Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Chuyện chẻ chữ Hán, cơ và nguy


Hoàng Hồng Minh

Triển lãm Khói mây vương giấy của 14 nhà thư pháp
trẻ diễn ra từ 11-14/7/2015 tại Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam (Hà Nội). Ảnh Yên Đan
Việc học được chữ Hán giúp ta rõ ra được thật nhiều những cái gốc rễ của các chữ Hán-Việt đang được sử dụng và tái sử dụng ở xứ Việt. Ngoài ra để giúp tra cứu phần văn bản nguyên gốc chữ Hán của các tác giả Việt xưa đối với ai muốn đi chuyên sâu. Mọi việc học đều là cái “cơ”, đều xứng đáng được cổ vũ. Nhưng ngoài việc cổ súy sự học này một cách chung chung, cũng nên ý thức đến những mối nguy tiềm ẩn, do các tập tục vô thức.
Cần ghi nhớ một điều rằng tất cả các chữ viết của các tộc người trên thế giới ban đầu đều là chữ tượng hình cả, giống như chữ Hán. Và sự ra đời của hệ thống chữ cái là một bước nhảy vọt mà mãi sau này mới có, điều này đòi hỏi một tư duy trừu tượng rất phát triển, để tiến đến xây dựng được một hệ thống lý thuyết, cho phép tạo ra một hệ thống hữu hạn các kí hiệu cùng các qui tắc ghi âm, để rồi từ đó ghi được tự do “vô hạn” các âm thanh của các từ ngữ của một ngôn ngữ nói.
Chữ tượng hình, ở một khía cạnh nhất định, là chữ “chết”, vì nó đã vẽ khắc luôn cả cái nghĩa cố định theo quan niệm của người vẽ chữ vào hình chữ. Dụ như vẽ khắc cái “mái lợp” (宀 “miên” ) che phía trên “con lợn” (豕 “thỉ”) để thành ra chữ “nhà” (家 “gia”).
Người đầu tiên vẽ “mái lợp che con lợn” thực ra chẳng có tội tình gì, mà cũng chẳng uyên bác gì. Ưu điểm là hình vẽ này gần gụi, và ngộ nghĩnh. Nếu không vẽ “mái lợp che con lợn”, thì có thể đã có người khác vẽ “con bò đội nón”, v.v… cũng thú vị chứ. Những hình vẽ đó cho ta biết quan niệm của một thời, thường là rất cổ xưa, của những người đã vẽ ra những chữ đó, và rồi được cộng đồng Trung Hoa lưu dụng. Có những hình vẽ cực kì đơn giản, 一 “nhất”, 二 “nhị”… với một gạch ngang, hai gạch ngang… Xin đừng bịa quẻ này quẻ nọ ra ở đây. Có những hình vẽ có quan niệm tưởng tượng khá xa hơn, 王 “vương”, kẻ dọc nối dọc ba cái gạch, sau này được người ta coi như là tượng trưng cho “kẻ nối trời đất người”. Nhưng cũng có những hình vẽ thì cũng chỉ “có thế mà thôi”, như chữ “mái lợp” (宀 “miên”) chẳng hạn, chẳng có gì để thần bí hóa.
Câu chuyện hôm nay là ở chỗ khác!
Ở chỗ rất nhiều người xứ Đông thờ đê mê những hình vẽ xưa đó của chữ Hán! Họ coi những hình vẽ ấy là linh thiêng, là thần bí, là mặc khải, là rằng xưa phải hơn nay, là rằng ý tưởng xưa phải là chân lý vĩnh cửu. Nhiều thày đồ chẻ chữ Hán xong thì coi như mình đã nắm được huyền cơ của vũ trụ, tha hồ ngông nghênh. Cứ bài hát “mái lợp che con lợn”, và không cần phải suy nghĩ tìm tòi gì hơn như thế nữa.
Trong khi đó chữ phải là khái niệm, đang vận động trong một hệ thống lý thuyết cũng đang vận động.
Phải xây cái văn hóa cho người ta học cái toàn bộ để cắt nghĩa cái chi tiết, chứ không phải là ngược lại như lối thày đồ chẻ chữ.
Vì cái hình vẽ đã khắc rõ mồn một cái “ý” trong chữ, nhiều người cứ phải vặn vẹo bẻ queo uốn éo suy diễn mỗi khi muốn làm mới hay thay đổi nội dung của chữ. Cả một lối sống lối nghĩ loay hoay uốn éo theo, sợ hãi phải đối mặt đường hoàng với cái hôm nay. Lại cổ vũ tinh thần hý hoáy chẻ bẻ một chữ ở trong một góc, rồi giải ra khắp xung quanh…
Những vị tâm thức nông nổi mà tóm được mấy chữ này thì thường kinh dị lắm, hai hôm sau họ đã trở thành chuyên gia giải Kinh Dịch, gieo quẻ Sấm Chớp, nói trạng như ranh.
Chữ tượng hình không ghi lại được âm mới, là một nhẽ, lại cũng không ghi được các âm nhập từ ngôn ngữ khác, do không có hệ thống các kí hiệu nguyên âm, phụ âm cùng các qui tắc phát âm (alphabet). Khi phải “dịch”, chữ tượng hình đành phải “ghi” theo cách “phiên âm”. Nghĩa là chọn những chữ tượng hình đã có sẵn rồi mà đọc lên thì âm nghe na ná gần gần… Cần ghi Michel… thì chọn những chữ “Minh Sơn” cho xong việc, ghi Chèm (tiếng Việt xưa T’lem, theo Trần Quốc Vượng) thành “Từ Liêm”, v.v… Trong các chữ đọc lên na ná âm của một chữ định phiên, thì tùy theo “yêu” hay “ghét” mà chọn chữ có “nghĩa hay” hoặc “nghĩa xấu” để quyết định.
Người Việt mất hết cả các tên gọi riêng của người, của đất đai sông núi, một khi dùng chữ Hán làm chữ hành chính (“danh tự”, “tên chữ”), cũng chỉ vì chữ Hán tượng hình không ghi lại được các âm mới, mà chỉ biết “phiên”, hoặc đổi bịa luôn. Chữ Nôm khi xưa thì chưa phát triển đủ, mà cũng không đủ oai phong.
Và rồi người ta khinh luôn cả chữ Việt, không đủ oai! Nói “hội đồng hương” thì oai hơn là “đám cùng làng”, nói “chép chuyện nhà” thì không oai bằng “gia phả”, đám cưới thì phải treo bằng được chữ “song hỉ” thật lớn ở chính giữa…
Học được chữ Hán, như bất kì ngôn ngữ nào, đều là một cơ hội tốt.
Nhưng hiểu cơ, thì cũng phải lường ra cái nguy ở ngay bên trong, thực ra là ở ngay bên trong chính mỗi chúng ta.
Nhiều người xứ Đông cố treo hoành phi chữ Hán giữa nhà mà không cần hiểu là cái gì viết ở trong đó. Dẫu có viết được câu ấy ra chữ Việt, thì cũng cho như vậy là không đáng viết, vì chữ Việt không phải là chữ của thánh hiền! Mà giả dụ đến ngày nào đó có viết hoành phi bằng chữ Việt, thì cũng dễ không quan tâm đến việc hiểu chúng, vì vốn quen lo thờ chữ, không lo hiểu nghĩa. Xem người người ra chợ chữ ngày Tết mua bán chữ Hán thì biết, nhiều thày chữ viết sai chữ, mà vẫn bán hình vẽ sai chữ chạy như tôm tươi.
Trăm năm nay người Việt dùng chữ Latin, nào ai bắt thờ, và nào ai muốn thờ “thần chữ Latin”?
Hãy học chữ Hán, nhưng với tâm thế như người xứ Đoài học chữ Hán: để giải trí, để mở mang, để giao tiếp, nhưng không để làm phục cổ cái tinh thần nô lệ “bán tự vi sư”. “Nửa chữ, cũng là nhờ có thày”, có thể như thế lắm, vì có khi học mãi mà mới vẽ được chữ 宀 “miên”, hay vẽ nên chữ 豕 “thỉ”, mà vẫn không vẽ xong chữ “gia” 家.
Với việc học, tự do là người thày đầu tiên, rộng lượng, chân thành, cuối cùng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét