Theo các nhà khoa học, một đại dương nguyên thủy rất lớn bao phủ một phần năm bề mặt trên Sao Hỏa, làm cho nó ấm áp, ẩm ướt và lý tưởng cho cuộc sống của người ngoài hành tinh.
Một đại dương cổ đại lớn từng bao phủ gần một nửa bán cầu phía bắc của sao Hỏa khiến cho hành tinh này là một nơi hứa hẹn nhiều hơn cho người ngoài hành tinh đã có thể sống, các nhà khoa học Nasa nói.
Dung khối khổng lồ của nước bao phủ hơn một phần năm bề mặt của hành tinh, một tỉ lệ rất lớn, giống như Đại Tây Dương trên địa cầu, và có nhiều nơi sâu đến một dặm. Tổng cộng, các đại dương chứa được 20 triệu km khối nước, hoặc nhiều hơn được tìm thấy ở Bắc Băng Dương, các nhà nghiên cứu tìm thấy.
NASA tìm ra vào ngày thứ Năm (05 tháng 3, 2015), bằng chứng thuyết phục về đại dương nguyên thủy bổ sung vào bức tranh sao Hỏa là một thế giới ấm áp và ẩm ướt thuở thanh xuân của hành tinh này, với các dòng suối chảy, những đồng bằng châu thổ quanh co, những vũng hồ lâu dài, ngay sau khi nó được hình thành vào 4,5 tỷ năm trước đây.
Quan điểm về lịch sử cổ đại của hành tinh này hoàn toàn đảo lộn những gì mà nhiều nhà khoa học tin tưởng mới một thập kỷ trước đây. Lúc đó, vấn đề có nước chảy hay không trên sao Hoải được coi là thất thường, hoặc rất hãn hữu, và không bao giờ hình thành vùng biển lâu dài và đại dương.
"Một câu hỏi quan trọng từng đặt ra là thực sự trên Sao Hỏa có bao nhiêu nước lúc nó còn trẻ, và tại sao nó bị khô nước?" Michael Mumma, một nhà khoa học thâm niên tại Nasa Goddard nói Space Flight Center ở Maryland.
Viết trên tạp chí, "Khoa Học", nhóm nghiên cứu của NASA, và những nhóm khác tại Đài quan sát Nam Âu (ESO) ở Munich, đã đưa ra câu trả lời sau khi nghiên cứu sao Hỏa với ba trong số kính thiên văn hồng ngoại mạnh nhất trên thế giới.
Các nhà khoa học đã sử dụng cơ sở kính thiên văn Keck II và Kính viễn vọng hồng ngoại của NASA, cả hai đều ở Hawaii, và kính viễn vọng cực lớn của ESO ở Chí Lợi, để vẽ bản đồ của bầu khí quyển sao Hỏa trong sáu năm qua. Họ phân tích cụ thể xem các phân tử nước trong không khí sao Hỏa thay đổi từ nơi khác như thế nào theo sự thay đổi của các mùa.
Nước trên sao Hỏa, giống như trên Trái đất, có chứa các phân tử nước căn bản, gồm hai nguyên tử hydro (H2) và một nguyên tử oxy (O), và một hình thức khác của nước được làm bằng chất đồng vị của hydro gọi là deuterium (nặng hơn Hydrogen vì bên cạnh proton ở tâm lại có thêm neutron). Trên sao hỏa, nước có chứa hydrogen bình thường theo thời gian đã bị biến mất vào không gian, nhưng deuterium (một hình thức hydrogen nặng) thì còn lại.
Khi "nước thường" bị mất trên sao Hỏa, nồng độ của deuterium (nước nặng) trong số nước còn đọng lại sẽ tăng lên. Quá trình này có thể dùng để suy ra bao nhiêu nước từng có trên hành tinh. Nồng độ của deuterium càng cao, thì càng nhiều nước đã bị mất.
Sao Hỏa ngày xưa là một hành tinh ấm áp và ẩm ướt
Các nhà khoa học tính ra rằng lượng nước đủ để tạo ra một đại dương toàn cầu bao phủ toàn bộ bề mặt của sao Hỏa với độ sâu 137m. Nhưng sao Hỏa có lẽ không bao giờ hoàn toàn ngập nước. Dựa vào địa hình sao Hỏa ngày nay, các nhà khoa học tin rằng nước gom lại thành một đại dương sâu hơn nhiều ở vùng đồng bằng phía bắc có trũng thấp, tạo ra một đại dương bao phủ gần một phần năm của bề mặt của hành tinh. So sánh cho thấy, Đại Tây Dương bao gồm khoảng 17% bề mặt trái đất.
"Cuối cùng chúng ta có thể kết luận, từ ý tưởng này (về một đại dương bao phủ 20% hành tinh,) sẽ mở ra các ý tưởng ở đó có thể sinh sống và sự tiến hóa của sự sống trên hành tinh này," Geronimo Villanueva, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết.
Khối lượng nước khổng lồ này kéo dài hàng triệu năm. Nhưng qua thời gian, không khí trên sao Hỏa bị loãng đi. Sự sụt giảm áp suất có nghĩa là nhiều nước biển toả vào không gian. Hành tinh này cũng bị mất lớp cách nhiệt của nó nữa. Hành tinh không còn ấm đủ cho nước ở thể lỏng, biển rút đi và cuối cùng bị đóng băng. Hôm nay, chỉ có 13% đại dương còn lại, bị đông ở chỏm cực của sao Hỏa.
"Bây giờ chúng ta biết Mars đã có nước trong một thời gian dài hơn nhiều so với chúng ta nghĩ trước đây", Mumma cho biết. Chiếc xe thám hiểm Curiosity Rover của NASA đã chỉ ra rằng sao Hỏa đã chứa nước khoảng 1,5 tỷ năm, còn hơn thời gian cần cho sự sống xuất hiện trên Trái đất. "Bây giờ chúng ta thấy rằng sao Hỏa phải có nước trong một khoảng thời gian lâu hơn," Mumma thêm.
John Bridges, một nhà khoa học về hành tinh tại Đại học Leicester, người làm việc cho chương trình xe thám hiểm Curiosity Rover của NASA, nói sao Hỏa là chắc chắn ít nhất có sự sống trong quá khứ xa xôi. "Mười năm trước đây, những câu chuyện của nước trên sao Hoả là một trận lụt thường xuyên của các mảnh đá vụn đá mỗi 100 triệu năm đã bị gián đoạn. Bây giờ chúng ta biết sự kiện đó liên tục hơn. Nó có các đơn vị chứa nước lâu dài: hồ, vùng đồng bằng và có lẽ ngay cả vùng biển, " ông nói.
"Tôi có cảm tưởng rằng chúng ta có bằng chứng tuyệt vời là sao Hỏa đã từng có thể sống được, cho dù không rõ là có sự sống hay không. Nhưng có cơ hội. Một thiên thạch mang sự sống nào đó có thể đã văng ra từ trái đất và có thể đã rớt trên nước của sao Hỏa ", ông nói thêm.
Việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa sẽ gia tăng vào năm 2018 khi Cơ quan Vũ Trụ Châu Âu gửi chiếc xe thám hiểm Rover ExoMars của nó tới sao Hỏa. Rover sẽ tìm kiếm dấu hiệu hóa học của sự sống, có lẽ bắt nguồn từ vi khuẩn sống sâu dưới mặt đất của sao Hỏa. Năm ngoái, chiếc Curiosity Rover của NASA phát hiện mêtan trong khí quyển của sao Hỏa. Phát hiện này làm dấy lên đồn đoán rằng khí có thể đến từ các sinh vật sống. Nó có thể, nhưng không có bằng chứng. Methane thường xuyên được phát sinh trên các hành tinh thông qua các quá trình địa chất mà không cần có bất kỳ cuộc sống nào.
Charles Cockell, giáo sư sinh học ngoài không gian tại Đại học Edinburgh, cho biết: "Sự tồn tại của nước càng lâu trên một hành tinh ở một vị trí cố định, đặc biệt nếu có sự thay đổi địa chất, có nhiều khả năng nó sẽ cung cấp một môi trường sinh sống trong một khoảng thời gian thích hợp cho cuộc sống phát sinh hoặc nảy nở. Một đại dương sẽ đáp ứng nhu cầu này." Dù vậy, tuy đời sống có thể có, không có nghĩa là không thể tránh khỏi. "Tất nhiên, nó có thể không có người ở," ông nói thêm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét