Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Đời đời nhớ ông (Tố Hữu)


59 năm bài thơ khóc Stalin: ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG

Tháng 5/1953, Tố Hữu viết bài thơ ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG để bày tỏ tình cảm khi nghe tin Stalin từ trần. Đã 59 năm trôi qua kể từ khi bài thơ ra đời, cũng là số năm cho một người chuẩn bị về nghỉ hưu. Đây là bài thơ đặc biệt, đứng cuối cùng trong tập thơ Việt bắc (1954) của Tố Hữu, tuy nhiên những lần tái bản tập Việt bắc về sau thì không thấy bài thơ này nữa.
Trong chương trình văn học ở phổ thông mà mình được học những năm 1970 cũng không có bài này. Mình nhớ thời gian mình học phổ thông, mình thuộc loại học sinh lười học nhưng ngoan hiền dễ bảo (bây giờ còn hơn thế nữa, hi hi). Mình cũng nhớ trong chương trình văn học thời đó có rất nhiều bài thơ của Tố Hữu, gần 30 bài thì phải (*), không hiểu sao lại không có bài này.
Một lần ngồi uống bia với một giáo sư hàng đầu về Văn học, mình hỏi: thưa Thầy, vì sao những bài thơ Tố Hữu viết về Bác Hồ, về Lê-nin thì được đưa vào chương trình phổ thông, còn bài này ca ngợi Stalin thì bọn em không được học? Thầy từ tốn bảo: cậu đừng hỏi khó tớ!
Mình nhớ lúc mình và bà xã mình còn yêu nhau, đã có lần tụi mình giận nhau 2 tuần chỉ vì … thơ Tố Hữu. Bà xã mình vốn là người ái mộ thơ Tố Hữu một cách đặc biệt, một lần cắc cớ hỏi theo kiểu trắc nghiệm cảm xúc: Anh còn nhớ những bài thơ của Tố Hữu ở trường phổ thông? Cảm xúc của anh về những bài thơ này thế nào?... Đại loại thế. Mình ngây thơ, cho rằng cô ấy cũng hiểu và cảm thơ Tố Hữu như mình nên thật thà đáp: Anh chỉ nhớ tên một số bài thôi, chứ không có cảm xúc gì. Không ngờ cô ấy trừng mắt, đùng đùng bỏ ra về. May nhờ cả hai đứa đều yêu thơ của Xuân Quỳnh nên sau 2 tuần thì “sự cố thơ” được khắc phục. Từ đó đến nay mình tuyệt nhiên không dám nhắc lại chủ đề năm xưa…
Riêng bài ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG thì mình có ấn tượng khá mạnh. Mình choáng với một số câu, nhất là những câu mình tô màu đỏ. Cũng chỉ biết là ấn tượng và choáng thôi chứ khó giải thích là ấn tượng gì và choáng như thế nào. Bà con cũng đừng hỏi khó mình nhé, he he.

ĐỜI ĐỜI NHỚ ÔNG

Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Xít-ta-lin bên cạnh nhi đồng 
Áo Ông trắng giữa mây hồng 
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười 
Xít-ta-lin! Xít-ta-lin! 

Yêu biết mấy, nghe con tập nói 
Tiếng đầu lòng con gọi Xít-ta-lin!

Hôm qua loa gọi ngoài đồng 
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao 

Làng trên xóm dưới xôn xao 
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi! 

Ông Xít-ta-lin ơi, Ông Xít-ta-lin ơi! 
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không? 
Thương cha, thương mẹ, thương chồng 
Thương mình thương một, thương Ông thương mười 
Yêu con yêu nước yêu nòi 
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu! 

Ngày xưa khô héo quạnh hiu 
Có người mới có ít nhiều vui tươi 
Ngày xưa đói rách tơi bời 
Có người mới có được nồi cơm no 
Ngày xưa cùm kẹp dày vò 
Có người mới có tự do tháng ngày 
Ngày mai dân có ruộng cày 
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai 
Một vai ơn Bác một vai ơn Người 
Con còn bé dại con ơi 
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông! 

Thương Ông mẹ nguyện trong lòng 
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con 
Ông dù đã khuất không còn 
Chân Ông còn mãi dấu son trên đường 
Trên đường quê sáng tinh sương 
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng 

Ngàn tay trắng những băng tang 
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời!

(5-1953)

Một bức tượng của Stalin "được" Hội đồng thành phố quê nhà Gori (Gruzia)đưa từ Quảng trường trung tâm về "cất" trong một nhà kho.


(*)Những bài thơ của Tố Hữu mà thế hệ mình được học từ cấp 1 đến cấp 3 (Bà con thấy còn thiếu bài nào xin bổ sung giùm nhé): Lượm, Bầm ơi, Bà má Hậu giang, Con cá chột nưa, Từ ấy, Đi đi em, Đi, Mẹ Suốt, Ta đi tới, Hãy nhớ lấy lời tôi, Tiếng hát sông Hương, Ê-mi-ly con, Hoan hô chiến sĩ Điện biên, Sáng tháng Năm, Việt bắc, Với Lê-nin, Người con gái Việt nam,  Ba mươi năm đời ta có Đảng, Em ơi…Ba lan, Bài ca mùa xuân 61, Bài ca xuân 68, Bác ơi, Theo chân Bác…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét