Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Lý giải ma thuật của ca khúc Someone Like You – Adele



Tuy Adele càn quét giải Grammy 2012 nhờ vào ca khúc Rolling in the Deep nhưng chính Someone Like You, một ca khúc có khả năng khiến người nghe rùng mình và rơi lệ, mới chính là nhân tố đưa cô trở thành một biểu tượng âm nhạc trong thời gian gần đây.
Tuy trải nghiệm cá nhân và nền văn hóa có tác động nhất định đến phản ứng của mỗi cá nhân, các nhà nghiên cứu đã phát hiện những đặc tính nhất định của âm nhạc có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng tạo những cảm xúc mạnh mẽ nơi người nghe. Sự kết hợp giữa ca từ cảm động và một giọng ca nội lực của Someone Like You gửi những tín hiệu mạnh mẽ đến não. Những tín hiệu này có thể so sánh với các nhân tố gây kích thích như khác như thức ăn hay tình dục. Đây chính là bí mật tạo nên sự kì diệu của Someone Like You.
Hai mươi năm trước đây, nhà tâm lý học người Anh John Sloboda đã yêu cầu những người yêu nhạc xác định những đoạn nhạc có khả năng tạo ra những phản ứng sinh lý như bật khóc hay nổi da gà. Những người tham gia chọn được 20 đoạn nhạc theo yêu cầu. Khi Sloboda phân tích các đoạn nhạc này, ông tìm ra một điểm chung: 18 đoạn nhạc có sử dụng nốt dựa (appoggiatura)
Nhà tâm lý học Martin Guhn tại Đại học British Columbia giải thích trong một nghiên cứu vào năm 2007: “Nốt dựa là một loại nốt hoa mỹ, tạo hiệu ứng rung lệch với giai điệu vừa đủ để tạo nên sự căng thẳng cho người nghe. Khi các nốt nhạc trở về với giai điệu quen thuộc trước đó, sự căng thẳng biến mất, dẫn đến cảm giác dễ chịu”. Khi lần lượt các nốt dựa được tạo ra liên tiếp, nó tạo ra một chu kỳ căng thẳng và giải tỏa liên tục. Điều này tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ và khiến nhiều người bắt đầu rơi lệ.
Someone Like You được viết với nhiều nốt nhạc tương tự như các nốt dựa. Trong phần điệp khúc, Adele nhấn mạnh khi lên cao vào cuối các nốt nhạc dài ngay trước khi bước vào giai điệu mới. Điều này càng tạo nên sự mạnh mẽ cho hiệu ứng căng thẳng và giải tỏa, tiến sĩ Guhn giải thích.
Nốt dựa của Someone Like You
Tiến sĩ Guhn và đồng nghiệp Marcel Zentner đã nghiên cứu công thức của việc tạo nên những đoạn nhạc có khả năng tạo cảm xúc mạnh mẽ từ một vài năm trước. Hai nhà nghiên cứu sử dụng trích đoạn Trio for Piano của MendelssohnAdagio for Strings của Barber. Những trích đoạn tạo nên cảm giác rùng mình cho người nghe có ít nhất bốn điểm chung. Thứ nhất, chúng đều bắt đầu rất êm ái nhưng liền sau đó âm lượng được tăng cao. Thứ hai, chúng bao gồm việc xuất hiện đột ngột của một nhạc cụ hay một giai điệu mới. Thứ ba, chúng mở rộng tần số của giai điệu. Và cuối cùng, các đoạn nhạc bao gồm những biến tấu bất ngờ của giai điệu.
Someone Like You là một ví dụ điển hình. Ca khúc bắt đầu với một giai điệu nhẹ nhàng và đều đặn khi Adele giữ các nốt ở quãng hẹp. Nội dung thể hiện sự tiếc nuối nhưng có phần lạnh lùng: “Em nghe nói anh đã yên ổn, đã tìm được một cô gái, và đã lập gia đình” (I heard that you are settled down, that you found a girl, that you are married now). Tất cả điều này tạo nên một tâm trạng đa cảm và sâu muộn. Khi vào điệp khúc, giọng Adele nâng cao một quãng tám. Giai điệu thay đổi và nội dung trở nên bi thảm hơn: “Đôi khi tình yêu kéo dài, nhưng đôi khi nó lại quá đau đớn” (Sometimes it lasts in love, but sometimes it hurts instead).
Khi ca khúc đột ngột thay đổi giai điệu, bộ não của chúng ta được đặt trong trạng thái báo động cao: nhịp tim tăng và cơ thể bắt đầu tiết mồ hôi. Tùy vào hoàn cảnh mà chúng ta sẽ quyết định trạng thái này là tốt hay xấu, hạnh phúc hay u sầu.
Nếu Someone like you khơi dậy nỗi buồn sâu đậm, tại sao nó lại được yêu thích đến như vậy? Năm 2011, Robert Zatorre và nhóm các nhà khoa học thần kinh tại Đại học McGill cho rằng các ca khúc tạo nên những cảm xúc mạnh mẽ làm não tiết ra dopamine, một hiệu ứng tương tự như các kết quả của hành động ăn, quan hệ tình dục và sử dụng thuốc phiện. Dopamine khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu và khiến chúng ta thực hiện lại các hành vi này.
Khi đo phản ứng sinh học của người nghe, nhóm của Tiến sĩ Zatorre đã phát hiện ra số lần nổi da gà tăng khi lượng dopamine được tiết ra nhiều hơn, ngay cả khi bài hát mang nội dung rất buồn. Kết quả cho thấy bài hát càng khơi gợi cảm xúc càng nhiều, chúng ta càng trở nên “nghiện” bài hát đó.
Với Someone like you, Adele đã thành công trong việc tạo những cảm xúc mạnh mẽ nơi người nghe. Bí mật thành công của Adele nằm ở sự kết hợp tuyệt vời của một giọng ca nội lực, nội dung sâu sắc và cũng như việc tạo ra các nốt dựa liên tục kích thích dopamine từ bộ não của người nghe.
Lan T và Ngoc T dịch từ The Australian

0 nhận xét:

Đăng nhận xét