Không
chỉ làm diễn giả trong các cuộc thảo luận, các CEO còn là giảng viên
được yêu thích trong các chương trình chính quy ở trường kinh doanh.
Đây không chỉ là cơ hội để các học viên tiếp cận những kinh nghiệm thực
tiễn từ chính người trong cuộc mà còn giúp các CEO có thêm những trải
nghiệm thú vị cho riêng mình.
"Công thức" bí truyền từ các CEO
Học viên tham gia các khóa đào tạo về quản trị kinh doanh, bên cạnh các
kiến thức nền tảng, đều bị thu hút bởi những bài học kinh nghiệm trên
thương trường của các CEO. Sự tham gia của các CEO trong đào tạo doanh
nhân đã góp phần hình thành nên một đội ngũ giảng viên - chuyên gia,
song hành và bổ sung cho các giảng viên chuyên nghiệp.
Tiêu biểu, ở Trường PR Elite School, mỗi bài giảng đều có sự tham gia
của cả "3 chàng lính ngự lâm" gồm ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch kiêm CEO
Tập đoàn Le Group, ông Nguyễn Đình Thành - Giám đốc PR của Le Bros hay
TS. Phan Tất Thứ - Chủ tịch Công ty KNV. Ở Viện Quản trị Kinh doanh FSB,
một số môn học như quản trị chiến lược, quản trị nguồn nhân lực...
thường được thực hiện đồng thời bởi cả giảng viên chuyên nghiệp và giảng
viên - chuyên gia. Giảng viên chuyên nghiệp là các giáo sư, tiến sĩ đến
từ những trường đại học và tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước với
những nền tảng lý thuyết, mô hình, công cụ quản trị hiện đại. Cùng với
đó là những giảng viên - chuyên gia giàu kinh nghiệm và giỏi quản trị.
Họ là chủ tịch hay tổng giám đốc các tập đoàn kinh doanh với những bài
học thực tế, những lời khuyên cụ thể cho các tình huống của từng công
ty.
|
Các lãnh đạo cao cấp của FPT: Chủ tịch Trương Gia Bình, Tổng giám
đốc Bùi Quang Ngọc, Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến luôn sẵn sàng
chia sẻ những tình huống gay cấn, kể cả những "công thức" bí truyền cho
thế hệ doanh nhân trẻ tại Viện Quản trị kinh doanh FSB.
|
Những CEO nhận lời giảng bài tại trường kinh doanh thường là người tâm
huyết và sẵn sàng chia sẻ những tình huống có thật mà họ đã trải qua. Là
người trong cuộc, các CEO có thể trả lời những câu hỏi sâu, cặn kẽ về
tình huống. Vì vậy, học viên có thể trải nghiệm và cơ hội nắm được cả
những "công thức" bí truyền được đúc rút trong nhiều năm của các chuyên
gia. Một học viên đang là giám đốc của một công ty kinh doanh đánh giá
giờ học với giảng viên Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software như một
"buổi học đáng giá triệu đô".
Dạy cũng là rèn luyện
Trong số các CEO thành công tại Việt Nam, không phải ai cũng sẵn sàng
dành thời gian cho việc chia sẻ hoặc có thể tự tin đứng lớp. Đa phần đó
là những CEO giàu thành tích, tâm huyết với việc truyền đạt kinh nghiệm
cho cộng đồng doanh nhân Việt. Đối với họ, việc giảng dạy không chỉ làm
phong phú thêm vốn sống mà còn nhằm tìm kiếm những người bạn cùng chí
hướng, những mối quan hệ. Đó cũng là cách họ rèn luyện và tự làm mới
mình mỗi ngày.
Theo ông Lê Quốc Vinh, CEO của Le Group: "Đối với tôi, ngành quan hệ
công chúng và truyền thông vẫn còn nhiều bất cập và quan điểm tiêu cực.
Đi dạy cũng là cách mà tôi truyền bá tư duy định hướng phát triển nghề
theo quỹ đạo tích cực, là cách để tôi hy vọng mỗi ngày sẽ có thêm những
người đồng cảm, chia sẻ và cùng chí hướng. Điều này về lâu dài, cũng là
lợi ích cho chính doanh nghiệp mình".
|
Giờ học của Chủ tịch FPT Trương Gia Bình luôn sôi động vì học viên
xuất sắc thường bất ngờ nhận được giải thưởng là 100 USD.
|
Với PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT thì đi giảng là cách
học tập tốt và đóng góp được nhiều cho xã hội. Trong các bài giảng của
mình, ông thường nhắc tới Tướng Hoàng Đan như một người thầy lớn. Ông
chia sẻ: "Tướng Hoàng Đan không chỉ là một vị tướng xuất chúng trên
chiến trường, mà còn là một người thầy xuất sắc ở giảng đường, một nhà
nghiên cứu lỗi lạc". Học theo người thầy của mình, Chủ tịch Trương Gia
Bình mong muốn đội ngũ lãnh đạo của FPT cũng phải tài giỏi trên mọi mặt
trận. Theo ông, quá trình giảng dạy sẽ tạo điều kiện tốt để các CEO rèn
luyện nghệ thuật lãnh đạo, khả năng sáng tạo và chèo lái con thuyền
doanh nghiệp trước những thách thức của môi trường kinh doanh.
Viện Quản trị Kinh doanh FSB - Đại học FPT đang tuyển sinh các
chương trình DAS - chương trình sau đại học, hướng tới bằng MBA quốc tế
Thụy Sĩ và FeMBA - chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh do Đại học
FPT cấp bằng. Thông tin chi tiết xem tại mba.fsb.edu.vn.
Liên hệ: Phòng Tư vấn - Tuyển sinh, chương trình sau đại học
Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - Đại học FPT.
Tại Hà Nội:
Posted in: Kinh Doanh
Gửi email bài đăng này
BlogThis!
Chia sẻ lên Facebook
0 nhận xét:
Đăng nhận xét