Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Chủ tịch FPT so sánh doanh nhân già - trẻ, nền giáo dục của Israel

[Nổi bật] Chủ tịch FPT so sánh doanh nhân già - trẻ, nền giáo dục của Israel
Bán bia hơi tại Hà Nội 'hốt bạc' vào tháng nào trong năm? Xem thêm
Xét dưới góc độ vi mô, việc tiêu thụ bia phổ biến tại Việt Nam hiện nay lại là cơ hội cho những người kinh doanh bia hơi khi mà bia nhập khẩu có giá chênh lệch khá cao. Theo báo cáo của Numbeo Cost of Living Index, Việt Nam và Ukraine là nước giá giá bia rẻ nhất thế giới với mức 1,2 USD/lít bia. Hình ảnh những quán bia hơi vỉa hè phố Tạ Hiện là nét đặc trưng khá thú vị đối với khách du lịch khi đến Việt Nam.
Theo thống kê từ 2009-2013, 3 tháng có nhiều này nắng nhất trong năm tại Hà Nội gồm tháng 6,7,8. Đây có thể xem là mùa kinh doanh bận rộn của các quán bia Thủ đô bởi thông thường thời tiết càng nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ bia càng lớn.

Theo ông Trần Mạnh Hùng, Tổng giám đốc VNPT thì sau 9 tháng đầu năm, lợi nhuận Tập đoàn đã đạt 93% kế hoạch, riêng các công ty con có kết quả kinh doanh khá hơn khi lợi nhuận đạt 141% kế hoạch. Hạch toán phụ thuộc tăng trưởng lợi nhuận khoảng 26%.
Đối với thuê bao di động, tốc độ tăng trưởng thuê bao hiện tại không bằng năm ngoái, một phần là do Thông tư 04 ra đời đã loại bỏ nhiều thuê bao rác. Thuê bao băng rộng ngược lại, lại chứng kiến sự tăng trưởng rất mạnh với mức tăng lên tới 177,7% so với cách đây một năm.

Theo kết quả khảo sát của Talentnet, sự chênh lệch mức chi trả giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vẫn ở mức cao là 30%. Ngoài ra, sự khác biệt đang dần được nới rộng từ cấp chuyên viên đến cấp quản lý và Ban Giám Đốc. 
Trả lương cơ bản thấp hơn nhưng các doanh nghiệp trong nước thường chi trả mức thưởng cao hơn các doanh nghiệp nước ngoài (15,5% và 17,3 %).
Đại diện Talentnet cho biết: “Sẽ mất một vài năm nữa để mức chi trả ở các doanh nghiệp lớn trong nước theo kịp với các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện tại, để thu hút, khuyến khích và giữ chân các nhân viên tài năng, doanh nghiệp trong nước thường sử dụng các ưu đãi như cấp cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu…”.

"Thế hệ tôi sinh ra trong chiến tranh, điều kiện rất khó khăn. Trong khi thế hệ doanh nhân trẻ hiện nay (khoảng lứa tuổi 30) được sinh ra trong điều kiện đất nước đã đổi mới, cuộc sống đã đầy đủ hơn, họ có điều kiện học hành nhiều hơn.
Thế hệ chúng tôi có khát vọng, hoài bão rất lớn. Nhưng khát vọng, hoài bão không chỉ là lời nói, mà còn là ý chí vượt qua bất kỳ khó khăn nào, và nhất quán đi theo ý chí đó", chủ tịch FPT, ông Trương Gia Bình chia sẻ.

Ông Phạm Đình Đoàn cho biết, dù có hơn nghìn cửa hàng nhưng ông vẫn đề nghị liên doanh 19% với doanh nghiệp Nhật Bản vì hiện giờ Phú Thái "đang có giá".
Nếu không liên doanh chỉ trong thời gian ngắn doanh nghiệp nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam và họ sẽ tự phát triển, tự làm thay vì tìm doanh nghiệp trong nước để liên doanh, liên kết.
Ông Phạm Đình Đoàn cũng cảnh báo tương tự với chuỗi siêu thị do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ đang hoạt động. "Doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ do đang lỗ kép. Lỗ vì vay nghìn tỷ đầu tư được 2-3 siêu thị phải trả lãi suất vừa lỗ trong quá trình kinh doanh", ông Đoàn nói.

Những người đứng đầu nhà nước Do Thái đã đưa ra một sắc lệnh vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến cả vận mệnh của một quốc gia sau đó 1.500 năm. Sắc lệnh này giúp cho đất nước Do Thái từ một nước thuần nông nghiệp chuyển sang tập trung phát triển hoàn toàn cho giáo dục.
Những người đứng đầu đã ban hành một sắc lệnh tôn giáo yêu cầu tất cả các ông bố Do Thái phải gửi con trai từ 6-7 tuổi đến trường để học. Nếu không chấp nhận, gia đình đó sẽ bị khai trừ khỏi đạo.
Trong suốt thiên niên kỷ thứ nhất, không có dân tộc nào trên thế giới trừ người Do Thái có yêu cầu cha phải giáo dục con trai.
Như vậy, ngay từ thế kỷ thứ 1, giáo dục đã trở thành 1 trong 2 thứ quan trọng nhất của người Do Thái.
Trong một thế giới của những người không biết đọc, biết viết – như thế giới của thiên niên kỷ thứ nhất, thì khả năng biết đọc, biết viết hợp đồng, lập thư từ giao dịch, sổ sách kế toán sử dụng bảng chữ cái thông dụng mang lại cho người Do Thái một lợi thế hơn hẳn các dân tộc khác.
Người dân Do Thái đã dần từ bỏ nghề nông nghiệp, chuyển sang làm các nghề như buôn bán, cho vay lãi, chủ nhà băng,...
Theo Infonet

Việt Nam cần nhiều chuỗi doanh nhân hơn

Mekong Capital – một công ty tư vấn quản lý quỹ đầu tư tư nhân của Việt Nam là đơn vị rót tiền vào hàng loạt công ty bao gồm cả Thế giới di động, Golden Gates, vàng bạc Phú Nhuận và công ty thuốc Traphaco.


Việt Nam cần nhiều chuỗi doanh nhân hơn
Nội dung nổi bật:
- Mekong Capital là một trong những công ty tư vấn quản lý quỹ đầu tư tham gia vào thị trường startup Việt sớm nhất.
- Tuy vậy, các nhà sáng lập công ty được rót vốn thiếu kinh nghiệm là yếu tố chính kiến quỹ này sớm "tháo chạy" khỏi thị trường startup Việt Nam.

Mekong Capital – một công ty tư vấn quản lý quỹ đầu tư của Việt Nam là đơn vị rót tiền vào hàng loạt công ty bao gồm cả Thế giới di động, Golden Gates, vàng bạc Phú Nhuận và công ty thuốc Traphaco. Đây được cho là một trong những công ty tư vấn quản lý quỹ đầu tư tham gia vào thị trường startup Việt sớm nhất.
Trong năm 2007, tức là rất lâu trước khi những trung tâm ươm mầm, hỗ trợ startup xuất hiện, Mekong Capital đã có chiến lược đầu tư và hỗ trợ cho những công ty khởi nghiệp non trẻ của Việt Nam với chương trình "Mekong 20 Millions USD Challenge".
Chương trình này được thiết kế để tìm và nuôi dưỡng những công ty khởi nghiệp có thể được bán với giá 20 triệu USD hay niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán với giá trị thị trường 20 triệu USD trong vòng 5 năm. Đơn vị chiến thắng sẽ nhận được khoản tiền 400.000 USD từ Mekong Capital.
Tuy vậy, chương trình này được thực hiện với chỉ 2 startup trước khi quyết định tạm ngưng và rút lui hoàn toàn khỏi lĩnh vực đầu tư cho các công ty khởi nghiệp. “Sau khi thực hiện 2 thương vụ đầu tư và nhận ra cả 2 không đạt được như mong đợi, chúng tôi quyết định dừng lại”, đồng sáng lập Mekong Capital là Chris Freund nói.
Theo ông Freund, thử thách và rào cản lớn nhất trong việc tìm được công ty khởi nghiệp sáng suốt là nguồn lực con người hay nói cách khác là một “đội ngũ giỏi”. Thêm vào đó trong khi hầu hết các nhà sáng lập vượt trội trong một vài mảng kinh doanh thì họ lại thiếu kinh nghiệm trong những lĩnh vực quan trọng khác như quản lý doanh nghiệp, và điều này dẫn đến thất bại.
Một ví dụ thành công điển hình là nhà sáng lập nền tảng Mobivi - Dung Tấn Trung. Anh đã rất thành công tại Mỹ và hiện đang điều hành nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.
Ví dụ, các nhà sáng lập tiếp nhận đầu tư từ Mekong Capital thường rất mạnh về lĩnh vực bán hàng nhưng họ lại đưa ra những quyết định mua sai lầm. “Đôi khi chúng tôi đầu tư vào một công ty rất mạnh trong việc xây dựng chiến lược marketing nhưng lại không có kiến thức về tài chính. Vì vậy, họ đã đưa ra những quyết định tồi tệ khi sử dụng nguồn vốn”.
Tổng thể, các nhà sáng lập startup Việt thiếu kinh nghiệm là lý do chính đằng sau thất bại của Mekong Ventures. Thêm vào đó, Freund vẫn còn ngờ vực về việc tìm ra một đội ngũ thực hiện startup tốt và vì vậy ông tránh xa việc đầu tư vào công ty khởi nghiệp.
Trong khi đó, một số công ty khởi nghiệp mới nổi ở nước ngoài như Xiaomi của Trung Quốc, các nhà sáng lập sẵn sàng tuyển thêm nhà đồng sáng lập khác. Xiaomi hiện có khoảng 10 nhà sáng lập, và mỗi người lại thành thạo trong các lĩnh vực khác nhau và phù hợp với những nhu cầu khác nhau của Xiaomi. “Đây là một phần lý do tại sao họ thành công, nhưng điều này rất khó thực hiện tại Việt Nam”, ông nói.
Quả quyết về tầm quan trọng của các nhà đồng sáng lập, Freund nói rằng Việt Nam đang thiếu các doanh nhân đa tài.
Theo ông, các doanh nhân tại thung lũng Silicon thường vừa làm việc trong các công ty đa dạng chứ không chỉ khởi nghiệp. Và “khi tạo dựng một doanh nghiệp mới, họ đã có rất nhiều kiến thức”. Hiện Việt Nam đang thiếu đi kỹ năng này để tạo nên những doanh nhân đa tài.
Tiếp cận ra nước ngoài dường như là ưu điểm quan trọng mà nhiều nhà sáng lập của các công ty trong danh mục đầu tư của Mekong Capital có được. Những lãnh đạo này đã học tập và làm việc ở nước ngoài, có xu hướng và tư tưởng cởi mở và vì thế họ dễ dàng áp dụng những chiến thuật mới.
Thậm chí, dù một vài doanh nhân trẻ tại Việt Nam tiên phong trong việc học tập những điều mới ở nước ngoài nhưng họ vẫn không năng động trong quá trình áp dụng những phương pháp này vào doanh nghiệp của mình.
Được thành lập năm 2001, Mekong Capital là một trong những công ty tư vấn quản lý quỹ đầu tư nổi bật tại Việt Nam và hiện đang điều hành 3 chi nhánh gồm: Vietnam Azalez Fund, Mekong Enterprise Fund I và II. Quỹ thứ 4 là Mekong Enterprise III sẽ ra mắt trong một vài tuần tới.

Theo Trí Thức Trẻ/DealStreetAsia

5 ý tưởng khởi nghiệp 'điên rồ' nhưng thành công ngoài tưởng tượng

Xiaomi, Uber, Flipkart, Slack hay Razer đều khởi đầu từ những ý tưởng điên rồ nhưng đã được các nhà đầu tư để ý, rót vốn và thành công ngoài sức tưởng tượng.


5 ý tưởng khởi nghiệp 'điên rồ' nhưng thành công ngoài tưởng tượng
Startup (khởi nghiệp) là một từ xuất hiện nhan nhản trong giới công nghệ gần đây. Các nhà đầu tư mạo hiểm, đặc biệt tại thung lũng Silicon, luôn muốn “chọn mặt gửi vàng” trong số hằng hà sa số các startup đang mọc lên như nấm. Họ không tìm kiếm những startup có nguy cơ “xịt” hay chỉ nhái các doanh nghiệp khác mà phải có triển vọng trở thành Facebook, Apple hay Google tiếp theo.
Một điểm chung của những startup này chính là ý tưởng khởi nghiệp của họ thường kỳ quái, điên rồ, khó hiểu. Họ cố gắng tạo ra thị trường chưa từng tồn tại. Thay vì để đối thủ vượt trước, họ song hành nhưng thực hiện điều gì đó hoàn toàn khác biệt.
Dưới đây là 5 startup sở hữu ý tưởng điên rồ nhưng thành công ngoài sức tưởng tượng, theo TechInAsia:
Xiaomi
Thành lập tại Trung Quốc năm 2010, Xiaomi hiện là nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba thế giới. Ngoài di động, hãng còn đầu tư vào các thiết bị tiêu dùng và nhà thông minh khác. Đến năm 2014, “hạt gạo nhỏ” (ý nghĩa của tên Xiaomi) đã có hơn 8.000 nhân viên và được định giá khoảng 46 tỷ USD.
Xiaomi không muốn kiếm tiền từ bán điện thoại. Công ty bán thiết bị với giá gần với chi phí sản xuất, dựa thuần túy vào kênh phân phối trưc tuyến trong khi các đối thủ lại chuyển hàng hóa đến các cửa hàng bán lẻ. Smartphone Xiaomi dùng Android. Nó sản xuất và bán sản phẩm theo từng đợt nhỏ và nhận phản hồi từ người dùng. Mục tiêu tiếp theo của Xiaomi là kiếm tiền từ thương mại điện tử, dịch vụ.
Vì sao Xiaomi thành công: Sự kết hợp của các hoạt động kể trên giúp hạ giá sản phẩm xuống. Như một hệ quả, người dùng trả tiền ít hơn nhưng nhận về giá trị nhiều hơn số tiền bỏ ra. Sản xuất nhỏ giọt phục vụ hai mục đích: tiết kiệm tiền hàng tồn kho và nhanh chóng đổi mới sản phẩm.
Thu thập và áp dụng phản hồi từ người dùng giúp tăng cao độ trung thành. Người dùng cảm thấy vui mừng khi ý kiến của họ được tiếp thu và thể hiện trong sản phẩm, từ đó trở thành người hâm mộ và ủng hộ công ty. Có thể nói ngoài Apple, Xiaomi là một trong số ít các hãng điện tử giành được sự tín nhiệm của người dùng.
Slack
Slack là công cụ chat văn phòng, ra mắt tháng 8/2013 và hiện được định giá hơn 1 tỷ USD với hơn 30.000 đơn vị đang sử dụng. Nó do Steward Butterfield thành lập, người đã sáng lập nên mạng chia sẻ ảnh Flickr rồi bán cho Yahoo.
Slack muốn thay thế email văn phòng bằng cách tập trung các tài liệu công việc và giao tiếp. Nó muốn trở thành một ứng dụng được dùng đến trong mọi thời gian làm việc.
Vì sao Slack thành công: Nó tích hợp các ứng dụng doanh nghiệp lớn như Dropbox, Google Apps, GitHub, Heroku, Zendesk… Slack theo dõi những gì bạn làm trên các dịch vụ đó và cung cấp tính năng tìm kiếm để bạn ngay lập tức truy cập dữ liệu và lịch sử tài liệu. Nó giống như Google trong liên lạc nội bộ. Ứng dụng có tương lai tươi sáng.
Flipkart
Flipkart là sàn thương mại điện tử lớn nhất Ấn Độ. Do hai cựu nhân viên Amazon là Sachin và Binny Bansal sáng lập năm 2007, đến nay Flipkart có giá trị ước tính khoảng 11 tỷ USD. Không tồi cho hai nhân vật từng bị bạn bè và gia đình phản đối vì cho rằng họ “mất trí” khi bỏ công việc được ao ước và mở công ty mới.
Flipkart ra đời vào thời điểm Ấn Độ còn thiếu cơ sở hạ tầng chuyển phát cho thương mại điện tử và mọi người không quen thuộc với việc mua sắm qua mạng.
Vì sao Flipkart thành công: Flipkart khởi đầu bằng cách tập trung vào một danh mục có chi phí thấp, đó là sách. Họ phát triển hệ thống thanh toán đáng tin cậy và dần dần hướng người dùng đến mua sắm trực tuyến. Họ tự xây dựng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng để chuyển phát hàng hóa đúng hạn. Các nhà sáng lập nhận ra dịch vụ khách hàng trong thương mại điện tử còn yếu kém nên tập trung giải quyết điểm yếu đó.
Đánh vào sự nhạy cảm về giá của người dùng Ấn Độ, Flipkart tung ra các chương trình giảm giá lớn. Chi phí hoạt động thấp cho phép họ chiết khấu nhiều hơn cửa hàng truyền thống. Tầm với hạn chế của các cửa hàng truyền thống làm lợi cho thương mại điện tử vì khách hàng thường có ít lựa chọn khi mua sắm ở các cửa hàng lân cận. Flipkart cho họ khả năng tiếp cận hàng hóa phong phú hơn bao giờ hết.
Uber
Uber là dịch vụ đi nhờ xe lớn nhất thế giới, được định giá 40 tỷ USD. Với hành khách, Uber mang tài xế taxi đến tận cửa nhà bạn và chỉ cần gọi xe qua ứng dụng. Với tài xế, nó cung cấp một cách tối ưu để đón khách và kiếm thu nhập. Họ giao dịch không bằng tiền mặt mà thông qua hệ thống của Uber.
Uber tin rằng smartphone sẽ trở thành phương tiện chủ yếu để mọi người gọi xe. Họ cũng tin rằng đội quân lái xe tư có thể hoàn thiện hay thậm chí thay thế ngành công nghiệp taxi.
Vì sao Uber thành công: Ứng dụng gây ấn tượng ban đầu bằng dịch vụ Uber Black hạng sang. Cái lợi lớn nhất cho người dùng không nằm ở vẻ ngoài mà chính là sự thuận tiện. Smartphone xác định địa chỉ người dùng, cho phép tài xế dễ dàng tìm thấy hành khách. Gọi xe chỉ mất vài lần chạm. Thanh toán nhanh chóng, thông suốt khi ứng dụng tự động trừ tiền trong thẻ tín dụng.
Một yếu tố quan trọng nữa là Uber đang tăng cường hỗ trợ tài xế trước các quy định ngặt nghèo tại những thị trường đang hoạt động. Điều đó giúp tài xế an tâm hơn và có thể tận dụng tối đa thời gian, phương tiện của mình.
Razer
Razer là công ty Mỹ chuyên sản xuất thiết bị điện tử cho game thủ. Thành lập năm 1998 và được định giá khoảng 1 tỷ USD, Razer phát triển chuột, bàn phím, laptop chơi game. Gần đây, hãng ra mắt vòng đeo tay thông minh riêng có tên Nabu.
Razer tin rằng nó có thể xây dựng một công ty phần cứng chỉ nhờ vào phục vụ game thủ. Năm 1998, doanh thu từ game còn xa mới đạt tới như ngày hôm nay. Razer cũng chú trọng đầu tư vào PC bất chấp tỉ lệ người dùng PC giảm theo thời gian.
Vì sao Razer thành công: Game bùng nổ và trở thành dòng chảy chính thống, tăng trưởng gấp 4 lần tại Mỹ từ năm 1998 đến 2008. Hoạt động thể thao điện tử cũng lớn mạnh. Twitch, dịch vụ phát các trận thi đấu game trực tiếp, được Amazon mua lại với giá gần 1 tỷ USD. Razer dường như đã tiên tri được hiện tại bằng cách phát triển sản phẩm ngách ngay cả trước khi thị trường ngách tồn tại. Hiện công ty đang sở hữu 30% thị trường game và bàn phím chơi game.
ICTNews

Chuyện đạo nhạc và quốc ca các nước

Quốc ca một số nước trên thế giới giống tới mức kinh ngạc khi so sánh với một số sáng tác khác. Liệu có phải do các tác giả 'chôm' giai điệu của người khác không, hay có những khó khăn gì mà ta chưa biết liên quan tới việc sáng tác giai điệu gốc? Đó là câu hỏi của Alex Marshall, tác giả cuốn sách mới về lịch sử các bản quốc ca đặt ra.
Có thể nói Dusan Sestic là tác giả đen đủi nhất thế giới. Hồi 1998, vì túng bấn nên ông quyết định dự thi sáng tác quốc ca mới cho Bosnia, là cuộc thi nhằm hàn gắn những phân rẽ sắc tộc đầy cay đắng sau cuộc nội chiến ở nước này.
Không thực sự muốn thắng bởi vẫn luyến tiếc Nam Tư thay vì mang tinh thần ái quốc với quốc gia mới, cho nên ông dự thi với một giai điệu sôi nổi vừa phải, mà ông nghĩ là đủ để giành giải nhì hoặc giải ba, giúp ông bỏ túi một khoản.
Thế nhưng ông đã thắng, và cuộc đời ông thay đổi tới mức kinh ngạc chỉ sau một đêm.

'Đi giữa hai làn đạn'

Những đồng bào người Serbia của ông, trong đó có những người quyết liệt phản đối sự tồn tại của Bosnia, gọi ông là kẻ phản quốc.
Nhiều người Bosnia và Croatia cũng khó chịu không kém về chuyện một người Serbia lại là tác giả của giai điệu biểu tượng của đất nước họ. Ông đã rất khó khăn khi kiếm việc làm.
Mười năm sau, ông lại thắng giải, lần này là trong cuộc thi viết lời cho quốc ca, nhưng các chính trị gia mang nặng tinh thần sắc tộc đã không phê chuẩn. Ông vẫn bị nợ khoản tiền 15 ngàn euro chưa được nhận.
Dusan có lẽ là nhạc sỹ đen đủi nhất su khi sáng tác quốc ca cho Bosnia
Chưa hết, tới 2009, có người phát hiện ra rằng bản quốc ca của Dusan gần như tương tự với đoạn nhạc mở đầu của phim hài ra hồi 1978 National Lampoon's Animal House.
Ngay lập tức người ta đòi bỏ bài quốc ca của Dusan và ông bị cáo buộc tội đạo nhạc. Một tờ báo thậm chí còn tìm đến tận gia đình tác giả viết nhạc cho phim Animal House và thuyết phục họ khởi kiện. Dusan đã phải lên truyền hình để tự vệ.
"Tôi cảm thấy bị tổn thương về những dòng tin đó," ông nói với tôi hồi đầu năm nay, tại thành phố Banja Luka.
"Tôi không biết tên của bộ phim đó, nhưng tôi đã nghe và thực sự là rất ngạc nhiên. Tôi nghĩ về chuyện này, có lẽ thời trẻ trai tôi đã xem bộ phim hay nghe được ca khúc đó và cái giai điệu ấy đã đọng lại trong tâm trí tôi. Điều đó thực sự là có thể xảy ra, nhưng tôi không thể nói rằng đó là đạo nhạc."
Ông nêu ra một số điểm khác biệt trong hai giai điệu. "Không phải tất cả mọi người ở đất nước này đều là kẻ cắp hay tham nhũng," ông nói thêm. "Nếu tôi là kẻ như thế thì tôi có lẽ đã là chính trị gia và đã thành công hơn nhiều rồi."

Cáo buộc đạo nhạc

Tác phẩm của Dusan không phải là bản quốc ca duy nhất bị cáo buộc đạo nhạc.
Quốc ca của Uruguay, được Francisco Jose Debali viết năm 1846, là một trong những bản quốc ca hưng phấn nhất - giống như một vở opera mini nhiều hơn là một ca khúc - thế nhưng lại có phần giai điệu chủ đạo giống hệt với một đoạn trong vở opera Lucrezia Borgia của tác giả người Ý Donizetti.
Quốc ca Nam Phi bị cho là dựa trên một tác phẩm của Joseph Parry người xứ Wales
Có những bằng chứng cho thấy Debali có lẽ đã nghe vở opera này vài năm trước khi sáng tác ca khúc; một số trích đoạn đã được trình diễn tại Montevideo hồi 1841, và ông rất có thể còn được nghe từ khi ở Ý, trước khi chuyển tới Uruguay.
Bài quốc ca và bản opera có một đoạn chín nốt nhạc giống hệt nhau. Nhưng những người ủng hộ Debali nói đó chỉ là chín nốt nhạc và chúng xuất hiện khi vở opera dài hai tiếng đã diễn ra được phần tư. Có lẽ đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Vấn đề không được nêu ra khi Debali còn sống, cho nên ông đã chẳng bao giờ phải đối diện với những cáo buộc mà Dusan phải đương đầu.
Đoạn dạo đầu ồn ào của quốc ca Argentina cũng bị cáo buộc là tương tự như một tác phẩm của Clementi, còn Enoch Sontonga, người đứng đằng sau bản quốc ca đầy tao nhã của Nam Phi, bài Nkosi Sikelel, thì thường được cho là dựa trên bản Aberystwyth của tác giả người xứ Wales, Joseph Parry.
Bài quốc ca đầu tiên được thừa nhận theo quy chuẩn ngày nay là bản God Save the King của Anh quốc.
Là một bài hát cổ, God Save the King được hồi sinh vào 1745, trong cuộc xâm chiếm của Hoàng tử Charlie người Scotland (Bonnie Prince Charlie) nhằm khôi phục vương triều Stuart.
Cuộc tiến quân chẳng mấy mà thất bại, nhưng God Save the King vẫn được hát lên trong hàng thập niên sau đó, và rồi các triều đại tiếp theo bắt đầu thấy rằng họ cần một ca khúc như vậy.
Rồi chẳng mấy chốc, giai điệu này được dùng ở Đan Mạch, ở hầu hết các bang của Đức, và cả ở Nga. Thậm chí nó còn từng được dùng làm quốc ca của Vương quốc Hawaii. Mọi người chỉ lấy nhạc và đặt lại lời phù hợp.
Sau cùng, hầu hết các nước quyết định rằng việc có một giai điệu cho riêng mình là điều quan trọng. Chỉ có một quốc gia nằm ngoài Khối Thịnh vượng chung là ngang ngược khước từ: Liechtenstein.
Nếu tới đó, bạn sẽ nghe thấy người dân vui vẻ hát bài Oben am Jungen Rhein mà không hề nghĩ rằng bất kỳ người nào từ Vương Quốc Anh tới cũng có thể hát chung, chỉ khác về ca từ.
Tất nhiên, người Liechtensteine biết rằng họ dùng chung phần nhạc của Anh, nhưng họ lại tự hào về điều đó.
Tương tự, Estonia và Phần Lan cũng dùng chung giai điệu, tức là người Estonia sẽ nghe được quốc ca của mình thời Xô-viết nếu mở nghe các kênh phát thanh Phần Lan. Giai điệu do tác giả người Đức Fredrik Pacius viết và bị một số người cho là dựa theo một ca khúc của Đức.
Quốc ca của nhiều nước khác lại dùng các giai điệu dân gian. Samuel Cohen, người sáng tác bản Hatikvah (Hy vọng) đầy bi thương cho Israel hồi 1888 nói ông lấy cảm hứng từ một bài hát dân tộc Romania, tuy một số người nói thực ra là ông đánh cắp từ một tác phẩm của tác giả người Czech, Bedrich Smetana.
Tương tự, Nam Hàn và Maldives từng cùng dùng bản Auld Lang Syne làm quốc ca. Nam Hàn có được giai điệu này từ các nhà truyền giáo Scotland. Còn một nhà thơ đã chọn nó làm quốc ca cho Maldives sau khi nghe được âm thanh phát ra từ chiếc đồng hồ của ông chú mình.
 
Image caption Quốc ca Mỹ dựa theo giai điệu của một bài hát cổ của hội uống rượu ở Anh, To Anacreon in Heaven
Ngay cả bài Star-Spangled Banner cũng không phải là tác phẩm nguyên bản, mà dựa theo giai điệu của một bài hát cổ của hội uống rượu ở Anh, To Anacreon in Heaven.
Khi các chính trị gia tranh luận xem có nên dùng nó làm quốc ca chính thức hay không, nhiều người đã phản đối với lý do cần phải có một giai điệu đặc chất Mỹ, và dứt khoát không thể dùng thứ giai điệu của những tay say xỉn.
Tất cả những điều này có ý nghĩa gì? Phải chăng mọi bản quốc ca đều được miễn trừ khỏi các quy định về đạo nhạc? Phải chăng mọi người không mấy quan tâm cho nên họ không phát hiện ra tính không nguyên gốc của các ca khúc đó?
Rất có thể là vậy. Nhưng tôi thì thực sự cho rằng điều đó cho thấy việc sáng tác ra một bản là khó tới mức nào.
Ngày nay, nếu viết một bản quốc ca, bạn cần có giai điệu đủ đơn giản để người ta có thể huýt sáo trên đường và gào vang trong các trận bóng đá, nhưng lại phải đủ chỉn chu và đủ sôi nổi.
Tại Bosnia, giai điệu mà nhiều người muốn hát thay cho bài quốc ca của Dusan là bản Jedna si Jedina.
Một số người Bosnia thậm chí còn hát bài này thay vì dùng bài của Dusan tại các sự kiện thể thao. Tác giả bài này là một trong những nhạc sỹ nổi tiếng nhất nước, và ông đã viết trong thời gian Sarajevo bị bao vây. Nhưng ông chỉ viết phần lời, còn nhạc thì được lấy nguyên xi từ một bài dân ca.

Quốc ca Mỹ đã ra đời như thế nào?




  • 28 tháng 8 2015
Vào một đêm mưa ngày 13/9/1814, một luật sư người Mỹ 35 tuổi có tên là Frances Scott Key nhìn quân Anh nã pháo liên hồi vào pháo đài McHenry ở Cảng Baltimore. Cuộc chiến năm 1812 đã kéo dài suốt 18 tháng và luật sư Key đang đàm phán để phóng thích một tù binh Mỹ.
Lo ngại rằng ông đã biết quá nhiều, quân Anh đã giữ ông trên tàu nằm cách bờ biển tám dặm. Khi màn đêm buông xuống, ông nhìn thấy bầu trời chuyển sang màu đỏ và trước quy mô của cuộc tấn công, ông tin rằng quân Anh sẽ chiến thắng.
“Dường như lòng đất mở ra để thổi đi những loạt đạn pháo trong màn lửa và lưu huỳnh,” ông kể lại. Nhưng khi khói tan vào lúc những tia nắng đầu tiên của bình minh ló dạng, trong sự sững sờ và thở phào nhẹ nhõm, Key thấy lá cờ Mỹ, chứ không phải cờ Anh giương lên trên pháo đài.

Ngập tràn cảm xúc

Theo Viện Smithsonian, nơi lưu giữ nhiều hiện vật lịch sử vô giá, thì trong lòng Key tràn ngập cảm xúc trước những gì ông chứng kiến nên ông đã viết thành thơ.
Ông đã đưa bài thơ ông viết cho anh rể, Joseph H Nicholson, tư lệnh một đơn vị dân quân ở Fort McHenry, xem, và ông này đã nhận xét rằng lời thơ hài hòa hoàn hảo với một giai điệu ngắn rất được ưa chuộng của nước Anh do nhạc sỹ John Stafford Smith sáng tác vào năm 1775.
Bài hát Anacreontic Song, hay còn gọi là Anacreon in Heaven, được viết cho một câu lạc bộ của giới thượng lưu ở London nhưng vào đầu thế kỷ 19 nó đã vượt Đại Tây Dương và trở nên nổi tiếng ở Mỹ.
Ấn tượng mạnh mẽ với bài thơ của Key, Nicholson đã đem nó đến một nhà in ở Baltimore và phát hành dưới tên Đơn vị phòng vệ Fort M’Henry và ghi giai điệu mà lời thơ này nên được phổ nhạc hát theo.
Báo The Baltimore Patriot cho in lại và chỉ trong vòng có vài tuần, bài hát The Star-Spangled Banner (tạm dịch "Lá cờ chói lọi ánh sao"), cái tên mà nó nhanh chóng được biết đến, đã xuất hiện trên nhiều ấn phẩm trên khắp đất nước và khiến lời hát của Key cũng như lá cờ mà lời thơ tôn vinh vốn không lâu sau đã trở thành lịch sử đã trở nên bất tử.

Lời ca lay động tâm hồn


Được hải quân sử dụng vào năm 1889, bài hát đã được Puccini trích lại trong vở opera của ông có tựa đề Madame Butterfly.
Vào đầu thế kỷ 20, sức hút của bài hát dường như không gì có thể cưỡng lại được. Nó được ưa thích đến mức cho đến năm 1916 đã có hàng chục bản khác nhau và Tổng thống Woodrow Wilson đã yêu cầu Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đưa ra bản chính thức.
Cơ quan này đã nhờ sự giúp đỡ của năm nhạc sỹ: Walter Damrosch, Will Earheart, Arnold J Gantvoort, Oscar Sonneck và John Philip Sousa. Buổi trình diễn đầu tiên của bản đã được chuẩn hóa diễn ra ở Carnegie Hall vào tháng 12/1917.
Tuy nhiên, phải cho đến ngày 3/2/1931 bài hát The Star-Spangled Banner mới chính thức trở thành quốc ca của Hoa Kỳ, theo một đạo luật của Quốc hội do Tổng thống Herbert Hoover ký.
Thời gian ra đời chính thức của Quốc ca Mỹ tương đối muộn có lẽ là ngạc nhiên đối với những ai nghĩ rằng nó có từ rất lâu trong lịch sử, nhưng sự thiếu hiểu hiểu biết này thể hiện một xu thế lớn hơn.
“Nhiều người Mỹ không biết rằng có rất nhiều những thứ mà chúng ta cho là nền tảng của Hoa Kỳ thật ra bắt nguồn từ những năm 1920 và thời kỳ Đại Suy thoái,” Sarah Churchwell, giáo sư văn chương Mỹ tại Đại học Đông Anglia và là tác giả của cuốn sách được ca ngợi rộng rãi Careless People, nói.
“Khi F Scott Fitzgerald – một người họ hàng xa của Frances Scott Key – đang bắt đầu nghĩ về cuốn tiểu thuyết The Great Gatsby vào năm 1922, năm mà ông lấy bối cảnh cho cuốn tiểu thuyết này thì nước Mỹ vẫn đang tranh luận có nên có một bài quốc ca hay không”.

Giấc mơ Mỹ


Mặc dù The Star-Spangled Banner là ứng cử viên hàng đầu, Churchwell chỉ ra rằng nó đã bị một số người phản đối dữ dội.
Vào ngày 11/6 năm 1922, nhà khoa học Augusta Emma Stetson, người xây dựng nhà thờ First Christian Science tại Công viên Trung tâm New York đã đăng một quảng cáo lớn ấn tượng trên tờ New York Tribune với tiêu đề: “The Star-Spangled Banner không bao giờ trở thành Quốc ca của chúng ta”.
Đoạn quảng cáo này đã nói về ‘những giai điệu bạo lực, không thể hát được vốn không bao giờ diễn đạt được những lý tưởng nền tảng của đất nước chúng ta’. (Không chỉ bởi phần nhạc không phải do người Mỹ sáng tác mà tệ hơn nữa nó là giai điệu của một bài hát thô tục, đầy nhục dục của những người uống rượu, Churchwell cho biết).
“Sẽ không bao giờ Quốc hội hợp pháp hóa một bản quốc ca vốn xuất phát từ những phẩm chất thấp nhất của tình cảm con người,” đoạn quảng cáo nói.
Quốc hội lại nghĩ khác. “The Star-Spangled Banner đã trở thành quốc ca Mỹ vào năm 1931, hai năm sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ, khi người Mỹ cần sự khôi phục niềm tin,” Churchwell nói.
Bà cũng chỉ ra rằng chính trong năm này khẩu hiệu ‘Giấc mơ Mỹ’ đã trở thành câu cửa miệng nổi tiếng của nước Mỹ nhờ vào một cuốn sách có tựa đề Epic of America của James Truslow Adams.
“Nhìn chung, tôi nghĩ người Mỹ được khuyến khích nghĩ rằng tất cả những gì về đất nước chúng tôi kéo dài từ rất lâu và vượt qua cả lịch sử. Đó là khía cạnh chính của Giấc mơ Mỹ và chính là điều mà Fitzgerald muốn nhắc đến trong Gatsby – ý tưởng rằng chúng tôi luôn bị lôi cuốn về lịch sử của mình mà chúng tôi không hiểu được nó.”
Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Culture

Suy ngẫm: Hai cách hiểu về “chủ nghĩa cá nhân”

Nguyễn Ngọc Lanh
Suy ngẫm: Hai cách hiểu về “chủ nghĩa cá nhân” 
Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến 


  1. Ý niệm “chủ nghĩa cá nhân” lưu hành trong đời sống và ngôn ngữ hàng ngày thuộc “đạo đức học”, nghĩa của nó khá rõ và đơn giản: đó là thói ích kỷ, trong mọi hoàn cảnh đặt lợi ích của mình lên trên hết, không cho ai động đến “một sợi lông chân của mình”, có thể gọi tên nó là chủ nghĩa cá nhân “đạo đức học”.Trong khẩu hiệu “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân” Hồ Chủ tịch nói đến chủ nghĩa cá nhân này. Trong mọi xã hội, mọi thời đại chủ nghĩa cá nhân này đều bị lên án.
  2. Còn cái mà chúng tôi gọi là chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” không có liên quan gì đến chủ nghĩa cá nhân “đạo đức học”: đó là ý thức của cá nhân về cá tính và bản lĩnh riêng của mình, đặc biệt nó thể hiện ở “lòng tin “của cá nhân vào “giá trị của ý kiến riêng của mình” cũng như giá trị những hình thức diễn đạt nó lựa chọn và sáng tạo, tóm lại đó là lòng tin của cá nhân vào bảng giá trị của nó (thuộc mọi lĩnh vực chính trị, mỹ học, đạo đức…).
Cách hiểu đầu có lẽ xuất hiện sớm nhất từ thập kỷ 30, còn trước đó trí thức nước ta hiểu chủ nghĩa cá nhân theo cách thứ hai. Bài dưới đây thử so sánh hai cách hiểu đó
Một chủ nghĩa xấu chưa từng có
- Trong giai đoạn chống Pháp, giành độc lập (1945-1954) hầu như sách báo và văn bản của ta chưa có nhóm từ “chủ nghĩa cá nhân”. Đó là nhờ tinh thần xả thân vì lý tưởng, tác phong gương mẫu và phẩm chất liêm chính của lớp cán bộ-đảng viên ở cái thuở xa xưa ấy.
- Nhưng khi tạm thời có hoà bình (1954-1960), tư tưởng “cầu an, hưởng lạc”, “tự tư, tự lợi” bắt đầu xuất hiện, bị phê phán, dần dần quy về chủ nghĩa cá nhân.
- Giai đoạn từ 1960, khi đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH, đồng thời phát động cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, Đảng đòi hỏi mọi người cống hiến, hy sinh nhiều hơn nữa. Do vậy, cần lên án mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Trong học tập chính trị, cũng như trong chỉnh huấn, chỉnh đảng, chỉnh quân, bao giờ cũng có mục đề cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng và lên án chủ nghĩa cá nhân, để mỗi người tự liên hệ mà kiểm điểm bản thân. Đích thân cụ Hồ, với cương vị lãnh tụ tối cao của đảng, đã kịp thời phát biểu, viết bài trong mọi dịp cần thiết.
Nhân 40 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trang mạng của đảng CSVN đã kê ra những nội dung chính về chủ nghĩa cá nhân mà vị chủ tịch đã nêu:
  • Tháng 3-1960: Chủ nghĩa cá nhân như tự tư tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường.
  • Tháng 3-1961: Chủ nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác, là kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội.
  • Tháng 1-1965: Chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm mà mỗi người chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo đề phòng và kiên quyết tiêu diệt.
  • Tháng 7-1965: Tranh công đổ lỗi là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.
  • Tháng 2-1969: Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”.
Bài viết cuối cùng về đề tài này của Hồ chủ tịch đăng trên báo Nhân Dân trong dịp 3-2-1969 có cái nhan đề rất quyết liệt: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Tác dụng tức thời sau đợt học tập bài này là công nhân thêm vững “tay búa, tay súng”, nông dân càng chắc “tay cày, tay súng”; đồng thời lớp lớp thanh niên lại vượt Trường Sơn đi chiến đấu... Còn tác dụng lâu dài, thì 40 năm sau chủ nghĩa cá nhân vẫn chưa bị “quét sạch” như Cụ mong muốn.
Nó còn là nguồn gốc của mọi cái xấu
Trong bài nói trên, Hồ chủ tịch (ký là TL) đã tóm tắt đặc điểm và tác hại của chủ nghĩa cá nhân: Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khǎn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ.
Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân.
Tóm lại, do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm.
Sau đó 38 năm, khi phát động học tập đạo đức Hồ Chí Minh (dịp 3-2-2007) tổng bí thư đương nhiệm vẫn nhắc lại một số nội dung mà cụ Hồ đã nêu: Tư tưởng không đúng thì có nhiều, nhưng có một tư tưởng mẹ: đó là chủ nghĩa cá nhân. “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể. “Miễn là mình béo, mặc thiên hạ gầy”. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư, nết xấu như : lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô... Chủ nghĩa cá nhân là vết tích xấu xa của xã hội cũ, “là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn lên dốc. Vì thế mà càng nguy hiểm”.
Ngày 31-8-2009, nhân kỷ niệm 40 năm cụ Hồ viết di chúc, bài trên trang mạng của đảng Cộng Sản Việt nam cũng nhắc lại lời Cụ: Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, do đó mà nó sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm như: Bệnh tham lam; bệnh lười biếng; bệnh kiêu ngạo; bệnh hiếu danh; bệnh thiếu kỷ luật; óc hẹp hòi; óc thực dụng; óc lãnh tụ. Và kết luận: Chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã hội.
Bài trên cũng cho biết: Các đại hội đảng, các hội nghị trung ương đều liên tục và mạnh mẽ nói về nguy cơ, tác hại của chủ nghĩa cá nhân và sự bành trướng của nó:
  • Hội nghị Trung ương lần thứ V khoá VI đã nghiêm khắc chỉ ra những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên khi đi vào đổi mới, đó là bệnh quan liêu, bàn giấy, xa rời quần chúng, xa rời thực tế, hống hách với nhân dân; sinh lòng thèm khát dồng tiền, sẵn sàng “chiếm công vi tư”, đục khoét của cải của nhân dân; sống buông thả, sa đoạ, móc ngoặc và tiếp tay cho bọn làm ăn bất chính ngoài xã hội; cơ hội chủ nghĩa, sống vô nguyên tắc, chỉ biết luồn lọt, nịnh bợ để có danh lợi; không tự phê bình và phê bình trên tình đồng chí, hoặc là xuê xoa, nể nang, hoặc là lợi dụng để đả kích nhau, tạo ra phe phái gây mất đoàn kết nghiêm trọng.
  • Trong nhiệm kỳ khoá VII, nhận diện của Đảng về chủ nghĩa cá nhân có sự phát triển. Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đảng ta cho rằng tham nhũng, quan liêu trở thành một trong bốn nguy cơ đối với chế độ mà Đảng, nhân dân ta đã lựa chọn và là biểu hiện tập trung của chủ nghĩa cá nhân, suy thoái đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên.
  • Đến Đại hội VIII, chủ nghĩa cá nhân với rất nhiêu biểu hiện, đặt Đảng trước thách thức lớn hơn. Đại hội nhận định: một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, sa đoạ về đạo đức lối sống. Bệnh quan liêu, độc đoán, cục bộ địa phương, kèn cựa, địa vị rất nặng. Số thoái hoá về chính trị tuy ít, nhưng hoạt động của họ gây hậu quả rất xấu.
  • Những năm đầu của thế kỷ XXI, chủ nghĩa cá nhân với biểu hiện tập trung của nó là tham nhũng, tiêu cực diễn biến càng phức tạp hơn. Đại hội lần thứ IX, lần thư X của Đảng đều đã đề cập đến chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện chính của nó. Đảng chủ trương mỗi cấp uỷ, mỗi chi bộ có kế hoạch định kỳ kiểm điểm và thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng cơ hội thực dụng.
Tóm lại, không thể thêm gì vào sự xấu xa và nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân - một chủ nghĩa ngày càng lộng hành ở nước ta, kể từ cách đây nửa thế kỷ.
Nó là kẻ thù từ bên trong, dường như tự sinh, tự dưỡng, có sức sống mãnh liệt, dù chúng ta luôn luôn cảnh báo và đã huy động mọi khả năng để diệt trừ. Có lẽ chủ nghĩa này ở các nước bạn còn nặng nề hơn, vì chỉ 2 thập niên sau khi cụ Hồ mất, các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô đã theo nhau sụp đổ.
Nay, 2009, nó đã phát triển tới mức đặt chế độ ta trước nguy cơ tồn vong.
Thế giới hiểu khác ta về chủ nghĩa cá nhân
Phương Tây xoá bỏ chế độ phong kiến trước phương Đông nhiều thế kỷ. Đó là điều kiện tiên quyết để chủ nghĩa cá nhân ra đời cách nay đã hai trăm năm. Đó là khi dân trí đã đủ cao, cuộc sống vật chất và tinh thần được nâng lên, tầng lớp trí thức “đích thực” đã hình thành, khiến cho mỗi con người có điều kiện suy nghĩ về những quyền lợi chính đáng của chính mình khi chung sống trong xã hội. Trước nhất và cơ bản nhất, đó là các quyền tự do cho mỗi cá nhân. Mỗi cá thể không còn quá lệ thuộc vào cộng đồng, mà phải trở thành một thành viên độc lập của cộng đồng ấy, có quyền có suy nghĩ riêng, đưa ra ý kiến, quan điểm riêng, và thể hiện bản thân theo cách riêng. Không ai bị buộc trở thành một cái bóng mờ nhạt, bị chìm lấp vào đám đông - kể cả đó là cái bóng của vĩ nhân. Tóm lại, bất cứ ai cũng được quyền thể hiện bản thân, để “tôi phải là chính tôi”.
Đạo đức cao nhất của chủ nghĩa cá nhân là không vi phạm quyền tự do của các cá nhân khác. Suy ra, chức năng số 1 của Nhà Nước là tạo điều kiện để mỗi cá nhân thực hiện đầy đủ các quyền tự do; đồng thời ngăn chặn sự xâm phạm quyền tự do của cá nhân từ bất cứ cá nhân (hay nhóm) nào khác. Nhà nước không được phép tự ý gom gộp những cá nhân thành một đám, nhào nặn để nó “có hình thù vừa ý” nhằm dễ quản lý và sai khiến cả đám – như Hitler đã làm.
Như vậy, trong khi 87 triệu dân ta hiểu chủ nghĩa cá nhân là xấu xa, nguy hiểm; thì phần khổng lồ còn lại của nhân loại lại hiểu khác.
Thành tựu và sai lầm
- Một thành tựu trong quá trình ngàn năm tư duy và tiến hoá của nhân loại là tạo ra khái niệm cá nhân. Đám nô lệ khổ sai xây Kim Tự Tháp, hoặc khối nông nô lầm than đắp Vạn Lý Trường Thành không thể có khái niệm cá nhân. Không có chuyện mỗi nô lệ dám “thể hiện mình”. Mỗi người chỉ như con kiến, không cá tính, bị chìm lấp trong đàn kiến. Đó chính là tình trạng của mỗi thường dân ở xã hội phong kiến và càng như vậy ở mọi xã hội trước phong kiến.
Cá nhân, đó là con người độc lập, tuy trừu tượng (không chỉ ra một ai cụ thể), nhưng lại phổ cập (là bất cứ cá thể nào trong nhân loại) mà không phân biệt quốc tịch, màu da, trình độ... Chủ nghĩa cá nhân đặt quyền lợi và hạnh phúc của mỗi con người lên trên hết. Sau hàng thế kỷ, sự phát triển và hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa cá nhân đã đưa đến sự ra đời khái niệm quyền con người (nhân quyền) như ta thấy hiện nay.

- Sai lầm lớn nhất: Đó là quan niệm coi “cá nhân” là... “bản thân mình”. Từ đó, coi chủ nghĩa cá nhân là thứ chủ nghĩa đặt quyền lợi và hạnh phúc của bản thân mình lên trên hết. Nếu gọi đúng tên, thì đây là chủ nghĩa vị kỷ (egoism, đối lập với chủ nghĩa vị tha), chứ không phải là chủ nghĩa cá nhân (individualism, đối lập với chủ nghĩa tập thể). Hầu hết trường hợp chống chủ nghĩa cá nhân là do cách hiểu sai lầm này. Càng tai hại, nếu giới quyền lực cố ý hiểu sai như vậy.
Đương nhiên, đang có hai cách hiểu trong chúng ta
Dân ta được giáo dục để hiểu chủ nghĩa cá nhân theo nghĩa xấu. Việt Nam ta mượn danh từ “chủ nghĩa cá nhân” chỉ để làm cái vỏ, và nhét vào đó một nội dung tự quy ước - khác với nội dung gốc. Xin khẳng định: Đó là quyền của Việt Nam, miễn là Việt Nam chỉ dùng khái niệm tự quy ước này trong phạm vi nước ta – và cứ vô tư mà dùng - cho đến khi nào buộc phải thống nhất với khái niệm chung của thế giới.
Tuy nhiên, vẫn có một số người Việt có điều kiện tiếp cận với quan niệm của thế giới. Do vậy, họ có hai cách hiểu. Và họ sử dụng mỗi cách tuỳ theo tình huống. Không khó gì tìm ra trên báo chí ta những bài viết gần đây bàn về chủ nghĩa cá nhân dưới góc độ triết lý, học thuật. Tuy nhiên, người bàn luận sớm nhất về chủ nghĩa cá nhân - theo cách hiểu từ gốc – có lẽ là cụ Phan Khôi. Từ trên 70 năm trước, sau khi lập luận đầy đủ, cụ đã đưa ví dụ: đàn chim sẻ đã sống theo “chủ nghĩa cá nhân” (mỗi cá thể có quyền tự quyết định), còn đàn kiến sống theo “chủ nghĩa tập thể” (mỗi cá thể không có quyền đó).
Đề xuất và vài nhận định sơ bộ
- Đề xuất: Đã tới lúc nên thay từ “chủ nghĩa cá nhân” bằng chủ nghĩa vị kỷ? Chớ nên tiếc, vì sự thay thế này chẳng liên quan gì tới “bản sắc văn hoá” (là cái chúng ta muốn giữ gìn), cũng chẳng phải sự khác nhau về quan niệm Đông - Tây. Cái chủ nghĩa vị kỷ này không chỉ là kẻ thù của CNXH mà là kẻ thù của cả nhân loại. Có điều, sao nó cứ ngang ngược ở nước ta hơn ở đâu hết.
- Nhận định
  • Chủ nghĩa vị kỷ bị lên án suốt nửa thế kỷ; tới nay vẫn tiếp tục bị mạt sát nặng nề. Điều đó chứng tỏ ta rất căm ghét nó, trút bực tức lên nó – vì bất lực với nó. Không những nó chưa bị “quét sạch” (như cụ Hồ dặn lại) mà còn phát triển đầy thách thức. Biểu hiện tiêu biểu nhất là nạn tham nhũng – đã tới mức đe doạ sự sinh tồn của chế độ. Vấn đề “ai thắng ai” lại được đặt ra lần nữa, nhưng không phải giữa hai phe (XHCN và TBCN) như trước đây, mà là ngay trong nội bộ xã hội XHCN ở nước ta. Mong rằng kết quả đấu tranh lần này sẽ khác lần trước.
  • Là những người duy vật, nhưng chúng ta chỉ có trong tay biện pháp duy tâm để chống lại nó. Biện pháp quan trọng nhất tới nay vẫn chỉ là khuyên (hoặc đòi hỏi) mỗi người phải học tập đạo đức bác Hồ và tự rèn luyện bản thân. Dường như những đối tượng cần học nhất lại chưa học, hoặc học chưa đủ. Ngược lại, lòng tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin mà chúng ta cố công vun đắp lại suy thoái tới mức những văn kiện lớn của đảng phải dùng tới những từ “phai nhạt lý tưởng”, “suy giảm sút ý chí”, “sa đoạ về đạo đức, lối sống“... Nhưng biện pháp sửa chữa cũng rất duy tâm: Đó là mỗi người phải... tự rèn luyện (rèn luyện theo hướng nào?).
  • Chủ nghĩa? Đó là lý tưởng để theo đuổi cả đời. Chủ nghĩa vị kỷ đang lộng hành chứng tỏ ngày càng đông người coi đó là lý tưởng đời mình. Nếu họ lại “rèn luyện” lòng tin lý tưởng của họ thì nguy quá.
  • Liệu có phải chủ nghĩa vị kỷ sinh ra ngay từ trong cơ chế của chế độ? Bởi vì, từ thập niên 60 tới nay, dài bằng đời người, nó đã tự chứng minh năng lực tự sinh, tự phát triển dường như vô địch của nó. Nếu đây là bệnh tự sinh, tự phát – ví dụ, do độc quyền chia chác chức vụ - hỏi làm sao cách chữa như hiện nay có thể đưa lại kết quả?.

Tiếp cận quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam từ góc độ chủ nghĩa cá nhân “văn hoá”

Tiếp cận quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam từ góc độ chủ nghĩa cá nhân “văn hoá”Hoàng Ngọc HiếnViet-Studies
09:19' AM - Thứ hai, 26/10/2009
Ý niệm “chủ nghĩa cá nhân” lưu hành trong đời sống và ngôn ngữ hàng ngày thuộc phạm trù“đạo đức học”, nghĩa của nó khá rõ và đơn giản: đó là thói ích kỷ, trong mọi hoàn cảnh đặt lợi ích của mình lên trên hết, không cho ai động đến “một sợi lông chân của mình”, có thể gọi tên nó là chủ nghĩa cá nhân “đạo đức học”.Trong khẩu hiệu “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân” Hồ Chủ tịch nói đến chủ nghĩa cá nhân này. Trong mọi xã hội, mọi thời đại chủ nghĩa cá nhân này đều bị lên án. Cái mà chúng tôi gọi là chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” không có liên quan gì đến chủ nghĩa cá nhân “đạo đức học”: đó là ý thức của cá nhân về cá tính và bản lĩnh riêng của mình, đặc biệt nó thể hiện ở “ lòng tin “của cá nhân vào “giá trị của ý kiến riêng của mình” cũng như giá trị những hình thức diễn đạt nó lựa chọn và sáng tạo, tóm lại đó là lòng tin của cá nhân vào bảng giá trị của nó (thuộc mọi lĩnh vực chính trị, mỹ học, đạo đức…). Góp phần làm rõ thế nào là “cá tính” và “bản lĩnh” riêng trong chủ nghĩa cá nhân “văn hoá”, sau đây là ý kiến của nhà văn Đỗ Chu phân biệt “dáng kiêu” và “cốt kiêu” ở những nhà văn lớn: “Các nhà văn lớn mỗi người một vẻ… Mỗi ngày lại thấy thêm ở họ lộ ra một cái mới. Cái mới không phải ở cá tính riêng, cá tính dẫu thế nào thì cũng chỉ là cái dáng kiêu, phần ta cần tìm ở họ là cái thuộc về chiều sâu, nó là cái cốt kiêu.[1] Dáng kiêu đôi khi làm người ta khó chịu, nhưng nhiều khi nó cần thiết để con người tự khẳng định hoặc giữ thể diện cho mình, đối với dáng kiêu và những dáng khác của cá tính, nên có sự thể tất và nói chung là cho qua. Cốt kiêu mới là chiều sâu của nhân cách con người. Để làm rõ sức mạnh, sức thuyết phục của cốt kiêu tôi mượn ý kiến của Mạnh tử phân biệt tiểu dũngđại dũng.[2] Sự dũng cảm của tiểu dũng là do tính khí (thủ khí), còn sự dũng cảm của đại dũng đòi hỏi phải có cái “lý cốt yếu” (thủ ứơc). Sách Mạnh tử có dẫn lời của Khổng tử để xác định thế nào là đại dũng: “Nếu tự xét lấy mình, thấy mình có điều ngay thẳng dẫu có hàng ngàn, hàng muôn người, mình cũng vẫn đi qua một cách an nhiên đó[3] “Thấy mình có điều ngay thẳng”, đó là cái lý cốt yếu, là nội lực của lòng đại dũng. Có dũng khí, không biết sợ, nhưng không có một lý cốt yếu làm nội lực thì đó mới chỉ là “tiểu dũng”, chưa phải là “đại dũng”. Như vậy, chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” giả định cốt kiêu ở những người làm văn hoá, giả định cái lý cốt yếu đằng sau những ý kiến riêng, bảng giá trị riêng và những sự lựa chọn riêng của họ… Hiểu như vậy, chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” là một giá trị lớn của văn hoá Việt Nam hiện đại.
Lịch sử của sự xuất hiện của chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” - theo một sơ đồ quen thuộc - vẫn được trình bày như là một tiến trình tuyến tính “tích luỹ những yếu tố cá nhân hoá” qua các thời đại và thông qua cuộc “cách mạng lãng mạn” dẫn tới sự nổi trội của chủ nghĩa cá nhân “văn hoá”. Trong lịch sử văn hoá nước ta, “ sự tích luỹ những yếu tố cá nhân hoá” qua các thời trung đại, cận đại bộc lộ rõ rệt nhất ở sáng tác của những nhân cách văn hoá lỗi lạc: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du....., Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát..., Tú Xương, Tản Đà... “Cuộc cách mạng lãng mạn” đã diễn ra trong thời kỳ 1930–1945 với phong trào Thơ mới, với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, cũng phải kể đến văn xuôi của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân... mà cá tính sáng tạo phong phú và rỡ ràng khiến ta nghi ngờ mọi “ nhãn hiệu” vẫn được gán cho họ. Chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” hiện đại nổi trội và lan truyền trong thời kỳ này, thẩm thấu vào ý thức sáng tạo của lớp nhà văn sau này được gọi là “tiền chiến”. Cũng trong thời kỳ này xuất hiện những tác giả đầu tiên của nền hội hoạ Việt Nam và ca nhạc Việt Nam hiện đại: Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân... Đặng Thế Phong, Văn Cao... Có thể nói chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” là ngọn nguồn của sự phong phú những phong cách cá nhân, những tìm tòi mỹ học và tư tưởng - nghệ thuật trong văn học, nghệ thuật thời kỳ này. Chủ nghĩa cá nhân “ văn hoá” là một bước tiến của ý thức văn hoá Việt Nam, là một trình độ mới mà văn hoá Việt Nam đạt được trên con đường hiện đại hoá, sau gần một thế kỷ cộng sinh với văn hoá Pháp.
Những năm đầu cách mạng và kháng chiến, cùng với sự lớn mạnh như vũ bão của những phong trào quần chúng “long trời lở đất”, cùng với sự lan truyền và tác động mãnh liệt của những tư tưởng chủ nghĩa tập thể cách mạng, trong một hoàn cảnh như vậy, sự phủ nhận chủ nghĩa cá nhân “đạo đức học” kéo theo sự nghi ngờ, dè dặt đối với chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” là một điều hoàn toàn có thể hiểu được. Lẽ ra cần sớm có một sự tỉnh táo để nhìn nhận lại vai trò của chủ nghĩa cá nhân “văn hoá”, xem xét những khuyết tật mà nó nhiễm phải trong hoàn cảnh thuộc địa, đánh giá đúng trình độ tiến hoá có ý nghĩa lịch sử thế giới đạt được ở nó, đồng thời đưa nó vào một sự tổng hợp cao hơn, ngang tầm với khí thế tháng Tám và tinh thàn Kháng chiến. Đáng tiếc là sự phát triển của văn hoá ở ta trong những năm 50, 60 đã không diễn ra như vậy. Quả là đã có những bước nhảy vọt và những thành tựu “khổng lồ” trong những phong trào văn hóa “toàn dân”: bình dân học vụ, phổ cập giáo dục, y tế nhân dân, vận động đời sống mới... nhưng thiếu hụt mất cái bề chiều (dimension) của chủ nghĩa cá nhân “văn hoá”, sự phát triển bình thường của con người cá nhân bị vướng vất những sự gò bó trái tự nhiên, bản lĩnh và cá tính của cá nhân không được quan tâm đúng mức, “lòng tin” của cá nhân ở “ giá trị những ý kiến riêng của mình” không được thật sự tôn trọng. Bi kịch của phần lớn những văn nghệ sĩ và trí thức “Nhân văn – Giai phẩm” (tuyệt đại đa số trưởng thành trong thời Pháp thuộc, đã nếm mùi chủ nghĩa cá nhân “ văn hoá” phương Tây) là bi kịch của những cá nhân quá tin ở “giá trị những ý kiến riêng của mình” trong một hoàn cảnh xã hội chủ nghĩa tập thể “cực đoan” chưa kịp phân biệt chủ nghĩa cá nhân “đạo đức học” và chủ nghĩa cá nhân “văn hoá”. Từ những gì đã phải trả giá cho sự gạt bỏ bề chiều chủ nghĩa cá nhân “ văn hoá “ trong xây dựng văn hoá thời kỳ nói trên, bài học đáng được nêu lên để chuẩn bị cho sự hòa nhập văn hoá trong thời kỳ sắp tới là: “chính bằng cách chấp nhận cá nhân trong nhà mình, trong nước mình, mà ta sẽ đi đến chỗ kính trọng lân bang và được kính trọng trở lại “ (chúng tôi mượn lời của nhà văn ả rập Tahar Ben Jelloun phát biểu về vấn đề cách ứng xử của mỗi dân tộc đi vào kỷ nguyên mới của thế giới, xem Người đưa tin UNESCO 11/1990, tr. 9). Những ý kiến riêng thường gây “phiền phức, rầy rà” cho những “ quyết đoán” của tập thể (nhất là khi tập thể còn non yếu). Nhưng hậu quả của việc khống chế sự phát biểu những ý kiến riêng sẽ là thảm hoạ. “Tai hoạ chủ yếu, – B. Pasternak viết – cỗi nguồn của cái ác trong mai sau chính là sự mất lòng tin vào giá trị của ý kiến riêng. Những lời sáo rỗng sẽ dần chiếm lấy địa vị bá chủ[4]
Chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” sẽ đi đến đâu? Nhà triết học Francois Jullien có phân biệt hai lô gích văn hoá đối mặt nhau[5]: lô gích văn hoá giải phóng (logique culturelle d’ émancipation) và lô gích văn hoá tích hợp (logique culturelle d’integration). Lô gích văn hoá thứ nhất giải phóng cá nhân khỏi những sự ràng buộc hạn chế sự phát triển tự do những năng lực nhân tính của nó. còn lô gích văn hoá thứ hai dưa cá nhân hội nhập vào những cộng đồng: cộng đồng tối thiểu là gia đình, tiếp theo là nghiệp đoàn, phường hội…,sắc tộc, dân tộc…Một sự phát triển bền vững của văn hoá dòi hỏi sự kết hợp cả hai lô gích văn hoá. Lô gích văn hoá giảI phóng là động lực của phát triển còn lô gích văn hoá tích hợp tạo cơ sở bền vững cho sự phát triến. Đúng là chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” có tác động tích cực to lớn phát huy sức mạnh và tính chủ động của chủ thể, khơi nguồn cho những tìm tòi, sáng tạo. Nhưng nó chỉ là một mô-măng (moment) của lô gích văn hoá giải phóng. Việc nhân cách văn hoá tách khỏi những liên hệ tình nghĩa với những cộng đồng không tránh khỏi đưa nó tới sự dửng dưng với đời sống cộng đồng. Một khi tình người bị cắt đứt những liên hệ cộng đồng thì sự thiếu hụt những tình nghĩa cộng đồng dẫn tới sự mai một những tình cảm sơ đẳng của con người: tình yêu, tình bạn, tinh thần trách nhiệm, lòng trắc ẩn, sự ân cần, thiết tha với những người xung quanh..., cá nhân lâm vào tình trạng cô đơn, một thảm trạng của không ít xã hội phương Tây hiện đại. “Nhưng ngày nay – A. Toffler viết – những thiết chế làm chỗ dựa cho cộng đồng đang sụp đổ trong mọi xã hội- công nghệ (techno-society). Kết quả là sự lan tràn của dịch cô đơn”[6] Liệu chúng ta có thể hoà giải được hai lô gích văn hoá tạo điều kiện cho một sự phát triển phong phú và bền vững của văn hoá Việt Nam hay là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ biến xã hội Việt Nam thành một “xã hội – công nghệ” mà văn hoá bị “ám” “dịch cô đơn” chưa biết là sẽ đi đến đâu?

[1] Đỗ Chu Thăm thẳm bóng người.Tuỳ bút. N.x.b.Hội nhà văn 2008. tr. 84,85
[2] Xem Mạnh tử, quyển hai, chương cú thượng, tiết 2
[3] Đoàn Trung Còn. Mạnh tử, NXB Thuận Hoá, 1996, tập thượng, tr.87
[4] Chuyển dẫn từ Borix Paxternak. Con người và tác phẩm NXB Thành phố Hồ Chí Minh,1988, tr. 44
[5] Xem Francois Jullien De l’universel, de l’uniforme,du commun et du dialogue entre les cultures Fayard 2008, p.170
[6] Alvin Toffler, The Third Wave, Bantam Books, p.369
Viet-Studies

Tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức mới


Tính minh bạch và chuẩn mực đạo đức mới

Lương Xuân HàTạp chí Tia sáng
08:04' PM - Chủ nhật, 30/08/2015

Tính công khai, minh bạch và lập trường đúng đắn được xem là vấn đề “nhạy cảm” trong mối quan hệ Việt Nam và các quốc gia hiện nay, từ những vấn đề ở tầm vĩ mô như tự do tôn giáo, nhân quyền, quan hệ… Từ sự việc này có thể suy ra hai điều:
Trước hết, tính minh bạch, công khai, đặc biệt, minh bạch hóa, công khai hóa những khía cạnh còn hạn chế của chính mình là một biểu hiện cụ thể và thuyết phục nhất của nội lực Việt Nam, của sự ổn định chính trị và sức mạnh thể chế của chúng ta. Chỉ có người mạnh, người đủ tự tin vào chính mình mới dám công khai, nhìn thẳng vào những hạn chế của chính mình.
Thứ hai, hành xử của vị nguyên thủ quốc gia và cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản cần phải trở thành một chuẩn mực hành xử chung của toàn bộ hệ thống chính quyền và hệ thống Đảng.
Trong thực tế, trước bất cứ một hiện tượng nào của cuộc sống cũng có thể có nhiều cách diễn dịch khác nhau. Đó là một quy luật tất yếu của đời sống. Lảng tránh hay bưng bít thông tin (điều khó có thể thực hiện được ngày nay) chắc chắn không phải là những giải pháp tốt vì với sự lảng tránh hay bưng bít, những cách diễn dịch tiêu cực vẫn tồn tại. Không những thế, còn là một cơ hội để những cách diễn dịch sai lạc có cơ hội phát triển và nhân lên đa bội. Vậy, đã đến lúc, cần có một sự nhận thức cơ bản rằng, giải pháp duy nhất để đối phó với những hiện tượng phức tạp của đời sống là có một cơ chế công khai hóa, minh bạch hóa tạo tiền đề cho một diễn dịch đúng đắn. Thực tế lịch sử đã cho thấy, công khai hóa, dám nhận trách nhiệm kể cả trong những sai lầm là con đường duy nhất tăng cường sức mạnh của Đảng và thể chế Nhà nước. Vụ Cải cách ruộng đất là một trong những ví dụ cụ thể nhất. Trong Cải cách ruộng đất, chính nhờ thái độ kịp thời sửa sai, nghiêm túc nhận trách nhiệm mà chẳng những xã hội miền Bắc không diễn ra những bất ổn như nhiều người đã dự đoán mà Đảng và Nhà nước còn tổ chức được sức mạnh của toàn dân để tiến hành công cuộc thống nhất đất nước trường kì và gian khổ với rất nhiều tổn thất.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đặt lợi ích của dân tộc của Tổ quốc lên trên hết. Tuy vậy trong thực tế, không phải lúc nào những chủ trương đúng đắn cũng được hiện thực hóa thành công. Điều đó không chỉ gây ra những hậu quả cụ thể trong thực tế mà còn làm ảnh hưởng đến một tài sản vô hình nhưng mang tính nền tảng: niềm tin của Nhân Dân vào Đảng và các cơ quan công quyền. Công khai và minh bạch hóa là con đường duy nhất đúng đắn để tạo nên một cơ chế tự điều chỉnh hữu hiệu hoạt động của Đảng và Nhà nước đồng thời bảo vệ tài sản vô giá nói trên. Hiện nay, một trong những chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước là chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy. Có thể khẳng định, công khai và minh bạch chính là yếu tố mấu chốt, quan trọng nhất để chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân nói trên có thể trở thành hiện thực.
Từ vụ việc liên quan đến phiên tòa xử linh mục Nguyễn Văn Lý cũng có thể rút ra một điều: đã đến lúc, cần phải coi việc trau dồi để đạt đến một trình độ tinh thông về chuyên môn là một trong những chuẩn mực của đạo đức và đạo đức cách mạng. Không ai nghi ngờ về mục đích đúng đắn của nhân viên bảo vệ pháp luật kia muốn giữ gìn trật tự cho một phiên tòa quan trọng. Tuy nhiên, cách hành xử của anh ta rõ ràng là non yếu về nghiệp vụ và thiếu trầm trọng nhạy cảm chính trị. Và nó đã gây ra những tác động tiêu cực đến hình ảnh của cơ quan công quyền, hệ thống hành pháp và uy tín của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tất nhiên, không phải là Đảng và Nhà nước không có ý thức về mối quan hệ hài hòa, biện chứng giữa Đức và Tài, nhưng hình như không phải lúc nào, ở đâu, những chủ trương đó cũng được nhận thức đúng đắn. Nhiều khi ở chỗ này, chỗ kia, nhận thức sai lệch về vấn đề này vẫn xuất hiện dưới những vỏ bọc tưởng chừng có lý nhưng nguy hiểm kiểu như: người lãnh đạo không cần giỏi chuyên môn, chỉ cần giỏi quản lý hay người cán bộ chỉ cần trung thành với chế độ là có thể vượt qua được mọi thử thách... Thực tế đã cho thấy sự yếu kém về chuyên môn đã gây ra những tác hại khôn lường đối với sự phát triển nói chung của đất nước.
Phải chăng đã đến lúc cần xác lập một chuẩn mực đạo đức mới dựa trên sự tinh thông nghiệp vụ và khát vọng hướng đến những đỉnh cao của năng lực chuyên môn? Rõ ràng, hoàn cảnh mới đang bắt buộc chúng ta phải xác lập những giá trị mới.

Danh ngôn của Albert Einstein

Albert Einstein

(14/3/1879 – 18/4/1955)
www.tudiendanhngon.vn - Danh nhân - Albert Einstein
Albert Einstein () là nhà vật lý lý thuyết người Đức đoạt giải Nobel Vật lý năm 1921 cho "những cống hiến đối với vật lý lý thuyết", đặc biệt về việc khám phá định luật của hiệu ứng quang điện, một bước ngoặt quan trọng đối với lý thuyết lượng tử. Ông được biết tới nhiều nhất với phương trình E = mc2 về sự tương đương khối lượng – năng lượng, được coi là phương trình nổi tiếng nhất thế giới. Các công trình của Einstein cũng được biết đến vì ảnh hưởng của chúng lên nền triết lý khoa học.
Einstein là một người phản đối chiến tranh và đã gây được 6 triệu đô la tiền quỹ bằng việc bán đấu giá bản viết tay về thuyết tương đối hẹp của mình vào năm 1944. Khi Thế chiến II bắt đầu, ông viết thư gửi tới Tổng thống Franklin D. Roosevelt cảnh báo về khả năng phát triển "bom loại mới cực kỳ có sức tàn phá" và khuyến nghị Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu tương tự. Điều này cuối cùng dẫn tới Dự án Manhattan, dự án đã tạo ra vũ khí hạt nhân đầu tiên trong Thế chiến II. Einstein ủng hộ việc bảo vệ Quân Đồng Minh, nhưng phản đối việc sử dụng phát kiến mới về phân hạch hạt nhân để làm vũ khí. Sau này, cùng với triết gia Bertrand Russell người Anh, Einstein ký Tuyên ngôn Russell–Einstein cảnh báo về sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân.
Einstein đã công bố hơn 300 báo cáo khoa học, cùng hơn 150 bài viết về các chủ đề khác. Vào ngày 5/12/2014, các trường đại học và thư viện cùng công bố các bài viết của Einstein với tập hợp lên tới hơn 30,000 tài liệu. Những thành tựu tri thức của ông khiến từ "Einstein" trở nên đồng nghĩa với "thiên tài".
Trong cuộc đời cống hiến nghiên cứu khoa học, Albert Einstein nhận được nhiều giải thưởng quốc tế như Giải Nobel Vật lý (1921), Huân chương Matteucci Medal của Ý (1921), Huân chương Copley của Hiệp hội Khoa học Hoàng gia (1925), Huân chương Max Planck của Hiệp hội Vật lý Đức (1929), Franklin Medal của Viện Franklin (1936).




Danh ngôn của Albert Einstein

Chỉ có hai điều là vô hạn: vũ trụ và sự ngu xuẩn của con người, và tôi không chắc lắm về điều đầu tiên.
Only two things are infinite, the universe and human stupidity, and I'm not sure about the former.

Sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một ảo tưởng dai dẳng đến ngoan cố.
The distinction between the past, present and future is only a stubbornly persistent illusion.

Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn với rắc rối.
It's not that I'm so smart, it's just that I stay with problems longer.

Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi.
Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning.

Sự đơn điệu và cô độc của một cuộc sống yên lặng kích thích trí sáng tạo.
The monotony and solitude of a quiet life stimulates the creative mind.

Có một câu hỏi đôi khi khiến tôi thấy mơ hồ: Tôi điên hay người khác điên?
A question that sometimes drives me hazy: am I or are the others crazy?

Đừng phấn đấu để thành công mà hãy phấn đấu để mình có ích.
Strive not to be a success, but rather to be of value.

Người đọc quá nhiều và dùng tới bộ óc quá ít sẽ rơi vào thói quen suy nghĩ lười biếng.
Any man who reads too much and uses his own brain too little falls into lazy habits of thinking.

Kẻ ngu xuẩn nào cũng có thể khiến mọi thứ trở nên to hơn, phức tạp hơn và bạo lực hơn. Chỉ bàn tay của thiên tài - và thật nhiều dũng khí - để biến chuyển ngược lại.
Any fool can make things bigger, more complex, and more violent. It takes a touch of genius - and a lot of courage - to move in the opposite direction.

Logic sẽ đưa anh từ điểm A tới điểm B. Trí tưởng tượng sẽ đưa anh tới mọi nơi.
Logic will get you from A to B. Imagination will take you everywhere.

Chúa luôn chọn cách đơn giản nhất.
God always takes the simplest way.
Sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn.
The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.

Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!
I know not with what weapons World War III will be fought, but World War IV will be fought with sticks and stones.

Tôi nghĩ và nghĩ hàng năm hàng tháng. Chín mươi chín lần tôi đi tới kết luận sai lầm. Lần thứ một trăm tôi đúng.
I think and think for months and years. Ninety-nine times, the conclusion is false. The hundredth time I am right.

Tôi sống với sự cô đơn đau đớn trong tuổi trẻ nhưng lại ngọt ngào trong những năm tháng trưởng thành.
I live in that solitude which is painful in youth, but delicious in the years of maturity.

Nếu anh không thể giải thích đơn giản thì anh chưa hiểu đủ rõ.
If you can't explain it simply, you don't understand it well enough.

Anh càng đi nhanh, anh càng đi được ít.
The faster you go, the shorter you are.

Trước Chúa chúng ta đều thông thái và ngu xuẩn như nhau.
Before God we are all equally wise - and equally foolish.
Tôi là người vô đạo tới sâu sắc - điều này có phần như là một thứ tôn giáo mới.
I am a deeply religious nonbeliever - this is a somewhat new kind of religion.

Quyền lực luôn luôn thu hút những kẻ không có đạo đức.
Force always attracts men of low morality.

Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả.
A person who never made a mistake never tried anything new.

Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức.
Imagination is more important than knowledge.

Lực hấp dẫn không chịu trách nhiệm cho việc con người ta yêu nhau.
Gravitation is not responsible for people falling in love.

Không thể gìn giữ hòa bình bằng bạo lực. Nó chỉ có thể đạt được bằng sự thông hiểu lẫn nhau.
Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.

Đừng làm gì trái với lương tâm, ngay cả khi chính quyền yêu cầu bạn.
Never do anything against conscience even if the state demands it.

Sợ chết là nỗi sợ hãi phi lý nhất, vì người đã chết chẳng có nguy cơ bị tai nạn.
The fear of death is the most unjustified of all fears, for there's no risk of accident for someone who's dead.

Chính trị chỉ cho hiện tại, nhưng phương trình là mãi mãi.
Politics is for the present, but an equation is for eternity.

Tôi không có tài năng đặc biệt nào, tôi chỉ có sự tò mò đầy nhiệt huyết.
I have no special talent. I am only passionately curious.
Tôi không bao giờ tin vào vị Chúa chơi xúc xắc với thế gian này.
I shall never believe that God plays dice with the world.

Nhiệm vụ của chúng ta là tự giải phóng bản thân bằng cách làm rộng vòng tròn của lòng trắc ẩn để ôm lấy mọi sinh vật sống và tất cả sắc đẹp của thiên nhiên.
Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.

Môi trường là tất cả những gì không phải là tôi.
The environment is everything that isn't me.

Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng.
Science without religion is lame, religion without science is blind.

Thông tin không phải là kiến thức.
Information is not knowledge.

Nếu thực tế không vừa với học thuyết, hãy thay đổi thực tế.
If the facts don't fit the theory, change the facts.

Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
Do not worry about your difficulties in Mathematics. I can assure you mine are still greater.

Tôi không những chỉ là một người chuộc hòa bình mà còn là một người chuộc hòa bình máu chiến. Tôi sẵn sàng chiến đấu vì hòa bình. Không gì có thể kết thúc chiến tranh nếu bản thân con người không từ chối tham gia chiến tranh.
I am not only a pacifist but a militant pacifist. I am willing to fight for peace. Nothing will end war unless the people themselves refuse to go to war.

Tất cả những điều có giá trị trong xã hội con người đều dựa vào cơ hội phát triển hòa hợp trong mỗi cá nhân.
All that is valuable in human society depends upon the opportunity for development accorded the individual.

Chúa trời rất khó hiểu, nhưng không ma mãnh.
God may be subtle, but he isn't plain mean.

Chính là trải nghiệm về những điều bí ẩn - thậm chí ngay cả khi lẫn trong niềm kính sợ - đã sản sinh ra tôn giáo.
It was the experience of mystery - even if mixed with fear - that engendered religion.

Nỗ lực kết hợp giữa trí tuệ và quyền lực hiếm khi thành công, mà có thành công cũng chỉ trong chốc lát.
The attempt to combine wisdom and power has only rarely been successful and then only for a short while.


Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm.
The only source of knowledge is experience.

Giận dữ chỉ náu mình trong lồng ngực của những kẻ ngu xuẩn.
Anger dwells only in the bosom of fools.

Thật kỳ diệu rằng sự tò mò vẫn sống sót sau giáo dục truyền thống.
It is a miracle that curiosity survives formal education.

Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.

Nghệ thuật tối thượng của người thầy là đánh thức niềm vui trong sự diễn đạt và tri thức sáng tạo.
It is the supreme art of the teacher to awaken joy in creative expression and knowledge.

Người trí thức giải quyết rắc rối; bậc anh tài ngăn chặn rắc rối.
Intellectuals solve problems, geniuses prevent them.

Với tôi thì tôi ưa thói xấu câm lặng hơn là đức hạnh phô trương.
As far as I'm concerned, I prefer silent vice to ostentatious virtue.

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm.
Love is a better teacher than duty.

Chỉ cuộc đời sống cho người khác là cuộc đời đáng giá.
Only a life lived for others is a life worthwhile.

Quy luật của toán học càng liên hệ tới thực tế càng không chắc chắn, và càng chắc chắn thì càng ít liên hệ tới thực tế.
As far as the laws of mathematics refer to reality, they are not certain, and as far as they are certain, they do not refer to reality.

Mỗi người nên đi tìm điều vốn thế chứ không phải điều mình nghĩ là nên thế.
A man should look for what is, and not for what he thinks should be.

Ai cũng nên được tôn trọng như một cá nhân, nhưng không phải là thần tượng hóa.
Everyone should be respected as an individual, but no one idolized.

Khi chúng ta chấp nhận giới hạn của mình, chúng ta đã vượt qua nó.
Once we accept our limits, we go beyond them.

Ít người thực sự nhìn với đôi mắt của mình và cảm nhận bằng trái tim mình.
Few are those who see with their own eyes and feel with their own hearts.

Những tâm hồn vĩ đại luôn va phải sự chống đối mãnh liệt từ những trí óc tầm thường.
Great spirits have always encountered violent opposition from mediocre minds.

Điên rồ: lặp đi lặp lại một việc và hy vọng những kết quả khác nhau.
Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.

Giáo dục là thứ gì còn lại sau khi anh đã quên những gì anh học ở trường.
Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.

Tôi chẳng bao giờ nghĩ tới tương lai - nó luôn luôn đến đủ sớm.
I never think of the future - it comes soon enough.

Chủ nghĩa dân tộc là căn bệnh tiềm ẩn. Nó là bệnh sởi của loài người.
Nationalism is an infantile disease. It is the measles of mankind.

Điều đếm được không nhất thiết đáng kể; điều đáng kể không nhất thiết đếm được.
Everything that can be counted does not necessarily count; everything that counts cannot necessarily be counted.

Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!
Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!

Ta có thể nói rằng bí ẩn vĩnh cửu của thế giới này chính là sự lĩnh hội.
One may say the eternal mystery of the world is its comprehensibility.

Nó đã trở nên rõ rệt tới kinh hoàng rằng công nghệ đã vượt xa nhân loại.
It has become appallingly obvious that our technology has exceeded our humanity.

Về sự thật và công lý, không có sự khác biệt giữa những vấn đề lớn nhỏ, vì những điều liên quan tới cách con người được đối sử đều giống như nhau.
In matters of truth and justice, there is no difference between large and small problems, for issues concerning the treatment of people are all the same.

Nếu chúng ta biết rằng chúng ta đang làm gì, thì công việc đó đã không còn được gọi là nghiên cứu.
If we knew what it was we were doing, it would not be called research, would it?

Người đàn ông nào có thể vừa hôn mỹ nhân vừa lái xe an toàn đơn giản là không dành cho nụ hôn sự tận tâm mà nó đáng được nhận.
Any man who can drive safely while kissing a pretty girl is simply not giving the kiss the attention it deserves.

Ký ức dễ lừa gạt vì nó khoác màu những sự kiện của hôm nay.
Memory is deceptive because it is colored by today's events.

Niềm vui quan sát và lĩnh hội là món quà đẹp nhất của tạo hóa.
Joy in looking and comprehending is nature's most beautiful gift.

Khoa học là điều tuyệt vời nếu anh không phải kiếm sống bằng nó.
Science is a wonderful thing if one does not have to earn one's living at it.

Mọi thứ đều nên đơn giản như nó vốn có, nhưng không nên đơn giản hơn.
Everything should be as simple as it is, but not simpler.

Thế giới sẽ bị hủy diệt không phải bởi những người làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả.
The world will not be destroyed by those who do evil, but by those who watch them without doing anything.

Người làm khoa học là triết gia tồi.
The man of science is a poor philosopher.

Ác quỷ đã đặt hình phạt lên tất cả những thứ chúng ta yêu thích trong đời. Hoặc chúng ta kém sức khỏe, hoặc chúng ta khốn khổ về tinh thần, hoặc chúng ta trở nên béo.
The devil has put a penalty on all things we enjoy in life. Either we suffer in health or we suffer in soul or we get fat.

Đôi khi người ta bỏ ra nhiều nhất cho thứ mà người ta có thể có được chẳng mất gì cả.
Sometimes one pays most for the things one gets for nothing.

Người không coi trọng sự thật trong những vấn đề tiểu tiết cũng không thể tin cậy được trong việc lớn.
Anyone who doesn't take truth seriously in small matters cannot be trusted in large ones either.

Chiếc bàn, cái ghế, bát hoa quả và cây đàn vi ô lông; còn cần gì hơn cho hạnh phúc?
A table, a chair, a bowl of fruit and a violin; what else does a man need to be happy?

Tôi không tin rằng nhân loại sẽ bị quét sạch trong chiến tranh với bom nguyên tử. Có lẽ chỉ hai phần ba người trên trái đất sẽ bị tiêu diệt.
I do not believe that civilization will be wiped out in a war fought with the atomic bomb. Perhaps two-thirds of the people of the earth will be killed.

Tôi tin rằng cuộc sống đơn giản và không phỏng đoán là tốt nhất với tất cả mọi người, tốt nhất cả cho tâm hồn và thể xác.
I believe that a simple and unassuming manner of life is best for everyone, best both for the body and the mind.

Nếu bạn ra ngoài để nói lên sự thật thì hãy để sự tao nhã lại cho thợ may.
If you are out to describe the truth, leave elegance to the tailor.

Sự phát triển trí tuệ nên bắt đầu khi sinh và kết thúc khi chết.
Intellectual growth should commence at birth and cease only at death.

Người không còn có thể dừng lại để ngạc nhiên hay say mê kính sợ cũng như người đã chết; mắt anh ta nhắm lại rồi.
He who can no longer pause to wonder and stand rapt in awe, is as good as dead; his eyes are closed.

Tôi tin chắc rằng làm đổ máu dưới màu áo chiến tranh không gì khác là hành động sát nhân.
It is my conviction that killing under the cloak of war is nothing but an act of murder.

Hiện thực chỉ là ảo tưởng, mặc dầu đó là thứ ảo tưởng dai dẳng.
Reality is merely an illusion, albeit a very persistent one.
Hãy cùng gia đình vui tươi trong miền đất cuộc sống đẹp đẽ này!
Rejoice with your family in the beautiful land of life!

Toàn bộ khoa học chỉ là sự tinh lọc những suy nghĩ thường ngày.
The whole of science is nothing more than a refinement of everyday thinking.

Lí trí sẽ đưa bạn đi từ A tới Z, trí tưởng tượng sẽ đưa bạn tới bất cứ đâu.
Logic will get you from A to Z, imagination will get you everywhere.

Nếu hầu hết chúng ta đều xấu hổ vì quần áo xoàng xĩnh và đồ đạc tồi tàn, hãy xấu hổ hơn vì những ý tưởng xoàng xĩnh và triết lý tồi tàn... Sẽ thật là một tình huống đáng buồn nếu thứ bao bên ngoài lại tốt đẹp hơn xác thịt bọc bên trong nó.
If most of us are ashamed of shabby clothes and shoddy furniture, let us be more ashamed of shabby ideas and shoddy philosophies.... It would be a sad situation if the wrapper were better than the meat wrapped inside it.

Cái chết không phải là chấm hết nếu chúng ta có thể sống tiếp trong con cái của chúng ta và những thế hệ sau. Bởi chúng cũng là chúng ta, thể xác của ta chỉ là những chiếc lá úa vàng trên tán cây đời.
Our death is not an end if we can live on in our children and the younger generation. For they are us, our bodies are only wilted leaves on the tree of life.









Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm.
The only source of knowledge is experience.
133 người thíchthích danh ngôn Thích

Giận dữ chỉ náu mình trong lồng ngực của những kẻ ngu xuẩn.
Anger dwells only in the bosom of fools.
132 người thíchthích danh ngôn Thích

Thật kỳ diệu rằng sự tò mò vẫn sống sót sau giáo dục truyền thống.
It is a miracle that curiosity survives formal education.
129 người thíchthích danh ngôn Thích

Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic.
Pure mathematics is, in its way, the poetry of logical ideas.
128 người thíchthích danh ngôn Thích

Nghệ thuật tối thượng của người thầy là đánh thức niềm vui trong sự diễn đạt và tri thức sáng tạo.
It is the supreme art of the teacher to awaken joy in creative expression and knowledge.
123 người thíchthích danh ngôn Thích

Người trí thức giải quyết rắc rối; bậc anh tài ngăn chặn rắc rối.
Intellectuals solve problems, geniuses prevent them.
120 người thíchthích danh ngôn Thích

Với tôi thì tôi ưa thói xấu câm lặng hơn là đức hạnh phô trương.
As far as I'm concerned, I prefer silent vice to ostentatious virtue.
117 người thíchthích danh ngôn Thích

Tình yêu là người thầy tốt hơn trách nhiệm.
Love is a better teacher than duty.
115 người thíchthích danh ngôn Thích

Chỉ cuộc đời sống cho người khác là cuộc đời đáng giá.
Only a life lived for others is a life worthwhile.
106 người thíchthích danh ngôn Thích

Quy luật của toán học càng liên hệ tới thực tế càng không chắc chắn, và càng chắc chắn thì càng ít liên hệ tới thực tế.
As far as the laws of mathematics refer to reality, they are not certain, and as far as they are certain, they do not refer to reality.
103 người thíchthích danh ngôn Thích

Mỗi người nên đi tìm điều vốn thế chứ không phải điều mình nghĩ là nên thế.
A man should look for what is, and not for what he thinks should be.
100 người thíchthích danh ngôn Thích

Ai cũng nên được tôn trọng như một cá nhân, nhưng không phải là thần tượng hóa.
Everyone should be respected as an individual, but no one idolized.
97 người thíchthích danh ngôn Thích

Khi chúng ta chấp nhận giới hạn của mình, chúng ta đã vượt qua nó.
Once we accept our limits, we go beyond them.
97 người thíchthích danh ngôn Thích

Ít người thực sự nhìn với đôi mắt của mình và cảm nhận bằng trái tim mình.
Few are those who see with their own eyes and feel with their own hearts.
96 người thíchthích danh ngôn Thích

Những tâm hồn vĩ đại luôn va phải sự chống đối mãnh liệt từ những trí óc tầm thường.
Great spirits have always encountered violent opposition from mediocre minds.
94 người thíchthích danh ngôn Thích

Điên rồ: lặp đi lặp lại một việc và hy vọng những kết quả khác nhau.
Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.
89 người thíchthích danh ngôn Thích

Giáo dục là thứ gì còn lại sau khi anh đã quên những gì anh học ở trường.
Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.
88 người thíchthích danh ngôn Thích

Tôi chẳng bao giờ nghĩ tới tương lai - nó luôn luôn đến đủ sớm.
I never think of the future - it comes soon enough.
86 người thíchthích danh ngôn Thích

Chủ nghĩa dân tộc là căn bệnh tiềm ẩn. Nó là bệnh sởi của loài người.
Nationalism is an infantile disease. It is the measles of mankind.
86 người thíchthích danh ngôn Thích

Điều đếm được không nhất thiết đáng kể; điều đáng kể không nhất thiết đếm được.
Everything that can be counted does not necessarily count; everything that counts cannot necessarily be counted.
83 người thíchthích danh ngôn Thích

Chủ nghĩa anh hùng theo mệnh lệnh, bạo lực phi lý và tất cả những điều vô nghĩa nhân danh lòng ái quốc - tôi mới căm ghét chúng làm sao!
Heroism on command, senseless violence, and all the loathsome nonsense that goes by the name of patriotism - how passionately I hate them!
82 người thíchthích danh ngôn Thích

Ta có thể nói rằng bí ẩn vĩnh cửu của thế giới này chính là sự lĩnh hội.
One may say the eternal mystery of the world is its comprehensibility.
79 người thíchthích danh ngôn Thích

Nó đã trở nên rõ rệt tới kinh hoàng rằng công nghệ đã vượt xa nhân loại.
It has become appallingly obvious that our technology has exceeded our humanity.
75 người thíchthích danh ngôn Thích

Về sự thật và công lý, không có sự khác biệt giữa những vấn đề lớn nhỏ, vì những điều liên quan tới cách con người được đối sử đều giống như nhau.
In matters of truth and justice, there is no difference between large and small problems, for issues concerning the treatment of people are all the same.
74 người thíchthích danh ngôn Thích

Nếu chúng ta biết rằng chúng ta đang làm gì, thì công việc đó đã không còn được gọi là nghiên cứu.
If we knew what it was we were doing, it would not be called research, would it?
71 người thíchthích danh ngôn Thích

Người đàn ông nào có thể vừa hôn mỹ nhân vừa lái xe an toàn đơn giản là không dành cho nụ hôn sự tận tâm mà nó đáng được nhận.
Any man who can drive safely while kissing a pretty girl is simply not giving the kiss the attention it deserves.
70 người thíchthích danh ngôn Thích

Ký ức dễ lừa gạt vì nó khoác màu những sự kiện của hôm nay.
Memory is deceptive because it is colored by today's events.
70 người thíchthích danh ngôn Thích

Niềm vui quan sát và lĩnh hội là món quà đẹp nhất của tạo hóa.
Joy in looking and comprehending is nature's most beautiful gift.
70 người thíchthích danh ngôn Thích

Khoa học là điều tuyệt vời nếu anh không phải kiếm sống bằng nó.
Science is a wonderful thing if one does not have to earn one's living at it.
68 người thíchthích danh ngôn Thích

Mọi thứ đều nên đơn giản như nó vốn có, nhưng không nên đơn giản hơn.
Everything should be as simple as it is, but not simpler.
67 người thíchthích danh ngôn Thích

Thế giới sẽ bị hủy diệt không phải bởi những người làm điều ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả.
The world will not be destroyed by those who do evil, but by those who watch them without doing anything.
64 người thíchthích danh ngôn Thích

Người làm khoa học là triết gia tồi.
The man of science is a poor philosopher.
60 người thíchthích danh ngôn Thích

Ác quỷ đã đặt hình phạt lên tất cả những thứ chúng ta yêu thích trong đời. Hoặc chúng ta kém sức khỏe, hoặc chúng ta khốn khổ về tinh thần, hoặc chúng ta trở nên béo.
The devil has put a penalty on all things we enjoy in life. Either we suffer in health or we suffer in soul or we get fat.
60 người thíchthích danh ngôn Thích

Đôi khi người ta bỏ ra nhiều nhất cho thứ mà người ta có thể có được chẳng mất gì cả.
Sometimes one pays most for the things one gets for nothing.
60 người thíchthích danh ngôn Thích

Người không coi trọng sự thật trong những vấn đề tiểu tiết cũng không thể tin cậy được trong việc lớn.
Anyone who doesn't take truth seriously in small matters cannot be trusted in large ones either.
59 người thíchthích danh ngôn Thích

Chiếc bàn, cái ghế, bát hoa quả và cây đàn vi ô lông; còn cần gì hơn cho hạnh phúc?
A table, a chair, a bowl of fruit and a violin; what else does a man need to be happy?
59 người thíchthích danh ngôn Thích

Tôi không tin rằng nhân loại sẽ bị quét sạch trong chiến tranh với bom nguyên tử. Có lẽ chỉ hai phần ba người trên trái đất sẽ bị tiêu diệt.
I do not believe that civilization will be wiped out in a war fought with the atomic bomb. Perhaps two-thirds of the people of the earth will be killed.
57 người thíchthích danh ngôn Thích

Tôi tin rằng cuộc sống đơn giản và không phỏng đoán là tốt nhất với tất cả mọi người, tốt nhất cả cho tâm hồn và thể xác.
I believe that a simple and unassuming manner of life is best for everyone, best both for the body and the mind.
55 người thíchthích danh ngôn Thích

Nếu bạn ra ngoài để nói lên sự thật thì hãy để sự tao nhã lại cho thợ may.
If you are out to describe the truth, leave elegance to the tailor.
54 người thíchthích danh ngôn Thích

Sự phát triển trí tuệ nên bắt đầu khi sinh và kết thúc khi chết.
Intellectual growth should commence at birth and cease only at death.
54 người thíchthích danh ngôn Thích


Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/tabid/88/itemid/563/search/albert-einstein/cm/449/p/2/default.aspx © TuDienDanhNgon.vn