Nguyễn Sỹ Phương * |
Bỏ phiếu trong bầu cử hay trưng cầu dân ý
chính là quyền đa số
Luật hóa điều khoản hiến định Trưng cầu dân ý, thực chất là nhằm bảo đảm bốn dấu hiệu nội hàm của nó. Đó là: (1) người dân có quyền, (2) tự do bỏ phiếu đối với những quyết định chính sách, (3) do chính quyền dự thảo, hoặc (4) người dân tự đề xuất. Vì vậy, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm, và Đỗ Ngọc Niễn hoàn toàn đúng khi đề nghị “Quốc hội cần biết người dân muốn tham gia và quyết định những vấn đề gì (dấu hiệu (3) và (4))”. “Dự thảo cần làm rõ người dân có những quyền cơ bản khi thực hiện trưng cầu ý dân, (dấu hiệu (1) và (2)), đưa ra sáng kiến về nội dung và phạm vi trưng cầu ý dân (dấu hiệu 4); có quyền nhận được đầy đủ thông tin về việc sáng kiến của mình có được đưa ra trưng cầu ý dân hay không (dấu hiệu (2))“.
Đối với Điều 12 quy định bốn nhóm hành vi bị nghiêm cấm: Tuyên truyền xuyên tạc làm sai lệch nội dung, ý nghĩa của vấn đề trưng cầu ý dân, được Đại biểu Đồng Hữu Mạo phản biện: “Chúng ta có cho phép báo chí, các học giả và nhân dân phân tích về nội dung lấy ý kiến dân không? Bên cạnh những ý kiến đồng tình thì có ý kiến không đồng tình. Và nếu không đồng tình thì có bị coi là tuyên truyền xuyên tạc không (Điều 12)?“. Phản biện này hoàn toàn đúng với dấu hiệu (1) và (2). Và đã được lịch sử thế giới chứng minh, khi năm 1933, Luật Trưng cầu Dân ý Đức được ban hành. Nhưng luật này nội dung chỉ gói gọn trong 1/ 4 tờ giấy A4, do không có dấu hiệu (2), nên bằng cách áp dụng luật này, ngày 24.3.1933 Hitler ban hành “Luật áp dụng tình huống khẩn cấp bảo vệ nhân dân và nhà nước“, hoàn toàn vi phạm Hiến pháp lúc đó, để biến Đức thành thể chế độc tài.
Quyền thiểu số
Tương tự như bầu cử qua hai giai đoạn gồm chọn ứng viên (đề cử, tự ứng cử) và cử tri bỏ phiếu, công nghệ trưng cầu dân ý cũng vậy qua 2 công đoạn, (a) đề xuất nội dung cần trưng cầu dân ý, (b) cử tri bỏ phiếu. Công đoạn đề cử ứng cử, hay đề xuất (a), tự nó đã hàm nghĩa quyền cá nhân và quyền thiểu số. Không bao giờ đa số cả. Có thể tham khảo án lệ Đức, chỉ cần 10% hội viên gửi bản kiến nghị thì bất kỳ hội đoàn nào cũng phải tổ chức Đại hội, nếu điều lệ không đưa ra quy định ngưỡng thiểu số. Nghĩa là quyền thiểu số về mặt pháp lý được thừa nhận. Ngay nghị quyết hay dự thảo luật cũng phải bắt đầu từ người chấp bút. Chính vì vậy, ở Đức các chính sách lớn được ban hành thường mang tên người đề xuất. Như chính sách an sinh xã hội hiện nay mang tên Hartz IV ra đời từ thời đảng SPD cầm quyền, quy định nhà nước phải trợ cấp đủ mức sống bình thường cho bất cứ ai không hoặc thiếu thu nhập, do chính ông Hartz, Bộ trưởng Lao động đệ trình. Trong khi đó Schröder là Chủ tịch Đảng, Thủ tướng, thì không được mang tên, mặc dù đảng ông, chính phủ ông do ông đại diện, thông qua.
