|
Gói cho vay lãi suất ưu đãi 6,68%/năm trong 12 tháng của VIB đang nhận được sự chú ý của thị trường. |
(TBKTSG) - Thời gian gần đây, trước áp lực cạnh tranh ngày càng lớn
trong thị trường bán lẻ, các ngân hàng phải thường xuyên cải tiến dịch
vụ và tạo ra những sản phẩm đột phá.
2015: năm trọng điểm của ngân hàng bán lẻ
Không hẹn mà gặp, trong mùa họp đại hội đồng cổ đông năm nay, lãnh đạo
các ngân hàng khi nói về các lĩnh vực cần chú trọng cải tiến, đổi mới,
sáng tạo đều đề cập đến mảng ngân hàng bán lẻ. Thị trường bán lẻ chỉ
đang ở giai đoạn đầu phát triển và còn nhiều tiềm năng rộng lớn để các
ngân hàng có thể khai thác khi mới chỉ có 1/3 dân số Việt Nam có tài
khoản ngân hàng (theo World Bank) và nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân
hàng của người dân có xu hướng gia tăng khi mức sống ngày càng được cải
thiện.
Vấn đề của các ngân hàng hiện nay là làm sao thay đổi cách nhìn của
khách hàng về các gói sản phẩm bán lẻ, đặc biệt là với các sản phẩm vay,
để các sản phẩm này trở nên dễ tiếp cận hơn với chất lượng dịch vụ tốt
và chi phí ngày càng hợp lý hơn cho khách hàng. Đây là thách thức không
nhỏ cho các ngân hàng, nhất là trong tình hình Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) sẽ ra đời vào cuối năm nay, kéo theo một loạt những quy định về mở
cửa, hội nhập sẽ khiến các ngân hàng quốc nội phải cạnh tranh với nhiều
ngân hàng trong khu vực, trong đó có rất nhiều ngân hàng có thế mạnh về
bán lẻ.
Cạnh tranh bằng sự thấu hiểu khách hàng
Để thay đổi cách nhìn của khách hàng với các sản phẩm trong mảng bán
lẻ, đặc biệt là gói cho vay, ngân hàng cần phải tìm hiểu tường tận những
vướng mắc, băn khoăn khiến khách hàng chùn chân mỗi khi có ý định giao
dịch với ngân hàng. Giám đốc kinh doanh của một ngân hàng TMCP ở TPHCM
cho rằng những vấn đề của ngân hàng như lãi suất vay thả nổi sau thời
gian ưu đãi, thủ tục cho vay rườm rà, giải ngân chậm... tồn tại quá lâu
đã trở thành rào cản lớn.
Theo đó, thời gian qua, thị trường ngân hàng đã có nhiều cải tiến đáng
kể. Nhiều ngân hàng đã mạnh dạn bổ sung nguồn nhân lực, cải tiến khâu
tiếp thị - bán hàng. Đồng thời, hàng loạt các chương trình cho vay ưu
đãi được giới thiệu ra thị trường; nhiều kênh tiếp cận khách hàng mới
qua internet, mang xã hội được triển khai; mô hình dịch vụ liên tục được
cải thiện... Gần đây nhất, thị trường đã xuất hiện nhiều gói cho vay có
cách tính lãi suất dựa trên lãi suất tiết kiệm cộng một biên độ cố
định. Đây là những động thái đáng ghi nhận trong việc nắm bắt, thấu hiểu
và đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng của các ngân hàng.
Gói cho vay ưu đãi lãi suất 6,68%/năm nằm trong Chương trình khuyến
mãi “Thời điểm vàng” kéo dài cho đến ngày 1-8-2015, áp dụng cho các
khoản vay mua nhà, mua ô tô và vay tiêu dùng thế chấp có thời hạn từ 60
tháng trở lên. Thông tin chi tiết tại tổng đài miễn phí 18008180 hoặc
www.vib.com.vn. |
Trong số các sản phẩm cho vay hiện nay trên thị trường phải kể đến gói
cho vay ưu đãi của ngân hàng VIB khi ngân hàng này áp dụng cách tính lãi
suất dựa trên lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ 3,9%/năm.
Khác với lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng được áp dụng khá nhiều
trong thời gian qua là do các ngân hàng tự quyết, lãi suất tiết kiệm kỳ
hạn 12 tháng trong công thức tính lãi suất của VIB là do ngân hàng nhà
nước quy định mức trần và công bố công khai. Mức lãi suất này cũng thấp
hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm 13 tháng mà các ngân hàng đang áp
dụng. Chính vì vậy, với gói cho vay 6,68%/năm trong 12 tháng đầu tiên
thì với một khoản vay 5 năm, lãi suất bình quân suốt thời gian vay chỉ
khoảng 9,09%/năm. Đây là bài toán tài chính rất tốt cho các khoản vay
dài hạn, đặc biệt là các khoản vay mua nhà.
Trong 5 năm tới, sự hội nhập sẽ tạo ra một bức tranh khác cho ngành
ngân hàng Việt Nam. Những con cá bé sẽ phải ở cùng hồ với nhiều con cá
lớn, trong trường hợp đó, việc cạnh tranh về tiềm lực tài chính sẽ không
phải là thế mạnh của ngân hàng Việt Nam, ngược lại có thể đẩy các ngân
hàng đến chỗ khó hơn. Do vậy, sáng tạo trong thiết kế sản phẩm, trong
tiếp thị bán hàng, cạnh tranh bằng sự thấu hiểu khách hàng mới chính là
mấu chốt để các ngân hàng Việt Nam phát triển bền vững.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét