Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Tìm lợi thế cạnh tranh độc đáo

Đặc điểm của những nền kinh tế mới nổi là cạnh tranh trong ngành thường bị bóp méo, cản trở và vô hiệu hóa hay sự độc quyền thâm căn cố đế - GS Michael E. Porter nhấn mạnh

Ngày 29-11 tại Hà Nội, GS Michael E. Porter, ĐH Harvard, Hoa Kỳ - cha đẻ của thuyết chiến lược cạnh tranh - đã có buổi diễn thuyết tại Hà Nội về vấn đề năng lực cạnh tranh và chiến lược của các công ty hiện nay. Đây là lần thứ hai, GS Michael E. Porter sang VN và buổi thuyết trình thu hút hàng trăm đại biểu đến từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp của 15 quốc gia.
GS Michael E. Porter tại buổi hội thảo. Ảnh: TTXVN
 
Phải tránh những cái bẫy...
 
Thông điệp đầu tiên được GS Michael E. Porter đưa ra là “thành công dễ dàng” đã trở thành quá khứ vì đã bước sang kỷ nguyên mới của cạnh tranh. Nay muốn thành công phải tìm ra ưu thế của mình để tạo nên sự khác biệt.
 
GS Michael E. Porter nhấn mạnh quá trình tìm sự khác biệt rất khó vì bản chất của nhiều người quản lý là bắt chước nhau. Đối thủ tung ra sản phẩm này, mình cũng phải đưa ra sản phẩm tương tự. Đây là một cái bẫy. Để đi đến thành công trong sự khác biệt, phải có lựa chọn khôn ngoan, dám bỏ qua những yếu tố có lợi trước mắt để trở thành công ty xuất sắc.
 
Muốn vậy, phải xây dựng được chiến lược phát triển. Nhưng khái niệm chiến lược đang bị nhầm lẫn với mục tiêu, hiếm khi nhà quản lý hiểu nguyên tắc căn bản này nên trong kế hoạch phát triển của nhiều doanh nghiệp thường có những câu: Chiến lược của chúng tôi là toàn cầu hóa, là trở thành người số 1, số 2...
 
Thực ra, đây là bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu cần hướng tới. Còn chiến lược là định vị, là lợi thế cạnh tranh độc đáo của doanh nghiệp. Nếu chọn mục tiêu trở thành công ty tốt nhất, sản phẩm tốt nhất, doanh nghiệp sẽ mắc bẫy, đi chệch hướng. Xây dựng và thực hiện được chiến lược trở thành độc nhất vô nhị, độc đáo cho khách hàng, doanh nghiệp sẽ thành công. Bài học dễ thấy là của hai công ty Mỹ Apple và Southwest Airlines.
 
Xem lại chiến lược của các tập đoàn VN
 
Từ kết quả nghiên cứu của hàng ngàn doanh nghiệp, GS Michael E. Porter chỉ rõ vấn đề căn bản trong xây dựng chiến lược của công ty là cần đặt ra mục tiêu tài chính đúng đắn, cụ thể và thích hợp. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là thu được lợi tức từ vốn đầu tư để tạo ra tài sản, từ đó tạo ra giá trị kinh doanh để có thể hoạt động dài hạn.
 
“Nhiều công ty VN muốn tăng trưởng nhanh nhưng như vậy không có lợi trong dài hạn. Vì tăng trưởng nhanh không có lợi nhuận để tạo được lợi thế cạnh tranh. Đây là sai lầm lớn của nhiều doanh nghiệp VN” - GS Michael E. Porter cảnh báo. Theo ông, cần đặt mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, tăng trưởng là mục tiêu thứ hai.
 
Các doanh nghiệp VN hiện nay hoạt động đa ngành nên phải có chiến lược của cả tập đoàn, tổng công ty kết hợp chiến lược của các đơn vị trực thuộc. GS Michael E. Porter cho rằng trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VN, Chính phủ phải nỗ lực hơn trong cải thiện môi trường kinh doanh, mặc dù vấn đề này đã có nhiều tiến bộ so với trước.
 
Đặc điểm của những nền kinh tế mới nổi là cạnh tranh trong ngành thường bị bóp méo, cản trở và vô hiệu hóa hay sự độc quyền thâm căn cố đế. Hành động đó đã ngăn cản mọi ngành đạt mức lợi nhuận trên vốn đầu tư tiềm năng.
 
Tâm đắc với nhận xét này, trao đổi tại hành lang hội nghị, TS Lê Đăng Doanh, cho rằng nhiệm vụ cụ thể của Chính phủ là ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát, giảm lãi suất ngân hàng, bảo đảm tỉ giá không biến động mạnh. Tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, đặc biệt là cải thiện tình trạng thiếu điện. Cải cách giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cuối cùng là cải cách hành chính. TS Lê Đăng Doanh cũng nhận xét: Thực tế, tại VN, các doanh nghiệp xuất khẩu có mức độ cải thiện rõ rệt về năng lực cạnh tranh trong thời gian qua. Riêng các doanh nghiệp độc quyền còn trì trệ. Doanh nghiệp Nhà nước phải chấp nhận cạnh tranh bằng cách cải tiến công nghệ, sản phẩm thay vì tận dụng các lợi thế ưu đãi của mình, ví dụ lợi thế đất đai.
GS Michael E. Porter, cha đẻ của chiến lược cạnh tranh, đồng thời là một trong 3 “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới cùng với Peter Drucker, cha đẻ quản trị kinh doanh hiện đại; Philip Kotler, cha đẻ marketing hiện đại.
 
Ông được mời tư vấn về chiến lược cho hàng loạt tập đoàn hàng đầu thế giới như  DuPont, Procter & Gamble, Royal Dutch Shell, Scotts Miracle-Gro, SYSCO, Taiwan Semiconductor Manufacturing Company...
 
Với rất nhiều giải thưởng danh giá về kinh tế, những tư tưởng của ông đã đặt nền móng cho sự hình thành của khoa học chiến lược và cạnh tranh, được giảng dạy rộng rãi ở nhiều  trường ĐH trên thế giới.
Hiện nay, GS là người chủ trì Bảng xếp hạng thường niên về năng lực cạnh tranh của  hơn 120 quốc gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
Phương Anh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét