Tầng lớp trung lưu đang sử dụng đồng lương mới của mình cho lối sống tiêu dùng như phương Tây.
Với nguồn lao động giá rẻ, các công ty đa quốc gia như Samsung đã sản xuất sản phẩm của họ tại đây, giúp nền kinh tế Việt Nam đi lên nhờ xuất khẩu.
Và mới đây, giáo sư Vikram Mansharamani, hiện đang giảng dạy Kinh tế tại trường Harvard và Yale đã tận mắt chứng kiến sự thay đổi đáng kinh ngạc này. CafeBiz hân hạnh gửi tới bạn đọc bài viết của ông về Việt Nam.
Sau chuyến đi tới Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã tận mắt chứng kiến sự bùng nổ nhu cầu mua sắm của người Việt được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu.
Trong chuyến đi ngắn ngủi này, tôi đã có cơ hội gặp gỡ những lãnh đạo của Chính phủ, doanh nghiệp, những nhà đầu tư trong và ngoài nước, những nghệ sĩ, nông dân và các bác tài xế taxi. Tôi được ăn uống trong các nhà hàng mà ở đó New York cũng trở thành “thiên đường giá rẻ” trong mắt những người Việt thường xuyên dành hàng trăm nghìn USD mua trang sức nhập khẩu được thiết kế riêng.
Chênh lệch giàu nghèo vẫn hiện hữu ở mọi nẻo đường cuộc sống, dù cho đời sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong 20 năm qua. Trái ngược với những nhà hàng xa hoa, những chủ tiệm mì ven đường vẫn nở một nụ cười rạng rỡ với chỉ dưới 1 USD tiền tip.
Nhưng có một điều hoàn toàn chắc chắn ở Việt Nam: tiêu dùng đang bùng nổ. Tầng lớp trung lưu đang sử dụng đồng lương mới của mình cho lối sống tiêu dùng như phương Tây.
Nhà hàng và quán cà phê ngày càng phổ biến. Nnhững tập đoàn đa quốc gia – ví như McDonald’s – ngày càng quan tâm đến thị trường tiềm năng này. McDonald's mới vào Việt Nam từ năm ngoái và hiện đã có 5 chuỗi nhà hàng ở Sài Gòn. Tại những cửa hàng đầu tiên, doanh số bán hàng của hãng thậm chí còn đạt trên 30% so với dự đoán lạc quan nhất của họ. Nhiều gia đình tầng lớp trung lưu Việt Nam tận hưởng bữa tối cuối tuần tại McDonald's và cũng không mấy ngạc nhiên nếu McDonald's muốn mở 1.000 cửa hàng tại Việt Nam vào năm 2025.
Nhưng ăn uống không phải là mặt hàng duy nhất nằm trong danh sách ưu tiên chi tiêu của giới trung lưu. Họ còn quan tâm tới bất động sản. Sau vài giờ lượn quanh các khu phố tại Sài Gòn trên chiếc xe máy với một người bạn Việt, anh đưa tôi về nhà bạn đồng nghiệp của anh. Người đàn ông chúng tôi gặp tự nhận mình là một “nông dân”. Nhưng thực tế, anh là giám đốc điều hành của công ty nuôi tôm lớn nhất Việt Nam. Anh bạn này luôn khiêm tốn, thông minh và sâu sắc, nhưng tôi lại bị ấn tượng bởi cảnh quan xung quanh nhà anh hơn. Chúng tôi gặp nhau trong sân của căn biệt thự, hiện đại và thoải mái như những căn biệt thự bậc nhất tại Hoa Kỳ.
Và sau đó, vào buổi tối, khi tôi ăn tối với người bạn và vợ của anh ta tại một nhà hàng sushi sang trọng, nằm ở đỉnh toàn tháp cao nhất Sài Gòn, mong đợi của tôi lại tiêu tan một lần nữa. Trong khi tôi mong rằng mình sẽ thấy đám đông người nước ngoài tại nhà hàng này vì nó đắt hơn phần lớn thu nhập của hầu hết người Việt; thì trái lại, nơi này toàn là người Việt. Rất nhiều trong số đó là những doanh nhân được đào tạo ở nước ngoài và họ sống trong thành phố này để theo đuổi những cơ hội kinh doanh tuyệt vời.
Bên dưới chúng tôi 25 tầng, các gia đình đang ra ngoài ăn tối. Giao thông tắc nghẽn. Nhà hàng thì chật cứng. Quán bar đông nghẹt. Các cửa hàng thì tấp nập bán mua. Nói chung, Sài Gòn rất năng động. Những điều diễn ra xung quang khiến tôi có cảm giác chắc chắn rằng tại đây, tầng lớp trung lưu sẽ ngày một phát triển trong tương lai.
Và các bạn, những người Mỹ của tôi ơi, nếu bạn cho rằng tầng lớp trung lưu đang phát triển của Việt Nam chẳng ảnh hưởng gì đến mình, thì xin hãy nghĩ lại. Gần 20% giá trị xuất khẩu của quốc gia này là sản phẩm của Samsung Electronics – tất cả mọi thứ từ TV đến điện thoại thông minh. Gã khổng lồ điện tử này đã đầu tư hơn 14 tỷ USD vào Việt Nam và tuyển dụng hơn 100.000 công nhân để sản xuất 1/3 lượng điện thoại thông minh của Samsung trên toàn cầu. Và điều gì sẽ xảy ra nếu những công nhân này tiêu thụ lượng hàng mà họ sản xuất? Hay khi họ bắt đầu đòi tăng lương?
Nhưng tất nhiên, có nhiều điều về Việt Nam hơn là chỉ có điện thoại thông minh. Quốc gia này đang là nước xuất khẩu hạt điều, cà phê và hạt tiêu lớn nhất thế giới. Và với tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ bớt phụ thuộc vào nước ngoài nhờ vào nhu cầu lớn của người tiêu dùng trong nước. Và điều gì sẽ diễn ra khi xuất khẩu giảm sút trầm trọng vì sự bùng nổ nhu cầu mua sắm của người Việt?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét