Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Chúng ta còn tiếp tục sống như thế này đến bao giờ ?


Tác Giả: Nguyễn Thị Từ Huy – Tin Tuc Hang Ngay – 24 Aug 2015
despair-mats-eriksson
Tựa đề bài viết này của tôi lấy cảm hứng từ một câu châm ngôn của các trí thức Nga : “Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này thêm nữa », trong một phân tích rất đáng đọc « Mọi điều bạn tưởng bạn biết về sự sụp đổ của Liên Xô đều sai », của Leon Aron, do Trần Ngọc Cư dịch, đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế :
http://nghiencuuquocte.net/2015/02/07/moi-dieu-ban-tuong-ban-biet-ve-su-sup-cua-lien-xo-deu-sai/
Tôi không muốn xâm phạm tự do đọc và tự do tiếp nhận của quý độc giả, mọi người sẽ có cảm nhận và đánh giá của mình về bài viết của Leon Aron. Ở đây tôi chỉ nêu ra một tiếp nhận của tôi.
Tác giả bài viết cho thấy rằng Liên Xô sụp đổ hoàn toàn không phải do bị các thế lực phản động tác động, cũng không phải do áp lực về kinh tế, mà là do ý thức về nhân phẩm và đạo đức của người dân Nga và của cả lãnh đạo Liên Xô. Họ không muốn và không thể tiếp tục sống trong «suy đồi tinh thần và những hệ quả xói mòn đạo lý của thời đại Xít-ta-lin». (Cá nhân tôi có lẽ sẽ lựa chọn chữ «đạo đức» để dịch, nhưng tôi tôn trọng cách dịch này của dịch giả Trần Ngọc Cư).
Chính là sự phán xét của lương tâm, chính là sự đau khổ nội tâm của từng cá nhân đã thúc đẩy sự thay đổi toàn bộ cấu trúc xã hội. Hãy đọc câu này của Aleksandr Yakovlev, một cựu đại sứ Nga, để hiểu người Nga đã chịu đựng những dằn vặt nội tâm như thế nào :
“Đủ lắm rồi! Chúng ta không thể tiếp tục sống như thế này thêm nữa. Mọi việc phải được thực hiện theo một đường lối mới. Chúng ta phải xét lại tư duy, đường lối, quan điểm về quá khứ và tương lai của chúng ta… Một sự đồng thuận ngấm ngầm: giản dị là, chúng ta không thể tiếp tục sống như chúng ta đã sống trước đây – một cách nhục nhã, ngoài mức chịu đựng”. 
Ý kiến trên phản ánh tâm trạng của những người dân Nga. Còn dưới đây là tâm trạng của một lãnh đạo thuộc hàng cao cấp :
« [Chúng ta] ăn cắp từ chính bản thân của chúng ta, nhận và đưa hối lộ, láo khoét trong các báo cáo, trên báo chí, láo khoét từ các diễn đàn cấp cao, đắm mình trong láo khoét, rồi trao huân chương cho nhau. Và tất cả những điều này đã diễn ra – từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. » 
Không có một thế lực thù địch nào từ bên ngoài có thể làm cho chế độ toàn trị Liên Xô sụp đổ. Cái chế độ phi nhân ấy chỉ có thể bị thay thế khi chính những con người trong hệ thống ấy, lãnh đạo cũng như người dân, ý thức được sự nhục nhã của đời sống vô đạo đức và quyết định tự tìm lại phẩm giá cho mình.
Chúng ta, những người Việt Nam ở thế kỷ XXI, chúng ta hãy đọc bài báo của Leon Aron và hãy thử nói xem: chúng ta còn tiếp tục sống như thế này đến bao giờ ?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét