Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Sách có nội dung nhảm nhí, thô tục: "Mất dạy chứ giáo dục cái gì"


 
(GDVN)- Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý cho rằng, việc phát hành, giảng dạy các loại sách có nội dung nhảm nhí, thô tục là cách giáo dục phản giáo dục...
Chủ biên sách “dạy học sinh đi trên thủy tinh”: Đã có ai bị sao đâu?
Giáo dục hay phản giáo dục?
Câu chuyện về những cuốn sách dành cho trẻ em với nội dung được cho là nhảm nhí, thô tục, kích động bạo lực đang thu hút sự quan tâm từ phía dư luận.

Sách "Hỏi đáp nhanh trí", do Đức Trí sưu tầm biên soạn (ảnh: Trí thức trẻ)
Dư luận từng tranh cãi về nội dung cuốn sách "Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1" do Tiến sĩ Phan Quốc Việt làm chủ biên, với bài học đi trên thủy tinh để rèn luyện... lòng dũng cảm. 
Không những thế, nhiều cuốn sách có nội dung hỏi đáp, kiểm tra tư duy các em bằng những câu hỏi đầy tính bạo lực, đã được phát hành tràn lan, cũng đang bị dư luận lên án.

Hẳn người ta còn nhớ, tháng 11/2014, trên thị trường xuất hiện cuốn sách "Hỏi đáp nhanh trí", do Đức Trí sưu tầm biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin ấn hành, với nhiều hình ảnh ngôn từ được cho là không phù hợp với lứa tuổi học đường.

Theo đó, trang 29 cuốn sách này có nội dung trắc nghiệm: “Anh A bị chặt đầu lúc 40 tuổi, vậy con cái anh 



 A bị làm sao?”.
Minh họa cho câu hỏi này là hình một người đàn ông đang nằm trên máy chém với khuôn mặt sợ hãi.
Tương tự là một câu chuyện khác: “Một người sau khi bị chặt đầu sẽ như thế nào?”. Đáp: “Biến đổi chiều cao”.

Mới đây, thêm một trang sách được cư dân mạng chia sẻ với tất cả sự hoang mang, nghi ngờ về giá trị giáo dục của nó.

Trong trang sách được độc giả chia sẻ, xuất hiện một bức tranh vẽ quang cảnh của khu vệ sinh, trong đó không gian của các cháu học sinh nam - nữ được gộp chung lại làm một.
Kèm theo hình ảnh là câu hỏi được đặt ra cho các trẻ: "Cách đi tiểu của bạn trai, bạn gái trong tranh có gì khác nhau nhỉ?"

Thật khó để đánh giá giá trị thực tiễn từ những cuốn sách này mang lại. Nhưng thực tế cho thấy, nhiều phụ huynh tỏ vẻ lo lắng khi con em mình được trang bị những kiến thức về  “lòng dũng cảm”, cách ứng xử theo kiểu… chẳng giống ai.
Thu hồi thôi chưa đủ
Cơ quan có thẩm quyền sau khi phát hiện các cuốn sách có nội dung giáo dục không phù hợp đã thực hiện thu hồi… 

Cũng liên quan tới nội dung phản ánh nêu trên, hôm 28/8, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục cho rằng, việc phát hành tràn lan, đưa vào giảng dạy các loại sách thiếu nhi, có nội dung không phù hợp với tâm lý lứa tuổi là cách giáo dục phản giáo dục.

Do đó, việc xử lý những sai sót phải xuất phát từ tư duy của nhà giáo dục và đơn vị quản lý.
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa (ảnh: Báo Sức khỏe và Đời sống)
“Các ví dụ khi đưa ra giảng dạy, thực nghiệm phải mang tính giáo dục. Tôi chưa thấy ở đâu người ta đưa các hình ảnh quá bạo lực, thô thiển.... để dạy trẻ. Càng không nên đưa các em ra “thí nghiệm” để minh chứng cho bài học của mình.
Tôi lấy ví dụ, trong khi chúng ta đang giáo dục trẻ yêu thương bố, mẹ, yêu thương đồng loại, thì người ta lại đưa ra vấn đề bố bạn A, bạn B bị chặt đầu để hỏi các em, như thế thì giáo dục cái gì? Đó là phản giáo dục chứ không phải giáo dục…”, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, Trung tâm tư vấn tâm lý Linh Tâm dẫn chứng.

Cũng theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, cách thức giáo dục này rất dễ khiến trẻ "ảo giác" về sức mạnh, tính bạo lực trong học đường... gây ra những hệ lụy khó lường.
"Đến khi người ta rút được kinh nghiệm thì mọi thứ có thể đã muộn.
Do đó, vấn đề nội dung giáo dục trẻ nói chung cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng ” chuyên gia tâm lý Trình Trung Hòa lưu ý.
Trong khi đó, PGS. Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, từ sự việc trên có thể thấy, tư duy giáo dục của chúng ta đang có vấn đề.

“Tôi cho rằng, người viết ra những cuốn sách này có vấn đề về chuyên môn. Họ chưa nghiên cứu kỹ trẻ cần gì và những bài học có lồng ghép nội dung bạo lực, nhảm nhí như thế có tác động như thế nào tới tâm lý trẻ em?

Do đó, tư duy, định hướng giáo dục của người biên soạn, phát hành cần phải xem xét lại".
Nói về nguyên nhân chính dẫn đến những sai sót nêu trên, PGS. Văn Như Cương cho rằng: “Việc biên soạn, thẩm định, phát hành những cuốn sách như đã nêu không được đơn vị xuất bản kiểm duyệt một cách cẩn thận.

Do vậy, để xảy ra những lỗi đáng tiếc thế này có phần lỗi từ người biên soạn và đơn vị quản lý xuất bản”.
Đồng quan điểm trên, chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa nêu giải pháp, vấn đề xử lý sách có nội dung không phù hợp phải được thực hiện trước tiên từ khâu quản lý.

“Bây giờ không thể cứ cho phát hành, rồi thấy sai sót lại thu lại.

Tôi cho rằng, cần làm chặt chẽ từ khâu kiểm duyệt, in ấn trước khi phát hành. Mặt khác, cũng cần xử lý kỷ luật cá nhân, tập thể để xảy ra sai sót khi thực hiện trách nhiệm…”
XUÂN QUANG

0 nhận xét:

Đăng nhận xét