Tuy
vậy, trở ngại lớn nhất cản trở việc cải cách chính là những quyền lợi
đặc biệt một số người được hưởng từ luật cũ. Hoa Kỳ đã trở thành một
trong những quốc gia thuế cao – không chỉ nói về tỷ suất thuế quan mà
còn ám chỉ cả về mức độ phiền nhiễu hành chính.
Những
trở ngại về cơ sở hạ tầng, do sự bỏ bê, sao lãng cũng như chi tiêu
thiếu định hướng từ phía cấp lãnh đạo, đang đẩy chi phí vận hành nền
kinh tế phụ thuộc vào các dịch vụ hậu mãi ngày càng lớn. Không chỉ thuế
cao, Hoa Kỳ cũng là một nước sử dụng năng lượng không hiệu quả, trong
khi đó các chính sách công lại chẳng lấy gì làm thành công trong việc
khuyến khích bảo tồn nguồn năng lượng quý giá.
Ngoài
ra, chi phí dịch vụ y tế ở Mỹ quá cao, mà không có một nỗ lực nghiêm
túc, chính thức nào nhằm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tích hợp
và hiệu quả hơn.
Chung
qui lại, tất cả các chi phí kinh doanh không cần thiết, đi đôi với hố
sâu khủng hoảng về kĩ năng quản lý, đang trở thành một nguyên nhân cốt
yếu đẩy các dự án đầu tư ra khỏi đất nước – không ngoại trừ cả những
khoản đầu tư từ chính các công ty của Mỹ.
Thay
vì vạch ra những lý do thực sự khiến chảy máu đầu tư ra nước ngoài, các
đảng phái lại chỉ tập trung vào việc tranh cãi, đấu khẩu với nhau về
việc chấm dứt, loại bỏ những nhập nhằng, những lỗ hổng về thuế (tax loopholes[1]), dù ai cũng biết một sự thật là thuế suất của Mỹ thuộc loại cao nhất trên toàn thế giới. Vậy tư duy chiến lược nằm ở đâu?
Thương
mại và đầu tư nước ngoài là nền móng vững chãi cho những thành công của
nền kinh tế, nhưng Mỹ đang mất đi thế mạnh tập trung và sự tín nhiệm
trong việc định hình, và vận hành hệ thống thương mại quốc tế. Nền kinh
tế của chúng ta ngày nay phụ thuộc quá nhiều vào các dịch vụ cao cấp và
bán các tài sản trí tuệ - ý tưởng, phần mềm, truyền thông.
Tuy
nhiên, cho đến giờ, tốc độ và mức độ của việc ăn cắp bản quyền, vi phạm
luật sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng một cách chóng mặt, cùng với các
rào cản và sự cạnh tranh về dịch vụ cũng ngày càng cao, đang gây trở
ngại cho hệ thống mậu dịch quốc tế, đi ngược lại với một nền kinh tế trí
thức.
Không
có chiến lược lâu dài, Mỹ rơi vào khủng hoảng đường lối trong việc đàm
phán hiệu quả với những quốc gia phát triển khác – cùng nhau chung tay
giải quyết những vấn đề nêu trên, và cũng không mấy thành công trong
việc trợ giúp các nước nghèo. Chính vì vậy niềm tin chắc chắn vào một
thị thường mở cửa và sự cải tổ nội bộ - không sớm thì muộn – ngày càng
lên cao.
Mỹ
đã đánh mất vai trò chiến lược, chủ chốt ở những nước Châu Mỹ La tinh –
vốn là đối tác buôn bán truyền thống lâu đời. Chúng ta cũng không thể
hiện được tầm ảnh hưởng của mình ở lục địa châu Phi, ở Trung Đông và
châu Á bằng việc giúp đỡ những nước này cải thiện đời sống người dân của
họ.
Những
hỗ trợ quốc tế của chúng ta vẫn chủ yếu gắn chặt với hình thức mua hàng
hóa và dịch vụ của Mỹ, thay vì một sự giúp đỡ nào khác thiết thực hơn.
Quốc hội thì thất bại trong việc thông qua những thỏa thuận thương mại
với các quốc gia như Colombia – những nước sẵn sàng cam kết tuân thủ
chặt chẽ các nguyên tắc kinh kế của chúng ta.
Một
thất bại chiến lược cuối cùng mà tôi muốn đề cập tới, trên nhiều phương
diện, có lẽ sẽ làm nhiều người cảm thấy bối rối, lo lắng. Tất cả người
dân Hoa Kỳ, không một ai không biết rằng hệ thống giáo dục công của
chúng ta chính là một điểm yếu thực sự.
Có
lẽ chẳng mấy người nhận ra một sự thật rằng: ngày nay, những công dân
đang nghỉ hưu từng được giáo dục tốt hơn nhiều so với những người trẻ
tuổi mới gia nhập vào lực lượng lao động. Trong bối cảnh nền kinh tế
toàn cầu như hiện nay, được gắn mác là một người Mỹ, điều đó không có gì
đảm bảo rằng bạn sẽ có được một việc làm với mức lương cao như trước
trước đây nữa.
Không
có kĩ năng và sự giáo dục đẳng cấp thế giới, người Mỹ phải cạnh tranh
gay gắt với người lao động đến từ những quốc gia khác – cạnh tranh đặc
biệt trong những công việc mà lúc nào họ cũng có thể bị chuyển đi bất kì
đâu. Một viễn cảnh – mà trong đó nhiều người Mỹ có thể phải chạy trốn
khỏi những áp lực cứ ngày một gia tăng, đè nặng lên mức sống hàng ngày
của họ - sẽ không diễn ra trừ khi chúng ta cải thiện đáng kể diện mạo
của các trường đào tạo công trong nước.
Sự
nhập cư, dù hợp pháp hay không, của đội ngũ lao động kỹ năng kém, không
thể giúp ích gì trong việc cải thiện kĩ năng lao động của một số người
dân của chúng ta, mà chỉ làm cho vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng.
Vấn
đề không nằm ở tiền bạc – bởi ai cũng biết Hoa Kỳ hàng năm vẫn chi tiêu
một khoản lớn vào giáo dục công, cũng như dịch vụ chăm sóc y tế. Vậy
thì vấn đề nằm ở đâu? Phải chăng đó chính là cấu trúc của hệ thống giáo
dục của chúng ta?
Lấy
ví dụ, đáng lẽ các bang cần củng cố hay hợp nhất một vài trong số
14.000 các trường học địa phương trong hạt lại – mà thực tế là sự tồn
tại của chúng gần như đảm bảo một sự không hiệu quả và bất cân bằng
trong hệ thống giáo dục toàn cộng đồng. Vậy mà, thay vì phải thực hiện
một số đổi mới cấp thiết như trên, những nhà lãnh đạo chính phủ của
chúng ta lại không ngừng tranh cãi về những thay đổi từ từ khác.
Những cuộc tranh cãi cũ rích, liên miên
|
Những sự tranh cãi liên miên giữa
hai chính đảng cũng là nguyên nhân
gây kìm hãm sự phát triển kinh tế?
Ảnh: www.psywarrior.com
|
Một chiến lược mới nhằm đảm bảo tương lai kinh tế Mỹ, đồng
thời thu hút được sự chú ý và ủng hộ của đại đa số, là hết sức cần
thiết trong lúc này. Tuy nhiên, người Mỹ đã được chứng kiến những gì?
Hàng ngày, chúng ta cứ phải nghe đi nghe lại những cuộc tranh luận gây
ly gián cũ rích.
Đảng
viên đảng Cộng hòa thì không ngừng lặp đi lặp lại tư duy thị trường tự
do giản đơn, thậm chí là với họ sự vắng mặt của tất cả các quy tắc cũng
chẳng có nghĩa lý gì. Họ cứ thuyết giáo về sự tin tưởng thái quá vào bản
thân như thể không cần một tấm lưới an toàn bảo vệ nào cả.
Thậm
chí, một số đảng viên đảng Cộng hòa còn tranh luận một cách hết sức
nhiệt thành rằng đất nước của chúng ta không nên có một chiến lược dài
lâu nào bởi như vậy nó sẽ chỉ là “chính sách công nghiệp”.
Vấn
đề thực tại của chúng ta không phải là chọn ra ai là kẻ thắng – người
thua trong cuộc chạy đua của ngành công nghiệp, mà cái chính là phải cải
thiện môi trường kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp của Mỹ, và có
những thứ chúng ta không thể làm gì nếu không vạch rõ ra những nhiệm vụ
ưu tiên hàng đầu.
Tóm
lại, theo lập trường của các đảng viên đảng Cộng hòa thì dường như kinh
doanh có thể thịnh vượng, phát đạt mà không cần tới những điều kiện xã
hội lành mạnh.
Trong
cùng lúc đó, các đảng viên đảng Dân chủ tiếp tục chủ đề trên với thái
độ như thể họ muốn phán đoán, trừng phạt những thành công trong kinh tế
và đầu tư. Họ bào chữa cho những thành phần gây trở ngại tới sự cải cách
trong một số lĩnh vực như giáo dục; lúc nào cũng gắn chặt với các cách
tiếp cận vấn đề quản lý phức tạp, cồng kềnh; và kiên quyết kháng cự lại
những cách thức để làm cho chi phí kiện tụng của các doanh nghiệp tương
ứng với các quốc gia khác.
Trong
một nền kinh tế toàn cầu không thể đảo ngược như hiện nay mà thái độ
của những người này với vấn đề giao dịch thương mại vẫn mập mờ, nước
đôi.
Để
lấy lại thế mạnh cạnh tranh cho nước Mỹ, chúng ta phải vượt xa khỏi
những giới hạn tư duy đó. Những vị lãnh tụ chính trị, các nhà lãnh đạo
doanh nghiệp, và toàn thể xã hội hơn lúc nào hết cần phải ngồi lại với
nhau và bắt đầu một cuộc đối thoại về những thử thách chúng ta đang đối
mặt - trong đó phải thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và phải dựa trên tình
hình thực tại. Chúng ta cần tập trung chủ yếu vào khả năng cạnh tranh
thực tế hiện tại, chứ không nên sa đà vào bào chữa cho những chính sách
đã qua.
Một
chiến lược toàn diện cần giải quyết được từng khía cạnh của vấn đề mà
tôi vừa đề cập đến với các bạn. Nếu chúng ta tỏ ra chút ít thành thật
với chính mình, chúng ta không thể phủ nhận rằng: ngày nay, Hoa Kỳ đã
không hề đạt được một tiến bộ thực sự nào trong tất cả các lĩnh vực đó.
Những
cố gắng diễn ra dưới cách thức mà cả hai đảng vẫn làm là đang loại trừ
lẫn nhau. Một chiến lược toàn diện nhất thiết phải đảm bảo ngân sách của
chúng ta được rót thẳng tới những dự án đầu tư ưu tiên – những dự án sẽ
mang lại lợi ích và tiền bạc trở lại nền kinh tế - chẳng hạn như hỗ trợ
giáo dục hay nâng cao cơ sở hạ tầng, như vậy có lẽ còn có ích hơn là bù
đắp cho việc cắt giảm thuế.
Với
một chiến lược toàn diện, chúng ta hoàn toàn có thể chấm dứt những điều
luật tốn kém nhiều phí tổn và phi hiệu quả như trợ cấp nông nghiệp.
Liệu
những tư duy chiến lược như vậy có khả thi không trong một hệ thống
chính trị như của Hoa Kỳ hiện nay? Nó đã hoạt động rất hiệu quả ở những
nước khác – như Đan Mạch và Hàn Quốc, là hai quốc gia tôi đã từng góp
sức cùng với những nỗ lực không mệt mỏi của các vị lãnh tụ quốc gia, cả
khu vực công và tư cùng ngồi lại với nhau và vạch ra một chiến lược dài
hạn. Tuy nhiên, điều này gần như không bao giờ xảy ra ở Mỹ, ngoại trừ
một vài vấn đề đơn lẻ.
Một
vài cơ cấu mới để điều hành, quản lý cấp chiến lược sẽ là vô cùng cần
thiết. Vào năm 1983, tôi đã từng có dịp phục vụ trong Ủy ban ủy nhiệm
của Tổng thống (ủy ban theo cơ cấu phối hợp công – tư cuối cùng trong
lịch sử) về lĩnh vực cạnh tranh công nghiệp. Khoảng thời gian này chúng
ta cần một cơ cấu lãnh đạo mang ít màu sắc chính trị hơn.
|
Mỹ: Cần một chiến lược kinh tế dài hạn để tiếp tục
thời kỳ hoàng kim của mình
Ảnh: wallpapers.dpics.org
|
Sẽ
lợi ích cho Quốc hội biết bao nhiêu nếu cả hai đảng cùng bắt tay nhau
giải quyết toàn bộ các nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Việc bỏ phiếu cho
những chương trình lập pháp toàn diện cũng cần thiết nhằm cho tạo ra sự
chuyển đổi sang một bộ thống nhất các chính sách chung, và cho phép loại
bỏ hàng loạt các điều khoản riêng lẻ, rời rạc.
Khi
một cơ hội lịch sử đến, Chính quyền mới sẽ có dịp để áp dụng cách tiếp
cận chiến lược với tương lai kinh tế của nước Mỹ, sợi dây liên kết kéo
hai đảng phái xích lại gần nhau hơn.
Hoàn
cảnh hiện tại cũng là dịp tốt nhất giúp nước Mỹ cùng nhìn nhận lại
những vấn đề của mình và cùng nhau nhận lấy những trách nhiệm tập thể để
giải quyết chúng. Mọi công dân Hoa Kỳ nên có niềm tin rằng tân tổng
thống và quốc hội rồi tới đây sẽ đương đầu được với thử thách.
- Bài viết của Michael E. Porter trên tạp chí BusinessWeek, bài được điểm trên HBS In the New -
[1] Loophole
được dùng cách đây mấy trăm năm, để chỉ những lỗ châu mai của một pháo
đài. Ngày nay, "Loophole" được dùng để chỉ một phương cách để tránh một
quy luật hay điều khoản trong một hợp đồng. Trong cuộc bầu cử tổng thống
vừa rồi, báo chí nói nhiều về những kẻ hở trong các luật lệ liên quan
đến vấn đề gây quỹ vận động. Chẳng hạn như có những luật lệ do Hội đồng
bầu cử liên bang đặt ra để hạn chế số tiền mà một người hay một nhóm có
thể đóng góp. Tuy nhiên các luật lệ này rắc rối và chứa đựng nhiều kẽ hở
đến độ những luật sư giỏi đều có thể giúp cho ứng cử viên nhận thêm
được rất nhiều tiền mà vẫn không phạm luật. Hai Đảng Dân chủ và Cộng hòa
vẫn tranh cãi trong nhiều tháng, đòi thay đổi luật lệ để loại bỏ những
kẽ hở này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét