(Ảnh minh họa) |
Theo đó, năm 2014, doanh thu của tất cả các công ty và doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng Việt Nam kiểm soát đạt 292 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 13,7 tỷ USD), tăng 18% so với năm 2013.
Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp này tăng 15% so với năm 2013, đạt 46 nghìn tỷ đồng. Năm 2014, doanh thu của các công ty và doanh nghiệp dưới sự kiểm soát của quân đội chiếm 7% GDP. Hiện nay, Bộ Quốc phòng Việt Nam đang tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp.
Theo báo Nga, các hoạt động kinh doanh của quân đội giúp tạo ra công ăn việc làm cho quân nhân, bổ sung vào ngân sách và "đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế quốc gia". Các công ty và doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam được cấp phép hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, từ sản xuất đến dịch vụ ngân hàng.
Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, trong năm 2014, Viettel đã thực hiện một số dự án quy mô lớn, bao gồm sản xuất, trang bị, lắp đặt và vận hành các trạm radar, cung cấp hệ thống kiểm soát không phận, thiết bị bay không người lái và các thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến điện cho bộ binh. Trên thị trường dân sự, Viettel cũng đã tăng đáng kể số lượng thuê bao di động và người sử dụng Internet.
Ngoài ra, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Công ty Xây dựng Lũng Lô, Tổng Công ty 319, Công ty Cổ phần Nhà ở và Đô thị, Công ty Trực thăng Việt Nam, Công ty Vật tư Công nghiệp… và tổ chức tài chính như Ngân hàng Quân đội cũng là những đơn vị lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tàu chiến Tarantul do Nga chuyển giao công nghệ đã được sản xuất tại Việt Nam. |
Theo số liệu của Janes.com, ngân sách quốc phòng Việt Nam trong năm 2014 là 5,2 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2019, con số này sẽ tăng lên 7,5 tỷ USD.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét