Success is the ability to go from one failure to another with no loss of enthusiasm. Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết (Winston Churchill ). Khi người giàu ăn cắp, người ta bảo anh ta nhầm lẫn, khi người nghèo ăn cắp, người ta bảo anh ta ăn cắp. Tục ngữ IRan. Tiền thì có nghĩa lý gì nếu nó không thể mua hạnh phúc? Agatha Christie. Lý tưởng của đời tôi là làm những việc rất nhỏ mọn với một trái tim thật rộng lớn. Maggy. Tính ghen ghét làm mất đi sức mạnh của con người. Tục ngữ Nga. Men are born to succeed, not to fail. Con người sinh ra để thành công, không phải để thất bại. Henry David Thoreau. Thomas Paine đã viết: Bất lương không phải là TIN hay KHÔNG TIN. Mà bất lương là khi xác nhận rằng mình tin vào một việc mà thực sự mình không tin .

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Quản trị rủi ro thương hiệu trong thời kỳ biến động


Quản trị rủi ro hiệu quả trong thời kỳ kinh tế biến động đang là một trong những nhân tố quyết định của doanh nghiệp và là mối quan tâm hàng đầu của các giám đốc điều hành.  Trước hết hãy cùng tìm hiểu một chút về khái niệm rủi ro. Một trường đại học tổ chức lớp học xác suất ứng dụng.Lớp học diễn ra khá suôn sẻ không có bài tập nhóm hoặc kiểm tra giữa kỳ nhưng chỉ có một bài kiểm tra cuối khóa với một câu hỏi duy nhất. Khi mọi người nhận được bài kiểm tra trên trang giấy trắng chỉ có đơn độc một câu hỏi “Rủi ro là gì?”. Hầu hết mọi sinh viên đều có thể đậu nhưng chỉ có một sinh viên được 100% điểm số!

Điều kỳ lạ là sinh viên này chỉ viết một từ duy nhất là “This” (Cái này, bài kiểm tra này, câu hỏi này, cách thức đánh giá này). Ngay khi vị giáo sư đặt câu hỏi này cho sinh viên rủi ro đã tồn tại.
Chúng ta cần phải chấp nhận một thực tế là rủi ro luôn tồn tại cho dù nền kinh tế có biến động hay không biến động. Điều quan trọng là DN và CEO đã chuẩn bị gì, đã có định hướng gì, đã có chiến lược gì và hệ thống nào để quản lý hiệu quả. Chỉ có một điều chắc chắn trong nền kinh tế đó là sự không chắc chắn.
Để có thể giải quyết rủi ro, chúng ta cần phải nhận dạng và phân loại rủi ro. Bài viết chỉ tập trung vào 3 loại rủi ro: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, và rủi ro chiến lược.
Trong đó, rủi ro chiến lược liên quan đến các sự biến đổi cơ bản trong môi trường vĩ mô như kinh tế, chính trị. Nền kinh tế Việt Nam đang là một nền kinh tế mới nổi và đầy tiềm năng tuy vậy vẫn còn nhiều thách thức trong giai đoạn chuyển đổi.
Trong đó, cơ hội luôn đi đôi với thách thức, rủi ro lớn thì lợi nhuận cũng cao, quan trọng là CEO và DN đã làm gì để nhận dạng sớm rủi ro và quản lý hiệu quả.
Quản trị rủi ro có thể phân thành một số loại hình phổ biến: Quản trị rủi ro dự án, quản trị rủi ro vận hành, quản trị rủi ro tài chính, quản trị rủi ro định lượng, quản trị rủi ro công nợ, quản trị rủi ro thị trường.
Chúng ta hãy cùng xem xét kinh nghiệm quản trị rủi ro của các tập đoàn hàng đầu trên thế giới gần đây. BP đã trên bờ vực phá sản và phải bán đi phần lớn tài sản với sự cố rủi ro tràn dầu ở Vịnh Mexico.
Toyota phải đối mặt với khủng hoảng về sự cố kỹ thuật trong xe hơi trên toàn cầu. Bài học ta có thể rút ra ở đây là cho dù DN bạn thuộc loại hình nào tư nhân, TNHH, tập đoàn,... chúng ta cũng cần phải chú trọng đến quản trị rủi ro và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cả trong giai đoạn kinh tế phát triển lẫn suy thoái hoặc khủng hoảng.
Sau khi sự cố kỹ thuật xảy ra, Ban giám đốc của Toyota đã lập tức đưa ra các giải pháp để quản trị rủi ro hiện tại và cũng như hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro cho tập đoàn bao gồm:
- Thành lập nhóm quản trị rủi ro với sự tham gia của nhiều chuyên gia từ bên ngoài.
- Thay đổi văn hóa kinh doanh chú trọng quản trị rủi ro, bắt đầu từ giám đốc điều hành và cấp quản lý.
- Nhóm điều hành cao cấp phải lắng nghe nhân viên cấp thấp và chuyên gia.
- Các cấp nhân viên từ công nhân đến quản lý được khuyến khích tìm ra vấn đề hoặc rủi ro...
Đối với tập đoàn BP họ đã nhận ra một điều là quy mô về quản trị an toàn và rủi ro quá rộng và tập trung là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phát hiện rủi ro cũng như phản ứng chậm. BP đã chia nhỏ quy mô các nhà máy và văn phòng để phân quyền quản trị rủi ro và an toàn cho các cấp quản lý và nhân viên.
Tuy nhiên, so với các giải pháp của Toyota, BP chỉ là giải pháp mang tính tình thế để đối phó khi rủi ro đã xảy ra. Điều quan trọng của rủi ro là chúng ta phải “phòng bệnh hơn là chữa bệnh”.
Rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ chức năng nào trong chuỗi giá trị (value chain) từ những hoạt động hỗ trợ như hành chánh, tài chính, cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm và công nghệ, mua hàng cho đến những hoạt động sơ cấp như hậu cần nội bộ, vận hành, hậu cần bên ngoài, bán hàng và tiếp thị và các dịch vụ. Sự cảnh giác ở tất cả các cấp là cần thiết để nhận dạng và quản trị rủi ro kịp thời.
Bài viết này xin gợi ý các biện pháp để CEO và DN có thể quản trị rủi ro hiệu quả trong thời kỳ kinh tế biến động:
1. Nhận dạng và nắm rõ rủi ro mà DN phải đối mặt
2. Xây dựng mục tiêu và chiến lược quản trị rủi ro
3. Xây dựng hệ thống các thủ tục và qui trình quản trị rủi ro
4. Xây dựng và đào tạo đội ngũ quản trị rủi ro có năng lực
5. Xây dựng văn hóa “sẵn sàng đương đầu với rủi ro”
6. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm toán nội bộ
7. CEO và ban giám đốc phải được trang bị năng lực quản trị rủi ro và làm gương.
Dù ngày này có nhiều công cụ hỗ trợ CEO trong vấn đề quản trị rủi ro, tuy nhiên, phụ thuộc quá nhiều vào các công cụ và quy trình trong quản trị rủi ro cũng là việc khá mạo hiểm bởi nhân tố con người vẫn luôn là yếu tố quan trọng nhất.
CEO cần phải không ngừng hoàn thiện và củng cố năng lực quản trị rủi ro, cập nhật thường xuyên các dữ liệu kinh tế vĩ mô và vi mô cũng như có tầm nhìn chiến lược trong quản trị rủi ro để hướng tổ chức đi đúng hướng nhằm vượt qua thời kỳ kinh tế biến động.


(theo DNSG, Nguyễn Đăng Duy Nhất)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét