Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro thương hiệu




Một hệ thống quản lý rủi ro với văn hóa tránh rủi ro làm nền tảng được tổ chức tốt và vận hành hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững và vượt qua những biến cố trong giai đoạn khó khăn.
Hàng hoạt khủng hoảng nhãn hiệu xảy ra như melamine trong sữa và thực phẩm vật nuôi, khuẩn e-coli trong rau và chì trong đồ chơi... gây ra những biến cố lớn cho thị trường toàn cầu.Thậm chí, hãng dầu khổng lồ BP trên bờ vực phá sản và phải bán đi phần lớn tài sản với sự cố rủi ro tràn dầu ở Vịnh Mexico. Trong bối cảnh đó, phòng tránh một cuộc khủng hoảng nhãn hiệu là một việc cần thiết trong quản trị.
Quản trị rủi ro có thể phân thành một số loại hình phổ biến: quản trị rủi ro dự án, quản trị rủi ro vận hành, quản trị rủi ro tài chính, quản trị rủi ro định lượng, quản trị rủi ro công nợ, quản trị rủi ro thị trường.
Các nhà kỹ trị nói nhiều đến Quản trị rủi ro nhưng ở một tầng “phòng thủ” cao hơn thì người ta đang nhắc đến khái niệm “văn hóa tránh rủi ro”. Bởi vì, tránh các cuộc khủng hoảng ngay từ đầu là cách tốt hơn nhiều so với phải giải quyết hậu quả như tranh tụng, điều tra, giám sát phương tiện truyền thông, quan tâm từ cộng đồng đầu tư.
Xây dựng chiến lược
Dù quan trọng như vậy nhưng nhiều doanh nghiệp không có một phương pháp tiếp cận hoặc hình thức giám sát, kỷ luật phù hợp để quản lý rủi ro và trách nhiệm về an toàn sản phẩm.
Trong quản trị rủi ro, yếu tố quan trọng là quá trình ra quyết định liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm. Một công ty phải được chuẩn bị các khía cạnh quản trị nêu trên để bảo vệ việc ra quyết định.
Công ty phân cấp hoặc toàn cầu, hoặc dựa vào các đối tác kinh doanh, nhà cung cấp nước ngoài hoặc gia công phần mềm... cũng cần phải “dự đoán” được những rủi ro có thể liên quan: kinh doanh, tài chính và rủi ro chiến lược. Như vậy, tạo dựng văn hóa tránh rủi ro và trách nhiệm đòi hỏi quá trình giáo dục các nhân viên ở từng cấp bậc.
Suy nghĩ trước khi phát ngôn
Tình trạng tương đối phổ nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng buộc phải giải thích những bài phát biểu dài dòng hoặc gây không rõ ràng trong các thư điện tử nội bộ, các bản ghi nhớ kỹ thuật và các bản báo cáo marketing.
Thậm chí, các bản ghi nhớ của các cuộc họp hội đồng cũng có thể trở thành những bản báo cáo tiềm ẩn nội dung dính líu tới luật pháp. Những từ ngữ không cẩn trọng “bút sa gà chết” có thể làm biến đổi động cơ của một vụ tranh chấp và làm trầm trọng thêm tính chất của khủng hoảng. Giải pháp cho vấn đề này là khuyến khích kiểm tra chéo nhân viên.
Trong một số trường hợp, cần thử nghiệm sản phẩm để kiểm soát chất lượng, marketing hoặc các vấn đề về khoa học, y tế...
Nhất quán trong thông điệp
Đáng để so sánh tính nhất quán của những tin tức truyền thông nội bộ và ngoài công ty về cùng một chủ đề nào đó. Ngoài phòng pháp chế thì tin tức nên được các cá nhân độc lập khác thẩm định khách quan để phát hiện ra các mâu thuẫn trong thông tin.
Đây là một phần của quá trình đánh giá rủi ro có kỷ luật, bởi vì sự thiếu nhất quán giữa những thông điệp nội bộ và ngoài công ty có thể là cơ sở cho những tranh chấp, khiếu nại từ phía khách hàng sau này và có thể thậm chí dẫn tới những tổn thất khôn lường hay truy tố trước pháp luật.
Các công cụ quản lý, đánh giá rủi ro sẽ dần thay đổi nhưng nếu đưa văn hóa phòng tránh rủi ro vào quá trình suy nghĩ của người nhân viên một cách tự chủ thì Doanh nghiệp sẽ tự chủ được nhiều vấn đề
Theo DNSG

0 nhận xét:

Đăng nhận xét