Trong
phạm vi một tổ chức, đề xuất là quyền thiểu số, còn thông qua là quyền
đa số. Bỏ phiếu trong bầu cử hay trưng cầu dân ý chính là quyền đa số,
bao giờ ít nhất cũng phải quá bán trên tổng số người tham gia. Vì vậy
Dự thảo quy định trưng cầu dân ý cần số phiếu thuận quá 50%, là hoàn
toàn đúng với quyền đa số. |
Quyền đa số
Và như vậy, dự thảo dự định cần 1/3 tổng số đại biểu quốc hội đệ trình là hoàn toàn không đúng với quyền cá nhân, quyền thiểu số khi đề xuất. Nó chỉ đúng với quyền đa số vốn có chức năng thông qua đề xuất. Nói cách khác trong phạm vi một tổ chức, đề xuất là quyền thiểu số, còn thông qua là quyền đa số. Bỏ phiếu trong bầu cử hay trưng cầu dân ý chính là quyền đa số, bao giờ ít nhất cũng phải quá bán trên tổng số người tham gia. Vì vậy Dự thảo quy định trưng cầu dân ý cần số phiếu thuận quá 50%, là hoàn toàn đúng với quyền đa số. Tuy nhiên như Đại biểu Nguyễn Anh Sơn lập luận, với hơn 50% người đi bầu, và hơn 50% người tán thành thì cũng chỉ được 1/4 dân số quyết định vận mệnh của dân tộc, là không đúng với nội hàm quyền đa số. Bởi đa số ở đây tính trên tổng số người tham gia bỏ phiếu, chứ không phải trong tổng số người có quyền đó. Một khi họ không tham gia đã được coi là bỏ phiếu trắng. Chưa nói bầu cử là quyền chứ không phải trách nhiệm dân sự hay hình sự vi phạm sẽ bị xử lý. Không thiếu gì nước bầu Quốc hội chỉ dưới 50% cử tri đi bầu, nhỉnh quá bán là may, tới 2/3 là “có vấn đề“ do người dân bức xúc gì đó!
Qua công nghệ trưng cầu dân ý ở Đức có thể giúp ta hiểu vấn đề quyền thiểu số và đa số như thế nào. Công đoạn đề xuất, có thể do (a) các cấp chính quyền đề xuất, thường xảy ra khi dự thảo có nhiều ý kiến tranh cãi nội bộ, buộc phải lấy dân làm thước đo, hoặc (b) người dân hay tổ chức hội đoàn có sáng kiến (sáng kiến viên) đưa ra đề xuất chính sách gửi cho chính quyền, cơ quan dân cử hoặc cơ quan hành pháp, hành chính các cấp, nếu không được thì đòi trưng cầu dân ý.
Đối với trường hợp (b) phải qua hai bước, bước một tập hợp chữ ký ủng hộ một đề xuất nào đó được gọi là thỉnh nguyện thư, tính chất như khiếu nại, kiến nghị nhà nước. Phải đạt được ngưỡng tối thiểu số chữ ký theo luật định, tùy từng tiểu bang, trong thời hạn ba tháng phải đạt được thường từ 2,5 % tới 33 % mới có giá trị pháp lý. Bước hai, nếu không được chính quyền chấp thuận, thì thỉnh nguyện thư được đưa trưng cầu dân ý.
Công đoạn cử tri bỏ phiếu, chỉ cần số phiếu thuận quá bán. Đối với thay đổi điều khoản hiến pháp, ngưỡng đó phải đạt 2/3.
Năm
2014, nước Đức có 300 lần đề xuất sáng kiến đưa ra trưng cầu dân ý,
bình quân mỗi ngày làm việc nước Đức có 1 sáng kiến - thể hiện người
dân họ rất có ý thức trách nhiệm thường nhật tham gia vào công việc nhà
nước. Kết qủa có 85 lần thỉnh nguyện thư được pháp luật thừa nhận (gần
1/3), trong đó có 22 lần được đưa trưng cầu dân ý (bình quân 1 tháng 2
lần). |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét