Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

NGƯỜI VIỆT NAM & “ĐẠO GIÊ-SU” - NMQ - 11

CHƯƠNG 10



Trong chương này:
XXI.- Sử Liệu Như Thế Nào Mới Khả Tín? XXII.- Về Luận Điệu: Không Cần Phải Phát Động Chiến Tranh - Pháp Cũng Phải Trao Trả Độc Lập Cho Việt Nam

XXI.-Sử Liệu Như Thế Nào Mới Khả Tín?
Trong lá thư đề ngày 2 tháng 9 năm 2000, độc giả Trần Hoài Thư viết cho người viết:
Xin giáo sư soạn một quyển sách, list ra họ tên tác giả, tên tác phẩm, tác giả gốc đạo gì, tháng năm tác phẩm ra đời, khuynh hướng chính trị tôn giáo v.v.. từ trước đến nay, để lớp trẻ sau này biết chọn sách mà đọc khỏi bị lạc dẫn. Thiết nghĩ chỉ có giáo sư mới đủ uy tín làm việc này! Vì gần một thế kỷ nay, tất cả các sách giáo khoa và lịch sử hầu hết đều do bọn Thiên Chúa hoặc tay sai biên soạn, nên phần đông đều mù tịt. Ví dụ Pétrus Ký, A. De Rhodes, Nguyễn Tường Tộ, Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng, Ngô Đình Diệm, đều là vĩ nhân yêu nước, nhưng Sự Thật đều là Bán Nước….” [i]
Hy vọng rằng chương sách này sẽ đáp ứng được phần nào lời yêu cầu trên đây của ông Trần Hoài Thư và cũng là lòng mong muốn của tất cả những người còn quan tâm đế lịch sử và tương lai của dân tộc Việt Nam chúng ta.

¨
Độc kế ngu dân và giáo dục nhồi sọ đã được Giáo Hội La Mã triệt để thi hành ở Việt Nam ít nhất là từ năm 1862, cho nên khi đọc một cuốn sách có những đề tài liên hệ đến giai đoạn lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, chúng ta phải đặt vấn đề về kiến thức lịch sử của tác giả:

1.- Tác giả có thoát ra khỏi cái di lụy của độc kế ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã trước đây không?

2.- Tác giả có ở vào tình trạng của “những bất khả” và “dị ứng” như đã nêu lên trong Chương 5 ở trên hay không?
Hơn nữa, viết một cuốn sách có những đề tài liên hệ đến lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, tác giả phải tham khảo thật nhiều tài liệu, phải thấu hiểu tình hình quốc tế và chính sách ngọai giao của các thế lực ngoại cường đã từng can thiệp trực tiếp vào nội tình Việt Nam trong thời kỳ này. Tác giả phải biết rõ, trong các thế lực này, Giáo Hội La Mã là một thế lực quan trọng hơn cả. Quan trọng là vì, theo tinh thần sắc chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hòang Nicholas V (1447-1455), Giáo Hội La Mã đã có chủ trương đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa rồi mới vận động đế quốc Pháp liên kết với Giáo xuât quân tấn chiếm nước ta để cùng cướp đoạt tài nguyên, cùng nô lệ hóa dân ta và cùng chia nhau lợi nhuận. Quan trọng hơn là giữa thập niên 1780, Giáo Hội và nhóm thiểu số tín đô Da-tô người Việt của Giáo Hội luôn cấu kết với các thế lực ngoài cường xâm lược để chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam.
Đây là điểm then chốt để giải thích TẠI SAO khi nhân dân các thuộc của đế quốc Anh và của đế quốc Hòa Lan vừa mới nổi lên tranh đấu giành độc lập, thì chính quyền Anh và chính quyền Hòa Lan liền trao trả quyền độc lập cho các thuộc này và rút quân về nước, trong khi đó thì nhân dân các thuốc địa Pháp lại phải tranh đấu bằng bạo lực, phải hy sinh hàng triệu người trong một cuộc chiến trường kỳ cà gần mười năm trời để đánh cho đoàn quân viễn chinh Liên Minh Pháp - Vatican thảm bại tàn tành khiến cho nước Pháp không còn khả năng theo đuổi chiến tranh, rồi mới chịu rút quân về nước và công nhận chủ quyền độc lập của các dân tộc thuộc địa.
Muốn biết rõ vấn đề này, thiết cần phải biết:
A.- lời nhận xét của sử gia Loraine Boettner ghi nhận:
Rome in the minority is a lamb (Khi là thiểu số, Giáo Hội La Mã là con cừu).
Rome as an equal is a fox (khi ngang số, Giáo Hội La Mã La Mã là con cáo).
Rome in the majority is a tiger (khi chiếm đa số, Giáo Hội La Mã là con cọp.
B.- Một số những dữ kiện lịch sử Việt Nam dưới đây trong thời cận và hiện đại:
Thứ nhất.- Con số tín đồ Da-tô ở Việt Nam vào những thời điểm:
Năm1800: 320 ngàn và 119 linh-mục.
Giữa thập niên 1850 là từ 500 đến 600 ngàn.
Giữa thập niên 1850,
Năm 1945 là 1 triệu 700 ngàn người[ii].
Tất cả những người này đều đã được nhồi sọ thành những hạng người "tuyệt đối tin tưởng vào Tòa Thánh Vatican và triệt để tuân hành lệnh truyền của các đấng bề trên trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã". Ngòai ra, Giáo Hội còn có hàng ngàn linh mục và giám mục với tinh thần "thà mất nước, chứ không thà mất Chúa" nắm giữ những vai trò trưởng lưới gián điệp và chỉ huy các đạo quân nội trùng thập tự chống lại tổ quốc Việt Nam.
Thứ hai.- Giáo Hội luôn luôn tìm cách can thiệp trực tiếp vào nội tình của bất cứ quốc gia nạn nhân nào bị Giáo Hội chiếu cố, đặc biệt là vào khi quốc gia nạn nhân này có biến động. Việt Nam đã từng là quốc gia nạn nhân trong chính sách này của Giáo Hội từ thập niên 1780 cho đến ngày nay.

1.- Sách sử còn ghi rõ, vào giữa thập niên 1780, Giáo Hội La Mã cấu kết với Pháp qua sự trung gian của Gíám mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) để can thiệp vào Việt Nam. Qua ông Giám-mục này, Giáo Hội và nước Pháp sản xuất ra Thỏa Hiệp Versailles 1787. Đây là một thỏa hiệp hết sức quái đản vì nó là kết quả của bàn tay đạo diễn của Giáo Hội La Mã qua nhân vật Giám-mục Bá Đa Lộc vừa là đại diện cho Vatican, vừa là đại diện cho Việt Nam, vừa nhân danh là người Pháp thuyết phục chính quyền Pháp liên kết với Vatican để sản xuất ra hiệp ước này. Dù rằng, thỏa hiệp này không được thi hành [vì chính quyền đạo phiệt Da-tô của Vua Louis XVI (1754-1793) tay sai của Vatican bị Cách Mạng Pháp 1789 lật đổ], nhưng cũng từ đó, Giáo Hội La Mã đã dùng nó làm cái cớ và cái đà để liên tục tích cực can thiệp trực tiếp vào nội tình Việt Nam một cách vô cùng thô bạo và hết sức trắng trợn.

2.- Giáo Hội La Mã đã bỏ tiền ra tài trợ và giao trách nhiệm cho Giám-muc Pigneau de Béhaine vận động quyên tiền trong cộng động Da-tô ở các nước Âu Châu để thuê mướn lính đạo từ Âu Châu, mua sắm vũ khí và chiến tầu đem sang Việt Nam viện trợ cho Nguyễn Ánh. Mục đích của việc làm gian ác này là để có thể dễ dàng xâm nhập vào thượng tầng bộ máy cai trị của triều đình nhà Nguyễn.

3.- Vào những năm đầu của thế kỷ 19, dù rằng đã nhờ vào viện trợ của Giáo Hội đặt dưới quyển chỉ huy của Gíam-mục Pigneau de Béhaine, Nguyễn Ánh mới đánh bại được nhà Tây Sơn, nhưng khi đã thành công và lên ngôi vua rồi, ông lại ngoảnh mặt đi, và tìm đủ mọi cách đề phòng, không để cho bọn giáo sĩ đàn em của Pigneau de Béhaine (lúc đó đã qua đời) có cơ hội xâm nhập vào bộ máy cai trị của nhà Nguyễn. Kể từ đó, Giáo Hội lại tích cực vận động Pháp và Tây Ban Nha xuất quân tấn chiếm Việt Nam rồi thống trị dân ta cho đến tháng 3 năm 1945 thì bị quân Nhật lật đổ.

4.- Giáo Hội La Mã thi hành những sách lược “Cáo đội lốt hùm” và “theo voi ăn bã mía”: Từ năm 1940, thấy rằng Phe Trục Đức-Ý-Nhật thắng thế, tại Âu Châu, Giáo Hội dồn hết nỗ lực vào việc vận động Phát Xít Ý và Đức Quốc Xã ủng hộ và viện trợ cho phe Phát-xit Da-tô của Francisco Franco (1892-1975) trong cuộc chiến lật đổ chính quyền Cộng Hòa Tây Ban Nha để thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô tại quốc gia này. Đồng thời, Tòa Thánh Vatican lại cấu kết với Đức Quốc Xã và Phát Xít Ý để đưa tên Da-tô Ante Pavelich lên cầm quyền ở Croatia, rồi thiết lập chế độ đạo phiệt Da tô ở quốc gia này nhằm thi hành chính sách Ki-tô hóa bằng bạo lực. Chỉ trong vòng 4 năm (1941-1945), chế độ đạo phiệt Da-tô này đã tàn sát tới hơn 700 ngàn dân thuộc Do Thái Giáo, Chính Thống Giáo và Hồi Giáo trong một quốc gia chỉ vỏn vẹn độ ba (3) triệu dân.

Pope Pius XII
Giáo Hoàng Pius XII
(2 March 1876 - 9 October 1958)

Hồng Y Spellman
Giáo Hoàng Pius XII cùng với Hồng Y Spellman thuyết phục Mỹ dùng bom nguyên tử để giải vây cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ, và vận động đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền
Tại Á Châu, cũng vào thời điểm này, thấy rằng Nhật đang làm bá chủ Á Châu, một mặt, Giáo Hội cho tên Da-tô Ngô Đình Huân (con trai Ngô Đình Khôi, cháu nội Ngô Đình Khả) luồn lọt vào làm do thám cho Nhật, được Nhật tin dùng, cho nắm giữ chức bí thư cho Đại Sứ Nhật Yokohama. Mặt khác, Giáo Hội cho hâm nóng con bài Da-tô Cường Để ở Nhật bằng cách ra lệnh cho tên Da-tô Ngô Đình Diệm tích cực họat động cho con bài Cường Để với hy vọng nếu Nhật hất cảng Pháp, Nhật sẽ dùng Cường Để thay thế Bảo Đại và dùng Ngô Đình Diệm làm thủ tướng, rồi Giáo Hội sẽ dựa vào Nhật để thi hành sách lược “Cáo đội lốt hùm” giống như Giáo Hội đã làm với Đức Quốc Xã và Phát Xít Ý ở Tây Ban Nha và ở Croatia.

5.- Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng Đông Minh Anh - Mỹ - Pháp - Nga -Trung Hoa, Quốc Quân Trung Hoa đuợc giao cho trách nhiệm giải giới và hồi hương quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc. Mãi tới đầu tháng 9/1945, Tướng Lư Hán mới đưa quân vào Việt Nam qua ngả Vân Nam – Lào Cai, và Tướng Tiêu Văn mới dẫn quân vào Việt Nam qua ngả Quảng Tây đi đường Lạng Sơn, tổng cộng tất cả vào khoảng 200 ngàn người. Cả hai đạo quân này thật sự là những quân ăn cướp và hà hiếp dân ta mà người Việt Nam lúc bấy giờ gọi là "quân Tầu Ô" và sử gia Bernard B. Fall ví như "đàn châu chấu" (like a swarm of locusts) bay vào tàn hại Việt Nam. Trên đường từ Lào Cai và từ Lạng Sơn về tới Hà Nội, các vị lãnh đạo và đảng viên Quốc Dân Đảng Việt Nam (Việt Quốc) của ông Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội (Việt Cách) của ông Nguyễn Hải Thần cùng đi theo đoàn quân Tâu Ô này để đánh cướp chính quyền đã nằm trong tay của Mặt Trận Việt Minh từ ngày 15/8/1945 (hay sau đó một vài ngày). Do việc dựa vào thế lực của hai đạo quân Tầu Ô trên đây để củng cố quyền lực, cho nên uy tín của hai đảng Việt Quốc và Việt Cách cũng chìm nổi với đoàn quân Tầu Ô này. Vì thế mà dân chúng ở những vùng có quân Tàu chiếm đóng đều kinh sợ và xa lánh cả hai chính đảng này giống như kinh sợ quần Tầu (Quốc Quân Trung Hoa) vậy.
Quân Anh được trao cho nhiệm vụ giải giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam. Trong thực tế quân Anh che chở cho quân Pháp đổ bộ vào Sàigòn.
Đồng thời, cũng vào thời điểm này, Tòa Thánh Vatican đã toa rập với chính quyền Charles de Gaulle của nước Pháp trong việc đưa cựu linh-mục Thierry d’ Argenlieu lên nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương vào ngày 17/8/1945. Nhiệm vụ của vị linh mục này là đem quân tái chiếm Đông Dương và thi hành độc kế chia để trị, bằng cách xé nước Việt Nam ra làm nhiều mảnh nhỏ theo lằn ranh biên giới địa lý, sắc tộc và tôn giáo, rồi dùng người Việt đánh người Việt và dùng nhóm thiểu số tín đồ Da-tô cai trị đại khối nhân dân thuộc các tôn giáo khác. Quan trọng hơn nữa, việc Tòa Thánh Vatican cấu kết với Pháp trong việc bổ nhậm cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương vào thời điểm này là có dã tâm thâm độc xúi giục và khích lệ gần hai triệu tín đồ Da-tô người Việt nổi lên tiếp tay đoàn quân viễn chinh Liên Minh Pháp – Vatican chống lại chính quyền Kháng Chiến dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh. Đây là sự thật lịch sử. Sự thật lịch sử này đều được sách sử ghi lại rõ ràng, và ngay cả các sử gia Da-tô cũng công nhận như vậy. Bằng chứng là sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi nhận trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:
Đờ Gôn (De Gaulle) gặp đô đốc Thierry d’ Argenlieu, một tu sĩ Dòng Camêlô, làm cho Cao Ủy Đông Dương, nghĩa là làm Toàn Quyền. Có lẽ ông hy vọng rằng vị linh mục này sẽ thành công trong việc quy tụ dân công giáo lại đi theo ủng hộ mình, như hồi chinh phục lần đầu, cách đó một thế kỷ.”[iii]
Vấn đề này sẽ được trình bày đày đủ ở trong Mục XV, Phần V trong bộ sách Lịch sử và Hồ Sô Tội Ác của Giáo Hội La Mã.

6.- Sau khi bị thảm bại tại Điện Biên Phủ vào đầu tháng 5 năm 1954, tại Hội Nghị Genève, Pháp nghiêm chỉnh thương thuyết với chính quyền Kháng Chiến Việt Nam, bằng lòng rút quân về nước và công nhận quyền độc lập của Việt Nam. Liên Minh Pháp – Vatican chính thức tan rã và Pháp thực sự đã bỏ cuộc tái chiếm Việt Nam. Pháp bỏ cuộc, nhưng Vatican vẫn còn cố đấm ăn xôi, lì lợm bám chặt vào Việt Nam như loài đỉa đói. Vì có tham vọng còn muốn bám chặt lấy Việt Nam, Vatican quay ra vận động chính quyền Hoa Kỳ liên kết với Vatican đưa ông Da-tô Ngô Đình Diệm về cầm quyền ở Việt Nam. Để đạt được mục đích này, Giáo Hội huy động tất cả các tín đồ Da-tô có thế lực người Hoa Kỳ, tín đồ Da-tô người Pháp ở Pháp và cả tín đồ Da-tô người Việt là bà Nam Phương Hoàng Hậu để làm áp lực với chính quyền Pháp và ông Bảo Đại đưa ông Da-tô Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền.

7.- Duy trì và củng cố quyền lực ở miền Nam Việt Nam: Sau khi đã đưa ông Da-tô Ngô Đình Diệm lên cầm quyền ở Việt Nam, Giáo Hội cấu kết với Hoa Kỳ để duy trì Việt Nam mãi mãi ở trong tình trạng chia đôi bằng cách vi phạm Hiệp Ước Genève 1954, không cho tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước như Thoả Hiệp Genève đã dự trù vào tháng 7 năm 1956.
Đây là thời kỳ Giáo Hội La Mã dựa vào cái dù của siêu cường Hoa Kỳ để củng cố và duy trì quyền lực ở miền Nam và ra lệnh cho chính quyền Ngô Đình Diệm chính thức làm lễ dâng nước Việt Nam cho Tòa Thánh Vatican[iv], và tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân miền Nam bằng tất cả phương tiện của chính quyền. Hậu quả là trên 300 ngàn người dân ở các tỉnh thuộc Liên Khu V bị tàn sát trong những chiến dịch “mở mang nước Chúa” được ngụy tạo là “những chiến dịch Chống Cộng”. Chiến dịch này được chính quyền hợp thức hóa bằng Sắc Luật 47 ban hành vào ngày 21/8/1956 và Luật 10/59 được ban hành vào ngày 6 tháng 5 năm 1959. Theo luật này, 3 tòa án đặc biệt được thiết lập để làm công cụ cho những chiến dịch "mở mang nước Chúa" nằm trong kế hoạch Ki-tô hóa miền Nam bằng bạo lực để “chỉ trong vòng mười năm thôi là cả miền Nam sẽ theo Công Giáo Hết[v]
Lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại rõ ràng là như vậy. Cho nên bất cứ tác phẩm lịch sử nào có liên hệ đến Việt Nam trong thời kỳ này mà (1) không nói đến Giáo Hội La Mã (một thế lực đã liên tục can thiệp vào Việt Nam lâu dài nhất, thô bạo nhất và trắng trợn nhất, (2) không nói đến đạo quân thập tự nằm vùng nội phản, và (3) không nêu đích danh những tên Việt gian Da-tô làm tay sai cho Giáo Hội La Mã và làm tay sai cho các đế quốc trên đây, thì đó chỉ là một cuốn ngụy sử do bọn văn nô Da-tô biên soạn ra để xuyên tạc lịch sử và che giấu những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã đã chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ thập niên 1780 cho đến ngày nay hay ít ra là cho đến ngày 30/4/1975.
Những tác giả cố tình tránh né hay mù quáng không nhìn thấy những sự kiện rõ ràng như đã trình bày trên đây, tất nhiên là không thể nào tin cậy được. Những người không nhìn thấy những sự kiện lịch sử trên đây mà vẫn ti toe viết sử thì chỉ là thứ “ếch ngồi đáy giếng” làm chuyện “múa rìu qua mắt thợ” và "ăn ốc nói mò". Đây là loại người, nếu không phải là văn nô Da-tô, thì cũng là:

Ong non ngứa nọc châm hoa rữa, Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa.

(Hồ Xuân Hương)

Gần đây chúng tôi được nghe thiên hạ phóng ra một luận điệu mới: "Không cần phải phát động chiến tranh làm tốn phí cả 4 hay 5 triệu sinh linh, thì rồi đến lúc nào đó, Pháp cũng phải trả lại chủ quyền độc lập cho dân ta như người Anh đã trả lại chủ quyền độc lập cho Ấn Độ vào ngày 15/8/1947, như người Hòa Lan đã phải chính thức công nhận nền độc lập của Nam Dương vào ngày 2/11/1949 và triệt thoái toàn bộ quân đội về nước vào ngày 27/12 năm đó."
Nói như thế mà cũng nói cho được, thì chúng tôi không hiểu ai là những người "nghe lọt tai." Trừ phi không biết, hoặc thuộc loại phản quốc, khi có một nước khác đến ngồi trên đầu làm chủ, không có một người dân tử tế nào bằng lòng chờ cho có ngày bọn thực dân tự động trả lại cơ đồ ông cha mình cả. Nếu theo luận điệu ươn hèn như trên, thì những công lao và sự hy sinh thân thế của hàng triệu anh hùng nghĩa sĩ trong các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta trong đại cuộc đánh đuổi giặc Pháp ngoại xâm từ năm 1858 cho đến năm 1954 đều là vô ích hay sao! Và hàng triệu anh hùng nghĩa sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến 1954-1975 để đòi lại miền Nam trong tay Mỹ, đem lại thống nhất cho đất nước cũng là vô ích hay sao!
Đưa ra luận điệu này là tỏ ra vô ơn với hàng triệu anh hùng nghĩa sĩ đã ngã xuống cho tổ quốc Việt Nam được trường tồn. Người viết cực lực phản đối luận điệu này.
Ngườiviết tin rằng, những người đưa ra luận điệu này nếu không phải là người của Vatican thì cũng là những người đồng lõa với bọn vong bản thường lớn tiếng bảo nhau rằng "Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa". Ngườiviết cũng tin rằng những người nghe theo luận điệu này không phải là người học sử, không thấu hiểu lịch sử thế giới, không thấu hiểu lịch sử Giáo Hội La Mã, và cũng không biết gì về chủ nghĩa bá quyền của Giáo Hội La Mã. Chủ nghĩa bá quyền này đã được công bố rõ ràng trong Sắc Chỉ Romanus Pontifex, ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas (1447-1455)].
Vì không có kiến thức về lịch sử thế giới và cũng không có kiến thức về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, những người này không thể nào biết được:
- TẠI SAO khi nhân dân các thuộc địa của đế quốc Anh và đế quốc Hòa Lan vừa mới nổi lên tranh đấu đòi độc lập có mấy năm ngắn ngủi, thì hai đế quốc này đã phải trao trả độc lập cho họ. Và
- TẠI SAO dận tộc Việt Nam đã phải vùng lên tranh đấu trường kỳ với cả hàng trăm cuộc nổi dậy, phải chiến đấu trong những hoàn cảnh cực kỳ gian khổ và vô cùng đẫm máu, tốn phí cả gần chục triệu sinh linh mới đánh đuổi được giặc Pháp và giành lại được chủ quyền độc lập cho dân tộc, và mới đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam để đem lại thống nhất cho tổ quốc. Nhưng giặc Vatican vẫn còn lì lợm bám chặt lấy Việt Nam như loài đỉa đói.
Cho dù hkông biết những sự kiện trên, không ai lại dễ dàng chấp nhận lập luận cho rằng không cần phải phát động chiến tranh thì rồi đến lúc nào đó, Pháp cũng phải trả lại chủ quyền độc lập cho Việt Nam. Dã tâm của họ là phủ nhận những công nghiệp lịch sử to lớn và sáng chói của Mặt Trận Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam, những người đã giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, đem lại thống nhất cho đất nước và vinh quang cho tổ quốc Việt Nam ta. Nếu chịu khó suy nghĩ, ta sẽ biết thế lực nào đã đưa ra lập luận quái đản này, và mớm cho bọn người “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” để phát tán, rêu rao.
Để phản bác luận cứ, xin quý vị cùng chúng tôi ôn lại một giai đoạn lịch sử ở Âu Châu nói về các Phong Trào Tin Lành chống Vatican và phong trào các đế quốc Âu Châu đem quân đi đánh chiếm đất đai ngoài Âu Châu làm thuộc địa.
Từ thế kỷ 16, tại Âu Châu, có hai sự kiện quan trọng:

☞ Thứ nhất, từ cuối thập niên 1510, Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo bắt đầu bùng lên thành phong trào vũ trang chống lại quyền lực của Tòa Thánh Vatican. Quan trọng nhất là Phong Trào Tinh Lành do Linh-mục Martin Luther (1483-1546) ở Đức khởi xướng và khởi đầu vào năm 1517. Giậu đổ bìm leo. Phong trào này nổi lên như một vết dầu loang và dẫn đến việc chính quyền Anh của Anh Hoàng Henry VIII (1491-1547) cũng vùng lên chống lại Tòa Thánh Vatican, rồi chính thức ly khai khỏi Giáo Hội La Mã, thành lập Anh Giáo, tịch thu toàn bộ tài sản của Giáo Hội tại Anh Quốc. Rồi sau đó, vào năm 1691, Quốc Hội Anh lại ban hành Đạo Luật Ổn Định vào năm 1691, cấm, không cho người Anh là tín đồ Da-tô của Giáo Hội La Mã lên cầm quyền. (The Act of Settlement of 1691). Đạo luật này quy định rằng không có một tín đồ Ki-tô La Mãnào có thể trở thành nhà lãnh đạo nước Anh. Như vậy là luật này loại hẳn tất cả những người con và cháu của vua James Đệ Nhị với người vợ thứ hai của nhà vua. Nguyên văn: “A third measure, the Act of Settlement of 1691, provided that no Roman Catholic could be ruler of England, automatically excluding the descendants of James II by his second wife.”Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott Foresman Company, 1974), p. 398.
Sau khi nước Anh nổi lên chống Vatican và thành lập Anh Giáo không được bao lâu, tại lục địa Âu Châu lại có một Phong Trào Tin Lành khác nổi lên chống Vatican. Phong trào Tin Lành này do nhà thần học John Calvin (1509-1564) khởi lập và khởi đầu ở Thụy Sĩ, rồi lan tràn ra nhiều nước khác ở Trung Âu, Bắc Âu và Tây Âu.



Martin Luther Linh-mục Martin Luther
(1483-1546)

nhà thần học
John Calvin (1509-1564)
Cả ba phong trào chống Vatican này (Anh Giáo, Tin Lành Luther và Tin Lành Calvin) càng ngày càng phát triển: Anh giáo bao trùm toàn thể Anh Quốc. Tin Lành Luther và Tin Lành Calvin được nhân dân các quốc gia Trung Âu, Bắc Âu và Tây Âu nồng nhiệt tiếp đón. Không biết sự nồng nhiệt tiếp đón đạo Tin Lành của nhân dân tại các quốc gia này là vì họ nhận thấy thuyết lý Tin Lành có lý hơn thuyết lý Ki-tô La Mã hay là vì lòng căm phẫn, thù ghét và quá ghê tởm những thủ đoạn bịp bợm và chính sách tàn ngược của Vatican, giống như một người vợ bị anh chồng ác độc đối xử quá ư tàn ngược cho nên mới phải cuốn gói ra đi với hy vọng sống với bất kỳ người đàn ông tồi tệ nào khác cũng vẫn còn hơn sống với thằng chồng khốn nạn đó. Cũng vì thế, kể từ đó, chiến tranh tôn giáo giữa những người cùng thờ ông Jesus là phe Ki-tô La Mã và các phe Tin Lành trở nên vô cũng tàn khốc và hết sức dã man. Trong Chương 7 ở trên, chúng tôi đã trích dẫn một vài bản văn sử nói về những hành động tàn ngược và dã man của phe Ki-tô La Mã đối với những người Tin Lành ở Pháp và ở Ái Nhĩ Lan. Riêng ở Ái Nhĩ Lan, cho đến ngày nay (2008), sự thù hận và chiến tranh vẫn còn âm ỉ giữa người Tin Lành và người Ki-tô La Mã không bằng hình này thì cũng bằng hình thức khác.
Cho đến cuối thế kỷ 18, đại đa số nhân dân các quốc gia Trung Âu, Bắc Âu, Tây Âu theo đạo Tin Lành. Tại các quốc gia này, những người theo đạo Ki-tô La Mã trở thành thiểu số, ngoại trừ hai nước Pháp và Ba Lan. Tuy nhiên, dù là đa số người dân hai quốc gia này vẫn còn theo đạo Ki-tô La Mã, nhưng đa số những tín hữu Ki-tô La Mã ở hai quốc gia này cũng đã bắt đầu chán ghét và ghê tởm Tòa Thánh Vatican. Nhờ vậy mà Cách Mạng Pháp 1789 mới thành công dễ dàng như chúng ta đã thấy. Ki-tô La Mã chỉ còn chiếm đa số tại ba nước ở Nam Âu là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý Đại Lợi mà thôi. Tuy nhiên, có rất nhiều tín đồ Ki-tô La Mã ở ba quốc gia này cũng có khuynh hướng theo Cách Mạng chống lại Vatican một cách quyết liệt. Cũng nhờ vậy mà cuộc Cách Mạng Y 1870 mới dễ dàng thành công. Sẽ được trình bày đầy đủ trong Mục XXVI, Phần VII trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.

☞ Thứ hai, cũng bắt đầu từ đầu thế kỷ 16, có phong trào các cường quốc Âu Châu đem quân đi đánh chiếm đất đai ở ngoài lục địa Âu Châu
- để làm thuộc địa, hoặc là
- để di dân như Bắc Mỹ, Úc Châu và Nam Phi, hoặc là
- để khai thác tài nguyên và làm thị trường tiêu thụ hàng hóa kỹ nghệ như Đông Dương, Indonesia, Ấn Độ, Miến Diện, v.v...
Về phương diện tôn giáo, cả hai loại thuộc địa trên đây đều thuộc về các đế quốc mà (1) các nhà lãnh đạo chính quyền là tín đồ Tin Lành (Hòa Lan và Anh), và (2) các nhà lãnh đạo chính quyền là tín đồ Ca-tô cấu kết chặt chẽ với Vatican (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Bỉ.)
I.- Loại thuộc địa của các đế quốc theo đạo Tin Lành.- Trong công cuộc đem quân đi đánh chiếm đất đai ở ngoài lục địa Âu Châu làm thuộc địa, chính quyền đế quốc Tin Lành có những đặc tính:

1.- Hoàn toàn hành động riêng rẽ,

2.- Không liên kết với Giáo Hội La Mã.

3.- Không có vấn đề tín đồ Tin Lành bản địa được tổ chức thành những đạo quân thứ 5 nổi lên tiếp ứng cho đoàn quân viễn chính từ chính quốc tiến đến tấn công.

4.- Không có vai trò của Giáo Hội La Mã trong bộ máy quản trị nhân dân trong các thuộc địa.

5.- Không có nhóm thiểu số tín đồ Tín Lành bản địa được:

a.- Coi là thành phần nòng cốt để bảo vệ chế độ thuộc địa,

b.- Sử dụng để đánh phá và tiêu diệt các phong trào khởi nghĩa của nhân dân bản địa vùng lên giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc.
Vì những đặc tính trên đây, cho nên khi nhân dân thuộc địa nổi lên tranh đấu đòi lại quyền độc lập, nếu chính quyền tại chính quốc thấy rằng không thể tiếp tục làm chủ nhân ông tại các thuộc địa được nữa, liền quyết định trao trả chủ quyền độc lập cho họ. Tất nhiên là không có Giáo Hội Tin Lành nào níu kéo đòi đem quân đến đàn áp các phong trào kháng chiến của nhân dân bản địa, và cũng không có vấn đề nhóm tín đồ Tin Lành bản địa tìm cách năn nỉ, lạy lục để níu kéo chính quốc đem quân tái chiếm hay vận động chính quyền đế quốc khác đem quân đến giúp đỡ đưa họ lên cầm quyền để họ tiếp tục bán nước và "mở mang nước Chúa".
Đây là các thuộc địa của Đế Quốc Anh và Đế Quốc Hòa Lan ở các lục địa Phi Châu, Mỹ Châu, Đại Dương Châu và Á Châu, trong đó có Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan, Mã Lai, Indonesia.
II.- Loại thuộc địa đế quốc Ki-tô La Mã.- Trong công cuộc đem quân đi đánh chiếm đất đai ở ngoài lục địa Âu Châu làm thuộc địa, chính quyền đế quốc theo đạo Ki-tô La Mã có những đặc tính:

1.- Dùng các tài liệu tình báo do Vatican và tín đồ Da-tô bản địa cung cấp.

2.- Cấu kết với Tòa Thánh Vatican thành một liên minh xâm lược.

3.- Dùng các giáo sĩ truyền giáo người Âu đã từng hoạt động tại địa phương làm thành phần trung gian để sử dụng giới tu sĩ và nhóm thiểu số tín đồ Da-tô bản địa trong các chiến dịch quân sự tấn chiếm, bình định và thiết lập bộ máy đàn áp nhân dân.

4.- Nhóm thiểu số tín đồ Da-tô bản địa được đoàn ngũ hóa, được tổ chức thành những đạo quân thứ 5 và lực lượng xung kích năm hờ chờ sẵn khi đoàn quân viễn chinh liên minh với Vatican tiến vào thì nổi lên tiếp ứng.

5.- Vatican đã chuẩn bị đầy đủ nhân sự gồm những tín đồ Da-tô bản địa thuộc loại "thà mất nước, chứ không thà mất Chúa" làm những việc đưa đường, dẫn lối, chỉ điểm, thông ngôn, tra tấn tù nhân, lao công, thư ký và gia nhập các đạo quân đánh thuê làm các công việc canh giữ, tiếp tế, khuân vác, v.v...

6.- Nhóm thiểu số tín đồ Da-tô bản địa trở thành thành phần xã hội được chính quyền bảo hộ tin tưởng nhất, được biệt đãi và biến thành lực lượng nòng cốt để bảo vệ chế độ.
Vì cả 6 đặc tính trên đây, cho nên khi nhân dân thuộc địa nổi lên tranh đấu đòi lại quyền độc lập, thì chính Vatican và nhóm tín đồ Da-tô bản địa trở thành thế lực cương quyết sử dung bạo lực để bảo vệ chế độ và thẳng tay đàn áp các phong trào nổi dậy của nhân dân bằng bất cứ giá nào dù là dã man đế mức nào đi nữa họ cũng làm. Những hành động tàn ngược và dã man của tín đồ Da-tô trong vụ tàn sát gần 20 ngàn người Tin Lành Pháp ở St. Bartholomew trong ngày 22/8/1572, vụ tàn sát người Tin Lành Ái Nhĩ Lan vào năm 1641, vụ tàn sát hơn 700 ngàn ngườii Do Thái Giáo, Chính Thống Giáo và Hồi Giáo ở Croatia trong những năm 1941-1945, và vụ tàn sát gần 800 ngàn người Tutsis trong năm 1994 là bằng chứng rõ rệt nhất cho lời khẳng định này. Xin xem lại Chương 7.
Bất kỳ thuộc địa nào nằm dưới ách thống trị của bất kỳ đế quốc xâm lược nào có cấu kiết hay liên minh với Vatican đều bị Vatican bám chặt như loài đỉa đói.

anh em Ngô Đình
Anh em nhà Ngô Đình trong
chế độ gia đình trị và tôn giáo trị
Chỉ khi nào chính quyền bản địa hoàn toàn lọt vào tay Vatican qua một chính quyền đạo phiệt Da-tô mà hậu trường sân khấu chính trị là hội đồng giám mục địa phương (một nhóm cán bộ tay sai đắc lực của Vatican tại địa phương điều khiển) thì khi đó, Vatican không những không níu kéo hay van nài chính quyền đế quốc đã từng liên minh với Vatican trong việc tấn chiếm và thống trị quốc gia thuộc địa đó, mà còn xúi giục bọn tín đồ cầm quyền tìm cách tống xuất đế quốc này ra khỏi lãnh thổ hay đòi hỏi đế quốc này phải trao trả độc lập cho chính quyền bản địa tay sai của Vatican.
Tất cả các thuộc địa của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ thuộc loại thuộc địa này.
Cũng vì thế mà hầu hết những người cầm quyền ở Châu Mỹ La-tinh, ở Phi Luật Tân, ở các cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha, của Bỉ, của Pháp tại Phi Châu đều trở thành những tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại có tên trong cuốn Tyrants History's 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004) của sử gia Nigel Cawthorne, và cũng vì thế mà trong số 100 tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại được nêu lên trong cuốn sách sử này, có tới hơn 50% là các bạo chúa Ki-tô La Mã, trong đó hầu hết là những bạo chúa Ki-tô La Mã ở trong các cựu thuộc địa của các đế quốc thực dân xâm lược Âu Châu có cấu kết với Vatican như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ.
Việt Nam là thuộc địa của Liên Minh Pháp - Vatican và tất nhiên là ở vào trường hợp bị Vatican bám chặt như loài đỉa đói, không chịu nhả ra.
Vì thế mà nhân dân Việt Nam đã phải chiến đấu trong những cuộc chiến vô cùng gian khổ, cực kỳ khó khăn và kéo dài cả một thế kỷ từ 1858 cho đến ngày 30/4/1975 mới có thể tống cổ được thằng giặc Vatican ra khỏi đất nước. Nếu không chiến đấu như vậy, thì Việt Nam đã trở thành một quốc gia giống như Phi Luật Tân hay các quốc gia Châu Mỹ La-tinh, và trong cuốn Tyrants History's 100 Most Evil Despots & Dictators trên đây của sử gia Nigel Cawthorne không phải chỉ có tên thằng phản thần tam đại Việt gia Da-tô Ngô Đình Diệm là người Việt Nam ở trong đó, mà còn có thêm một vài tên bạo chúa Da-tô người Việt Nam khác nữa.
Hy vọng phần trình bày trên đây là những lời phản bác rõ ràng để trả lời những người đưa ra luận điệu cho rằng "không cần phải phát động chiến tranh làm tốn phí cả 4 hay 5 triệu sinh linh, thì rồi đến lúc nào đó, Pháp cũng phải trao trả lại chủ quyền độc lập cho dân ta như người Anh đã trả lại chủ quyền độc lập cho Ấn Độ..."


Chú thích Chương 10
[i] Bản chụp của lá thư này đã được đưa lên sachhiem,net thừ tháng 7/2007..
[ii] Trần Tam Tỉnh, Sđ d., các tr.. 32, 52 và 212.
[iii] Trần Tam Tình, Sđd., tr. 61.
[iv] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr.126-127.
[v] Hoàng Trọng Miên, Sđd., tr. 428.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét