TP Thanh Tâm lược dịch
Những năm gần đây, Giáo hội Ca tô Rô Ma đã gây ra liên tục những sư kiện tai tiếng. Ngoài những hành vi đạo đức giả như không chấp nhận luyến ái đồng tính, linh mục nữ, v.v.., còn có những sự kiện tai tiếng như rất nhiều bé gái vị thành niên bị các giáo sĩ hiếp dâm đã bị bộc lộ tại Đức, Ái Nhĩ Lan và Mỹ. Giáo hoàng Benedict XVI mặc dù đã biết sớm việc này nhưng cố gắng che dấu, bao che những linh mục phạm tội ác này, đã cố gắng che dấu có tổ chức. Cũng chính vì hành vi cố gắng che dấu tội ác nên số nạn nhân lại gia tăng. Ngay tại Ý, nơi trụ sở của Ca Tô Rô Ma, người dân cũng không khỏi nghi ngờ về sự trong sạch của giáo hội. Vì vậy biểu tình yêu cầu Giáo hoàng từ chức đã diễn ra.
Theo nguyên giám mục Mathew Fox, nguyên nhân gần nhất dẫn đến tình trạng thê thảm ngày hôm nay là do tư duy giáo điều quá khích của Giáo hoàng Benedict XVI, từ khi còn là Hồng y Ratzinger. Ông đã áp dụng chủ nghĩa giáo điều triệt để. Ông đã ra lệnh loại trừ tất cả những phần tử chống đối hoặc có tư tưởng khác biệt mà ông gán cho là “dị giáo”, và áp dụng lại các thủ đoạn “ tra khảo kẻ dị giáo” để phát giác và loại trử những phần tử chống đối.
Thái độ không chấp nhận, không chịu lắng nghe mà chỉ tìm cách loại trừ những thành phần có quan điểm khác đã bóp chết khả năng tự làm sạch của tổ chức. Mathew Fox cũng đã là nạn nhân của Hồng y Ratzinger, bị ông này đuổi khỏi giáo hội vì chủ trương “Thần học khai phóng” vào những năm 1980. Hiện nay ông làm linh mục cho nhà thờ espicopal tại Mỹ.
Căn nguyên cho sự việc này là, trong nỗ lực cải cách giáo hội của Hội đồng Vatican lần thứ hai từ 1962 đến 1965 đã bị khước từ, ngược lại, Giáo hoàng đã dùng sự độc tài để bẻ gãy những cố gắng cận đại hoá giáo hội.
Hội đồng Vatican thứ hai đã cố gắng lột xác để thích nghi với thời hiện đại, ví dụ như làm lễ misa cho từng ngôn ngữ riêng của từng nước, cải cách phương cách lễ nghi để thích hợp với văn hóa của địa phương đó .
Một phần trong cải cách này là “thần học giải phóng”. Những người chủ trương cải cách đã bày tỏ thái độ phản đối các chính quyền độc tài bạo lực do quân đội cầm quyền tại các nước Trung Nam Mỹ từ những năm 1970. Họ đứng về phiá người dân nghèo cô thế. Tuy nhiên, nhóm người bảo thủ đã chống đối, tìm mọi cách loại trừ các đối thủ bắt đầu từ thời đại của Giáo hoàng John Paul II.
Ở đây, Fox đã đề cập đến sự nhúng tay của CIA trong việc làm chia rẽ trong gíáo hội. Mỹ đã thao túng, điều khiển phía sau chính quyền độc tài tại Nam Mỹ, nên họ rất đề cao cảnh giác tư tưởng “tinh thần giải phóng” vì nó có thể sẽ là động lực châm ngòi cho phong trào chống đối chính quyền của dân chúng (tín đồ). Vì nếu người dân (tín đồ) đứng về phía giáo hội thì sẽ là trở ngại lớn cho chính quyền thân Mỹ. Vì vậy, CIA nhận thấy cần phải gây chia rẽ giáo hội.
CIA đã đổ số tiền khổng lồ cho Giáo hoàng John Paul II, người xuất thân từ Ba Lan, và hỗ trợ hậu thuẫn cho công đoàn lao động “Liên Đới” chống lại chính quyền thiên tả tại nước này. Đổi lại, Giáo hoàng chấp nhận yêu cầu của CIA là đồng ý đàn áp tư tưởng “thần học giải phóng” tại Trung Mỹ.
Có rất nhiều giáo sĩ Ca Tô tại El Savador mà đại diện là Tổng giám mục Romero đã bị chính quyền độc tài thanh lọc, nhưng Vatican đã làm ngơ.
Trong nội bộ Vatican đã có nhiều cuộc thanh trừng những thành phần chống đối. Giáo hội đã trở thành một tập đoàn có khuynh hướng toàn trị, phát xít, mà trong đó sự đồi trụy về tình dục và bạo lực đang lộng hành. Giáo hội đã dần dần đánh mất mối quan hệ, niềm tin của thế gian, để rồi sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt.
Giáo hội Ca Tô Vatican, đối với chúng tôi không còn tồn tại nữa. Giáo hội đã không còn thích hợp với thời đại, đã trở thành một tập đoàn chứa chấp đầy rẫy tội ác. Những thất bại kèm theo những đồi trụy liên tục trong 1600 năm qua đã biến giáo hội trở thành một tập đoàn ác đức mà chúng ta đang chứng kiến.
Sau cuộc phỏng vấn này, người được bầu chọn lên làm Giáo hoàng mới Benedict XVI là Hồng y Jorge Mario người Argentina. Có tin đồn rằng ông là người đã âm thầm phản bội các giáo sĩ bị đàn áp dưới thời chính quyền độc tài trong thời gian qua. Không biết ông có thể cứu vãn được giáo hội đang trong tình trạng hấp hối?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét