Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Tin lành, Thiên Chúa giáo có đơn thuần chỉ là tôn giáo ?


Nguyễn Trí Cảm



12 tháng 10, 2008

Hiện tượng Thiên Chúa giáo và Tin lành tăng cường các hoạt động truyền giáo và cải đạo tín đồ của các tôn giáo khác một cách cuồng động trên khắp thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia chậm phát triển, dân trí thấp, đưa đến một câu hỏi là: Thiên chúa giáo và Tin lành có còn thuần túy chỉ là tôn giáo nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, hay đã biến thể để trở thành một công cụ chính trị và kinh tài của các tập đoàn tài phiệt và giáo phiệt dấu mặt?
Tổng Giám mục Nam Phi Desmond Tutu từng nói: “Khi họ đến chúng tôi có đất, họ có cuốn thánh kinh; khi chúng tôi mở mắt ra, họ có đất còn chúng tôi có cuốn thánh kinh”. Dù kiên cường cho rằng ông ta phát biểu với ngụ ý chỉ trích các thế lực thực dân bóc lột, nhưng rõ ràng, nếu không có cuốn “thánh kinh” làm u muội đầu óc người dân bản địa, thì không có chuyện “mất đất” một cách dễ dàng như vậy, hoặc bằng cách chiêu dụ một số dân bản địa để cải đạo, làm tay sai, tiếp tay mở đường cho ngoại bang xâm lược chính đất nước mình mà vẫn mang ảo tưởng là thực thi công lý và hòa bình, vinh danh Thiên Chúa như trong thời kỳ thực dân  Pháp thôn tính Việt Nam qua câu  phát biểu của Giám mục Puginier: “Không có sự hỗ trợ của giáo dân Việt Nam, quân Pháp như con cua bị bẻ gẫy hết càng, không có cách gì để có thể xâm chiếm nổi Việt Nam”.


Ưu thế của nền khoa học kỹ thuật tiến tiến.
 Các nước phát triển phương Tây thường là các nước có nền  khoa học và công nghệ tiên tiến. Từ nền tảng này, họ tạo được một nền kinh tế phát triển và quân sự mạnh, tác động đến toàn cầu để bảo vệ lợi ích của quốc gia hoặc liên kết thành từng khối có cùng lợi ích. Phần còn lại của thế giới là các quốc gia nghèo, kém phát triển, khoa học, công nghệ lạc hậu nên phải chọn giãi pháp “đi tắt đón đầu”, mua lại các máy móc, thiết bị phần nhiều là đã qua sử dụng không còn đáp ứng được tiêu chí bảo vệ môi trường của họ để sản xuất, và thường trở thành thị trường tiêu thụ hoặc làm đại công trường gia công hoặc là nguồn cung cấp nguyên vật liệu thô cho các nước giàu. Chỉ một vài quốc gia khá hơn là do biết tận dụng ưu thế về tài nguyên thiên nhiên, làm du lịch, dịch vụ hay lợi dụng địa chính trị để nhận viện trợ hay ưu đãi kinh tế, nhưng cũng khó có thể mạnh về quân sự dù có tiềm lực tài chính, vì dù có tiền của bao nhiêu cũng không thể mua được kỹ thuật, công nghệ “know-how” hay các loại trang thiết bị hay vũ khí hiện đại bậc nhất của các nước mạnh vì đây là các “con át chủ bài” để răn đe hay thiết lập một trật tự thế giới do họ áp đặt.
Sự phát triển khoa học, công nghệ của các nước có cái nôi là Thiên chúa giáo phương Tây xem ra tỷ lệ nghịch với sự phát triển của các tôn giáo độc thần, cụ thể hơn là tôn giáo thờ Chúa trời vì những gì được viết ra trong “thánh kinh”, được cho là những lời mặc khải không thể sai lầm của Chúa, là không còn phù hợp với trí tuệ nhân loại ngày nay, vì hầu hết những gì liên quan đến khoa học đều đã được chứng minh là sai từ cơ bản như nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc loài người, các hiện tượng khoa học v.v..thay cho “quyền phép vô cùng”. Ngày nay, ở một số quốc gia còn xem thánh kinh là dâm thư nên cấm phổ biến hay truyền đạo như ở Đài loan và Campuchia, bị tịch thu ở Trung quốc, và thậm chí chính phủ nước này không cấp hộ chiếu cho các tu sĩ đi dự hội họp ở Vatican, còn ở Ấn độ thì nhà thờ bị đốt phá, giáo dân bị giết tại nhiều bang, xem ra chính quyền Việt Nam “tôn trọng” Vatican đến mức đáng ngạc nhiên như vụ “đòi đất” tòa Khâm sứ và giáo xứ Thái hà. Cứ xem mấy vị chủ chăn ở Việt nam đi làm “mục vụ” ở nước ngoài như đi chợ thì rõ, ra ngoài còn vu cáo nhà nước đàn áp giáo dân, chiếm đất tôn giáo, kêu gọi ngoại bang can thiệp vào nội bộ Việt Nam, rồi lại thỏa mái trở về bình yên vô sự!
Còn những phạm trù về đạo đức hay luân lý trong thánh kinh thì còn phải xét lại, vì những gì tôn giáo độc thần này đã chứng minh qua lịch sử bằng những hành vi tàn bạo, dã man, tham lam và vô luân của mình như tòa án dị giáo, thánh chiến, khủng bố, và vừa mới đây các nhà thờ phải bồi thường hơn hai tỷ dollar cho các nạn nhân bị các linh mục, mục sư xâm hại tình dục. Vào tháng 3 năm 2000, Giáo hoàng John Paul II đã thống hối 7 núi tội lỗi mà Giáo hội Thiên chúa giáo đã gây ra nhân loại. Người viết không trích dẫn vì đã có quá nhiều thông tin trên các mạng truyền thông. Ngoài ra, đạo đức, luân lý nói chung cũng chẳng phải là độc quyền của riêng gì đạo Thiên chúa, nếu có, vì bất kỳ tôn giáo nào cũng xây dựng giáo lý của mình trên những nền tảng đó, thậm chí Thiên chúa giáo có thể còn phải “mượn” giáo lý của những tôn giáo ra đời trước mình, ví dụ như Phật giáo. Phật giáo ra đời trước Thiên chúa giáo đến hơn 550 năm và có số lượng Kinh, Luật, Luận đến thiên kinh vạn quyển! Tuy vậy, đạo Thiên chúa nói chung, vẫn như “cỏ dại” chỉ đợi cơn mưa là lại mọc tràn lan khắp nơi, rồi còn được lập thuyết lại như “thiết kế thông minh” để chứng minh mọi thứ đều là sự sáng tạo của ..thượng đế, để biện minh, chống chế cho những gì  khoa học chứng minh là sai. Đơn giản chỉ vì không thể viết lại “Thánh kinh”.


Sử dụng “tự do tôn giáo” như một công cụ chính trị.

Các nước phương Tây thường chỉ trích các quốc gia khác mà họ nhắm đến bằng cách sử dụng vấn đề tự do tôn giáo, áp đặt quan điểm nhân quyền theo kiểu xã hội của họ. Tự do tôn giáo không thể tách rời khỏi tiền đề của nó là nhân quyền, bởi nếu không có nhân quyền thì không thể có các loại tự do khác. Họ lợi dụng vấn đề này như một công cụ để gây áp lực với các nước mà họ muốn xâm nhập thị trường hoặc gây ảnh hưởng chính trị. Nếu khi họ nhân danh đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ hay tự do tôn giáo thì gần như cộng đồng quốc tế hoặc đồng tình hoặc không bày tỏ quan điểm chống lại những thứ quyền cơ bản này của con người, trừ các nước “bị hại”, và người ta thường lý luận rằng tự do tôn giáo là sự tự do thực hành tín ngưỡng cho tất cả mọi người, không dành biệt đãi cho bất cứ một tôn giáo nào.

Ví dụ, họ từng lên án Trung Quốc, Miến Điện và Việt Nam, và cho rằng tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo ở đó tồi tệ mà tôn giáo chính ở các nước này là Phật giáo chứ đâu phải là Tin lành hay Thiên chúa giáo. Họ lợi dụng vấn đề “tự do tín ngưỡng, nhân quyền” để ủng hộ các thành phần cơ hội, bất mãn trong nước mà đa phần là các con chiên, đòi hỏi phải áp dụng khuôn mẫu dân chủ của họ trong một xã hội có nền dân trí chưa sẵn sàng để đón nhận vả lại, cũng chẳng phải là khuôn thước cho mọi dân tộc, bất kể sự khác biệt trong văn hóa và các giá trị truyền thống của các quốc gia đó, dĩ nhiên điều này chỉ là cái cớ vì họ thừa biết là không thể thực hiện được để gây áp lực.


Lợi dụng các tổ chức

Tự thân Thiên chúa giáo tuy không thể phát triển như đã từng làm mưa làm gió trong quá khứ, đáng lý phải bị đào thải do sự tiến bộ của nhân loại nếu không có những thế lực đứng đàng sau tài trợ và làm công tác ”tôn giáo vận” hà hơi tiếp sức nuôi dưỡng.  Ngày nay, chiêu thức súng đạn đi cùng giáo sĩ truyền giáo không còn hợp thời nữa mà được tiến hành bằng những cách thức mới tinh vi hơn, lợi dụng, làm mất đi tính khách quan của các tổ chức như theo dõi, giám sát nhân quyền (HRW), Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Thế Giới (USCIRF), gây sức ép với các nước họ nhắm đến, tạo dư luận và tìm cách can thiệp vào nội bộ các quốc gia này...Để tăng cường sức ép, ví dụ như chính phủ Hoa Kỳ, sẵn sàng sử dụng các công cụ “cây roi” như Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), Chính sách cấm vận hay đưa vào danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt” (CPC)  hoặc “củ cà rốt” như Qui chế tối huệ quốc (MFN), gia nhập WTO, hay lập ra NED để tài trợ cho nhóm người  được phong là các “nhà dân chủ”, hoặc như các nước EU dùng Chương trình ưu đãi thuế quan phổ quát (GSP) v.v..

Khi việc truyền đạo được nới lỏng thì với kinh nghiệm tổ chức, tiềm năng tài chính, tính tích cực và chuyên nghiệp của các nhà truyền giáo thì lần lần họ từng bước cải đạo người dân bản địa dựa theo điều kiện thực tế. Họ còn có cả cuốn cẩm nang “Các Dân Tộc trong Thế Giới Phật Giáo” (Peoples of the Buddhist World, Piquant Editions, Carlisle, 2004) – do Paul Hattaway xuất bản nhằm cải đạo các Phật tử và Allen Carr, Lanka Web viết bài điểm sách “Kế Hoạch Cho Ngày Tàn Của Phật Giáo (Planning the Demise of Buddhism), có nghĩa là họ nghiên cứu rất kỹ về tính cách của người theo đạo Phật, nhất là khai thác tối đa yếu tố thụ động của các tu sĩ Phật giáo trong công cuộc hoằng pháp. Sự tận tụy này không hẳn là vì “yêu mến” Chúa mà là vì những động cơ trục lợi khác.

Muốn biết sức mạnh và hiệu quả của sách lược này ta có thể nhìn vào Hàn quốc, một thời Phật giáo là quốc giáo, nay Tin lành gần như thống lĩnh! Hoặc Mông Cổ đang báo động đỏ số lượng Phật tử đang mất dần do chính sách cải đạo tích cực của các giáo sĩ Thiên chúa giáo, hay xứ Phật Miến Điện, xem hình ảnh cứu trợ nạn nhân của trận bão lịch sử Nargis tháng 5 -2008 vừa qua qua truyền hình, gần như chỉ thấy chiếu toàn cảnh các em nhỏ mặc áo quần theo kiểu đồng tế nhà thờ, xếp hàng cầm thập ác trên tay để nhận hàng cứu trợ ở các nhà thờ dựng vội! Việc cải đạo được tiến hành một cách nhẹ nhàng bằng “cứu trợ”, không như thời kỳ thực dân của những thế kỷ trước khi súng đạn và cha, chúa cùng đồng hành..
 Ngoài những phương pháp quảng cáo tiếp thị chuyên nghiệp thuần túy khác, các nhà sản xuất Tây phương có nhiều ưu thế trong lãnh vực sản xuất tiên tiến nên chi phí sản xuất thấp, chất lượng hàng hóa tốt và rẽ hơn so với sản phẩm của các nước kém phát triển, nhưng đắt đỏ hơn nhiều lần nếu là loại hàng hóa mà các nước này không thể tự sản xuất được. Trong khi đó, máy móc dùng sản xuất trong nước đa phần thường là đồ thải loại của các nước phát triển, chưa hẳn là rẻ,  mà họ xem như một loại rác công nghiệp, và từ nạn tham nhũng, hám lợi được “lại quả” của các quan chức các nước nghèo. Tuy nhiên, lợi thế này cũng không hoàn toàn bền vững bởi mỗi quốc gia đều lập những hàng rào kỹ thuật nhằm hạn chế sự nhập khẩu để bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước, ví dụ như Mỹ cấm cá basa Việt Nam mang tên…catfish! cấm nhập tôm Việt Nam vì có chất kháng sinh fluoroquinolones hay chloramphenicol gì đó, tuy không phải là không có, nhưng hàm lượng các chất này chưa đến mức gây nguy hiểm cho người tiêu dùng, chỉ vì họ không thể cạnh tranh được về giá và chất lượng của thủy hải sản với người dân đồng bằng sông Cửu Long,  rồi vấn đề “dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo” lại có cơ hội được đề cập đến, cái vòng luẩn quẩn này sẽ lập lại, các biện pháp gây sức ép được gỡ bỏ nay lại được kiếm cớ mang ra áp dụng.


Sử dụng “tự do tôn giáo” như một công cụ kinh doanh.

Vâng phục là một trong những yếu tố cơ bản làm cho đạo Thiên chúa còn có thể tồn tại, con chiên phải tuyệt đối vâng lời những điều được dạy bảo, lợi dụng sự vâng phục và đức tin tôn giáo để gây ảnh hưởng lên một sản phẩm không phải là một điều khó với các vị chủ chăn. Khi chủ chăn yêu cầu con chiên không được đọc cuốn tiểu thuyết hay xem phim “Mật mã Da Vincy” thì yêu cầu “tẩy chay” này được đáp ứng ngay, hay một ví dụ thực tế khác, trong vụ việc “đòi đất” tòa khâm sứ hay giáo xứ Thái hà ở Việt Nam, các chủ chăn yêu cầu con chiên không được tiếp xúc hay trả lời người lạ, và chỉ được tiếp nhận thông tin, tài liệu do nhà thờ cung cấp thì yêu cầu này được tuân theo một cách nghiêm túc. Nếu giả sử như đại đa số người tiêu dùng trên khắp thế giới là con chiên ngoan đạo của Vatican hay của Tin Lành mà các ông linh mục hay mục sư  phán rằng “các con không được sử dụng bao OK, vì Chúa đã phán: “ Ta sẽ ban cho ngươi con cháu đầy đàn nhiều như sao trên trời như cát dưới biển (Verse 16)”, bất chấp đại dịch AIDS hay nạn nhân mãn và nạn đói,  thì bảo đảm các nhà sản xuất bao an toàn chắc chắn phải “sập tiệm”, hay hình dung nếu như Vatican hay các hội thánh Tin lành tổ chức sản xuất hay kinh doanh một cách công khai hay ngầm khuyến khích con chiên sử dụng một sản phẩm nào đó thì chắc chắn công ty sản suất sản phẩm đó sẽ “thắng lớn” vì đối thủ khó có thể cạnh tranh. Các ông “trùm” sẽ không tiếc tiền, tiếc của để đóng góp cho nhà thờ những khoản kếch xù để “trả công”!

Nam Hàn là một ví dụ. Tổng thống Lee Myung-Bak của Hàn Quốc, một tín đồ ngoan đạo, ông ta thực hiện chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức là đến trại David diện kiến Tổng thống George W. Bush vào tháng 4 năm 2008 cùng thời điểm Giáo hoàng Benedicto XVI qua Mỹ, không thấy báo chí đề cập đến sự trùng hợp có vẻ như ngẫu nhiên này, và sau đó ông Tổng thống Lee dỡ bỏ lệnh nhập thịt bò Mỹ vào tháng 6-2008, sau năm năm bị vị tổng thống tiền nhiệm cấm nhập khẩu vì nghi ngại thịt bò điên, đã gây ra các cuộc biểu tình chống đối rầm rộ khắp Hàn quốc.

Ảnh hưởng của tôn giáo đối với lãnh vực “lợi nhuận” quan trọng đến nỗi cuộc chiến tranh dành “thị phần tôn giáo” giữa Tin Lành và Thiên Chúa giáo La Mã ở khắp nơi trên thế giới quyết liệt đến mức Giáo hoàng John Paul II phải than thở, ví von Tin Lành như đám chó sói đói mồi “sực” hết con chiên của ông ta! Vì mất “con chiên” là mất “thị phần..

 Trong lịch sử nước nhà, Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm đối phó vì từng là nạn nhân của các thế lực thực dân, đế quốc phương Tây nên rất cảnh giác trong các mối quan hệ với các nước thường sử dụng chiêu bài “tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ” để gây áp lực. Nhưng nay, châu Á lại là nơi xuất phát việc truyền đạo thông qua các nước chịu lệ thuộc sâu đậm của người Mỹ trong kinh tế, chính trị và cả tôn giáo. Điển hình là Hàn Quốc, những hiện tượng phổ biến tại Việt nam hiện nay trong hầu hết các lãnh vực: thời trang, phim ảnh, lối sống, thậm chí nhiều fan trẻ khóc lóc vì sung sướng gặp được ca sĩ thần tượng Bi Rain hoặc sang Hàn lao động hay lấy chồng Hàn (vì trong phim thấy cuộc sống ở xứ Hàn quá lý tưởng, và còn vì nghèo, ít chữ) và.. theo đạo Tin Lành như một cái mode. Mấy vị mục sư da vàng xứ “củ sâm” đang thay dần màu da cho mục sư da trắng.

Như vậy thì đã rõ, tôn giáo của giới tư bản cầm quyền khác với niềm tin hay sự thờ phụng tôn giáo còn mông muội của đại đa số quần chúng. Đối với giới tài phiệt thì tôn giáo là một công cụ chính trị, một phương tiện tạo ra của cải vật chất và quyền lực, đối với đám chủ chăn thì là sự ngưỡng phục, tung hô của quần chúng tín đồ, kiểu con chiên tự hạ liệt phẩm cách của mình như: “lạy cha, cho phép con được lạy cha ạ!” hoặc cho phép con chiên hôn nhẫn, hôn chân, hạnh phúc như chạm được vào ngưỡng cửa thiên đường (họ tin mấy vị này sẽ lên “thiên đường” sau khi chết), và các ông trùm chủ chăn chỉ cần trình diễn một bộ mặt đạo đức trước công chúng nhưng những sinh hoạt đàng sau chiếc áo dòng thì lại là chuyện khác.

 

Tôn giáo tương lai.

Chừng nào con người còn bám víu lấy cái bánh vẽ “thiên đường”, không tự mình thắp đuốc mà đi, thì nhu cầu có một đấng siêu nhiên cứu độ vẫn tồn tại và tôn giáo độc thần này vẫn còn bị các nhóm có cùng lợi ích lợi dụng, các ông trùm tài phiệt sẽ phân bổ lợi nhuận lại cho các tổ chức đội lốt tôn giáo như một cách chia sẻ. Công khai như “ từ thiện” hoặc “đóng góp”, rồi từ nguồn tài trợ này để lại mở rộng “nước Chúa”, lợi nhuận thu được từ các nước “nạn nhân” như quả bóng tuyết lăn xuống chân đồi tuyết, càng lúc càng lớn dần.

Nếu xem Thiên chúa giáo hay Tin lành đơn thuần như một tôn giáo, ta có thể suy gẫm một đoạn thư của nhà bác học Albert Einstein gửi triết gia Eric Gutkind vào tháng Giêng năm 1954, một năm trước khi ông qua đời. Ông viết rằng: “Đối với tôi, từ “Chúa” không là gì cả ngoài sự diễn đạt, và là sản phẩm của sự yếu đuối của con người, còn Kinh Thánh thì chỉ là một tập hợp những truyền thuyết đáng kính nhưng hoang sơ cho nên khá trẻ con”. (1)

Hay nhận xét của ông về tôn giáo:   “Phật Giáo có những đặc trưng của một tôn giáo mang tính toàn cầu trong tương lai mà mọi người mong đợi. Nó vượt xa hơn giới hạn của việc thờ cúng cá nhân một vị thần hay thánh, và tránh được chủ nghĩa giáo điều hay thần học; nó bao hàm cả lãnh vực tự nhiên và siêu nhiên, và nó dựa trên một cảm nhận về tâm linh xuất phát từ kinh nghiệm tiếp xúc với mọi vật, dù mang tính tự nhiên hay siêu nhiên, như một tổng thể có ‎ý nghĩa. Nếu có được một tôn giáo nào có khả năng đáp ứng được những nhu cầu của khoa học hiện đại, thì đó chính là Phật Giáo.” (2).

Và đúng như nhận định của ông, hình ảnh của Thiên chúa giáo nói chung, đang dần được dung tục hóa qua học thuật, báo chí, phim ảnh, tranh biếm họa và các phương tiện truyền thông đại chúng khác ngay tại các nước phương Tây.

Kết luận

Như vậy, Thiên chúa giáo và Tin lành đang được nuôi dưỡng, lợi dụng thay vì đã phải bị “đào thải” theo sự tiến bộ của nhân loại, nay được sử dụng như một công cụ để mở rộng thị trường cũng như công cụ chính trị, tạo sự bất ổn xã hội của các quốc gia khác nhằm can thiệp, trục lợi. Ta hãy hình dung việc cầu nguyện đòi đất ở tòa Khâm xứ và giáo xứ Thái Hà ở Hà Nội thì rõ, nếu như tỷ lệ phần trăm số giáo dân tại Việt Nam là 30 hay 40 % như Hàn Quốc thì diễn biến vụ việc “đòi đất” sẽ ra sao? Chỉ mới trên dưới 6-7% mà đã gây xáo trộn xã hội, dám miệt thị cả dân tộc như trường hợp của ông TGM Ngô Quang Kiệt, và cần bao nhiêu phần trăm để chuyển từ chế độ “vô thần phi Ki tô” sang “hữu thần Ki tô” ?

Dân tộc nào cứ bị ám ảnh bởi sự giàu có vật chất, sức ép “nhân quyền, tự do tôn giáo”, mơ tưởng mô hình dân chủ phương Tây, mơ hồ xem Thiên chúa giáo hay Tin Lành đơn thuần chỉ là tôn giáo, mặc sức cho nó phát triển tự do vì nghĩ rằng ta có khả năng đặt chúng trong tầm kiểm soát. Nếu xem chúng đơn thuần chỉ là tôn giáo hay thậm chí ý thức được chúng là công cụ chính trị thì cả hai đều không ích lợi gì cho dân trí và sự ổn định của đất nước nói riêng, loài người nói chung, và đến lúc nào đó e rằng mọi người chỉ còn gọi nhau bằng cái tên như Paul, Giuse, Abraham, Phero hay Maria trước cái tên “cúng cơm” của mình mà thôi!

SG. 10/2008

Nguyễn Trí Cảm
 

(1) The letter was written to philosopher Eric Gutkind in January 1954, a year before Einstein's death. In it, Einstein said that "the word God is for me nothing more than the expression and product of human weaknesses, the Bible is a collection of honorable but still primitive legends which are nevertheless pretty childish."
(2) Sự xuất hiện của Phật giáo ở phương Tây nhằm đáp ứng cho những khủng hoảng môi trường và xã hội - R. Clark - Đại học Stanford, California, Hoa Kỳ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét