Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Nikita Khrushchev – Người bác bỏ chủ nghĩa Stalin

KOG_117561_00002_1_t222_112926
Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 29/5/2015)
Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        
Khrushchev là người kế nhiệm Joseph Stalin lãnh đạo Liên bang Xô Viết từ năm 1955 tới 1964. Nhiệm kỳ của ông trải qua cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.
Nikita Sergeyevich Khrushchev sinh năm 1894 trong một gia đình nghèo khó ở miền tây nam nước Nga. Ông gần như không được đi học. Ông gia nhập Đảng Bolshevik năm 1918 và chiến đấu trong Hồng Quân trong cuộc Nội chiến Nga.
Năm 1929, Khrushchev chuyển đến Moskva để tham gia Học viện Công nghiệp Stalin. Năm 1931, ông bắt đầu làm việc cho Đảng Cộng sản, dần thăng tiến qua các cấp bậc để trở thành bí thư thứ nhất của Đảng bộ thành phố Moskva năm 1938. Năm sau đó ông trở thành ủy viên Bộ chính trị – cơ quan ra quyết định tối cao của Đảng Cộng sản. Trong Thế chiến thứ hai, Khrushchev đảm nhiệm chức vụ chính ủy của quân đội.
Tháng 3/1953, Stalin qua đời. Không lâu sau đó Khrushchev trở thành tổng bí thư đảng, tuy nhiên ông cũng phải mất vài năm để củng cố địa vị của mình. Tháng 2/1956, ông trình bày một bài diễn văn bí mật tại Đại hội Đảng lần thứ 20 nhằm lên án Stalin. Sự việc này khiến Đảng Cộng sản và cả phương Tây dậy sóng, mặc dù Khrushchev không nhắc đến vai trò của mình trong chiến dịch khủng bố của Stalin.
Bài diễn văn này đã làm dấy lên phong trào ‘phi Stalin-hóa’ (de-Stalinisation, tức bài trừ sự sùng bái cá nhân Stalin – ND). Khrushchev cũng nỗ lực cải thiện đời sống người dân Liên Xô và nới lỏng tự do trong đời sống văn hóa và trí thức. Giữa thập niên 1950, ông phát động phong trào ‘Virgin Lands’ (nghĩa đen là “những vùng đất trinh nữ” – NBT) nhằm khuyến khích trồng trọt ở những vùng đất chưa được khai hoang tại nước Cộng hòa Kazakh (tức Kazakhstan). Ông cho đầu tư vào chương trình không gian vũ trụ của Liên Xô và thành quả là vệ tinh Sputnik I được phóng năm 1957. Đây cũng là thiết bị không gian đầu tiên bay theo quỹ đạo trái đất.
Trong quan hệ với phương Tây, nhiệm kỳ của Khruschev trải qua một loạt khủng hoảng – máy bay gián điệp U2 của Mỹ bị bắn rơi trên lãnh thổ Liên Xô năm 1960, Bức tường Berlin được xây dựng năm 1961, và nghiêm trọng nhất là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 đã đưa thế giới đến bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Bất chấp những vụ việc này, Khrushchev vẫn cố gắng theo đuổi chính sách cùng chung sống hòa bình với phương Tây. Sự thay đổi trong ý thức hệ này, cùng với việc Khrushchev chối bỏ chủ nghĩa Stalin, đã dẫn tới sự rạn nứt trong quan hệ với Trung Quốc Cộng sản vào năm 1960.
Điều đáng nói là Khrushchev đã không sẵn sàng nới lỏng sự kiểm soát của Liên Xô với các quốc gia vệ tinh ở Đông Âu. Năm 1956, một cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của chủ nghĩa cộng sản tại Hungary đã bị đàn áp đẫm máu.
Cho đến năm 1964, Khrushchev đã cô lập khá nhiều người giữ chức vụ cao ở Liên Xô và bị các đối thủ do Leonid Brezhnev đứng đầu buộc phải từ chức. Khrushchev qua đời ngày 11 tháng 9 năm 1971 tại Moskva.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét