Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Henry Kissinger – Vị chính khách thực dụng

140305-kissinger-8p_4bdf6806f1ce47c11dbe987b72ac04dc
Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 26/5/2015)
Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        
Kissinger là một học giả và một chính khách, người đã có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại Mỹ trong những năm cuối thập niên 1960 và thập niên 1970. Ông giành giải Nobel Hòa bình vì những đóng góp trong cuộc đàm phán chấm dứt sự can dự của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam.
Heinz Alfred Kissinger sinh ngày 27 tháng 5 năm 1923 tại Fuerth, Đức. Gia đình Do Thái của ông đã di cư tới Mỹ năm 1938 để trốn Đức Quốc xã. Năm 1943, Kissinger trở thành công dân Mỹ. Sau khi phục vụ trong quân đội thời chiến, Kissinger theo học tại Đại học Harvard. Ông ở lại Harvard để giảng dạy và bắt đầu vai trò cố vấn chính sách đối ngoại cho chính phủ Mỹ.
Năm 1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon chỉ định Kissinger làm cố vấn an ninh quốc gia. Triết lý chủ đạo của ông là chính sách đối ngoại phải phục vụ lợi ích quốc gia – một quan điểm thực dụng được gán cho cái tên ‘realpolitik’ (chính trị hiện thực). Kissinger đã sắp xếp hai chuyến thăm thượng đỉnh nổi tiếng của Nixon: một tới Trung Quốc và một tới Liên Xô, cùng trong năm 1972. Những chuyến thăm này mở ra chính sách hòa dịu (détente), qua đó Mỹ cố gắng giải tỏa căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc cộng sản.
Năm 1973, Kissinger trở thành ngoại trưởng Mỹ, ông là người đầu tiên sinh ra ở ngoài nước Mỹ được đảm nhiệm cương vị này. Ông tiếp tục làm ngoại trưởng khi Gerald Ford lên làm tổng thống thay cho Nixon. Năm 1973 Kissinger được trao giải Nobel Hòa Bình, cùng với Lê Đức Thọ từ miền Bắc Việt Nam vì những đóng góp cho cuộc đàm phán chấm dứt sự can dự của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1974, ông đưa ra chính sách “ngoại giao con thoi” giúp làm giảm nhiệt tại Trung Đông sau Chiến tranh Yom Kippur (1973) giữa Israel và Ai Cập, tiến đến việc hai bên chấp thuận từ bỏ sử dụng vũ lực để giải quyết các bất đồng và ký kết Hòa ước Sinai (1975). Năm 1977, ông từ chức và làm việc tại Đại học Georgetown. Năm 1985, ông quay lại làm việc cho chính phủ tại Hội đồng Cố vấn Tình báo nước ngoài của Tổng thống Ronald Reagan.
Năm 2002, Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm Kissinger giám sát cuộc điều tra độc lập về thất bại tình báo dẫn đến cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ tháng 9/2011. Ông từ chức sau khi dấy lên những nghi vấn về xung đột lợi ích giữa bản chất của cuộc điều tra và quyền lợi cá nhân trong công ty cố vấn chính trị của Kissinger. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông tiếp tục viết và giảng dạy về quan hệ quốc tế. Dẫu không đảm nhiệm những chức vụ cao nhất trong chính quyền trong 25 năm qua, Kissinger vẫn là nhân vật gây nhiều tranh cãi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét