nước, đặt trọng tâm trên sự bảo tồn, gìn giữ nền văn hóa truyền thống của Việt Nam, và sáng suốt cho phép phổ biến những tác phẩm nghiên cứu về tôn giáo, mọi tôn giáo, đặc biệt là Ki Tô Giáo. Thực ra, không có gì phải lo ngại về vấn đề này vì trình độ người dân Việt Nam ngày nay đã đủ để có thể chấp nhận mọi sự kiện về tôn giáo. Nước Mỹ có khoảng 56% Tin Lành và 23% Công Giáo; Nước Pháp có khoảng 80% theo Công Giáo; Nước Anh phần lớn theo Anh Giáo; Nước Đức có 34% là Tin Lành, 34% là Công Giáo v..v.., nhưng trong các nước này, có tràn ngập những tác phẩm nghiên cứu về Ki Tô Giáo nói riêng, về mọi tôn giáo nói chung, được phổ biến rất rộng rãi, và tuyệt đối không xảy ra vấn đề xung đột giữa các tôn giáo hay các hệ phái Ki Tô khác nhau. Đây là một tấm gương mở mang dân trí mà Việt Nam cần phải noi theo trong thời đại mới ngày nay.
Người Công giáo Việt Nam có thể tự thức tỉnh. Nhưng thức tỉnh như thế nào? Dễ thôi, chỉ cần xem Công giáo Tây phương đã thức tỉnh như thế nào. Sau đây là một số nhận thức để Công giáo Việt Nam có thể thoát ra khỏi sự mê muội:
Nhận thức được rằng: không có quốc gia Viiệt Nam thì không có người Công Giáo Việt Nam. Vậy bổn phận trên hết của người dân là phải đối với quốc gia dân tộc. Tổng Thống Mỹ Kennedy, tín đồ Công Giáo, cũng đã phải tuyên bố trước quốc dân là nhiệm vụ chính của ông ta là phục vụ nước Mỹ, không phải là Vatican, và Quốc hội Mỹ cũng như người dân Mỹ thường xuyên kiểm điểm đường lối chính trị của ông ta. Không thể vì niềm tin tôn giáo của mình mà từ bỏ quốc gia, phản bội dân tộc, điều mà Công giáo Việt Nam đã làm trong quá khứ, nhất là khi niềm tin đó thuộc loại không thể chứng thực vì những sự thật hiển nhiên đã được phơi bày. Đã đến lúc Công giáo Việt Nam cần phải sám hối về những hành động phản bội dân tộc của Công giáo trong quá khứ mà lịch sử đã ghi rõ và long trọng thề trước Chúa của Công giáo là sẽ không tái phạm. Sự lệ thuộc và tuân phục Vatican là bức tường đá ngăn cách giữa Công giáo Việt Nam và dân tộc. Công giáo Việt Nam phải có can đảm phá đổ bức tường đó. Đây là điều kiện tất yếu để Công giáo thực sự trở về với dân tộc như Công giáo đã từng tuyên truyền.
Nhận thức được rằng: Giáo hoàng John Paul II đã chính thức công nhận trước thế giới Big Bang là nguồn gốc của vũ trụ, Tiến Hóa là nguồn gốc của con người, và không làm gì có tội tổ tông, không làm gì có thiên đường trên các tầng mây, không làm gì có hỏa ngục dưới lòng đất. Như vậy, mang con trẻ đi rửa tội là chuyện mê tín, và hi vọng lên thiên đường sau khi chết chỉ là một ảo vọng.
Nhận thức được rằng: Chúa Giê-su thực ra chỉ là một thường dân Do Thái sống với ảo tưởng mình là con Thượng đế của người Do Thái và được Ki Tô Giáo tôn lên làm Chúa Cứu Thế. [Russell Shorto: Kết luận của đa số học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô đã nghiên cứu về nhân vật trong 200 năm nay]. Do đó vai trò cứu chuộc hay cứu rỗi của Chúa Giê-su chỉ là mánh mưu của Giáo hội để mê hoặc tín đồ, không làm gì có thực. Cũng vì vậy mà Giám mục John Shelby Spong đã đòi phải dẹp bỏ vai trò cứu thế (rescuer) của Giê su [Xin đọc bài “Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ”: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN37.php , của Giám mục John Shelby Spong] , và Linh Mục James Kavanaugh đã coi vai trò cứu rỗi của Giê-su chỉ là một huyền thoại [Xin đọc bài “Huyền Thoại Cứu Rỗi” [http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN36.php,.] của Linh Mục James Kavanaugh.]
Nhận thức được rằng: tất cả những gì viết trong bốn Phúc Âm về Giê-su sinh ra từ một nữ trinh, đã làm những phép lạ, chịu đóng đinh để chuộc tội cho nhân loại, chết đi rồi sống lại và bay lên trời, chỉ là những huyền thoại của dân tộc Do Thái trong thời bán khai. [Kết luận của một số Linh mục, Mục sư và các nhà Thần Học Ki Tô Giáo và đa số các học giả nghiên cứu về Ki Tô Giáo]
Nhận thức được rằng: “bánh thánh” không phải sự biến thể của thịt và máu Chúa mà đó chỉ là trò ma thuật của giới chăn chiên để huyễn hoặc đầu óc cả tin của tín đồ. Không làm gì có chuyện một mẩu bánh làm bằng bột thường, sau khi được ông linh mục hoa tay làm phép, lẩm bẩm vài câu bằng tiếng La-Tinh – HOC EST ENIM CORPUS MEUM –, mẩu bánh đó đã được thánh hóa và trở thành đích thực là thịt và máu Chúa của họ. Đó là sự lừa bịp của giới chăn chiên chứ không phải là sự thực, và niềm tin vào đó không phải là niềm tin dựa vào “trí tuệ” mà chỉ là niềm tin mù quáng, thiếu hiểu biết. David Hume đã nhận định: Trong tất cả các tôn giáo thì tôn giáo vô lý và vô nghĩa nhất là tôn giáo mà những người hiến thân cho Chúa, sau khi đã tạo ra Chúa, lại đi ăn thịt Chúa của họ.(Of all religions, the most absurd and nonsensical is that whose votaries eat, after having created, their deity.) Để giúp các tín đồ Công giáo thức tỉnh, hiểu rõ về cái “bí tích” Ban Thánh Thể này, sau đây là nhận định của một tín đồ Công giáo Việt Nam đạo gốc, ông Charlie Nguyễn. Trong cuốn Công Giáo: Huyền Thoại & Tội Ác, ông Nguyễn viết, trang 9 – 11:
Cũng như tại các nhà thờ Công giáo ngày nay, các linh mục làm lễ MISA, có nghĩa bữa tiệc tế thần Jehovah (Đức Chúa Cha) bằng thân xác của Đức Chúa Con (Jesus). Sau khi Chúa Cha ăn thịt Chúa Con xong thì đến phiên các cha cố và giáo dân cùng chia nhau ăn bánh thánh và uống rượu nho mà họ gọi là “rước lễ” hoặc “Phép Mình Thánh Chúa” (Corpus Christi). Giáo lý Công giáo buộc mọi tín đồ phải tin rằng lúc rước lễ là lúc họ đang ăn thịt thật và uống máu thật của Jesus đã chết thối cách đây gần 2000 năm! Đó là nghi lễ tôn giáo trọng đại của những người tự hào là “văn minh” đang sống trong một nước “mọi rợ” phương Đông là nước Việt Nam! Nhờ phúc đức của ông bà tổ tiên nhân hậu để lại nên dân tộc Việt Nam chỉ có khoảng 8% dân số hồ hởi phấn khởi chạy theo nền văn minh khoái khẩu món thịt người (Cannibal). Số còn lại 92% dân số Việt Nam may mắn đều là dân “mọi rợ” (theo nghĩa “mọi rợ” của sách kinh Công giáo dưới cặp mắt của các cố đạo thừa sai cũng như dưới cặp mắt mơ huyền của các cố đạo bản xứ mất gốc.)
Theo sử gia Hislop thì cái ý nghĩ quái đản về sự ăn thịt Chúa của người Công giáo là học đòi tục lệ của tà giáo mọi rợ ăn thịt người... (The idea of eating the flesh of God was of cannibalistic inception)..
Sử gia trứ danh Durant, với những bộ sử lớn lao của ông đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, đã viết: “Niềm tin về sự biến thể của bánh và rượu thành thịt và máu của Chúa Jesus trong nghi lễ Công giáo La mã là một trong những nghi lễ cổ xưa nhất của những tôn giáo thời ăn lông ở lỗ” (The belief in transubstantiation as practiced in the Roman Catholic Church is one of the oldest ceremonies of primitive religion. – The Story of Civilization: The Reformation, p. 749)
Có thể có một số người Công Giáo Việt Nam, vốn không bao giờ sử dụng đến đầu óc, cho rằng Charlie Nguyễn chẳng qua chỉ là một “phản đồ” tầm thường, không đáng kể. Không hẳn vậy, nhận định của Charlie Nguyễn rất sát với những nhận định của một số linh mục và học giả Công giáo như chúng ta sẽ thấy sau đây.
Học giả Công giáo Joseph L. Daleiden, sau khi nghiên cứu về những niềm tin trong dân gian cổ xưa, đã viết trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng như sau:
Đã có một thời tôi tin vào cái tục lệ sơ khai mà Cicero đã viết trong thế kỷ thứ nhất trước thời đại thông thường (thật lâu trước khi Ki-Tô Giáo thực hành tục lệ này): “Làm sao mà một người có thể đần độn đến độ có thể tưởng tượng được rằng cái mình ăn đúng là Thiên Chúa?” Điều biện bạch duy nhất của tôi là, đó là trước khi tôi phát triển khả năng suy lý mà ngày nay tôi có. Hơn nữa, tôi không có cách nào để biết rằng (vì nền giáo dục đặc biệt Ca-Tô. TCN) những nhà nhân chủng học và các sử gia đã truy nguyên ra rằng, sự thực hành cái lễ tiết ăn thịt Thiên Chúa đã là tín ngưỡng của con người trong buổi sơ khai, tin rằng mình có thể có được những uy lực của những vật mà mình ăn.
Sau cùng, tôi đã bị lừa bởi trò bịp trong môn nghĩa ngữ học rất thịnh hành trong bộ môn giả khoa học là siêu hình học. Từ “biến thể” (trong lễ ban thánh thể, cho rằng bánh và rượu sẽ biến thành thịt và máu Chúa do sự phù phép của linh mục. TCN) gây nên sự khá kinh sợ cho những đầu óc chất phác. Khi từ này lại do một người có thẩm quyền như một linh mục, mô tả tại sao bánh và rượu có thể đổi cái “thể” mà không đổi “tính chất” thì rất dễ làm cho người ta tin. Hơn nữa, ai mà chẳng thích trò ảo thuật. Nó chắc chắn là hấp dẫn hơn là đi đào sâu vào triết lý thực nghiệm của David Hume hay sự phân tích sắc xảo của Ludwig Feuerbach. Chính hai người này đã là những người đầu tiên vạch rõ điều hiển nhiên như sau: cho rằng một vật (thể) hiện hữu mà không có thuộc tính (tính chất) thì cũng ngớ ngẩn như là cho rằng ngược lại, nghĩa là có “tính chất” mà không có “thể”. (hãy chỉ cho tôi một cái “không có gì (nothing) mà lại dài”, hoặc “không có gì mà lại xanh hay cứng). Do đó, không có những vật thể hiện hữu riêng biệt nào có thể “biến thể” một cách có tính cách ảo thuật. (Tác giả viết đoạn này quá ngắn gọn nên hơi khó hiểu. Vấn đề tác giả muốn nói là: bánh và rượu có những tính chất riêng của nó, thí dụ như bánh thánh thì có vị của bột, và rượu thì có vị ngọt hoặc hơi chát của rượu. Tín đồ ăn bánh và uống rượu chỉ thấy vị (tính chất) của bánh và rượu, chứ không thấy vị của thịt và máu Chúa, cho nên chuyện “biến thể” là chuyện không tưởng. TCN). Một lần nữa, các nhà thần học đã thành công trong việc làm mê mẩn đầu óc con người bằng những từ vô nghĩa. Tất cả những bí tích, giống như những ngày lễ, biểu tượng của Ki Tô Giáo, chỉ là những toan tính đơn giản để thích nghi với những tín ngưỡng dân gian. Đối với những người không có thiên kiến, có đầu óc suy lý, thì chúng ta có tràn ngập những bằng chứng để đi tới kết luận này. [10]
Linh mục Joseph McCabe cũng có cái nhìn khác về lễ ban Thánh Thể vì trong thời gian trên 20 năm, ông ta đã làm lễ này không biết bao nhiêu lần trong các nhà thờ. Trong cuốn Sự Thực Về Giáo Hội La Mã ông viết như sau:
Bí tích ban Thánh Thể - nghĩa là, giáo điều về sự "hiện diện thực" của Chúa Ki Tô trong bánh và rượu đã được Thánh hóa - đích thực là niềm tin chính của Giáo Hội Công Giáo ...Vì trên cái sở hữu vô gíá về một đời sống thực của Thiên Chúa trong họ, và trên cái bản chất kỳ lạ của chế độ giáo hoàng, mà các tín đồ Công Giáo có thái độ ưu việt nực cười đối với tất cả phần còn lại của nhân loại. Và bí tích này là một trong những niềm tin ấu trĩ và điên rồ nhất được duy trì trong một tôn giáo văn minh.
Giáo điều về lễ ban Thánh Thể của Giáo Hội thường không được rõ ràng. Không phải vì Giáo hội trình bày sai nhưng vì sự kiện là: một người ngoại đạo không tin được rằng bất cứ một con người hiện đại có học thức nào lại có thể tin được những điều như vậy. Họ biết Giáo hội dạy rằng có sự hiện diện đích thực của Thiên Chúa trong bí tích ban Thánh Thể. Đã quen thuộc với niềm tin rằng Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, họ không thấy một ý nghĩa trí thức to lớn nào trong bí tích này. Họ không biết, và không thể bị thuyết phục, rằng những tín đồ Công Giáo tin, và giáo hội của họ đoan chắc một cách giáo điều rằng, cái ở trước mắt họ rõ ràng là bánh và rượu, sau vài lời Thánh hóa, lại không phải là bánh và rượu, mà là chính nhục thân sống của Chúa Giê-su Ki-Tô, từ đầu tới chân.
Trong buổi đầu của thời Trung Cổ, cũng như trong nhiều triệu tín đồ Công Giáo vô học ngày nay, giáo hội không cần tới một sự giải thích nào về sự biểu hiện của bánh và rượu, cũng như không cần tới một toan tính giải thích nào về tại sao nhục thân của Chúa Ki Tô cùng lúc ở trên thiên đường và hàng triệu nơi khác trên trái đất. Đối với những đầu óc như vậy, họ có thể tin bất cứ điều gì. Mọi giải thích cũng rườm rà như mọi lý luận.
Thật là rất thuận tiện. Bằng một hoạt động siêu nhiên, trong buổi lễ, cái "thể" vô hình của bánh và rượu được thay thế bằng cái "thể" của nhục thân thực, sống động của Chúa Ki Tô. Còn về tại sao nhục thân của Chúa Ki Tô có thể cùng lúc ở hàng triệu nơi khác nhau, và toàn bộ nhục thân này hiện hữu trong một mẩu bánh, thì câu trả lời là - hãy cúi đầu tuân phục bí nhiệm của sự "biến thể". [11]
Học giả Công Giáo người Pháp Henri Guillemin cho bí tích này là một trò ảo thuật của giáo hội bày đặt ra và viết trong cuốn Cái Giáo Hội Khốn Nạn (Malheureuse Église, 1992) như sau:
"Bằng vài lời lẩm bẩm, giáo hội gài vào trong một mẩu bánh thân thể, thân thể thực sự bằng xương bắng thịt của Giê-su Ki Tô để cho tín đồ dùng qua đường ăn uống (tác giả muốn nói đến bí tích "ban thánh thể". TCN)". [12]
Nhận thức được rằng: cái mà người Công giáo gọi là “thánh giá” thực ra chỉ là , tin rằng đó là biểu tượng “cứu rỗi”, nhưng không hề biết là cây gỗ hình chữ thập dùng để đóng đinh Chúa Giê-su chỉ tượng trưng cho một loại hình phạt tra tấn và hành quyết man rợ nhất của La Mã khi xưa. Như vậy có phải là mê tín dị đoan không? Nếu trong lịch sử loài người, chỉ có một mình Giê-su bị đóng đinh trên cái giá chữ thập thì may ra, may ra thôi, còn có người có thể tin đó là một biểu tượng “cứu rỗi” nếu họ nhắm mắt tin theo nền thần học của Ki Tô Giáo. Những Tân Ước viết rất rõ là Giê-su bị đóng đinh trên giá hình chữ thập cùng lượt với hai tên ăn trộm ở hai bên. Ngoài ra trong lịch sử còn có không biết bao nhiêu người cũng đã bị hành quyết như vậy. Vậy cái giá nào gọi là “thánh giá”, tại sao chỉ tôn sùng một cái giá mà Giê-su bị đóng đinh trên đó trong khi thực sự chẳng ai biết cái giá đó là cái nào, có gì khác biệt với các giá khác không. Và cái giá đó thánh ở chỗ nào. Một học giả nghiên cứu cổ sử Do Thái đã viết “Cây thập ác là biểu tượng của một cách hành hình man rợ, không phải là biểu tượng của cứu rỗi” [The cross is a symbol of barbarous torture, not salvation].
Thật vậy, trong bài “Cái Khố Của Jesus Trên Thập Giá”, Charlie Nguyễn, một trí thức Công giáo đạo gốc, đã viết về cây thập giá như sau:
Thập giá là một dụng cụ giết người hết sức dã man, thường được các đế quốc cổ Hy Lạp và cổ La Mã sử dụng. Đây là một loại cực hình đặc biệt mà người La Mã và Hy Lạp chỉ dùng riêng cho các nô lệ hoặc dân các nước thuộc địa nổi loạn chứ không áp dụng cho các công dân của họ. Trước khi bị đóng đinh, các tội nhân không phân biệt nam nữ, đều bị lột trần truồng, tuyệt đối không có một mảnh vải nhỏ nào che thân. [Do đó, cái khố Giê-su mang trên cây thập giá là sản phẩm nghệ thuật sau này để che đậy (cover-up) sự kiện Giê-su là người Do Thái đã cắt bì, theo giám mục Peter de Rosa trong cuốn Vicars of Christ. TCN] Khi bị treo trên thập giá, sức nặng của cơ thể làm cho các vết đinh đóng trên tay chân bị căng xé khiến tội nhân bị đau nhức cùng cực nhưng không chết. Tội nhân phải sống để chịu những cơn đau buốt liên tục hành hạ trong một thời gian dài. Chỉ khi nào tội nhân kiệt sức không thể nâng đầu lên được nữa thì đầu sẽ cúi gằm xuống khiến cằm đụng vào ngực. Lúc đó tội nhân sẽ từ từ bị nghẹt cổ họng và chết vì ngộp thở (air-suffocation) chứ không chết vì bị chảy hết máu. [Một hình ảnh khủng khiếp của nạn nhân trên cây thập giá như vậy mà người ta vẫn thản nhiên đeo lủng lẳng trên cổ đủ mọi cỡ lớn nhỏ của cây thập giá đó, và đi cắm bậy nó ở khắp nơi, những nơi không được phép cắm, coi nó như là một biểu tượng tôn giáo thiêng liêng, thật là khó hiểu và mê muội hết sức. TCN]
Nhận thức được rằng: bí tích “rửa tội” bắt nguồn từ huyền thoại cổ xưa của dân tộc Do Thái về tội tổ tông do Adam và Eve truyền xuống. Nhưng ngày nay, trước những sự tiến bộ của khoa học đưa đến sự hiểu biết chính xác về nguồn gốc và tuổi của vũ trụ cùng con người là do sự tiến hóa của các sinh thể ban khai trải qua hàng tỷ năm mà chính Giáo Hoàng John Paul II cũng phải công nhận trước thế giới thuyết Big Bang và thuyết Tiến Hóa thì con người ngày nay đã nhận ra một sự thật, cất bỏ được cái gánh nặng “tội tổ tông” đã đè trên vai các tín đồ qua nhiều thế kỷ.
Thật vậy, nhân loại không sinh ra trong tội lỗi, không ai cần đến sự “cứu rỗi” của Giê-su, như chính giám mục Tin Lành John Shelby Spong đã khẳng định trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Không Thì Chết (Why Christianity Must Change or Die) như sau:
"Nhân loại chúng ta không sống trong tội lỗi. Chúng ta không sinh ra trong tội lỗi. Chúng ta không cần phải rửa sạch cái tì vết tội tổ tông trong phép rửa. Chúng ta không phải là những tạo vật sa ngã, sẽ mất đi sự cứu rỗi nếu chúng ta không được rửa. Do đó, một đấng cứu thế có nhiệm vụ khôi phục tình trạng tiền sa ngã của chúng ta chỉ là một sự mê tín trước-thời-Darwin và một sự vô nghĩa sau-thời-Darwin." [13]
Như vậy, mang đứa con nít sơ sinh chưa biết gì ngoài việc ngủ, ị, bú, tè, và khóc đến nhà thờ để cho mấy ông Linh mục rửa cái tội mà nó không hề có là chuyện mê muội lạc hậu.
Nhận thức được rằng: “tuyệt thông” hay “dứt phép thông công” của Giáo hội thực sự là vô giá trị. Đối với những tín đồ thấp kém, nhẹ dạ, cả tin, "tuyệt thông" hay "dứt phép thông công" là một vũ khí hù dọa hữu hiệu, vì họ đã được nhồi vào đầu từ khi con nhỏ là muốn hiệp thông với Chúa thì phải đi qua các trung gian như Linh mục, Giám mục, Giáo hoàng hay "Tòa Thánh". Nhưng đối với giới trí thức, ngay cả trong giáo hội, thì đó chỉ là một biện pháp hù dọa đáng khinh, vì nó vô giá trị, vô nghĩa, lỗi thời, và nhất là dựa vào một quyền lực tự phong, không có một căn bản nào có thể thuyết phục được những người có đầu óc. Thật vậy, trong cuốn Thượng đế Chưa Chết: Từ Sự Sợ Hãi Tôn Giáo Đến Sự Tự Do Tâm Linh (God Lives: From Religious Fear To Spiritual Freedom), Linh Mục James Kavanaugh đã vạch rõ cho chúng ta thấy bản chất và ý nghĩa của "tuyệt thông" như sau, trang 39-40:
Tôi thấy khó mà có thể tin được là trong thời đại kỹ thuật không gian này mà một đoàn thể tôn giáo (Ca-Tô giáo Rô-ma. TCN) lại có thể quá lỗi thời để tin rằng một hình phạt thuộc loại huyền thoại như vậy vẫn còn có ý nghĩa gì đối với con người.
...Tuyệt thông, trong nhiều thế kỷ, đã là vai trò của giới quyền lực đóng vai Thượng đế . Đó là sự chối bỏ sự tự do suy tư của con người một cách vô nhân đạo và phi-Ki-tô. Nhưng nhất là, nó đã là nỗ lực điên cuồng của một quyền lực, vì quá lo sợ mất đi quyền lực của mình, nên phải kiểm soát tín đồ thay vì hướng dẫn họ đi tới một tình yêu thương tự do và trưởng thành.
Tuyệt thông toan tính biến sự thực chứng tôn giáo thành một trại huấn luyện quân sự trong đó sĩ quan phụ trách nhào nặn lên những người máy trung thành bằng cách làm chúng ngạt thở bởi giam hãm và sỉ nhục. Có thể những phương pháp này có nghĩa trong việc huấn luyện con người để chiến đấu ngoài mặt trận. Những phương pháp này thực là trẻ con và bất lương khi xử lý với sự liên hệ của con người đối với Thượng đế; nhưng thật không thể tin được là chúng vẫn còn tồn tại. [14]
Tôi cho rằng từng ấy nhận thức cũng đủ để cho người Công Giáo Việt Nam có thể tự thức tỉnh, nếu họ muốn, thức tỉnh để cất bỏ được cái vòng kim cô “cứu rỗi” đã xiết chặt trên đầu, gánh nặng “Thiên Chúa’ đè trên vai, và nhất là những bàn tay sắt bọc nhung của Vatican đang xiết chặt yết hầu họ.
Thật vậy, trong cuốn Thoát Ly Khỏi Thiên Chúa: Lấy Lại Khả Năng Tìm Hiểu (Freedom From God: Restoring The Sense of Wonder, Almador Pub., 2001), Mục sư Harry Willson viết, trang 55:
"Trong đầu óc của rất nhiều người biết suy tư, lương thiện và có thiện chí, Ki Tô Giáo đã trở thành không còn thích hợp, vì nó đòi hỏi con người dự phần quá nhiều vào những điều vô nghĩa." [15]
Harry Willson viết cuốn sách trên để khuyến khích tín đồ hãy theo gương ông, cất cái gánh nặng Thiên Chúa ra khỏi vai họ (Get God off your back). Ông coi đó là một sự giải phóng:
Hãy nghĩ về hình ảnh Thượng đế đi vào một hố đen của thập niên 60 với "Thượng đế đã chết". Đừng kể đến phái bảo thủ Ki Tô vì trong đó không có sự suy tư. Đây là một cuốn sách đi vào qua cái hố đen ấy và đi ra ngoài đầu kia - đến sự giải phóng. Sự thách đố này là để cho những con người biết đọc và thích suy nghĩ, và còn có thể có khả năng thắc mắc, tìm hiểu. Không khí trong lành đó thật là kỳ diệu.
Các bạn cũng có thể được tự do. Các bạn có thể bác bỏ cái quyền năng (của Thượng đế) đó, và dẹp bỏ những ngón tay đang bóp nghẹt yết hầu của các bạn. Để cho các bạn có thể thở! [16]

THAY LỜI KẾT:
Chừng nào mà Công giáo Việt Nam vẫn còn mê, không chịu thức tỉnh, thì chừng đó Công Giáo Việt Nam sẽ vẫn là một vấn nạn cho Quốc gia Dân tộc Việt Nam. Những vụ Công giáo làm càn ở Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm v…v… nấp sau bộ mặt tôn giáo cho những mục đích chính trị và thế tục đã chứng tỏ rõ ràng như vậy.
Trong hai Phần viết ở trên, chúng ta đã thấy rõ các tín đồ Công giáo đã bị lừa dối bởi một chính sách nhồi sọ tinh vi, xảo quyệt, của những giáo hội Công Giáo mẹ cũng như địa phương, khai thác sự yếu kém về tinh thần cũng như về hiểu biết. Trong quá khứ Công giáo đã thành công đưa ra cái mà họ gọi là “đức vâng lời” để nô lệ hóa tín đồ trong vòng “quên mình trong vâng phục” những thần quyền giả tạo tự phong của giới giáo sĩ như giám mục, linh mục trong Công Giáo, và vào vòng tin bướng tin càn vào những điều sai lầm, lỗi thời, hoang đường, phi lô-gic, phản lý trí, phản khoa học v..v.. trong Thánh Kinh, cũng như của Giáo hội, mà Giáo hội cho rằng không thể sai lầm vì đó đều là những lời mạc khải của Thiên Chúa,. Nhưng, như là một quy luật của thế gian, không có gì có thể ngăn cản được những bước tiến bộ trí thức của nhân loại, do đó, chúng ta đã biết, Công Giáo đang ở trong tình trạng suy thoái không phương cứu vãn.
Trước sự tiến bộ trí thức của nhân loại Công Giáo bắt buộc phải suy thoái, vì căn bản Công Giáo là một tôn giáo thuộc loại mê tín nhất thế gian, nhốt tuyệt đại đa số tín đồ vào một “đức tin” (faith) không cần biết không cần hiểu. Sự tiến bộ trí thức của nhân loại đã khiến cho không ít tín đồ và một số các vị lãnh đạo Ki Tô Giáo nhận ra sự thật cay đắng này. Những niềm tin căn bản của Ki Tô Giáo nói chung, ví dụ như chuyện Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ trong 6 ngày cách đây khoảng 6000 năm, chuyện vườn địa đàng Eden, Adam và Eve sa ngã tạo nên tội tổ tông, Chúa Giê-su sinh ra từ một nữ trinh, bị đóng đinh trên thấp giá chết đi rồi sống lại sau ba ngày và rồi 40 ngày sau đó bay lên trời ngồi bên phải của Chúa Cha, khả năng chuộc tội và cứu rỗi của Giê-su v..v.., tất cả đều không còn giá trị trong giới hiểu biết và trí thức ngày nay. Bởi vậy nên một số các bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo cũng như Tin Lành, cũng như một số học giả trí thức Ki Tô Giáo đã cố gắng nghiên cứu, viết sách, trình bày sự thật để giáo dục những tín đồ Ki Tô Giáo đáng thương của họ. Điều này đã góp phần lớn trong sự suy thoái của Ki Tô Giáo trên thế giới. Sau đây là vài kết quả nghiên cứu điển hình của họ.
Cốt tủy của Công Giáo không phải là dạy tín đồ làm lành tránh ác như một số giáo dân kém hiểu biết thường đưa ra luận điệu “tôn giáo nào cũng tốt, cũng dạy người ta làm lành tránh ác” để bảo vệ tôn giáo của mình. Chúng ta đã biết theo Công Giáo cũng như Tin Lành dạy, con người được Chúa “cứu rỗi” không phải vì đã làm lành tránh ác, sự cứu rỗi tùy thuộc hứng của Thiên Chúa, muốn ban ân sủng cho ai thì cho. Điều kiện cần và đủ để được cứu rỗi là phải tin Chúa, nếu không tin thì dù làm lành tránh ác cách mấy đi chăng nữa thì cũng bị Chúa đầy xuống hỏa ngục để bị thiêu đốt bởi ngọn lửa vĩnh hằng. Trong thời Trung Cổ, những thập tự quân, được giáo hoàng giải mọi tội lỗi và cấp vé cho lên thiên đường sau khi chết, để đi tàn sát những người Hồi Giáo, Do Thái Giáo và Ki-Tô lạc đạo, nghĩa là những người không tin theo giáo lý Công Giáo, không thần phục Công Giáo. Vậy thì “làm lành tránh ác” ở chỗ nào?? Lịch sử Công giáo trong suốt 2000 năm nay là một lịch sử ô nhục với những cuộc “thánh chiến”, những tòa hình án xử dị giáo, những cuộc xâm lăng chinh phục các nước nghèo kém mở mang, và gần đây các vụ giới linh mục hiếp dâm các “sơ” trong 23 quốc gia và lạm dụng tình dục các trẻ em v..v… Vậy “làm lành tránh ác” ở chỗ nào.
Cốt tủy giáo lý Ki Tô dựa vào nền thần học Ki Tô Giáo, và nền thần học này dựa vào sự diễn giải Thánh Kinh của giáo hội và những điều giáo hội bịa đặt ra. Đại để là dựa theo Cựu Ước, Chương Sáng Thế Ký: Chuyện vườn địa đàng nơi đây Adam và Eve ăn trái cấm nên tạo thành tội tổ tông, bị Chúa Cha theo đuổi phạt cả con cháu hết đời này đến đời kia. Rồi Thiên Chúa cho người con duy nhất là Giê-su xuống trần, chịu khổ nạn, bị đóng đinh trên cây thập giá để chuộc tội cho nhân loại. Và những người nào tin vào Giê-su thì sẽ được cứu rỗi phần hồn, lẽ dĩ nhiên là sau khi chết. Nhưng tất cả những chuyện hoang đường mê tín của thời bán khai này ngày nay đã không còn chỗ đứng trước sự hiểu biết của nhân loại, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-Tô, trừ những tín đồ có đầu mà không có óc.

Nhìn vào số tín đồ trong các nước kém mở mang ở Phi Châu, Nam Mỹ và Phi Luật Tân ở Á Châu, chiếm hơn 70% tổng số tín đồ Công Giáo hiện nay trên thế giới, chúng ta thấy ngay tại sao Công Giáo có đông tín đồ: Vì tuyệt đại đa số các tín đồ này thuộc những thành phần thấp kém nhất trong xã hội, ít học, kém hiểu biết, ngây thơ, ngờ nghệch. Số tín đồ này có thể trong nhà có cuốn Kinh Thánh nhưng chỉ dùng nó làm vật hứng bụi (dust collector), chưa bao giờ mở cuốn Kinh Thánh ra đọc vì có đọc cũng không hiểu, và, ngoài việc đã bị nhồi sọ từ nhỏ, chỉ được nghe giảng trong nhà thờ những đoạn chọn lọc ngoài toàn bộ vấn đề (out of context) thuộc loại mê tín dị đoan của các linh mục chuyên nghề mê hoặc các tín đồ vốn không có nhiều đầu óc. Cũng vì vậy mà nhiều chuyên gia về tôn giáo đã phân tích vấn đề Ki-tô Giáo và cho rằng Ki-tô Giáo, đặc biệt là Công Giáo, chỉ gồm có ba hạng người:

1). Tuyệt đại đa số tín đồ thuộc giai cấp cùng dân, thấp kém, ít hiểu biết. Đối với hạng người này, niềm tin vào lời hứa hẹn được Chúa làm cho sống lại, bất kể là đã chết từ bao giờ, cùng “Chúa” bay lên thiên đường, trong ngày phán xét là một sự an ủi lớn.

2). Giới giáo sĩ (từ giáo hoàng trở xuống) xảo quyệt lợi dụng sự ngờ nghệch và lòng mê tín của đám giáo dân thấp kém để tự tạo quyền lực, đưa ra những “bí tích” như rửa tội, xưng tội, tha tội, ban thánh thể [ăn thịt và uống máu Chúa], quyền tuyệt thông [excommunication] v..v... , vơ vét của cải (gia tài của Vatican nay lên đến trên một ngàn tỷ đô-la, các giáo xứ ở Mỹ đã phải tiêu trên 2 tỷ đô-la để bồi thường cho các nạn nhân của trên 5000 linh mục loạn dâm.

3.) Những học giả, nhà thần học thuộc loại bất lương trí thức (intellectual dishonesty) theo như nhận định của Alfred Loisy, Giáo Sư tại Viện Đại Học của Công Giáo ở Pháp từ 1889 đến 1908. Alfred Loisy thấy khó có thể tin là những học giả hiểu biết (learned scholars), đặc biệt là những đồng nghiệp Công Giáo của ông (his Catholic colleagues), vẫn tiếp tục biện hộ cho những điều mê tín thuộc loại siêu nhiên. Chúng ta hãy đọc một đoạn ngắn của Loisy:
Trong vấn đề siêu nhiên được hiểu như vậy (như viết trong Kinh Thánh) chúng ta không thể tin vào phần nào, vì lý do rõ ràng là nó không có thực, là nó đã bị tan ra từng mảnh nhỏ, những mảnh này chỉ được giữ lại với nhau cho đến ngày nay bởi sự ngu đần của đám người cả tin, và bởi sự chủ tâm mù quáng của những nhà thần học không chịu nhìn vào những gì ở ngay trước mắt; chúng ta cũng không tránh khỏi nghi ngờ là những nhà thần học này đôi khi đã dự vai trò có thể xếp họ vào loại những kẻ theo chủ nghĩa cơ hội, những chính trị gia biện giải cho Ki Tô Giáo, những chiến thuật gia lý giải Kinh Thánh, thay vì xếp họ vào hạng những người thực sự và chính mình tin vào thuyết siêu nhiên giả dối này, cái thuyết mà có vẻ như họ đã quyết định áp đặt nó như một gánh nặng trường tồn trên những đầu óc cả tin. Chúng tôi bảo cho họ biết, một lần dứt khoát, rằng những tham vọng của họ là phi lý và cho rằng Kinh Thánh và Giáo hoàng không sai lầm là một sự chống lại, mà họ không được phép, đối với kiến thức đúng.” [17]
Giáo hội ngoài mặt vẫn còn mạnh vì dựa vào khối đông tín đồ thấp kém ở dưới, đúng như định nghĩa của Thống Đốc Jesse Ventura của Bang Minnesota: “KiTô giáo là một sự giả dối trống rỗng và là một cặp nạng cho những người có đầu óc yếu kém cần đến sức mạnh trong số đông” (Christianity is a sham and a crutch for weak-minded people who need strength in numbers), do đó giáo hội Công giáo vẫn giữ thái độ tự tôn trịch thượng vô lối đối với các tôn giáo khác.
Nhưng chúng ta đã biết, mất đi chỗ đứng trong thế giới Tây phương, Công Giáo Giáo cũng như Tin Lành đều có mưu toan bành trướng sang Á Châu, nơi đây ở một số nơi, con người còn đang sống trong cảnh khó khăn vật chất và thiếu hiểu biết. Họ là nhưng mồi ngon trong sách lược truyền đạo của Ki Tô Giáo. Đối với đất nước Việt Nam, đó là một hiểm họa cần phải phòng ngừa nếu chúng ta muốn bảo vệ và gìn giữ nền văn hóa truyền thống của Việt Nam. Không có lý do gì để cho người dân tiếp tục bị lừa dối để chấp nhận những đồ phế thải của Tây phương mà lịch sử đã chứng tỏ trái nghịch với truyền thống văn hóa và tôn giáo của Việt Nam.
Nữ học giả Công Giáo Joane H. Meehl, sau khi đã nhìn thấy rõ chủ đích và những việc làm của Giáo hội Công Giáo từ thế kỷ 4 cho tới ngày nay, đã viết trong cuốn "Người Tín Đồ Công Giáo Tỉnh Ngộ" (The Recovering Catholic, Prometheus Book, 1995, trang 288):
"Đạo Công Giáo chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó chỉ bị khắc phục bằng giáo dục (mở mang dân trí. TCN) và đời sống kinh tế thoải mái." (Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being).
Vậy biện pháp nào thích hợp nhất để bảo vệ và gìn giữ nền văn hóa truyền thống của Việt Nam? Tôi cho rằng, để tránh cái hiểm họa Công Giáo và Tin Lành, cái hiểm họa đã được chứng tỏ trong 2000 năm lịch sử của Ki Tô Giáo, đặc biệt là Công Giáo giáo , ở Việt Nam, ngoài việc cương quyết canh chừng, kiểm soát những phương cách truyền đạo bất chính, con đường hữu hiệu nhất là con đường mở mang dân trí. Qua con đường này, người dân sẽ biết rõ về bản chất và những sự thực về Ki Tô Giáo nói chung, Công Giáo Giáo nói riêng, và từ đó sẽ không còn bị mê hoặc bởi những lời truyền đạo giả dối, che đậy thực chất mê tín, hoang đường, phi lý của Ki Tô Giáo mà ngày nay thế giới Tây Phương đã nhận thức rõ và đang từ bỏ dần dần.
Mở mang dân trí, cập nhật hóa kiến thức thời đại, đây chính là một nhiệm vụ quan trọng trong thời đại ngày nay, không chỉ riêng của chính quyền mà là nhiệm vụ chung của mọi người dân Việt Nam nào còn có lòng với dân tộc, đất nước, còn trân quý truyền thống văn hóa và tôn giáo của Việt Nam. Tôi hi vọng giới trí thức, nhất là giới trẻ ngày nay, hãy nhận thức rõ tầm quan trọng của lãnh vực văn hóa này. Vì lợi ích của mọi người, và vì tương lai của dân tộc và đất nước, chúng ta hãy cùng nhau tích cực hoạt động trong đường hướng mở mang dân trí, giúp người dân nhận thức được những sự thật về các tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam.
Chúng ta hãy thể hiện hạnh từ bi trong nhiệm vụ này. Từ là “Cho vui” và Bi là “Cứu khổ”. Giúp cho người dân mở mang đầu óc, cập nhật hóa kiến thức thời đại, nhận rõ chân thực, là mang đến cho họ một nguồn vui vô tận; giúp cho người dân nhận rõ tỉnh thức, không bị huyễn hoặc bởi những điều hoang đường, mê tín, cất bỏ lòng sợ hãi thần quyền, và thoát khỏi một tâm cảnh nô lệ ngoại quyền, đó chính là cứu khổ. Quý độc giả nào không đồng ý, xin mời lên tiếng.
Tôi nghĩ, xã hội của chúng ta ngày nay không còn chịu những cảnh man rợ của Ki-tô giáo cách đây trên 250 năm ở Âu Châu và Mỹ Châu. Ngày nay, nói năng chống Ki-tô giáo, hay đúng hơn, nói lên những sự thật về Ki-tô giáo, không còn là một điều cấm kỵ và phải chịu đựng những sự bạo hành của Ki-tô giáo như trước. Đối với giới trí thức, đây là một bổn phận của những con người hiểu biết để giải hoặc quần chúng, giữ cho xã hội được lành mạnh. Sự xuất hiện của hàng ngàn tác phẩm mà Ki-tô giáo và những tín đồ cuồng tín liệt vào loại “chống Ki-tô giáo” là một bằng chứng cụ thể nhất về sự tiến bộ trí thức của nhân loại. Tác giả những cuốn sách này, trong đó có những giới cao cấp trong Ki-tô giáo, những giáo sư đại học, học giả, chuyên gia về tôn giáo v..v.. là những người đã nhận lãnh trách nhiệm dẫn dắt quần chúng thoát ra khỏi những mê hoặc và xiềng xích trí tuệ cũng như vật chất của Ki-tô giáo. Sự hiện hữu của những tác phẩm này trong những xã hội Ki-tô mà không gây ra một sự bất hòa, hỗn loạn nào trong xã hội vì lý do tôn giáo là một bằng chứng khác về sự tiến bộ trí thức của nhân loại, ít ra là ở trong những xã hội văn minh tân tiến. Đây là một trong những lý do để tôi viết bài này.
Tôi ước mong những bậc cao minh ở trong và ngoài nước có lòng với dân tộc, nhất là các bạn trẻ, hãy tiếp tay cùng chúng tôi trong nhiệm vụ mở mang dân trí này. Chúng ta hãy làm với tất cả thiện tâm, tuyệt đối không vì thù hận hay vì bất cứ lý do nào khác ngoài sự lương thiện trí thức trong công cuộc nghiên cứu mọi khía cạnh của Ki Tô Giáo để phổ biến rộng rãi cùng người dân trong nước cũng như ở hải ngoại. Rất nhiều trí thức Âu Mỹ đã làm công việc giải hoặc Ki Tô Giáo này từ nhiều thập niên qua. Người Việt trí thức chúng ta nay dấn thân vào con đường này kể ra đã là quá muộn, lý do là vì hoàn cảnh đất nước trong hơn một thế kỷ qua không cho phép. Nhưng nay là lúc chúng ta phải bắt tay ngay vào nhiệm vụ bảo vệ nền văn hóa và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc trước sự xâm lăng văn hóa của Ki Tô Giáo, một tôn giáo chỉ còn cái vỏ hào quang của quá khứ và đang dần dần bị phế thải ở phương trời Âu Mỹ.



Chú thích:

[10]. Joseph L. Daleiden, The Final Superstition, p. 131: I once believe in that primitive custom of which Cicero wrote in the first century B.C.E (long before Christianity adopted the practice): “How can a man be so stupid as to imagine that which he eats to be a god?” My only excuse is that it was before I had developed what slight powers of critical reasoning I now possess. Also, I had no way of knowing that anthropologists and historians had traced the practice of the ritualistic eating of a god to the primitive belief that we acquire the powers of the creatures we eat.

Finally, I was fooled by the semantic trick so prevalent in the pseudoscience of metaphysics: the confusion of words with things. The word “transubstantiation” is pretty awe-inspiring to an unsophisticated mind. When it is backed by the weight of an authority figure, such as a priest who describes how the “substance” of the bread and wine can change without a change in “properties”, it is easy to be taken in. Besides, everyone likes a magic show. It is certainly more entertaining than plowing through the empiricist philisophy of David Hume or the critical analysis of Ludwig Feuerbach. It was these two men who first pointed out the obvious: for a thing (substance) to exist without its attributes (properties) is as silly an idea as the opposite notion - a property without a thing. (Show me along nothing, or a hard, green nothing.) Therefore, there are no separately existing substances that could undergo a magical transubstantiation. Once again theologians successfully bewitched minds with meaningless words. All the sacraments, like the feasts and symbols of Christianity, were simple attempts to accommodate pagan beliefs. The evidence for this conclusion is overwhelming to unbiased, rational minds.

[11]. McCabe, Joseph, The Truth About The Catholic Church, pp. 66-68: The sacrament of the Eucharist - that is, the doctrine of the "real presence" of Christ in the consecrated bread and wine - is quite the central belief of the Catholic Church...It is on this priceless possession of a real live god in their midst, and on the miraculous nature of their papacy, that Catholics affect their amusing air of superiority to all the rest of mankind. And it is one of the most childish and foolish beliefs that was ever preserved in a civilized religion.

The doctrine of the Church is not generally understood. This is not due to "misrepresentation" but to the fact that a non-Catholic does not find it credible that any educated modern man or woman should believe such things... He is aware that Catholics profess the "real presence" of God in the Eucharist. Being accustomed to the belief that God is everywhere, he sees no intellectual enormity in this. He does not know, and can hardly convinced, that Catholics believe, and their Church sternly and dogmatically insists, that in what seems to the eye to be bread and wine, there is, after the words of consecration, no bread and wine at all, but the living body of Jesus Christ down to the last eye-lash and toe-nail.

In the earlier Middle Ages, as among the uneducated Catholic millions today, no explanation of the appearance of bread and wine was needed; nor was it necessary to attempt any explanation how the human body of Christ could be simultaneously in heaven and in a million places on the earth. To such minds anything is possible. Explanation is as superfluous as argument.

This was very convenient. By a supernatural operation, in the mass, the invisible "substance" of the bread and wine is replaced by the "substance" of the real, living body of Christ...As to how the body of Christ could be in a million places at once, and could exist in its full proportions in a crumb of bread, the answer was - bow to the mystery of "transubstantiation.".

[12]. Au moyen de quelques syllabes, elle insère, dans un fragment de pain, le corps, le corps physique de Jésus-Christ voué à une consommation buccale et stomacale...

[13]. We human beings do not live in sin. We are not born in sin. We do not need to have the stain of our original sin washed away in baptism. We are not fallen creatures who will lose salvation if we are not baptized.. A savior who restores us to our prefallen status is therefore pre-Darwinian superstition and post-Darwinian nonsense.

[14]. I found it hard to believe that in the age of space technology a religious body could be so out of touch as to believe such a mythological penalty could have any meaning left for man.

...Excommunication had for centuries been authority's way of playing God. It was the inhuman and unchristian denial of man's freedom of conscience. But most of all it had been a deeply frigtened authority's frantic effort to dominate and control men and woman rather than to direct them toward a free and mature love. Excommunication attempted to turn the religious experience into a boot camp where the officer in charge aspires to build loyal robots by smothering them with confinement and indignity. Perhaps such methods might have had meaning in preparing man for combat. They are only childish and dishonest in dealing with a man or woman's relationship with God, but incredulously they still exist.

[15]. Christianity has become irrelevant, in the minds of so many thoughtful persons of good will and honesty, because it requires so much participation in nonsense.

[16]. Thinking about God went into a black hole in the sixties with "God is dead". Fundamentalism doesn't count, because there's no thinking there. Here's a book that goes all the way to that black hole and comes out the far end - into liberation. This challenge is for persons who can read and like to think, and can still sense wonder. The fresh air is wonderful.

You, too, can be free! You can repudiate that authority, and remove those fingers at your throat. You can breathe!

[17]. Alfred Loisy, The Origins of the New Testament, University Books, N.Y., 1962, pp.27-28: In the supernatural so understood we have here no part or lot, for the plain reason that it is untrue, that it crumbles to pieces, save so far as it is held together by the ignorance of the believing masses, and by the wilful blindness of the theologians who refuse to see what is before them; nor can the suspicion be avoided that these theologians sometimes play a part which ranges them with opportunists, apologetic politicians, exegetical strategists, rather with those who really and personally believe in the false supernaturalism, which they seem determined to impose as a perpetual burden on the religious mind. We beg to tell them, and to say it once for all, that their pretensions are preposterous and their assumption of infallibility an unpermitted revolt against exact knowledge.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét