Đến đây, người viết xin đặt vấn đề là:
NẾU các ông sử nô Da-tô được học sử thế giới giống như học sinh trung học ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam hiện nay, cũng được học sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại như học sinh trung học ở Việt Nam hiện nay, và NẾU họ cố gắng tìm đọc sách sử nói về lịch sử Giáo Hội La Mã (như được ghi trong phần Tài Liệu Tham Khảo ở phần chót trong tập sách này và bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã), thì:
1.- Họ có nhận thức được rằng Giáo Hội La Mã đã có chủ trương đánh chiếm Việt Nam, rồi mới gửi người đến kinh thành Paris vận động Pháp liên kết với Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam hay không?
2.- Họ có nhìn thấy rõ việc Giáo Hội cho người dẫn ông Da-tô Ngô Đình Diệm sang Mỹ giao cho Hồng Y Francis Spellman lo việc vận động các nhân vật có thế lực trong chisng giới Hoa Kỳ để đưa ông Da-tô họ Ngô này về Việt Nam cầm quyền hay không?
3.- Họ có nhìn thấy Giáo Hội vẫn tiếp tục biến tín đồ Da-tô người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngọai thành những đạo quân thứ 5 và lực lượng xung kích để đánh phá tổ quốc Việt Nam ta hay Không?
4.- Họ có biết Giáo Hội La Mã đã sử dụng sách lược “quậy cho nước đục để thả câu” và sách lược “không được ăn thì đạp đổ” từ cuối thế kỷ 18 cho đến khi Liên Minh Pháp-Vatican đã hoàn toàn chiếm trọn Việt Nam vào năm 1884, và từ năm 1975 cho đến ngày nay hay không?
Nếu câu trả lời là “có” mà họ vẫn còn lươn lẹo, bóp méo sự thật và xuyên tạc lịch sử như (1) trong bài viết Lịch Sử Việt Nam của tác giả Phạm Quân Khanh trong Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation, (2) trong cuốn Việt Nam Cuộc Chiến Tranh Quốc Gia-- Cộng Sản của nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam Cận và Hiện Đại và (3) trong các tác phảm của các tác giả mà người viết đã nêu đích danh nơi Chương 21 trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), thì đúng là bản chất quay quắt, lắt léo, lật lọng, lươn lẹo và ăn không nói có mà họ đã hấp thụ được của Giáo Hội đã đến mức bất khả trị.
Nếu câu trả lời là “không”, thì quả thật là cái độc kế ngu dân của Giáo Hội La Mã đã làm cho các tế bào thần kinh ở trong trung khu lý trí trong não bộ của họ đã bị thui chột và tê liệt khiến cho họ không còn khả năng thông minh để tìm hiểu các nguồn tài liệu mà chúng tôi đã sử dụng (đã ghi rõ trong phần Tài Liệu Tham Khảo) để biên soạn tập sách này và bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Các tài liệu này đều có ở trong các thư viện tại các xã hội dân chủ tự do như ở Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Đức, v.v...
Thực ra, câu trả lời của họ đã nằm sẵn ở trong cái nguyên tắc “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại.” mà một văn nô Da-tô trong cái tổ chức gọi là Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm ở thành phố Seattle (Washington) đã viết ra bằng giấy trắng mực đen trong bài viết có tựa đề là "Bạn Đọc Góp Ý" đăng trong mục "Bạn Đọc Viết" (nơi các trang 44-45 và 86) trong tờ Văn Nghệ Tiền Phong số 544 (từ ngày 16 đến ngày 30/11/1998).
Theo học ngành kỹ sư tại một đại học ở Pháp, tất nhiên là cũng được dạy phương cách viết khảo luận giống như các sinh viên khác ở một nước tự do dân chủ như ở Hoa Kỳ. Thế nhưng, vì phải triệt để nghe theo những lời khuyên răn của các bậc tiền bối trong Giáo Hội là “Tốt khoe ra, xấu xa đậy lại” và có bổn phận “phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật xẩy ra trong giáo xứ”, cho nên khi viết cuốn Tổ Quốc Ăn Năn, ông Nguyễn Gia Kiểng chỉ đưa ra những lời tuyên bố khơi khơi (không cần phải chứng minh gì cả) với những lời lẽ làm hạ giá nền đạo lý tam giáo cổ truyền và gièm pha các anh hùng dân tộc của đất nước với mục đích là vừa để chạy tội và đánh bóng cho Giáo Hội La Mã, vừa để lấp liếm tội ác cho những tín đồ Da-tô Việt gian làm tay sai cho Giáo Hội đã phải đền tội trước pháp luật trong thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, vừa để tô son điểm phấn cho Giáo Hội La Mã. Dưới đây là một trong những lời tuyên bố khơi khơi và nặng tính cách võ đóan của ông Da-tô Nguyễn Gia Kiểng:
"Niềm tự hào dân tộc của tôi bị thương tổn lần đầu tiên vào khoảng năm 1958. Tôi đọc báo về cuộc thuyết trình của Giáo-sư Tưởng Quân Chương, một chuyên gia người Đài Loan về Việt Nam, tại Đại Học Văn Khoa Saigon. Sự hiểu biểt rất non nớt của tôi lúc đó cũng đủ để tôi ý thức rằng ông hơn hẳn nhiều trí thức Việt Nam ngay về chính trị, lịch sử và văn hóa Việt Nam. Ông lập luận chắc chắn, dẫn chứng tài liệu đầy đủ về văn học Việt Nam, từng tác phẩm, từng tác giả. Đề cập đến trận Đống Đa, Tưởng Quân Chương dẫn tài liệu của Thanh triều, nói rằng Tôn Sĩ Nghị, Tổng Đốc Lưỡng Quảng, đã đem sáu ngàn kỵ binh sang Việt Nam để phô trương thanh thế và làm lễ thụ phong cho Lê Chiêu Thống, nhưng đã bị Nguyễn Huệ đánh bất ngờ thua chạy về và bị cách chức. Con số này theo tôi là hợp lý. Tôn Sĩ Nghị từ Trung Quốc sang Việt Nam trong một hai tuần lễ thì chắc chắn là sang bằng kỵ binh rồi, mà kỵ binh thì sáu ngàn đã là nhiều lắm đối với hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, muốn hơn cũng không có. Nên nhớ là nhà Thanh lúc đó yên bình đã mấy trăm năm nên không còn giữ quân đội hùng hậu nữa. Tôi chưa thấy sử gia Việt Nam nào bác bỏ sự kiện (này) của Tưởng Quân Chương."[i]
Cũng nên biết là khi được Hoa Kỳ và Tòa Thánh Vatican đưa về cầm quyền ở miền Nam Việt Nam, ông Ngô Đình Diệm đã thỉnh mời Linh-mục Raymond de Jaegher người Bỉ làm cố vấn đặc trách việc sửa lại môn sử và công dân trong chương trình học ở bậc tiểu và trung học sao cho thích hợp với chính sách ngu dân của Giáo Hội La Mã. Linh mục Jaegher lại thỉnh mời ông Tưởng Quân Chương đến Sàigòn để đảm trách việc biên soạn môn sử trong chương trình trung học ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Vấn đề này được trình bày đầy đủ trong một chương sách có tựa đề là Chính Sách Giáo Dục Ở Miền Nam Trong Những Năm 1954-1975, Mục XXII, Phần VI trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã..
Ngoài việc viện dẫn lời nói của Tưởng Quân Chương (không trích dẫn), ông Da-tô Nguyễn Gia Kiểng còn viết mấy đọan văn hết sức ngược ngạo như sau:
Hai đọan văn trên đây đã làm cho người viết suy nghĩ rất nhiều và cố gắng tìm kiếm tài liệu để tìm ra manh mối hay nguyên nhân nào đã khiến cho ông Da-tô Nguyễn Văn Kiểng có thể viết ra hai đọan văn quái đản và ngược ngạo như vậy?
Là một trí thức có văn bằng kỹ sư tốt nghiệp tại một đại học ở Pháp, có thể là ông Da-tô Nguyễn Văn Kiểng cũng biết rõ viết ra những đọan văn sặc mùi Da-tô với những lời tuyên bố vő đoán như vậy tất nhiên là sẽ bị người đọc khinh rẻ và cho là ông ta dốt nát về lịch sử. Biết rõ như vậy, ông mới rào đón như sau:
“Vì là một cuốn sách ý kiến, hơn nửa ý kiến cá nhân, nên việc liệt kê tài liệu lại càng khó. Tác giả viết với kiến thức và suy tư cá nhân của mình cho nên nếu muốn liệt kê hết các tài liệu đã ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên cuốn sách thì có lẽ phải liệt kê hết tủ sách của mình. Điều này không phải chỉ khó mà không thể làm được vì, một mặt, có những tài liệu như báo chí, tác giả đã tự ý hủy bỏ vì không có chỗ lưu giữ và, mặt khác, có những biến cố đã khiến tác giả nhiều lần mất tất cả hay gần hết tủ sách.” [iii]
Đoạn văn trên đây của ông Da-tô Nguyễn Gia Kiểng chứng tỏ rằng, tín đồ Da-tô, dù rằng đã có văn bằng kỹ sư và tốt nghiệp tại một trường đại học ở một nước tiền tiến theo chế độ dân chủ tự do như nước Pháp, cũng vẫn không có đủ khả năng lý trí để phân biệt sự khác nhau giữa một bên là ý kiến (opinions) và một bên là sự kiện (facts), không biết đâu là nguyên nhân (causes) và đâu là hậu quả (consequences). Cũng vì thế cho nên ông Da-tô Nguyễn Gia Kiểng mới không biết rằng việc triều đình Huế trừng trị những tín đồ Da-tô người Việt chỉ là cái hậu quả của những hành động chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam của họ vì họ đa quá ngu xuẩn đi nghe lời xúi giục của bọn giáo sĩ Da-tô.
Họ xúi giục như thế nào?
Họ xúi giục rằng: "Người Công Giáo đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các con chiên "Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ phải tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican." Nguyễn Xuân Tho, Bước Mở Đầu của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam - 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp, TXB, 1995), tr. 17.
Nho giáo dạy rằng "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã." (Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe). Ồng Da-tô Nguyễn Gia Kiểng thuộc loại bất tri (không biết), tức là dốt: dốt lịch sử), nhưng lại làm ra vẻ là biết. Đúng là câm hay ngóng, ngọng hay nói. Những người dốt thường hay nói chữ!
[i] Nguyễn Gia Kiểng, Tổ Quốc Ăn Năn (Paris: TXB, 2001), tr 157.
[ii] Nguyễn Gia Kiểng., Sđd ., tr, 187.
[iii] Nguyễn Gia Kiểng, Sđd ., tr.XI.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét