Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Nguyên lý kế toán - Kết cấu tài khoản kế toán



5.1. Kết cấu chung
Kết cấu chung của tài khoản kế toán như sau:
 Về hình thức tài khoản được biểu hiện hình chữ "T”.
Một tài khoản gồm có:
- Tên tài khoản phản ánh khái quát nội dung đối tượng hạch toán kế toán.
- Số hiệu tài khoản ký hiệu bởi các chữ số và có thể kèm theo chữ cái ( khi cần thiết).
- Phần bên trái của tài khoản gọi là bên Nợ, phần bên phải của tài khoản gọi là bên Có. Chúng được dùng đê theo dõi sự biến động tăng, giảm (hoặc ngược lại) của các đối tượng hạch toán kế toán được phản ánh vào tài khoản;
- Số dư đầu kỳ hoặc cuối kỳ biểu hiện giá trị hiện có của đối tượng hạch toán kế toán tại thời điểm đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Các số dư có thể được phản ánh ở bên Nợ hoặc bên Có tùy thuộc vào tính chất của đối tượng hạch toán kế toán được phản ánh; Nếu là tài sản thì số dư được phản ánh ở bên Nợ của tài khoản, trái lại nếu là nguồn vốn thì số dư được phản ánh ở bên Có của tài khoản;
- Sự biến động tăng giảm của các đối tượng trong kỳ được biểu hiện bởi số phát sinh trong kỳ, bao gồm số phát sinh tăng và số phát sinh giảm. Số phát sinh tăng và số phát sinh giảm luôn luôn được biểu thị ở các bên ngược nhau. Nếu đối tượng nào có số phát sinh tăng được hạch toán vào bên Nợ thì phát sinh giảm sẽ được hạch toán vào bên Có và ngược lại.
Theo nguyên tắc cân đối giữa đầu ra với đầu vào, giữa tăng và giảm ta luôn có:
Từ kết cấu chung của tài khoản kế toán, ta xem xét kết cấu từng loại tài khoản
phản ánh các đối tượng hạch toán kế toán cơ bản, gồm có tài khoản phản ánh tài sản, tài khoản phản ánh nguồn vốn và tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh.
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng trong kỳ - Số phát sinh giảm trong kỳ

5.2. Kết cấu của tài khoản phản ánh tài sản
 Nhìn vào kết cấu tài khoản phản ánh tài sản có thể rút ra các kết luận như sau:
- Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ được phản ánh vào bên Nợ của tài khoản.
- Số phát sinh tăng được phản ánh vào bên Nợ của tài khoản.
- Số phát sinh giảm được phản ánh vào bên Có của tài khoản.
- Cách xác định số dư cuối kỳ vẫn tuân theo công thức tổng quát như phần trình
bày ở kết cấu chung của tài khoản kế toán. 
5.3. Kết cấu của tài khoản phản ánh nguồn vốn
 Từ kết cấu tài khoản phản ánh nguồn vốn có thể rút ra các kết luận như sau:
- Số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ được phản ánh vào bên Có của tài khoản.
- Số phát sinh tăng được phản ánh vào bên Có của tài khoản.
- Số phát sinh giảm được phản ánh vào bên Nợ của tài khoản.
- Cách xác định số dư cuối kỳ vẫn tuân theo công thức tổng quát như phần trình
bày ở kết cấu chung của tài khoản kế toán.

5.4. Kết cấu của tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh
Tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh là các tài khoản phản ánh sự vận động
phối hợp giữa các đối tượng hạch toán kế toán trong các quá trình hoạt động của các đơn vị kinh doanh cụ thể, ví dụ như quá trình mua hàng, quá trình sản xuất sản phẩm, quá trình tiêu thụ sản phẩm...
Quá trình kinh doanh chỉ là quá trình trung gian làm cho tài sản và nguồn vốn biến đổi, do vậy các tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh sẽ không có số dư đầu kỳ
hoặc cuối kỳ như các tài khoản phản ánh tài sản hoặc nguồn vốn. Chúng chỉ là những tài khoản có tính chất chuyển hóa trung gian giữa các đối tượng tài sản và nguồn hình thành tài sản.
Có thể chia các tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh thành ba nhóm: nhóm
các tài khoản có nguồn gốc từ tài khoản phản ánh tài sản, nhóm các tài khoản có nguồn gốc từ tài khoản phản ánh nguồn vốn và nhóm các tài khoản mang tính hỗn hợp.
- Những tài khoản có nguồn gốc từ tài khoản phản ánh tài sản là nhóm các tài khoản chi phí, chúng có kết cấu tương tự như các tài khoản phản ánh tài sản nhưng có một điểm khác so với tài khoản phản ánh tài sản là không có số dư đầu kỳ, cuối kỳ. Ví dụ: Tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (621), tài khoản chi phí sản xuất chung (627), tài khoản Chi phí bán hàng (641), tài khoản Chi phí quản lý doanh nghiệp (642), tài khoản chi phí hoạt động tài chính (635) ...
- Những tài khoản có nguồn gốc từ tài khoản phản ánh nguồn vốn thường là các tài khoản phản ánh thu nhập hoặc doanh thu, chúng có kết cấu tương tự như tài khoản phản ánh nguồn vốn nhưng không có số dư đầu kỳ, cuối kỳ, như là: tài khoản Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (511), tài khoản Doanh thu nội bộ (512), tài khoản Doanh thu hoạt động tài chính (515), tài khoản Thu nhập khác (711) ...
- Những tài khoản mang tính hỗn hợp là những tài khoản có kết cấu phản ánh cả chi phí, doanh thu và thu nhập của quá trình kinh doanh. Chức năng cơ bản của những tài khoản này là so sánh và xác định kết quả. Cũng như kết cấu của các nhóm trên, nhóm tài khoản này cũng không có số dư đầu và cuối cuối kỳ. Ví dụ: tài khoản “ Xác định kết quả kinh doanh “ (911).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét