Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015
Lý thuyết Bước Đi Ngẫu Nhiên
08:13
Hoàng Phong Nhã
No comments
Lý thuyết "Bước Đi Ngẫu Nhiên" (Random Walk) nói rằng
sự vận động của giá cả trên thị trường chứng khoán sẽ không đi theo bất
kì một khuôn mẫu hay một xu hướng nào đã từng có trước đây. Và do đó
những biến động giá trong quá khứ sẽ không thể sử dụng được trong việc
dự đoán những bước đi tiếp theo của chú bò này trong tương lai.
Hầu hết các lý thuyết về chủ đề này có thể được tìm thấy trong luận án
tiến sĩ với nhan đề "Lý thuyết Đầu cơ" của nhà toán học người Pháp Louis
Bachelier. Trong luận án của mình, Bachelier đưa ra kết luận: "Kì vọng
toán học của các nhà đầu cơ là zero" và ông tin rằng đó là một "trò chơi
công bằng".
Không may là những lý thuyết của ông đi trước thời đại một thời gian
quá dài nên chúng gần như bị quên lãng hoàn toàn cho đến hơn 50 năm sau
khi những phát hiện của ông được xuất bản vào năm 1964.
Kết hợp lý thuyết "Bước Đi Ngẫu Nhiên" với "Giả thuyết Thị trường Hiệu Quả", chúng ta có thể đi đến ba dạng giả thuyết sau:
1. Dạng yếu
Dạng này có nghĩa là tất cả các mức giá của thị trường và các dữ liệu
trong quá khứ đều được phản ánh trọn vẹn trong giá của các chứng khoán.
Nói một cách khác, phân tích kĩ thuật trở nên vô dụng.
2. Dạng bán mạnh
Dạng này cho rằng tất cả các thông tin mang tính đại chúng rộng rãi
(luôn sẵn có với bất kì ai trên thị trường) đã được phản ánh trọn vẹn
trong giá của các chứng khoán. Nói một cách khác, phân tích cơ bản là tờ
giấy lộn.
3. Dạng mạnh
Dạng này tuyên bố rằng tất cả các thông tin đều được phản ánh đầy đủ
trong giá các loại chứng khoán. Nói một cách khác, thậm chí ngay đến
những nguồn tin "mật" - thông tin nội bộ cũng chỉ giống như bất kì một
lời tán phết trên thị trường.
Sự nghịch lý của các thị trường hiệu quả nằm ở chỗ nếu tất cả các nhà
đầu tư đều tin rằng một thị trường là hiệu quả thì sau đó thị trường sẽ
không hiệu quả bởi vì không ai thèm phân tích các chứng khoán nữa.
Trên thực tế, các thị trường hiệu quả phụ thuộc vào các thành viên "đa
nghi" của thị trường - những người luôn tin rằng thị trường không bao
giờ hiệu quả và luôn cố gắng tìm ra cách giao dịch như thế nào đó để
"trên cơ" thị trường.
Thực tế cũng cho thấy các thị trường không bao giờ tuyệt đối hiệu quả
và cũng không bao giờ hoàn toàn phi hiệu quả. Tất cả các thị trường đều
hiệu quả đến một mức độ nào đó và một vài thị trường thì, đơn giản là,
hiệu quả hơn một số khác. Thay vì là một vấn đề đen trắng rõ ràng, sự
hiệu quả của thị trường có vẻ như nằm trên ranh giới của những cái bóng
xám.
Trên những thị trường với sự thiếu hụt độ hiệu quả tương đối cao, những
nhà đầu tư hiểu biết hơn bao giờ cũng có thể vượt xa các đồng nghiệp
yếu thế hơn về vốn kiến thức.
Cuộc tranh luận về thị trường hiệu quả đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong việc quyết định của cả hai trường phái: đầu tư chủ động và
đầu tư bị động. Một nhà quản lý chủ động cho rằng các thị trường thiếu
tính hiệu quả hơn đem đến cơ hội để những nhà quản lý khéo léo, tài ba
thể hiệ mình và vượt trội lên.
Tuy nhiên, cần thiết phải nhận ra rằng hầu hết các nhà quản lý chủ động
trong một thị trường nhất định và về dài hạn sẽ tụt hậu bất kể thị
trường đó là hiệu quả hay không.
Nguyên nhân dẫn đến điều này là bởi sự quản lý chủ động thật ra chỉ là
một trò chơi có tổng bằng không. Trong trò chơi này, một thành viên của
thị trường chỉ thu được lợi nhuận khi một thành viên khác, kém may mắn
hơn, thua lỗ.
Tuy nhiên, khi các chi phí được cộng vào, thậm chí ngay cả một nhà quản lý chủ động thu được lợi nhuận biên cũng sẽ tụt hậu
Năm 1973 khi Burton Malkiel viết quyển sách "A Random Walk Down Wall Street",
thì lý thuyết bước đi ngẫu nhiên bắt đầu trở nên phổ biến. Quyển sách
này có thể được xem như một trong những lý thuyết đầu tư kinh điển nhất
trên thị trường chứng khoán. Lý thuyết cho rằng sự thay đổi giá của một
chứng khoán riêng lẻ bất kỳ hay chỉ số chứng khoán của cả thị trường
trong quá khứ đều không thể dùng để dự báo cho sự thay đổi trong tương
lai. Trước đó, năm 1953, Maurice Kendall là người đầu tiên đưa lý thuyết
này. Kenall cho rằng các thay đổi trong giá chứng khoán là tác động lẫn
nhau và các khả năng thay đổi có thể xuất hiện với cùng một xác suất
như nhau, thế nhưng qua thời gian, giá chứng khoán dường như luôn có xu
hướng tăng.
Nói một cách đơn giản nhất thì lý thuyết bước đi ngẫu nhiên cho thấy
giá chứng khoán tuân theo bước đi ngẫu nhiên và đó là bước đi không thể
tiên đoán trước được. Khả năng tăng hay giảm của chứng khoán trong tương
lai là tương đương nhau. Những người tin theo lý thuyết này tin rằng
trong tương lai, thị trường không thể giống như những gì nó đã xảy ra vì
luôn có những rủi ro tăng thêm, đó là những rủi ro không thể biết
trước.
Trong quyển sách của mình, Malkiel cũng cho thấy cả phân tích kỹ thuật
lẫn phân tích cơ bản chỉ làm lãng phí thời gian của chúng ta mà thôi.
Malkiel tiếp tục cho biết chiến lược mua và nắm giữ trong dài hạn là tốt
nhất. Sẽ là rất vô ích nếu các nhà đầu tư riềng lẻ nỗ lực để tiên đoán
thị trường. Những nỗ lực dựa trên phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật
và những phân tích khác đều vô ích. Cùng với những thống kê của mình,
ông đã chứng minh rằng hầu hết các quỹ hỗ tương đều thất bại trong việc
nỗ lực đánh thắng mức trung bình chuẩn của thị trường như chỉ số S&P
500.
Trong khi có rất nhiều người tin theo lý thuyết của Malkiel, một số
khác lại tin rằng toàn cảnh của việc đầu tư rất khác với những gì
Malkiel viết trong quyển sách của ông cách đây gần 30 năm. Ngày nay, mỗi
người đều dễ dàng tiếp cận với những thông tin chính xác và định giá
chứng khoán một cách hợp lý. Đầu tư không còn là một trò chơi của sự may
rủi.
Thật khó để nói rằng lý thuyết này đúng đến mức độ nào. Luôn có những
bằng chứng ủng hộ cho cả hai trường phái. Tuy nhiên quan trọng vẫn là
bạn đọc sách và và đưa ra được những kết luận cho riêng mình.
- Thuyết bước đi ngẫu nhiên cho rằng sự dao động trong giá Chứng khoán không thể tiên đoán được bằng bất cứ phân tích nào.
- Thuyết bước đi ngẫu nhiên dựa trên nền tảng thị trường hoàn hảo. Có
nghĩa là mọi thông tin đều phản ánh trong sự chuyển động của thị trường
(1 điều chắc chắn không thể có)
Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất của thuyết bước đi ngẫu nhiên không phải
là nêu ra 1 phương châm không giá cả không tuân theo quy luật nào cả. Đó
chính là những nghiên cứu của những nhà toán học và nhà kinh tế sau khi
xem xét thuyết này. Dưới đây mình sẽ nêu ra một số nhà đầu tư dùng
thuyết này để đầu tư trên thị trường Chứng khoán
Ed Thorp, nhà toán học người Mỹ của đại học MIT, tác giả của quyển Đánh bại nhà cái (Beat the Dealer)
trong đó ông này nêu lên cách thức đánh bại các casino ở môn xì dách
thông qua cách thức đếm bài. Cách thức trên dựa vào phương pháp xác suất
thống kê. Khi 1 tụ bài có xác suất thắng cao thì người chơi sẽ tối đa
hóa khoản đặt cược của mình và ngược lại. ( http://www.beatblackjack.org/tables.html --> link tham khảo thêm về xác suất trong chơi bài)
Ông cũng là người đồng sáng lập quỹ phòng hộ Princeton-Newport, một quỹ
đầu tư làm ăn cực kỳ thành công với khoản lãi trung bình hằng năm 15.1%
trong suốt 19 năm tồn tại.
Phương pháp của Thorp đơn giản chỉ là dùng
toán học để tính toán xác suất sinh lời của từng cổ phiếu để từ đó có
được quyết định đầu tư hợp lý. Đối với những CP có xác suất sinh lời cao
thì NDT sẽ bỏ nhiều tiền hơn vào CP đó, và đối với những CP có khoản
sinh lời thấp thì NDT sẽ đầu tư ít tiền hơn.
Cách thức quản lý tiền bạc. Một người bạn của
Thorp, Claude Shannon, người từng được đánh giá là vĩ đại hơn cả
Einstein cũng là người tin tưởng vào thuyết bước đi ngẫu nhiên. Tuy
nhiên, khi tham gia vào đầu tư thị trường CK, ông này không chỉ quan tâm
tới xác suất sinh lời của CP mà còn quan tâm tới cách thức quản lý tiền
bạc sao cho hiệu quả nhất.
Shannon từng có 1 ví dụ đơn giản như sau. Nếu
bạn có 2$ và chia tiền của bạn ra làm 2 phần. Trong ngày đầu tiên bạn
đầu tư 1$ và cất 1$ kia vào tài khoản cá nhân. Nếu thị trường sụt giảm
và bạn lỗ 50% tức bạn chỉ còn 50 cent, hãy cân bằng tài khoản của mình.
Chia tiền ra làm 2 một lần nữa (75 cent đầu tư và 75 cent trong TK) và
dùng 75 cent đầu tư bỏ vào thị trường CK. Nếu thị trường quay trở về mức
cũ (tức bạn lời 100%) thì bạn thu về 150 cent. Cộng với 75 cent trong
TK, bạn có 225 cent. Bạn lời 25 cent (12.5%).
Thực tế, trong trung bình dài hạn các nhà kinh tế học đã rút ra kết
luận là thị trường luôn đi lên. Do đó, sử dụng cách thức quản lý tiền
bạc đơn giản của Shannon xem ra sẽ đem lại lợi nhuận còn lớn hơn khi so
với trung bình gia tăng của chỉ số S&P 500.
Một đại diện nữa của thuyết này chính là Markowitz, người từng đoạt
giải Nobel kinh tế. Ông này vận dụng xác suất để giảm rủi ro của danh
mục đâu tư thông qua số trung bình và phương sai (mean và variance).
Thực tế Markowitz có dùng những thông tin cơ bản khi nghiên cứu danh mục
đầu tư của mình nhưng ông không chú trọng quá về việc nghiên cứu kỹ
những thông tin này mà quan tâm nhiều hơn tới việc dùng xác suất để đa
dạng hóa danh mục đầu tư và hạ thấp tỷ lệ rủi ro xuống 1 mức có thể chấp
nhận được.
Có thể nói, bằng cách vận dụng thuyết bước đi ngẫu nhiên, xác suất và
toán học các nhà đầu tư hoàn toàn có thể thắng được thị trường.
Kenyes, nhà kinh tế học vĩ đại người Anh đã từng phản đối kịch liệt
thuyết bước đi ngẫu nhiên và ông không bao giờ tin vào việc mua 1 cổ
phiếu mà mình không hiểu rõ nó. Warren Buffet, nhà đầu tư Chứng khoán
thành công bậc nhất trên thế giới cũng đã chứng minh rằng phân tích cơ
bản hoàn toàn có thể giành thắng lợi. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sự
thành công của những người kế thừa thuyết bước đi ngẫu nhiên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét