Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015
Quản trị công nghệ - Quản trị R&D
08:24
Hoàng Phong Nhã
No comments
1. Khái niệm hoạt động R&D
Nghiên cứu (Research) và phát triển (Development) là 1 hoạt động hết sức quan trọng của quản trị công nghệ.
Nghiên cứu được chia thành 2 loại: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.
- Nghiên cứu cơ bản tạo ra kiến thức mới hoặc chân lý khoa học.
- Nghiên cứu ứng dụng nhằm vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn trong doanh nghiệp. Trong khi đó phát triển lại nhằm cải tiến phát minh và đổi mới để đáp ứng nhu cầu riêng của doanh nghiệp.
Hoạt động R&D có thể chia thành 3 lĩnh vực tuỳ theo mục đích nghiên cứu.
- R&D cho các hoạt động kinh doanh hiện tại. Nhằm bảo vệ, duy trì vị thế hiện tại, tức là đảm bảo sản phẩm không bị lạc hậu và cạnh tranh được trên thị trường. Trong trường hợp này mục tiêu của R&D là kéo dài đời sống sản phẩm hiện có, giảm chi phí sàn xuất hiện có đưa ra những model mới của sản phẩm hiện có.
- R&D cho các hoạt động kinh doanh mới. Nhằm tạo ra các hoạt động khinh doanh mới. Mục tiêu của R&D trong trường hợp này là tạo ra sản phẩm mới.
- R&D cho nghiên cứu thăm dò (exploratory research). Nhằm tích luỹ kiến thức trong lĩnh vực mà DN đang hoạt động cũng như kiến thức trong những lĩnh vực khác mà DN cho là quan trọng trong tương lai. Mục tiêu của R&D là khám phá những cơ sở cho công nghệ mới.
2. Nội dung quản trị R&D:
2.1. Tổ chức hoạt động R&D
- Tập trung: hoạt động R&D đc tập trung để phục vụ cho các đơn vị của doanh nghiệp. Nói chung nhiều công ty lớn có xu hướng có những hoạt động R&D tập trung bao gồm nghiên cứu cơ bản và 1số hoạt động mang tính chất phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu riêng của nhóm sản phẩm, của hoạt động kinh doanh hoặc của các đơn vị mà nó phục vụ. Ngoài ra, các doanh nghiệp có ý định trở thành dẫn đầu về công nghệ cũng thường áp dụng cách này.
- Phân tán: mỗi đơn vị có thể hoạt động R&D riêng, ví dụ công ty 3M sản xuất hơn 40000 loại sản phẩm và được phân thành hơn 40 đơn vị độc lập, mối đơn vị đều có chức năng R&D.
Hoạt động R&D có thể được tổ chức theo các hình thức sau:
- Tổ chức dựa theo ngành: hoạt động R&D đc tổ chức theo ngành KH hoặc KT; ví dụ hoá học, điện tử, năng lượng… Tổ chức theo hình thức này sẽ cung cấp cơ sở KH cho CN của DN.
- Tổ chức dựa theo lĩnh vực KD: hoạt động R&D đượcc tổ chức thành những bộ phận nghiên cứu về sản phẩm và quá trình liên quan đến các lĩnh vực KD.
2.2 . Lựa chọn nhân sự cho hoạt động R&D
- Nhân sự cho hoạt động R&D
+ Người truyền đạt thông tin: Tiếp nhận thông tin từ bên ngoài và truyền đạt, phổ biến cho các bộ phận của DN nhất là bộ phận R&D.
+ Người phát sinh ý tưởng: Là những người có tính sang tạo, có khả năng psinh nhiều ý tưởng mới. Người phát sinh ý tưởng thường là những nhà nghiên cứu cơ bản, nhưng cũng có thể là nhân viên thuộc các bộ phận của DN.
+ Người giải quyết vấn đề: Có kỹ năng phân tích và có khả năng đề xuất các giải pháp. Người giải quyết vần đề thường là các kỹ sư.
+ Người quản trị R&D: có trách nhiệm quản trị và qtrọng nhất là thực hiện có hq việc hoạch định và kiểm tra dự án R&D.
- Vai trò của NQT R&D:
+ Đặt ra mtiêu nghiên cứu và xđ các lĩnh vực nghiên cứu.
+ Tìm kiếm, thuê và khuyến khích các nhà nghiên cứu sángtạo.
+ Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho các nhà nghiên cứu.
+ Nghiên cứu để tạo ra sp, quá trình mới cad cải tiến hđ.
2.3. Lập ngân sách cho R&D
- Dựa vào sự phân bố ngân sách của năm trứơc. Cách đơn giản nhất là dựa vào chỉ tiêu của năm trước rồi cộng thêm khoản bổ sung do lạm phát.
- Dựa vào mức chi tiêu của đối thủ cạnh tranh. Khi phân tích chi phí R&D của đối thủ, DN có thể xác định được chi phí R&D của mình.
- Tính theo % doanh thu. Dựa vào doanh thu của năm trước để tính chi phí cho R&D.
- Dựa vào khả năng chi trả. Mức đầu tư cho R&D phụ thuộc vào khả năng chi trả của DN.
2.4. Hoạch định, giám sát và đánh giá dự án R&D:
- Mục tiêu của dự án R&D
Dự án R&D tạo ra và kéo dài đời sống của sản phẩm của doanh nghiệp, ngăn ngừa sự lỗi thời của công nghệ. Kéo dài đời sống của sản phẩm có thể thực hiện bằng cách:
+ Cải tiến quá trình sản xuất để giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Cải tiến những model sản phẩm hiện có.
+ Tạo ra những model mới.
- Hoạch định dự án R&D
Được xem là cần thiết để đảm bảo các nguồn lực (nhân lực, nguyên vật liệu, thiết bị và tài chính) phải có sẵn khi được yêu cầu và việc sử dụng tối ưu các nguồn lực này.
Dự án có tính sáng tạo càng cao thì tính khá chắc chắn càng cao và như vậy rất khó hoạch định sự phát triển của nó.
+ Không chắc chắn về thị trường . Do khó khăn trong việc dự báo những hoạt động của đối thủ cạnh tranh và phản ứng của thị trường đối với hoạt động đổi mới của DN.
+ Không chắc chắn về công nghệ. Do công nghệ làm tăng chi phí hoặc gặp khó khăn về kỹ thuật.
+ Không chắc chắn về hoạt động kinh doanh. Thường là ngẫu nhiên khó tiên đoán được.
- Các giai đoạn của dự án R&D:
+ Nghiên cứu cơ bản và phát minh.
+ Nghiên cứu ứng dụng và tạo nguyên mẫu chức năng.
+ Tạo nguyên mẫu kỹ thuật và thử nghiệm.
+ Sản xuất thử.
+ Thử nghiệm sản phẩm và cải tiến.
+ Sản xuất và bán sản phẩm.
- Giám sát sự phát triển của dự án R&D:
Giám sát sự phát triển của dự án R&D đòi hỏi phải chú ý đến tính năng, thời hạn hoàn thành và chi phí. Có thể dựa vào các đồ thị:
+ Tính năng = f (thời gian)
+ Tính năng = f (chi phí)
+ Chi phí tích luỹ = f (thời gian)
- Đánh giá dự án R&D:
Những thông tin cần có để đánh giá về mặt kinh tế có thể bao gồm:
+ Dòng chi phí theo thời gian.
+ Dòng thu nhập theo thời gian.
+ Xác suất thành công về thương mại và kỹ thuật.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét